Xem mẫu

  1. Thể thao thành tích cao HÀNH VI VƯỢT KHÓ TRONG THI ĐẤU THỂ THAO CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN KHUYẾT TẬT: TỪ THỰC TIỄN ĐẾN BIỆN PHÁP NCS. ThS. Huỳnh Cát Dung, ThS. Trương Cẩm Quỳnh Trường ĐH Sư phạm TDTT T.p Hồ Chí Minh Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng hành vi vượt khó trong thi đấu thể thao của vận động viên khuyết tật dựa trên cấu trúc 3 thành tố của hành vi: mặt nhận thức, mặt thái độ, mặt hành động và mối quan hệ giữa các thành tố này trên thực tiễn điều tra 162 vận động viên khuyết tật và phỏng vấn sâu 30 vận động viên khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn các biện pháp tăng cường hành vi vượt khó trong thi đấu thể thao cho vận động viên khuyết tật. Từ khóa: Biện pháp tăng cường hành vi vượt khó, hành vi vượt khó, thi đấu thể thao, vận động viên khuyết tật Abstract: The article analyzes the current situation of athletes’ overcoming difficulties in sports competition based on the structure of 3 components of behavior: cognitive side, attitude side, action side and the relationship between members. This research is based on the actual survey of 162 athletes with disabilities and in-depth interviews with 30 athletes with disabilities in Ho Chi Minh City. On that basis, the author selects measures to strengthen the behavior of overcoming difficulties in sports competition for athletes with disabilities. Keywords: Measures to enhance behavior to overcome difficulties, behavior to overcome difficulties, sports competition, athletes with disabilities. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2005, trong tác phẩm “Career Success of Disabled High-Flyers” tạm dịch “Thành công trong sự nghiệp của người khuyết tật có tham vọng” Shah, Sonali cho rằng việc tham gia thể thao có ảnh hưởng tích cực, mang nhiều lợi ích cho vận động viên khuyết tật. Cụ thể nhóm tác giả cho rằng: Vận động viên khuyết tật thường có nhu cầu thành tích: mong muốn hoặc khuynh hướng làm việc tốc độ nhất, tốt nhất có thể (Shah & Sonali, 2005). Năm 2017, nhóm tác giả G. McLoughlin, C. W. Fecske, Y. Castaneda, C. Gwin, and K. Graber công bố kết quả nghiên cứu về “Sự tham gia thể thao cho các vận động viên ưu tú có khuyết tật về thể chất” (Sport Participation for Elite Athletes With Physical Disabilities). Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng đã ghi nhận những khó khăn mà các vận động viên khuyết tật nhận thức được khi tham gia thể thao bao gồm: kinh tế, sức khỏe, thời gian, cơ hội tham gia thể thao, sự chấp nhận xã hội và kể cả việc khó khăn về mặt huấn luyện viên. Khi nhận thức được những khó khăn trên, một số vận động viên khuyết tật từ bỏ thể thao, số còn lại quyết tâm vượt khó để tiếp tục sự nghiệp thể thao và có những thành công nhất định, có cuộc sống hạnh phúc hơn (G. McLoughlin, C. W. Fecske, Y. Castaneda, C. Gwin, and K. Graber, 2017). Trong nghiên cứu “Physical Activity Among Person’s with Disabilities – A Public Health Perspective” nhóm tác giả W. Heath và H. Fentem đã kết luận “Đối với những người bị khuyết tật về thể chất, rào cản tham gia thể thao thích nghi bao gồm gánh nặng tài chính khi tham gia, thiếu phương tiện di chuyển, thiếu chương trình trong phạm vi hợp lý và không có hỗ trợ từ cá nhân không bị khuyết tật (Heath & Fentem, PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 149
