Xem mẫu

  1. Hành xử lịch sự Xử sự hòa thuận với nhau tại nơi làm việc là một nghệ thuật sống đầy khéo léo và tinh tế. Trong khi vô số những cuộc đối thoại vẫn sôi nổi về đề tài sống lễ độ, thì đâu đó vẫn tồn tại một câu hỏi mở: Vì sao chúng ta vẫn chưa hoàn toàn sống ôn hòa nơi sở làm? Cụm từ “ôn hòa” chứa đựng nhiều quy luật, bổn phận và những quy tắc mà khi mọi người sẻ chia cùng nhau sẽ tạo được một nền tảng cho những mối quan hệ lành mạnh, bền vững, cũng như một cộng đồng phát đạt và hưng thịnh. Thông qua những quy củ của phép lịch sự, chúng ta học được ý nghĩa của những thái độ nhã nhặn và cử chỉ lịch thiệp đối với cộng đồng. Chúng đều gắn liền với lịch sử, truyền thống và văn hóa lâu đời của nhân loại. Ngày nay, chúng ta đang đứng trên một ngã ba vô tiền lệ của những quy tắc văn hóa khác nhau, đòi hỏi chúng ta phải sống chủ tâm hơn, dứt khoát hơn về những gì chúng ta cho là phép lễ độ trong cuộc sống. Đơn giản là hãy đối xử theo cách mà người khác muốn mình làm với họ. Còn đâu là những chỉ dẫn dành cho cách xử sự khi vô tình đụng chạm đến một người khác? Có khi, người này hỏi người kia những câu hỏi về gia đình của người đó chỉ vì muốn thể hiện lòng quan tâm, nhưng không cẩn thận hành động trên bị coi là bất lịch sự, tò mò. Trên thực tế, lằn ranh giữa lịch sự và bất lịch sự khá mỏng manh. Do đó, ngoài sự chân thành, trong quan hệ với các đồng nghiệp vẫn rất cần sự tinh ý, tế nhị. Dưới đây là một vài điều cơ bản mà tất cả chúng ta đều có thể thực hiện để cùng nhau xây dựng mối quan hệ hòa thuận nơi công sở:
  2. Đừng khư khư bám chặt lấy quan điểm riêng. Hãy cố gắng tìm thấy  và lắng nghe những ý kiến trái ngược với mình. Cố gắng tìm hiểu và quan tâm đến người khác.  Chủ động trò chuyện với người khác nếu nghĩ rằng người ấy có hiểu  lầm mình để giải tỏa bất cứ điều gì “lợn cợn”. Suy nghĩ kỹ rồi nói thẳng điều không đồng tình trước nhiều người (ít  nhất là trước hai người). Hành xử lịch sự được hình thành trên cơ sở thấu hiểu người khác và đan kết sự kiềm chế lẫn sự tôn trọng vào trong sự thấu hiểu ấy. Lễ độ tham gia vào cộng đồng là thận trọng với từng cuộc trò chuyện để tránh khỏi việc đụng chạm tự ái hoặc nói ra những điều thật sự chưa cần phải nói. Tất nhiên, đôi lúc cũng nên vượt khỏi những quy củ của phép lịch sự để đi đến những chia sẻ thật sự. Hầu hết những cuộc thương lượng đều nên làm cho cả hai bên cảm thấy thoải mái với kết quả đã đạt được. Hãy sẵn lòng từ bỏ những thứ không có giá trị gì cho bạn để tạo ra một cảm giác thoải mái và đầy thiện chí. Ví dụ như, nếu tôi đang thương lượng để giảm giá thuê nhà của tôi xuống, tôi sẽ thường đưa ra đề nghị ký kết một hợp đồng thuê nhà lâu dài hơn. Bằng cách đó, ông chủ nhà sẽ hiểu rằng tài sản của ông ấy sẽ có người thuê trong thời gian lâu hơn, và tôi sẽ đạt được mức thuê rẻ hơn. Hãy để họ tin rằng quyết định cuối cùng chưa ổn đối với bạn. Khi mà cuộc đàm phán đã bắt đầu, hầu hết mọi người đều muốn giải quyết cho xong càng nhanh càng tốt. Một cách rất tốt để làm việc đó là hãy để phía đối tác tin
  3. rằng người mà họ đang đàm phán hoàn toàn không phải là bạn, mà là nhân vật nào đó có quyền lực. Một nhà đàm phán khéo léo sẽ luôn luôn muốn nói chuyện với người đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng lại không để cho họ làm điều đó. Giả như một người, có quyền quyết định đối với vụ làm ăn, lại muốn rằng bạn phải làm rõ vấn đề trong đó và vẫn rất cần một câu trả lời cuối cùng từ phía bạn. Hãy nói với họ rằng bạn sẽ bàn về vấn đề này và quay trở lại với một câu trả lời vào ngày mai. Hãy đòi hỏi họ phải đảm bảo rằng đó là lời đề nghị tốt nhất từ phía họ mà bạn có thể đem về cho “nhân vật đầy quyền lực” của bạn.
nguon tai.lieu . vn