Xem mẫu

  1. Gilbert & George (-) Sinh tại: Làm việc: London, Anh Thông điệp của họ thật dứt khoát: "Chúng tôi muốn để trào ra máu, trí não và tinh dịch của chúng tôi trong cuộc sống của chúng tôi - tìm kiếm một ý nghĩa và mục đích mới cho cuộc sống." Mặc dầu khó có thể nói một ý nghĩa mới có thể là cái gì, nhưng hiển nhiên là Gilbert & George cho rằng họ có thể tìm thấy nó trong những chất liệu của cơ thể. Phân, nước tiểu, máu, tinh dịch, nước mắt -- bất kỳ cái gì mà cơ thể tiết ra hoặc bài tiết ra -- che đậy những những chân lý sâu sắc của sinh học. Nhưng những chân lý này không chỉ là của sinh học. Gilbert & George đào sâu nghiên cứu những chất thải của cơ thể để tìm kiếm những chân lý của tinh thần: những chất thải, họ tin rằng, chứa đựng những bản chất thần thánh. Dự án nghệ thuật của họ, vì thế, đã tiết lộ những bản chất này với thể giới. Như họ nói: "Chúng tôi không cố phản ánh xã hội; chúng tôi cố gắng để tạo ra một xã hội mới. " Có vẻ rằng họ đã hiểu thấu mục đích đạo đức ngay khi họ bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật. Năm 1969 họ đã gửi những tấm thiệp đến hơn 300 nhân vật của thế giới nghệ thuật, mô tả họ đang nhìn đăm đắm ra ngoài một cửa sổ ở thành phố London, trong khi tuyết rơi nhẹ ở ngoài trời. Một dòng chú thích cám ơn những người nhận tấm thiệp vì đã "ở bên chúng tôi vào thời điểm này" mà tại thời điểm đó, họ "cảm thấy chính họ là một bức tượng, một tác phẩm nghệ thuật mới, hiếm thấy và tràn đầy sự tinh khiết, cuộc sống và hòa bình." Sự khiêm tốn chưa bao giờ là chướng ngại vật cản trở Gilbert & George; với niềm tin không thể lay chuyển về sứ mệnh nghệ thuật của mình, họ cảm thấy không cần thiết phải trốn tránh việc tự đề cao bản thân. Họ ham muốn mãnh liệt bày tỏ thông điệp của mình, khiến cho
  2. mọi người phải trả tiền để nghe và nhìn thấy nó và, trong quá trình đó, đưa nó trở thành một xã hội mới. Trong tác phẩm thời kỳ đầụ, họ thường xuất hiện như một phần của tác phẩm. Trong "Singing Sculptures" (1969), tác phẩm đã đem lại cho họ sự nổi tiếng ban đầu, Gilbert & George đứng trên một sân khấu nhỏ, trang phục như thường thấy, trong những bộ vét giống hệt nhau, mặt sơn màu vàng, một người cầm cây gậy chống khi đi bộ, còn người kia mang theo một cái can. Khi máy ghi âm phát ra một bản nhạc cũ của Flanagan và Allen song, họ cũng hát theo, di chuyển từ bên này sang bên khác, chỉ dừng lại để tua lại băng. Trong những tác phẩm sau đó, họ xuất hiện trong những bức ảnh khổ lớn, dán lên trên những cái toan khổng lồ sơn màu sáng. Nhưng bất kể sự hiện diện đó là thực hay trên ảnh chụp, Gilbert & George luôn điều khiển các tác phẩm của họ, phần lớn là xuất hiện trần truồng. Họ coi bản thân như là một phần bên trong của nghệ thuật của ho, không thể tách rời khỏi thông điệp mang theo cuộc sống của nó. Là người sáng tạo và truyền tải một ý nghĩa mới, họ vật chất hóa và thần thánh hóa sự hiện diện của chính họ, và đã đi xa đến nỗi cho rằng họ là hiện thân sống của Chúa. Tất cả những cái đó có một chút hài hước nào không? Khó có thể không nghĩ như vậy khi bạn nhìn thấy cách mà những ông già này làm dáng -- vô cùng nghiêm túc -- trước những tấm toan khổng lồ của họ mô tả cấu trúc phân tử của tinh dịch, phân, và nước tiểu. Nhưng cũng không thể nói thế. Gilbert & George đã gắn cuộc sống của họ quá triệt để với nghệ thuật của họ đến nỗi tính hài hước xa xôi chắc chắn có bao hàm trong đó có vẻ như đã bị chế ngự. Hãy chú ý một lần nữa đến khuôn mặt của họ: có phải một người trong số họ luôn cười một cách ngớ ngẩn? Không hản thế. Ồ, nhưng cũng có thể là như vậy. Vào đoạn kết, đó là một đường rất mong manh mà họ có vẻ như có khả năng nắm giữ. Nhưng sau cùng, những người mang sứ mệnh của mục đích và ý nghĩa mới phải ở tư thế là hình ảnh thu nhỏ của nó. --------------------------------------------------------------------------------