  2. Thể thao thành tích cao 1999). Do đó, bên cạnh yếu tố khẳng định bản thân thì tiền thưởng ở các giải đấu là một mục tiêu phấn đấu của các vận động viên khuyết tật (VĐVKT). Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, điều kiện sống của người dân nhìn chung còn nhiều thiếu thốn, việc đầu tư cho thể thao thành tích nói chung vẫn chưa đáp ứng được mặt bằng chung trong khu vực, đầu tư cho thể thao thích nghi dành cho người khuyết tật càng chưa thật sự được quan tâm đúng mực. Vì vậy, VĐVKT còn gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao. Vì vậy, để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao là một quá trình nỗ lực không ngừng của VĐVKT, bên cạnh nỗ lực vượt qua những khó khăn trong tập luyện, họ còn phải vượt qua những khó khăn trong thi đấu, đặc biệt là sự khó khăn về mặt tâm lý vì dù cho quá trình tập luyện tốt, đạt thành tích cao nhưng khi thi đấu, nếu họ không có sự chuẩn bị tâm lý thi đấu tốt thì thành tích thi đấu sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Vậy VĐVKT đã gặp những khó khăn gì trong thi đấu và họ đã thực hiện hành vi vượt khó trong thi đấu như thế nào? Và các thành tố trong cấu trúc hành vi vượt khó trong thi đấu thể thao của họ có mối quan hệ ra sao? Giải pháp nào để VĐVKT tăng cường hành vi vượt khó trong thi đấu? Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phân tích và tổng hợp tài liệu; điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn sâu và toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Hành vi vượt khó trong thi đấu của VĐVKT Trong bài viết này, tác giả xác lập cấu trúc hành vi vượt khó bao gồm 3 mặt: nhận thức vượt khó, thái độ vượt khó và hành động vượt khó. Hành vi vượt khó là hành động được thực hiện bởi cấu trúc tâm lý bên trong đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra, biểu hiện mặt nhận thức, mặt thái độ, mặt hành động của con người đối với khó khăn. Nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh, tái tạo thực tiễn vào trong đầu óc của con người. Từ cảm giác, tri giác, nhờ những thao tác của tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp… các đặc tính cơ bản nhất của sự vật hiện tượng được khái quát lên thành những khái niệm trừu tượng về chúng, rồi định hình lại bằng từ ngữ để lưu giữ và truyền lại cho nhau trong cộng đồng xã hội như những nhận thức về chúng. (Trần Trọng Thủy, 2000, Phạm Minh Quyền, Nguyễn Thị Yến, Huỳnh Cát Dung, 2017). Nhận thức khó khăn nghĩa là con người nhận ra những khó khăn mình đang gặp, nguyên nhân của các khó khăn, xác định mức độ các khó khăn cũng như đưa ra các phương tiện và xác lập các biện pháp để khắc khục khó khăn. (Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thị Thủy, 2010). Thái độ là xúc cảm, tình cảm, sự đánh giá, sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đối với những sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của cá nhân đó. “Hệ thống thái độ xác định nội dung của các trạng thái tình cảm, đặc điểm tri giác hiện thực, tính chất của những phản ứng và hành động”, là “giai đoạn trung gian giữa một ý định nào đó với sự thực hiện cụ thể trong thực tế ý định ấy”. (Vũ Dũng, 2008). Thái độ đối với khó khăn thể hiện mức độ đương đầu với khó khăn của con người. Đó có thể là sự mong muốn vượt qua khó khăn, tập trung, quyết tâm cao độ vượt khó, tự tin vượt qua khó khăn hay cũng có thể là sự bi quan, thờ ơ, né tránh vượt qua khó khăn. (Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thị Thủy, 2010). Hành động là việc làm có chủ đích, có ý thức về một kết quả mong đợi, về những điều kiện và cách thức đạt tới kết quả ấy. Hành động được xác định bởi mục đích mà nó phải hướng tới và bởi động cơ thúc đẩy người ta vươn tới mục đích đó. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giáo, Nguyễn Hữu PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 150
