Xem mẫu

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: VẼ HÌNH HỌA CHÂN DUNG VÀ BÁN THÂN TƯỢNG NGƯỜI NGÀNH: HỘI HỌA Lào Cai, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. Lời nói đầu Hình họa là môn học cơ bản có vai trò quan trọng trong học tập, rèn luyện và sáng tạo nghệ thuật. Học phần vẽ hình họa chân dung và bán thân tượng người bằng chất liệu thạch cao là bước nối tiếp giữa vẽ đồ vật sang tượng đến người thật. Tập bài giảng Học phần Vẽ hình họa chân dung và bán thân tượng người nhằm phục vụ cho công tác đào tạo sinh viên hệ trung cấp Hội họa của trường Cao đẳng Lào Cai. Tập bài giảng được biên soạn theo Chương trình môn học được hội đồng khoa học nhà trường phê duyệt. Tập bài giảng học phần Vẽ tượng chân dung đen trắng được chia làm 3 chương Phần I. Vẽ tượng chân dung Phần II. Vẽ bán thân tượng người Thông qua các bài học, cùng với học phần giải phẫu tạo hình, sinh viên sẽ hiểu và thực hiện được các bài vẽ về cấu tạo các giác quan, chân dung người, rất tốt cho việc nghiên cứu sâu về vẽ người thật sau này. Các bài tập được thiết kế theo đề cương chi tiết của học phần: cụ thể, dễ hiểu, khoa học và có hình minh họa kèm theo. Dù đã rất cố gắng, song quá trình biên soạn tập bài giảng khó tránh khỏi những thiếu khuyết. Vì vậy, tôi rất mong sự góp ý của các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để tập bài giảng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU : VẼ TƯỢNG ĐẦU NGƯỜI CƠ BẢN ..................................... 8 I. Mục tiêu ................................................................................................................................................. 8 II. Nội dung chi tiết ................................................................................................................................... 8 1. Mục đích của vẽ tượng thạch cao ...................................................................................................... 8 2. Mối quan hệ giữa vẽ khối cơ bản với cấu tạo con người- tượng thạch cao....................................... 9 3. So sánh khối cơ bản- tượng- người ................................................................................................... 9 4. Phương pháp xây dựng hình vẽ .......................................................................................................11 4.3. Quan sát, nhận xét ........................................................................................................................12 4.4. Bố cục dựng hình .........................................................................................................................12 4.6. Vẽ sâu ...........................................................................................................................................12 4.7. Hoàn chỉnh bài vẽ .........................................................................................................................12 5. Tiêu chí cần đạt ...............................................................................................................................12 BÀI 1. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG PHẠT MẢNG ......................................... 14 I. Mục tiêu ...............................................................................................................................................14 II. Nội dung chi tiết .................................................................................................................................14 1. Quan sát nhận xét: ...........................................................................................................................14 2. Bố cục dựng hình: ...........................................................................................................................15 3. Vẽ tương quan lớn: .........................................................................................................................15 4. Vẽ sâu ..............................................................................................................................................16 5. Hoàn chỉnh bài vẽ............................................................................................................................16 6. Yêu cầu cần đạt ...............................................................................................................................17 BÀI 2: VẼ TƯỢNG SỌ .................................................................................. 18 I. Mục tiêu ...............................................................................................................................................18 II. Nội dung chi tiết .................................................................................................................................18 1. Quan sát, nhận xét ...........................................................................................................................18 2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................19
  5. 3. Vẽ tương quan lớn ...........................................................................................................................20 4. Vẽ sâu ..............................................................................................................................................20 5. Hoàn chỉnh bài vẽ............................................................................................................................20 6. Các yêu cầu cần đạt .........................................................................................................................21 BÀI 3. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG LỘT DA .................................................. 22 I. Mục tiêu ...............................................................................................................................................22 II. Nội dung chi tiết .................................................................................................................................22 1. Quan sát nhận xét ............................................................................................................................22 2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................22 3. Vẽ tương quan lớn ...........................................................................................................................23 4. Vẽ sâu ..............................................................................................................................................24 5. Hoàn chỉnh bài ................................................................................................................................24 6. Yêu cầu cần đạt ..............................................................................................................................24 BÀI 4. VẼ ĐẦU TƯỢNG CHÂN DUNG NAM GIÀ ..................................... 