  3. Felix Gonzalez-Torres (1957 - 1996) Sinh tại: Guaimaro, Cuba Làm việc: York, NY, Mỹ / Miami, FL, Mỹ Là một nghệ sỹ, một người đồng tính nam, một nạn nhân của AIDS, và một người Mỹ gốc Cuba, Felix Gonzalez-Torres rong chơi bên lề nền văn hóa của chúng ta. Nhưng ai đã đặt anh ta vào vị trí đó? Lịch trình của ai đã vạch ra những đường ranh giới giữa dòng chính thống và ngoại biên? Và một lần nữa, khi những đường đó lại được tạo ra, làm thế nào để phản đối? Trong những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt sâu sắc và mang tính chính trị của anh, Felix Gonzalez-Torres đã có câu trả lời: Chống lại những đường biên giới. Theo cách êm ả riêng biệt của chúng, những tác phẩm sắp đặt theo trường phái Cực tiểu của anh lật đổ từng biên giới, từng sự chia rẽ mà văn hóa đương đại Mỹ đặt ra. Đôi khi những chuyện riêng tư bị phơi bày trước công chúng, như đã từng xảy ra trong những tấm biển quảng cáo khổng lồ của anh mô tả một cái giường nhăn nhúm với những đường cong của người nằm ngủ vẫn còn in dấu. Mọi khía cạnh của nghệ thuật của anh đều nhấn mạnh đến sự lật đổ và chống lại.
  4. Anh thậm chí đã lật đổ quan niệm về nghệ thuật chính trị, tạo ra những tác phẩm êm ả, bí ẩn và thường mang nhiều tính riêng tư. "Untitled (nước Mỹ)" bao gồm một hệ thống đèn chiếu sáng treo lơ lửng, đẹp huy hoàng. Sáng tác ngay sau cái chết vì bệnh AIDS của người bạn tình, nó có vẻ như nói về ý nghiõa của cuộc sống đầy sắc màu, cả cái chết và sự sống sót. Đó cũng là một kiểu đèn hiệu báo trước, đưa mọi người chứng kiến cuộc sống bị làm cho ngắn lại bởi một căn bệnh ảnh hưởng đến nhiều người mà vẫn đang bị phớt lờ trên diện rộng. Không có tác phẩm nào của Gonzalez-Torres được đặt tên, mặc dù chúng thường có những phụ đề được đặt trong ngoặc đơn. Một lần nữa, anh hướng sự chú ý của mọi người đến các lằn ranh giới; anh từ chối đặt tên cho tác phẩm của mình, bởi vì đặt tên một vật có nghĩa là làm cụ thể hóa nó, phá hủy khả năng đa nghĩa của nó. Anh lật đổ những đường biên bởi vì anh biết rằng những đường biên đó, giống như ý nghĩa, luôn luôn dịch chuyển. Gonzalez-Torres gọi thiên hướng thách thức các lằn ranh giới là sự "đồi bại" của anh. Một trong những hành động "đồi bại" nhất của anh là "Placebos," một sê-ri kẹo tự làm mà anh tặng cho những nhà bảo trợ bảo tàng. Với tác phẩm này, sự nguy hiểm nằm trong cái có vẻ thân thiện và vui vẻ. Đối với những người yêu nghệ thuật, lĩnh vực mỹ học thường là một sự trốn tránh khỏi văn hóa đại chúng, một nơi mà ở đó tự do và sự tưởng tượng được phát triển tự do. "Placebos" kêu gọi sự chú ý đến những mong ước của những người theo phái thoát ly thực tế này với những viên thuốc đắng được đưa ra một cách ngọt ngào và tế nhị: nghệ thuật, hơn là thuốc chữa những căn bệnh xã hội, đó cũng chỉ là những ý nghĩa khác của sự tự hài lòng về bản thân. Sự "đồi bại" của anh cũng ảnh hưởng đến phương pháp trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của anh. Không tuân theo cách tổ chức triển lãm thông thường ở các gallery, trong đó một nghệ sỹ trưng bày cùng một tác phẩm trong suốt cuộc triển lãm, Gonzalez-Torres thường xuyên thay đổi tác phẩm của mình. Anh biến gallery thành một nơi thay đổi liên tục, bất thường trong những khoảng thời gian
