Xem mẫu

  1. Hậu quả của bệnh bóc tách phình động mạch chủ Động mạch chủ là động mạch lớn nhất của cơ thể, đưa máu từ tim đi nuôi hầu hết các cơ quan. Nó xuất phát từ tim, chảy dọc theo gần cột sống, xuống gần bụng dưới thì phân thành hai nhánh xuống chân. Nhờ lớp nội mạc mà động mạch chủ có thể co giãn dễ dàng để thực hiện chức năng của nó. Thành động mạch chủ có thể bị yếu hoặc tổn thương, thường do quá trình lão hóa hoặc tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; một số do bất thường về gene, gây mỏng và yếu thành động mạch chủ; cũng có thể do nhiễm trùng (thường là giang mai) và chấn thương. Khi đường kính động mạch chủ lớn hơn 150% đường kính bình thường thì được gọi là phình động mạch chủ. Nếu không chú ý và điều trị, bệnh có thể tiến triển thành phình bóc tách động mạch chủ. Bình thường, động mạch chủ có 3 lớp: nội mạc, cơ chun và áo ngoài. Phình bóc tách xảy ra khi có tình trạng tách giữa 2 lớp nội mạc và cơ chun; giữa chúng sẽ có một lớp máu chẹn vào giữa. Điều này làm thành động mạch chủ yếu đi và có thể vỡ, gây tử vong. Bệnh cũng có thể gây thiếu máu, vàng da do vỡ hồng cầu, huyết khối. Phình bóc tách động mạch chủ thường gặp ở người trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: có thói quen hút thuốc lá, huyết áp cao, tăng cholesterol máu, bệnh sử gia đình có người thân hoặc bố mẹ bị
  2. phình bóc tách. Bỏ thuốc lá, ổn định huyết áp và điều trị tốt rối loạn lipid máu là cách dự phòng tốt căn bệnh này. Do bệnh rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao (80%) nên điều tối quan trọng là phải phát hiện sớm. Tuy nhiên, cái khó là phần lớn ca bệnh gần như không có triệu chứng. Bệnh nhân chỉ được phát hiện tình cờ qua chụp phim tim phổi. Ở người bị phình bóc tách động mạch chủ, các triệu chứng có thể gặp là đau ngực, nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Siêu âm mạch máu có thể phát hiện bệnh; nhưng với những người có phình tách quá lớn, phương pháp này ít hiệu quả, cần chụp CT. Khi đã có chẩn đoán phình bóc tách động mạch chủ, cần mổ sớm và không nên trì hoãn. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong khi mổ cũng khá cao, khoảng 2-6%. Trong phẫu thuật, các bác sĩ sẽ thay đoạn mạch bị phình tách bằng một đoạn mạch máu nhân tạo. Các biến chứng thường gặp là chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương thận và ruột; một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến mạch vành. Gần đây, có một phương pháp mới được áp dụng: đặt stent (giá đỡ) vào đoạn mạch máu bị phình tách. Stent được làm bằng kim loại đặc biệt, giá khoảng 15.000 USD. Dụng cụ này sẽ được đưa vào đoạn mạch tổn thương qua đường động mạch đùi. Phương pháp mới có ưu điểm là ít biến chứng, gần như không phải truyền máu, thời gian nằm viện ngắn. Tuy nhiên, nó cũng có các hạn chế như: nhiều bệnh nhân không thể đặt được stent do vị trí tổn thương của phình tách; có nguy cơ stent tuột ra khỏi vị trí đặt ban đầu; chỉ tiến hành được ở những trung tâm tim mạch lớn
nguon tai.lieu . vn