  3. Thể thao thành tích cao Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2001). Hành động vượt khó là những hành động khắc phục khó khăn trong thực tiễn để đạt được mục đích đã đề ra. 2.1.1. Nhận thức vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT a, Những khó khăn VĐVKT gặp phải trong tham gia thi đấu thể thao Sau khi điều tra và phỏng vấn sâu vận động viên khuyết tật để tìm hiểu về những khó khăn VĐVKT gặp phải khi tham gia thi đấu thể thao, người nghiên cứu thu được kết quả sau: Bảng 1: Những khó khăn VĐVKT gặp phải khi tham gia thi đấu thể thao Ý kiến Hoàn Rất Không toàn Trun Đúng Lưỡng lự Thứ đúng đúng không g bậc Khó khăn đúng bình n % n % n % n % n % Áp lực do đối thủ 15 9,3 58 35,8 56 34,6 33 20,4 0 0 3,33 3 mạnh Áp lực giành huy 15 9,3 58 35,8 56 34,6 33 20,4 0 0 3,33 3 chương vàng Trạng thái tâm lý 14 8,6 59 36,4 58 35,8 31 19,1 0 0 3,34 2 cá nhân không thuận lợi cho thi đấu Sức khỏe không 8 4,9 53 32,7 53 32,7 48 29,6 0 0 3,13 8 đảm bảo Địa điểm, thời gian 1 0,6 63 38,9 70 43,2 28 17,3 0 0 3,23 5 thi đấu không phù hợp Di chuyển 28 17, 82 50,6 38 23,5 14 8,6 0 0 3,77 1 3 Áp lực tập luyện 6 3,7 47 29 42 25,9 67 41,4 0 0 2,95 9 Thiếu sự ủng hộ từ 0 0 38 23,5 44 27,2 75 46,3 5 3,1 2,71 10 gia đình/bạn bè/xã hội Thiếu tự tin 12 7,4 50 30,9 59 36,4 41 25,3 0 0 3,20 6 Sợ chấn thương 6 3,7 65 40,1 50 30,9 28 17,3 13 8,0 3,14 7 Bảng 1 cho thấy, VĐVKT có những khó khăn nhất định khi tham gia thi đấu thể thao. Cụ thể, khó khăn lớn nhất mà họ phải đối mặt là “Di chuyển”. Khó khăn xếp vị trí thứ 2 là “Trạng thái tâm lý cá nhân không thuận lợi cho thi đấu”. Khó khăn đứng vị trí thứ 3 là “Áp lực giành huy chương” và “Áp lực do đối thủ mạnh”. Ngoài ra, VĐVKT còn gặp các khó khăn khác khi tham gia thi đấu thể thao như “Địa điểm, thời gian thi đấu không phù hợp”, “Thiếu tự tin”, “Sợ chấn thương”, “Sức khỏe không đảm bảo”, “Áp lực tập luyện”, cuối cùng là “Thiếu sự ủng hộ”. Kết quả này phù hợp với kết quả phỏng vấn trực tiếp các VĐVKT. Cụ thể: khó khăn mà nhiều VĐVKT chia sẻ nhiều nhất khi phỏng vấn là “Áp lực thành tích thi đấu” với tỉ lệ ghi nhận là 63,33%. VĐVKT gặp khó khăn này vì họ yêu thích thể thao và muốn có thành tựu để khẳng định bản thân, bên cạnh đó tiền thưởng là một mục tiêu quan trọng đối với họ. Khó khăn được ghi nhận nhiều thứ 2 là “Ảnh hưởng bởi trạng thái tâm lý cá nhân” với tỉ lệ chia sẻ là 43,33%, họ rơi vào trạng thái “sốt xuất phát”, họ cảm thấy lo lắng, mất ngủ, cơ thể đổ mồ hôi, thậm chí sốt nhẹ PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 151
  4. Thể thao thành tích cao trước khi thi do tâm lý thi đấu của họ chưa sẵn sàng, họ chưa đủ tự tin vào năng lực thi đấu của mình, bên cạnh đó tâm lý xa nhà, nhớ con, có chuyện buồn gia đình, đi xa lo lắng công việc ở nhà, sự chủ quan, lo lắng khi thấy số tạ phải nâng, lịch thi đấu gần sát với lịch thi ở trường học cũng ảnh hưởng đến quá trình thi đấu và kết quả thi đấu của họ.. Khó khăn đứng vị trí thứ 3 là “Di chuyển” với tỉ lệ ghi nhận là 40%. Ngoài ra một vài VĐVKT còn gặp những khó khăn khác trong thi đấu như: “sợ đối thủ mạnh”, “địa điểm, thời gian thi đấu” như xa, lạ sân, “sợ chấn thương”, “thời tiết”, “Áp lực nhận thức”, như bị khiếm thị phải nỗ lực tập trung nghe, khó khăn về “dinh dưỡng”, và “sức khỏe”. b, Nhận thức vượt khó trong thi đấu của VĐVKT Khi gặp những khó khăn, VĐVKT cũng đã có nhận thức vượt khó ở mức độ nhất định nhưng chưa cao, điều này được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 2: Mức độ thể hiện nhận thức vượt khó trong thi đấu của VĐVKT Mức độ Rất Thường Thỉnh Không thường Hiếm khi Trung Thứ xuyên thoảng bao giờ Nhận thức xuyên bình bậc n % n % n % n % n % Xác định mức độ khó khăn mình 15 9,3 67 41,4 48 29,6 28 17,3 4 2,5 3,38 1 đang gặp Xác định được cách vượt qua khó 0 0 52 32,1 66 40,7 36 22,2 8 4,9 3,00 2 khăn Xác định được nguyên nhân của 0 0 40 24,7 71 43,8 42 25,9 9 5,6 2,88 3 những khó khăn Xác định các điều kiện vượt qua khó 0 0 28 17,3 71 43,8 56 34,6 7 4,3 2,74 4 khăn Bảng 2 cho thấy: Khi gặp khó khăn trong thi đấu, phần lớn VĐVKT “Xác định mức độ khó khăn mình đang gặp” và đây cũng là yếu tố được ghi nhận nhiều nhất. Nhận thức “xác định được cách vượt qua khó khăn” xếp vị trí thứ 2. Thứ 3 là “Xác định được nguyên nhân của những khó khăn và yếu tố cuối cúng là “Xác định các điều kiện vượt qua khó khăn”. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố chỉ chủ yếu tập trung ở mức thỉnh thoảng. Kết quả này cho thấy, nhận thức vượt khó của VĐVKT vẫn chưa cao. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy VĐVKT xác định rõ mục đích vượt khó của họ. Hầu hết VĐVKT xác định mục đích rất rõ ràng và thiết thực, đó là “có huy chương, có tiền” với tần suất ghi nhận là 83,33%, tần suất này là tối đa vì chỉ có 83,33% VĐVKT gặp khó khăn trong thi đấu. Ngoài ra, một số VĐVKT vượt khó trong thi đấu còn vì muốn “mang huy chương, thành tích về cho đội”, “khẳng định bản thân”, muốn cho mọi người thấy họ là một người có ích, họ bị “tàn” nhưng không “phế” và “mang vinh quang về cho đất nước”, đây là một mục đích cao đẹp nhất, thể hiện họ bị khiếm khuyết về cơ thể nhưng tâm hồn họ thật tròn đầy. 2.1.2. Thái độ vượt khó trong thi đấu của VĐVKT Mặc dù nhận thức vượt khó trong thi đấu của VĐVKT chưa cao nhưng thái độ vượt khó của họ thì khá cao, điều này được thể hiện cụ thể ở kết quả sau: Bảng 3: Mức độ thể hiện thái độ vượt khó trong thi đấu của VĐVKT PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 152
  5. Thể thao thành tích cao Mức độ Rất Thường Thỉnh Không thường Hiếm khi Trung Thứ xuyên thoảng bao giờ Thái độ xuyên bình bậc n % n % n % n % n % Thờ ơ, né tránh việc vượt qua khó 0 0 26 16 63 38,9 57 35,2 16 9,9 2,61 7 khăn Mong muốn vượt 17 10,5 67 41,4 50 30,9 26 16 2 1,2 3,44 4 qua khó khăn Tự ti khi vượt 0 0 35 21,6 55 34 53 32,7 19 11,7 2,65 6 khó Bình tĩnh khi 12 7,4 71 43,8 44 27,2 31 19,1 4 2,5 3,35 5 vượt khó Hào hứng khi 13 8,0 70 43,2 61 37,7 18 11,1 0 0 3,48 2 vượt khó Lạc quan, tự tin vượt qua khó 24 14,8 72 44,4 44 27,2 22 13,6 0 0 3,60 1 khăn Quyết tâm cao độ, bằng mọi giá 18 11,1 70 43,2 45 27,8 29 17,9 0 0 3,47 3 phải vượt qua khó khăn Kết quả bảng 3 cho thấy: Phần lớn VĐVKT có thái độ tích cực để vượt qua khó khăn trong thi đấu thể thao. Cụ thể, yếu tố “Lạc quan, tự tin vượt qua khó khăn” được chọn nhiều nhất với ĐTB là 3,60. Thái độ vượt khó đứng vị trí thứ 2 là “Hào hứng khi vượt qua khó khăn” có ĐTB là 3,48. Xếp hạng thứ 3 là thái độ “Quyết tâm cao độ, bằng mọi giá phải vượt qua khó khăn”. Ngoài ra, những thái độ tích cực như “Mong muốn vượt qua khó khăn”, “Bình tĩnh vượt qua khó khăn” cũng được phần lớn VĐVKT lựa chọn. Còn những thái độ tiêu cực khi vượt khó trong thi đấu ít được VĐVKT chọn lựa. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy đa số VĐVKT có thái độ cố gắng vượt qua khó khăn. Kết quả này cho phép kết luận: hầu hết VĐVKT có thái độ tích cực khi vượt khó trong thi đấu thể thao. 2.1.3 Hành động vượt khó trong thi đấu của VĐVKT Khi nhận thức được những khó khăn và có thái độ vượt khó tích cực thì VĐVKT đã có những hành động vượt khó cụ thể như sau: Bảng 4: Mức độ thể hiện hành động vượt khó trong thi đấu của VĐVKT Mức độ Rất Thường Thỉnh Không thường Hiếm khi Trung Thứ xuyên thoảng bao giờ xuyên bình bậc Hành động n % n % n % n % n % Huy động/tập trung hết lực 23 14,2 67 41,4 58 35,8 14 8,6 0 0 3,61 1 vào trận đấu PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 153
