Xem mẫu

  1. Giữ chân nhân sự cấp cao thời khủng hoảng
  2. Trong năm 2012, nhiều doanh nghiệp (DN) tiếp tục cắt giảm nhân lực vì tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Song thực tế, nhu cầu tuyển dụng dành cho phân khúc nhân sự cấp cao vẫn “nóng”. Theo dự báo của các công ty “săn đầu người”, năm 2013, nhiều DN vẫn tiếp tục “khát” nhân sự cấp cao. Các doanh nghiệp luôn cần người giỏi dù trong hoàn cảnh phải thắt chặt chi tiêu. Ảnh: internet Ông Trần Quốc Huy, Giám đốc quản lý dịch vụ khách hàng của Công ty Cung cấp công cụ quản lý hiệu suất và quản lý nhân sự Profiles International Việt Nam, cho biết: “Do kinh tế khủng hoảng, nhiều nhân sự cấp cao không dám mạo hiểm và “nhảy” việc. Trong khi trước đó, phân khúc nhân sự này liên tục biến động để tìm
  3. vị trí và công việc thích hợp với sở thích và khả năng của mình. Tuy nhiên điều này khiến nhiều DN lo ngại việc có nhiều nhân viên không thích công việc hiện tại nhưng vẫn “cố thủ” ở lại sẽ không tạo được hiệu suất lao động cao và phát huy năng lực của mình”. Đồng tình quan điểm, bà Nga Vương, Giám đốc Công ty tuyển dụng cấp cao RGF nhận định năm 2013, nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ không cao như năm ngoái, theo đó nhu cầu tuyển dụng nhân sự có khả năng giảm vì tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động theo chiều hướng xấu và khó có thể phục hồi cho đến hết năm 2014. Tuy nhiên, theo khảo sát của Towers Watson (Tổ chức chuyên tư vấn về lương của Mỹ tại Việt Nam), năm 2013 sẽ có 68% doanh nghiệp quyết định tuyển dụng thêm nhân viên, 29% doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng nhân viên mới và chỉ có 3% doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân sự. Ở phân khúc cao, ghi nhận tại cổng thông tin các công ty “săn đầu người” Anphabe Top Headhunt, cũng cho thấy có đến hàng trăm việc làm dành cho giới nhân sự cao cấp, trong đó không hiếm những việc làm có mức lương trên 5.000 USD/tháng.
  4. Có nhiều cách để giữ chân nhân tài thời khủng hoảng. Ảnh: internet Khảo sát của Profiles International cho thấy, 66% quyết định của DN tuyển nhân sự chứng minh thường là sai lầm trong 12 tháng đầu tiên. Thế nhưng, những nhân viên làm không hiệu quả lại ít khi nghỉ việc và 67% những nhân viên đang ở vị trí công việc mà họ không thích lại cho năng suất lao động không cao; 60% thời gian quản lý được dùng để sửa chữa những vấn đề con người, chỉ có 40% được dùng để đóng góp cho DN. Điều này đã làm mất nhiều công sức, thời gian và chi phí đào tạo của DN khi tuyển dụng nhân viên. Ông Trần Quốc Huy cho rằng, để khắc phục việc tuyển chọn sai người và giữ chân nhân tài, xu hướng các DN hiện nay là sẽ phát triển đội ngũ giỏi để trở thành một đội, nhóm có ích cho DN. Theo đó, thay vì tuyển chọn nhiều người cho nhiều vị
  5. trí, để cắt giảm chi phí nhân công các DN sẽ tăng chi phí về nhân sự thông qua việc nội địa hóa nhân lực của mình bằng cách xây dựng đội ngũ, cho nhân viên đi chơi nhiều hơn để tạo sự liên kết và hiểu hết về nhau, từ đó làm việc hiệu quả hơn... Còn theo bà Thanh Nguyễn, Giám đốc Mạng cộng đồng các nhà quản lý anphabe.com, đơn vị chủ quản cổng thông tin các công ty “săn đầu người” Anphabe Top Headhunt, trong quá trình tái cơ cấu, DN sẽ tuyển dụng thêm nhân sự mới phục vụ cho định hướng phát triển mới và đó phải là những người thật sự có năng lực vượt trội để đảm bảo mục tiêu kinh doanh. Do đó, dù kinh tế khó khăn, các DN vẫn cần người giỏi để giúp họ sớm vượt qua “cơn bão” khủng hoảng.
nguon tai.lieu . vn