  5. không xác định. Về bản chất, anh làm cho gallery thành một ẩn dụ cho cuộc sống với tất cả các câu chuyện chưa hoàn chỉnh và bí ẩn của nó. Anh giải thích dự định của mình: "Chẳng có quy định nào bắt tôi phải để lại cái gì đó trong gallery trong suốt cả tháng. Tôi sẽ thay đổi nó, tạo ra một kiểu câu chuyện kể... lôi nó ra và lấy nó trở lại, tạo ra một cái gì đó và sau đó phá hủy nó, tạo ra một sự căng thẳng mà chẳng có gì bền vững. Bạn không thể thậm chí phụ thuộc vào một cuộc triển lãm kéo dài cả tháng trời." -------------------------------------------------------------------------------- Anthony Gormley (1950 - nay) Sinh tại: London, Anh Làm việc: London, Anh Một nhà phê bình có thể gợi ý rằng Antony Gormley bị ám ảnh bởi thân thể con người. Nghệ sỹ luôn được giới phê bình hoan hô này thường sử dụng chính bản thân anh ta, cũng như thân thể của những người khác nữa để thể hiện hình thức của con người ở nhiều vị trí và chất liệu khác nhau, kể cả những tác phẩm gần đây, bao gồm chì, sắt và đất nung. Qua tác phẩm của anh, Gormley khám phá sự mâu thuẫn giữa thân thể và tinh thần trong bối cảnh của thế giới bên ngoài. Với kích thước của tác phẩm nhỏ cỡ 8 cm và lớn cỡ 175 feet, Gormley đã tạo ra một số những bức tượng hấp dẫn nhất trong khoảng hai thập kỷ vừa qua. Cũng như Damien Hirst và anh em nhà Chapman, Gormley có đại diện là White Cube Gallery ở London và do đó, thường xuyên liên hệ với nhóm nghệ sỹ trẻ Anh Britpack. Thực ra, Gormley thuộc thế hệ lớn tuổi hơn và có lẽ là thiên về
  6. tinh thần hơn là tính lật đổ gây sốc trên con đường nghệ thuật của những đồng nghiệp đương thời trẻ tuổi hơn anh. Sinh tại London năm 1950, Gormley học tại trường Benedictine Monastic School ở Ampleforth, Yorkshire, và sau đó học về nhân chủng học, khảo cổ học và lịch sử mỹ thuật tại trường Trinity College ở Cambridge. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh đã tới Ấn độ và Sri Lanka để nghiên cứu Phật học, và sau này, anh đã nói trước công chúng về cuộc đấu tranh tư tưởng của một người đàn ông trẻ để quyết định trở thành một nhà sư hay một nghệ sỹ. Anh mô tả cả hai con đường này như "những nỗ lực để thấy mọi thứ rõ ràng." Kể từ khi quyết định trở thành một nghệ sỹ, anh đã gây những ảnh hưởng to lớn đến công chúng của nghệ thuật đương đại. Gormely trở lại nước Anh năm 1974 để học về điêu khắc tại Central School of Fine Art, nhưng một năm sau đó chuyển sang ngôi trường uy tín Goldsmiths College London, và vào năm 1979, anh đã hoàn thành chương trình sau đại học tại Slade School of Fine Art. Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những khám phá về những thứ không thuộc về phương Tây và chủ nghĩa hiện đại, Gormley tiếp tục tạo ra những tác phẩm mà phản xạ thực tế nhiều nhất có thể. Vào năm 1994, anh nhận được giải thưởng uy tín Turner Prize và năm 1998 anh đã được trao tặng danh hiệu OBE cho những cống hiến trong điêu khắc. Tác phẩm của anh đã được triển lãm khắp nơi trên thế giới và ở nước Anh tại Bảo tàng Victoria and Albert Museum British Museum, và Tate Gallery. Những bức tượng đặt nơi công cộng do anh thực hiện được thấy ở nhiều vùng khác nhau, bao gồm Gateshead và River Thames, Greenwich. "Angel of the North," thực hiện năm 1998 và đứng như một cái tháp phía trên đường đua mô tô M1 ở Gateshead, England, bắt đầu với một mẫu tượng của chính thân thể tác giả và cuối cùng là một thứ hỗn hợp nửa người, nửa máy bay. Đó là bức tượng lớn nhất nước Anh và có lẽ là bức tượng thiên thần lớn nhất thế giới. Với chiều cao 175 feet và rộng tới 65 feet, "Angel" nặng 200 tấn và chào đón hơn 90,000 khách thăm quan mỗi ngày. --------------------------------------------------------------------------------
  7. Wang Guangyi (1956 - nay) Sinh tại: Harbin, Trung quốc Làm việc: Beijing, Trung quốc Vào giữa thập kỷ 1980, Wang Guangyi theo một quan điểm nhân văn về nghệ thuật trên đất nước Trung hoa thời kỳ Hậu-Mao. Loạt tranh của anh mang tên "Frozen North Pole" [bắc cực đóng băng] muốn gợi nên, theo lời của nghệ sỹ, "một vẻ đẹp của một nguyên nhân hùng vĩ với những cảm nhận hòa hợp vĩnh cửu của chủ nghĩa nhân văn." Những hình người trừu tượng được sắp xếp thứ tự trên nền kẻ ô vuông đều hướng mặt về phía trước, như thể tiến đến một tương lai có triển vọng tốt. Thông điệp đó mang tính không tưởng và lạc quan: những con người này là những sinh vật đã tiến hóa của lẽ phải và cảm xúc, những người đã sẵn sàng cho một thế giới lý tưởng. Ba năm sau, nghệ thuật và nét đặc trưng của Wang đã trải qua một sự đảo ngược hoàn toàn -- mục tiêu mới của anh là "thanh lý sự hăng hái của chủ nghĩa nhân văn." Chuyển sang sử dụng phương pháp cắt-dán và phát triển những ám gợi kiểu Warhol đến nền văn hóa đại chúng, Wang bắt đầu thực hiện nghệ thuật Pop chính trị với tính hài hước. Anh coi tính hài hước như một yếu tố cần thiết trong
  8. bầu không khí căng thẳng ở Trung hoa trước khi diễn ra thảm họa Thiên An Môn. Đó là một phản ứng chống lại bằng cách sử dụng thẳng thắn các biểu tượng (như Tượng Nữ thần Tự do) được thấy ở đâu đó trong ván ngửa bài cuối cùng giữa chủ nghĩa Mao và nền dân chủ. Nghệ thuật mới của Wang chiếm đoạt những hình ảnh tuyên truyền cộng sản từ Trung quốc và trộn lẫn chúng với những quảng cáo đến từ phương Tây. Chúng mô tả theo nghĩa đen những giá trị mâu thuẫn đang diễn ra trên khắp đất nước Trung hoa. Những người lính hồng vệ binh được vẽ theo phong cách poster đứng ngay dưới lo-go Coca-Cola; cái kitsch của những khuỷu tay giương cao của chủ nghĩa cộng sản lẫn với cái kitsch của chủ nghĩa tư bản; nghệ thuật assemblage [đắp nổi] ánh xạ những mảnh vá víu của các hệ tư tưởng trái ngược mà Trung hoa phải cam chịu. Cả hai tác phẩm "Thời đại Mao Trạch Đông" (1991) và "Công nhân, Nông dân, Binh lính và Coca Cola" (1992) làm ngập thời đại Mao trong hào quang của Hollywood, mô tả sự khác biệt giữa hai thể khó có thể phân biệt được. Wang gợi đến một sự tương đồng giữa các ý nghĩa được sử dụng bởi chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong nỗ lực truyền bá một quan điểm xã hội nào đó. Cả hai đều dựa trên những hình ảnh đại chúng và những từ phổ thông để tạo ra cộng đồng – là một cộng đồng bao gồm các công dân và những người tiêu thụ. Trên thực tế, sự khác biệt giữa người tiêu thụ và công dân đã hoàn toàn biến mất trong thời kỳ tiền sử, và thế giới đương đại. --------------------------------------------------------------------------------
nguon tai.lieu . vn