Xem mẫu

  1. Hai mươi năm phim truyện Việt Nam Thấm thoát đã hai mươI năm kể từ khi bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông ra đời. Những năm tháng ấy sau khi hiệp nghị Geneve, đấu tranh thống nhất nước nhà là vấn đề nóng bỏng sôi sục . Bộ phim truyện đầu tiên của đIện ảnh Việt Nam đã đI ngay vào vấn đề trung tâm ấy của đất nước, tình cảm lớn nhất của dân tộc ta lúc đó. Hình ảnh của cô Hoài, anh Vận bên dòng sông Bến Hải chia đôi đất nước mà ngày ấy ta cảm thấy gần gũi thân thương nay đã đi vào lịch sử. Từ đó tới nay cuộc sống của nhân dân ta đã trải qua nhiều biến cố vĩ đại và phim truyện Việt Nam như một tấm gương trung thực phần nào đã phản ánh được những biến cố quan trọng đó. Vừa bước chân ra khỏi cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, những ấn tượng những kỷ niệm còn sâu đậm đã được phản ánh trong những bộ phim truyện đầu tay như: Vợ chồng A Phủ, Con chim vành khuyên, Chị Tư Hậu,.v.v... đồng thời công cuộc xâyidựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với tất cả sự bỡ ngỡ của bước đi ban đầu cũng được phản ánh trong một số bộ phim còn sơ lược như Cô gái công trường, Khói trắng,.v.v... Đội ngũ phim truyện dần dần phát triển và lớn mạnh cùng với năm tháng, đề tàI kháng chiến chống Pháp có thêm Người chiến sĩ trẻ (Cù Chính Lan)... Cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà ngày càng sôI nổi quyết liệt được thể hiện trong các phim Nổi gió, Chị Nhung, Đường về quê mẹ và bộ phim truyện dàI hai tập Vĩ tuyến 17 ngày và đêm đã đánh dấu một bước trưởng thành của phim truyện Việt Nam. Chiến tranh phá hoại của Đế Quốc Mỹ ở miền Bắc rồi B.52 ở Hà nội được phản ánh trong các bộ phim: Rừng o Thắm, Ga, Tiền tuyến gọi, Bài ca ra trận, Em bé Hà Nội,. v.v.. Cùng trong những ngày chống Mỹ quyết liệt ấy đã ra đời các bộ phim: Đến hẹn lại lên về đánh Pháp đuổi Nhật ở vùng quê hương quan họ Bắc Ninh, phim Hai bà mẹ về tình hữu nghị Việt-Lào trong chiến đấu và một loạt phim phản gián như: Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, Không nơI ẩn nấp. Đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội tiếp tục có các phim: Dòng sông âm vang về nhà máy thủy đIện Thác Bà, Mùa than về vùng mỏ, Quê nhà về nông thôn. Bắt đầu có phim vui phê phán như Sau cơn bão, Kén rẻ, v.v... Năm 1975, sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, có thêm một số cơ sở làm phim mới: Xưởng phim tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh với những bộ phim truyện đầu tiên: Ngày tàn của bạo chúa (phim sân khấu), Địa chỉ để lại, Kỷ niệm vùng ven, Giữa hai làn nước, Tình đất Củ Chi, Cánh đồng mơ ước, Mùa gió chướng,v.v... Xưởng phim truyện Việt Nam tiếp tục cho ra các bộ phim: Chuyến xe bão táp, Sao tháng Tám, Mối tình đầu, Bình minh xôn xao, Bức tường không xây, Cách sống của tôi, v.v... Hai mươI năm qua là hai mươI năm rèn luyện và trưởng thành. Trên chặng đường ấy cũng đã trảI qua những bước khó khăn qua một thời kỳ vừa lung túng về kịch bản vừa ấu trĩ về nghề nghiệp. Nhưng nhìn lại chặng đường đã qua chúng ta vẫ có thể tự hào đã xây dựng được một nền đIện ảnh xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong phim truyện với nhiều bộ phim bám sát hiện thực chiến
  2. đấu của nhân dân ta, trong đó có những bộ phim giá trị như: Con chim vành khuyên, Chị Tư Hậu, Nổi gió, Chị Nhung, Đến hẹn lại lên, Sao tháng Tám, Chuyến xe bão táp, Mùa gió chướng... Hiện thực chiến đấu của nhân dân ta đã được phản ánh khá phong phú, chân thật và phần nào gây được xúc động cho người xem. Đây là mặt mạnh của chúng ta. Tuy nhiên cũng ở mặt này, chúng ta còn có thể làm tốt hơn làm hay hơn với những bộ phim tầm cỡ hơn. Về đề tàI xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta cũng rất quan tâm, nhưng có lẽ vì người viết chưa thấu hiểu sâu sắc, người làm phim cũng chưa thấm nhuần hiện thực mới mẻ nên phim về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung chình nông cạn sơ lược. Rõ ràng trên mặt đề tài này từ biên kịch, đạo diễn đến các đoàn làm phim còn phải phấn đấu rất dữ dội mới có phim hay. Đưa được tiếng cười vào phim truyện, phát triển thể loạI hài hước và phê phán trong mấy năm gần đây là một ưu đIểm đáng khuyến khích. Ngay từ những năm đầu tiên mới xây dựng, phim truyện Việt Nam đã được sự quan tâm và chăm sóc của Đảng và Nhà nước. Mỗi bộ phim truyện làm xong, thường được đem vào Phủ Chủ tịch chiếu để Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo xem và góp ý kiến. Trong những ngày bận rộn và căng thẳng nhất của thủ đô Hà nội, thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng dành thời gian nhiều lần đến thăm xưởng phim và thường căn dặn phảI làm nhiều phim truyện mới đáp ứng được yêu cầu to lớn của cả nước. Những đỉnh cao của nghệ thuật phim truyện đang còn ở phía trước. Đội ngũ phim truyện đang tiến lên để giành những đỉnh cao đó.
nguon tai.lieu . vn