  6. Thể thao thành tích cao Nghĩ đến lợi ích khi vượt 14 8,6 75 46,3 66 40,7 7 4,3 0 0 3,59 2 khó thành công Đánh giá đối thủ để có sự chuẩn bị thi 15 9,3 75 46,3 57 35,2 15 9,3 0 0 3,56 3 đấu Trấn tĩnh bản thân 17 10,5 62 38,3 66 40,7 17 10,5 0 0 3,49 4 Kết quả bảng 4 cho thấy, hành động được VĐVKT thực hiện nhiều nhất khi gặp khó khăn trong thi đấu thể thao là “Huy động hết lực vào trận đấu” với ĐTB là 3,61. Hành động được thực hiện nhiều thứ 2 là “Nghĩ đến lợi ích khi vượt khó thành công” với ĐTB là 3,59. Hành động được thực hiện nhiều thứ 3 là “Đánh giá đối thủ để có sự chuẩn bị thi đấu” với ĐTB là 3,56. Cuối cùng là hành động “Trấn tĩnh bản thân” với ĐTB là 3,49. Và không có bất kì VĐV nào chưa từng có những hành động phân tích trên. Kết quả này cho phép kết luận: VĐVKT khá thường xuyên có những hành động vượt khó trong thể thao. Kết quả phỏng vấn cũng ghi nhận: Tần suất của hành động “Cố gắng hết sức, huy động hết lực vào trận đấu” được chia sẻ nhiều nhất với tỉ lệ 70%. Hành động được thực hiện nhiều thứ 2 để khắc phục khó khăn trong thi đấu là “nghĩ đến thành tích, lợi ích từ kết quả thi đấu” với tỉ lệ 53,33%. Đa số VĐVKT cho rằng khó khăn mà họ gặp phải nhiều nhất trong thi đấu là áp lực thành tích do chính họ đặt ra, nên để đạt được thành tích như mong muốn, họ phải tăng cường tập luyện, tập thể dục hàng ngày, thậm chí có kế hoạch tập luyện riêng để không bị yếu cơ, lún lực. Hành động được VĐVKT thực hiện nhiều thứ 3 là “hít sâu/thở đều” để trấn tĩnh bản thân, giữ trạng thái bình tĩnh thi đấu với tỉ lệ ghi nhận là 30%. Ngoài ra, VĐVKT còn chia sẻ những hành động vượt khó như “đánh giá đối thủ để lập chiến thuật thi đấu phù hợp”, “nắm chặt tay” để trấn tĩnh bản thân, tìm ra những “hạn chế về kỹ thuật để khắc phục và phát huy những lợi thế của bản thân mình” để đạt thành tích thi đấu tốt hơn, “đặt mục tiêu về thành tích” hoặc “hét to”, sẽ tạo cảm giác tự tin hơn cho họ khi thi đấu, hoặc “nghĩ về gia đình” sẽ cho họ cảm giác được tiếp thêm sức mạnh để thi đấu tốt hơn, hoặc “phân tích những trận đấu” mà họ đã thi để tìm ra phương án thi đấu tốt nhất, hoặc “uống thuốc” để làm dịu những cơn đau có khi xuất hiện trong lúc họ thi đấu, thậm chí có VĐVKT còn thực hiện hành động “cầu nguyện”. 2.2. Mối tương quan giữa các thành tố trong cấu trúc hành vi vượt khó trong thi đấu thể thao của VĐVKT Bảng 5: Mối tương quan giữa ba yếu tố nhận thức – thái độ - hành động Nhận thức Thái độ Hành động Tương quan tuyến tính 1 ,188 * ,203** Nhận thức Sig. (2-tailed) ,017 ,010 N 162 162 162 Tương quan tuyến tính ,188 * 1 ,674** Thái độ Sig. (2-tailed) ,017 ,000 N 162 162 162 Tương quan tuyến tính ,203** ,674** 1 Hành động Sig. (2-tailed) ,010 ,000 N 162 162 162 *. Tương quan ý nghĩa ở mức 0,05 (2-tailed). **. Tương quan ý nghĩa ở mức 0,01 (2-tailed). PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 154
  7. Thể thao thành tích cao Kết quả ở bảng 5 cho thấy, có mối tương quan thuận giữa các thành tố trong cấu trúc hành vi vượt khó trong thi đấu, và mối tương quan này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó tương quan mạnh nhất là cặp thái độ - hành động, tiếp theo là cặp nhận thức – hành động, cuối cùng là cặp nhận thức – thái độ. Các thông số trên cho phép ta kết luận: Có sự ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau giữa các mặt của hành vi ở mức độ thấp và khá. Điều này cho thấy VĐVKT có nhận thức tích cực về sự vượt khó trong thi đấu nhưng không chắc chắn có thái độ vượt khó tích cực và khi có thái độ vượt khó tích cực thì khả năng dẫn đến hành động vượt khó sẽ cao hơn. 2.3. Lựa chọn biện pháp tăng cường hành vi vượt khó trong thi đấu thể thao cho VĐVKT 2.3.