Xem mẫu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG GÂY NHIỄU KHI ĐÂM KIM
TRONG ĐIỀU TRỊ RĂNG TRẺ EM
Phan Ái Hùng*, Phan Thị Thanh Yên*, Nguyễn Bá Hiền*, Nguyễn Thúy Lan*

TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của phương pháp đâm kim có gây nhiễu nhằm làm giảm
cảm giác khó chịu trong quá trình gây tê trong điều trị răng trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng cộng 102 trẻ (3-14 tuổi) có yêu cầu gây tê trong điều trị
nha khoa được chia thành 2 nhóm: (1) 68 trẻ đâm kim theo phương pháp cải tiến và (2) 34 trẻ đâm kim theo
phương pháp cổ điển. Trẻ trong nhóm (1) được yêu cầu cắn chặt gòn cuộn ở vùng chuẩn bị gây tê. Sau đó căng,
kéo mô mềm ngập vào đầu kim. Một đánh giá viên độc lập ghi nhận phản ứng khó chịu khi đầu kim xuyên niêm
mạc theo thang đo cảm giác dựa trên tiếng kêu, phản ứng của mắt và vận động (Sound, Eyes, Motor scale).
Trong nghiên cứu này, sử dụng kim gây tê cỡ 27, chiều dài 21 mm và không dùng thuốc tê bôi.
Kết quả cho thấy phản ứng không khó chịu của nhóm cải tiến (94,12%) khác biệt có ý nghĩa so với nhóm cổ
điển (23,5%), (Chi bình phương, p
nguon tai.lieu . vn