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ hành vi vượt khó a. Hỗ trợ phương tiện di chuyển Hiện nay khoa học phát triển có rất nhiều thiết bị có thể hỗ trợ người khuyết tật như: Xe lăn thể thao chuyên dụng, loại xe lăn này có trọng lượng nhẹ hơn xe lăn bình thường giúp di chuyển nhanh hơn và dễ dàng hơn hoặc xe lăn điện chạy bằng pin hoặc chân giả dành cho VĐV khuyết tật chi dưới. Gậy dò đường thông minh giúp định hướng hoặc phát hiện chướng ngại vật xung quanh cho người khiếm thị. b. Chăm sóc y tế Chấn thương là một nỗi lo cho các VĐVKT khi thi đấu, do đó nếu được chăm sóc y tế tốt và miễn phí thì sẽ giúp họ giảm thiểu được nỗi lo này, từ đó mức độ đương đầu, quyết tâm trong thi đấu được tăng cường. c. Tăng giá trị tiền thưởng ở các giải đấu Kết quả phỏng vấn cho kết quả đa phần các VĐVKT đều có mục đích vượt khó trong thi đấu là “tiền thưởng” nên nếu tiền thưởng ở các giải đấu được tăng lên thì sự nỗ lực vượt khó của họ sẽ được tăng cường. 2.3.2. Nhóm biện pháp tạo động lực vượt khó Nhà sinh lý học Jacobsen khẳng định rằng sự sợ hãi là kết quả của việc gia tăng căng thẳng cơ. Những thành tích tốt của vận động viên, về nguyên tắc chỉ đạt được nếu họ thấy phấn chấn, vui vẻ, hòa nhã, thỏa mãn và hài lòng. Phấn khởi, vui vẻ có mối quan hệ với sợ hãi và căng thẳng thần kinh. Tính tình vui vẻ và khả năng sẵn sàng đạt thành tích một cách nghiêm chỉnh góp phần tạo ra bầu không khí lý tưởng. Ngược lại nếu quan trọng hóa vấn đề dễ dẫn đến ức chế nhanh vì nó đồng nghĩa với lo âu, tính toán và thiếu chắc chắn. Do đó, cần phải khơi dậy sự thoải mái thật tốt để tận dụng các nguổn năng lượng. (Nguyễn Công Khanh, 2000). Có thể lựa chọn các biện pháp để tạo động lực vượt khó cho VĐVKT nhằm thúc đẩy họ tăng cường hành vi vượt khó như sau: Bảng 6: Bảng lựa chọn mức độ ưu tiên thực hiện các biện pháp tạo động lực vượt khó trong thi đấu cho VĐVKT STT Biện pháp Mức độ ưu tiên Đánh giá Dễ thực hiện, linh động thời gian, không 1 Vệ sinh tâm lý 1 gian, hiệu quả cao, chủ động 2 Khích lệ động viên 2 Dễ thực hiện, phụ thuộc vào huấn luyện viên Giáo dục thái độ tích 3 3 Tốn nhiều thời gian, công sức, hiệu quả cao cực Thiết lập chuẩn mực 4 4 Dễ thực hiện, hiệu quả không cao bằng chủ quan Phân tích đối thủ trận 5 5 Dễ thực hiện, có thể xảy ra tác dụng ngược đấu PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 155
  8. Thể thao thành tích cao Dễ thực hiện, linh động thời gian, không 6 Thả lỏng cơ 6 gian, hiệu quả cao, chủ động nhưng đã được bao gồm trong biện pháp “Vệ sinh tâm lý” Dễ thực hiện, linh động thời gian, không 7 Thở 7 gian, hiệu quả cao, chủ động nhưng đã được bao gồm trong biện pháp “Vệ sinh tâm lý” Trên cơ sở phân tích mức độ ưu tiên, tác giả mô tả 5 biện pháp đưa vào áp dụng như sau: a. Biện pháp “Vệ sinh tâm lý” Mục đích: Biện pháp này được Schulz khởi xướng và Lindermann phát triển. Tác dụng cụ thể của biện pháp vệ sinh tâm lý là giảm căng thẳng cơ, giảm thân nhiệt, tần số thở và nhịp tim giảm, các cơ quan nội tạng khác như dạ dày cũng có khuynh hướng ổn định bình thường, tạo cảm giác thoải mái do được giải tỏa tâm lý từ việc thả lỏng, tạo sự yên tĩnh, nhờ đó có thể giải quyết được các tình huống như thiếu chủ định trong suy nghĩ, trong lập kế hoạch hành động hàng ngày hoặc hạn chế thái độ bế tắc, sự hồi hộp sợ hãi. Nội dung: Vệ sinh tâm lý là việc tập luyện thở kết hợp với thả lỏng cơ. Hoạt động thở phản ánh trạng thái tâm lý của con người. Mỗi sự biến đổi về tinh thần, từ việc cảm thấy thoải mái, dễ chịu đến việc rất sợ hãi đều thể hiện qua sự biến đổi của tần số hay độ sâu của thở. Thở ra giúp giảm căng thẳng. Khi thở ra, lồng ngực tự thu nhỏ lại, cơ hoành cách phồng lên trên, không khí bị đẩy từ lá phổi ra, nếu thở đúng thì tạo thuận lợi dễ dàng cho hoạt động của tim và tuần hoàn phổi. Tổ chức thực hiện: Chọn không gian thoáng, ngồi thật thoải mái, thả lỏng cơ và nhắm mắt lại, tưởng tượng ra một hình tượng yên tĩnh và tập trung vào nó. Thở ra thật sâu. Khi hít vào phải để 1 cách tự động, không được có giai đoạn nghỉ khi hít vào, khi thở phải luân chuyển tốt giữa hít vào và thở ra 1 cách tự nhiên. Thở ra nên thực hiện chậm và dài để làm cho có sự tác động phối hợp giữa cơ hoành cách và các cơ bụng được tốtNếu vận dụng một cách thường xuyên thì nhiều vận động viên sau vài nhịp thở đã có được trạng thái điềm tĩnh. Duy trì hàng ngày từ 15 đến 20 phút b. Biện pháp khích lệ động viên Mục đích: tăng cường cảm xúc tích cực khi thi đấu Nội dung: Các câu khích lệ phải chứa đựng những từ ngữ tích cực vì nó sẽ tác động về mặt cảm xúc tích cực thúc đẩy vận động viên tích cực đạt được những kết quả tốt nhất. Ví dụ: Động tác đó em thực hiện rất tốt/ Hôm nay em tập rất sung mãn/ Cú ném của em rất tuyệt vời… Tổ chức thực hiện: Trong quá trình tập luyện và thi đấu, huấn luyện viên thường xuyên trao cho vận động viên những câu khen ngợi để khích lệ tinh thần cho họ. c. Biện pháp giáo dục thái độ tích cực Mục đích: Phát triển tình cảm của VĐVKT với thể thao, niềm tin vào năng lực thể thao và hành vi vượt khó của chính mình Nội dung: VĐVKT ghi chép lại cảm xúc tích cực của bản thân trong thi đấu: Điều này giúp VĐV hình thành tình cảm với thể thao, yêu thích thể thao hơn, từ đó tạo động lực giúp họ vượt qua những khó khăn trong quá trình thi đấu thể thao. Liệt kê những thành tích đạt được trong sự nghiệp thể thao: Điều này giúp VĐVKT củng cố và phát triển niềm tin vào năng lực chuyên môn của mình, đồng thời cũng phục hồi mạnh mẽ những cảm xúc tích cực của họ với thể thao, từ đó giúp họ có thái độ tích cực với sự nghiệp thể thao và thái độ vượt khó trong tập luyện/thi đấu thể thao được tăng cường. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 156
  9. Thể thao thành tích cao Xem xét những hoàn cảnh khó khăn hơn mình nhưng đạt được những thành tựu vượt trội: Điều này giúp VĐVKT có bằng chứng xã hội tích cực về hành vi vượt khó, hình thành niềm tin vào hành vi vượt khó của chính họ. Tổ chức thực hiện: Mỗi VĐV sẽ có một cuốn sổ tay, sau mỗi trận đấu, VĐV cần tìm ra những cảm xúc tích cực để ghi vào và ghi lại thành tích thể thao của mình và các hoàn cảnh khó khăn hơn mình nhưng đạt thành tích vượt trội trong thể thao và mỗi tuần đọc lại những điều đã ghi chép. d. Thiết lập chuẩn mực chủ quan Mục đích: Giúp VĐVKT xác định rõ mục đích vượt khó của mình để thúc đẩy hành vi vượt khó Nội dung: VĐV cần lý giải rõ ràng “Tại sao bản thân phải vượt qua khó khăn này?” Đưa ra hậu quả của việc không vượt qua khó khăn và kết quả sau khi vượt khó thành công. Các chương trình nghiên cứu có hệ thống của Bandura và các cộng sự của ông (như Bandura, Adams, & Beyer, 1977; Bandura, Adams, Hardy, & Howells, 1980) đã chỉ ra rằng hành vi của mọi người bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự tự tin của họ về khả năng thực hiện nó, tức là, bằng cách kiểm soát hành vi nhận thức. Niềm tin về năng lực bản thân có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn các hành động, chuẩn bị cho một hành động, nỗ lực trong quá trình thực hiện, cũng như các kiểu suy nghĩ và phản ứng cảm xúc (Bandura, 1982, 1991). Lý thuyết về hành vi có kế hoạch đưa ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nhận thức (ý định), thái độ, niềm tin và hành vi cụ thể bên ngoài (hành động). (Icek Ajen, 1991). Tổ chức thực hiện: VĐV ghi ra mục tiêu thi đấu, những khó khăn cản trở đạt mục tiêu, biện pháp vượt qua khó khăn. Lý giải lý do phải vượt qua khó khăn bằng cách đưa ra hậu quả khi không đạt mục tiêu và kết quả khi đạt được mục tiêu. e. Phân tích đối thủ/trận đấu Mục đích: Việc phân tích đối thủ/trận đấu sẽ giúp cho VĐV xây dựng chiến thuật thi đấu phù hợp, chuẩn bị tâm lý kỹ trước khi thi đấu, giúp VĐV tạo được trạng thái thi đấu tích cực. Nội dung: Tìm hiểu về trận đấu, xem xét những đối thủ mình sẽ gặp/có thể gặp, ghi ra những ưu nhược điểm của họ, cách thức để vượt qua họ. Cách thức thực hiện: Xem lại các video ghi lại các trận đấu của đối thủ để phân tích, có thể nhờ huấn luyện viên hỗ trợ trong quá trình phân tích. 3. KẾT LUẬN Trong thi đấu, VĐVKT đã gặp những khó khăn nhất định, trong đó những khó khăn được ghi nhận nhiều nhất là “Áp lực thành tích từ bản thân”, “di chuyển”, “Thiếu tự tin, sợ đối thủ mạnh”, và “tâm lý thi đấu bị ảnh hưởng bởi trạng thái tâm lý cá nhân”. Nguyên nhân của những khó khăn này là do họ không có các giải pháp chuyên môn để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng thi đấu cho họ. Khi gặp những khó khăn đó, phần lớn các VĐVKT đều xác định nguyên nhân của những khó khăn và cách thức vượt khó và có thái độ tích cực trong vượt khó, tuy nhiên, không phải ai cũng có những hành động vượt khó cụ thể. Hành động vượt khó trong thi đấu thể thao được ghi nhận nhiều nhất là “tăng cường tập luyện thề thao” và “cố gắng hết sức – tập trung cao độ vào trận đấu và huy động toàn lực để thi đấu". Có mối tương quan giữa 3 mặt nhận thức – thái độ - hành động trong cấu trúc hành vi vượt khó trong tập luyện và thi đấu. Sự liên hệ rõ nhất là giữa thái độ và hành động, kế đến là giữa nhận thức và thái độ. Điều này mang ý nghĩa nhận thức ảnh hưởng đến thái độ nhiều hơn là ảnh hưởng đến hành động và hành động được chi phối bởi thái độ nhiều hơn là bởi nhận thức. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 157
  10. Thể thao thành tích cao Từ thực tiễn hành vi vượt khó của VĐVKT, tác giả đã đề xuất các biện pháp hỗ trợ hành vi vượt khó, đặc biệt đánh giá và lựa chọn các biện pháp để tạo động lực vượt khó nhằm thúc đẩy hành vi vượt khó cho VĐVKT. Các biện pháp được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp lần lượt là: Vệ sinh tâm lý, khích lệ động viên, giáo dục thái độ tích cực, thiết lập chuẩn mực chủ quan và phân tích đối thủ trận đấu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Dũng (chủ biên) (2008). Từ điển Tâm lý học. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. 2. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giáo, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001). Từ điển Giáo dục học. Hà Nội: NXB Bách Khoa. 3. Phạm Minh Quyền, Huỳnh Cát Dung, Nguyễn Thị Yến (2017). Giáo trình Tâm lý học đại cương. Hồ Chí Minh: NXB Đại học quốc gia. 4. Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thị Thủy (2010). Bước đầu tìm hiểu khó khăn và biểu hiện vượt khó của người khuyết tật vận động để tiến tới xây dựng chỉ số vượt khó (AQ) của người khuyết tật vận động. Tạp chí Tâm lý học số 1. 5. Heath G.W & Fentem P.H (1999). Physical Activity Among Person’s with Disabilities – A Public Health Perspective. Canada, United Kingdom, United States: Exercise and Sport Science Reviews. 6. McLoughlin. G, Fecske. C. W, Castaneda. Y, Gwin. C and Graber. K. (2017). Sport Participation for Elite Athletes With Physical Disabilities: Motivations, Barriers, and Facilitators. Human Kinetics, Inc. 7. Shah, Sonali. (2005). Career Success of Disabled High-Flyers. Jessica Kingsley Publisher. ProQuest Ebook Central. Nguồn bài báo: Bài báo trích từ kết quả Luận án Tiến sĩ Tâm lý học trường đại học Sư Phạm TPHCM: “Hành vi vượt khó của vận động viên khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh”, NCS. Huỳnh Cát Dung, đã bảo vệ Tổng quan và các chuyên đề năm 2020, chưa bảo vệ luận án. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 158
nguon tai.lieu . vn