26 I. Mục tiêu ...............................................................................................................................................26 II. Nội dung chi tiết .................................................................................................................................26 1. Quan nhận xét..................................................................................................................................26 2. Bố cục dựng hình: ...........................................................................................................................27 3. Vẽ tương quan lớn ...........................................................................................................................27 4 . Vẽ sâu .............................................................................................................................................28 5. Hoàn chỉnh bài vẽ............................................................................................................................28 6. Yêu cầu cần đạt ..............................................................................................................................29 BÀI 5. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG NAM NAM TRẺ .................................... 31 I. Mục tiêu ...............................................................................................................................................31 II. Nội dung .............................................................................................................................................31 1. Quan sát nhận xét ............................................................................................................................31 2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................32
  6. 3. Vẽ tương quan lớn ...........................................................................................................................32 4. Vẽ sâu ..............................................................................................................................................33 5. Hoàn chỉnh bài ................................................................................................................................33 BÀI 6: VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG NỮ TRẺ ................................................. 35 I. Mục tiêu ...............................................................................................................................................35 II. Nội dung chi tiết .................................................................................................................................35 1. Quan sát nhận xét ...........................................................................................................................35 2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................36 3. Vẽ tương quan lớn ...........................................................................................................................36 4. Vẽ sâu ..............................................................................................................................................37 5. Hoàn chỉnh bài vẽ............................................................................................................................37 6. Tiêu chí cần đạt ...............................................................................................................................38 BÀI MỞ ĐẦU : VẼ TƯỢNG NGƯỜI BÁN THÂN ...................................... 39 I. Mục tiêu ...............................................................................................................................................39 II. Nội dung chi tiết .................................................................................................................................39 2- Yêu cầu đạt: ....................................................................................................................................40 BÀI 7: VẼ TƯỢNG BÁN THÂN NAM TRUNG........................................... 42 I. Mục tiêu ...............................................................................................................................................42 II. Nội dung chi tiết .................................................................................................................................42 1. Quan sát nhận xét ............................................................................................................................42 2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................43 3. Vẽ tương quan lớn ...........................................................................................................................43 4. Vẽ sâu .............................................................................................................................................43 5. Hoàn chỉnh bài vẽ............................................................................................................................44 6. Yêu cầu cần đạt. ..............................................................................................................................44 BÀI 8: VẼ TƯỢNG BÁN THÂN NAM GIÀ .................................................. 46 I. Mục tiêu ...............................................................................................................................................46
  7. II. Nội dung bài học ................................................................................................................................46 1. Quan sát nhận xét ............................................................................................................................46 2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................47 3. Vẽ tương quan lớn. ..........................................................................................................................47 4. Vẽ sâu ..............................................................................................................................................47 5. Hoàn chỉnh bài vẽ............................................................................................................................48 6. Yêu cầu bài vẽ .................................................................................................................................48 LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 50 [1] Triệu Khắc Lễ, Hình họa 1.2.3 (Dự án đào tạo giáo viên THCS), NXB ĐHSP, 2006 ..................................................................................................... 50 *Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 50 [1]. Lê Thanh Lộc (biên soạn) - Hình họa căn bản, NXBVHTT, 1999. .......... 50
  8. BÀI MỞ ĐẦU : VẼ TƯỢNG ĐẦU NGƯỜI CƠ BẢN LÝ THUYẾT CHUNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học trình bày được mục đích của vẽ tượng thạch cao - Chỉ rõ được mối quan hệ giữa vẽ khối cơ bản với cấu tạo con người - tượng thạch cao - So sánh được khối cơ bản- tượng- người - Trình bày được phương pháp xây dựng hình vẽ 2. Kỹ năng SV có kỹ năng trình bày, phân tích, so sánh giữa trượng thạch cao - chân dung người nhanh, gọn, đúng trọng tâm và hiệu quả. - Người học vẽ được đầu tượng thạnh cao chuẩn 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Thể hiện thái độ nhiệt tình, tự tin, tích cực, say mê trong học tập II. Nội dung chi tiết 1. Mục đích của vẽ tượng thạch cao - Con người là sản phẩm hoàn hảo nhất đẹp nhất của giới tự nhiên với sự cân đối của hình khối, cấu trúc và tỷ lệ. Con người lại luôn sống động nhất là các giác quan trên khuôn mặt người. Đối với họa sỹ, nghiên cứu và sáng tạo hình thể con người; lấy cơ thể con người thông qua những hình thái, động tác để miêu tả biểu hiện tư tưởng và tìn cảm nội tâm của tác giả trước hiện thực cuộc sống luôn được coi trọng. Hình họa vẽ người cũng là một yêu cầu cơ bản của chương trình mỹ thuật. - Tuy nhiên, vẽ được hình mẫu chuẩn xác là rất khó, con người là một thực thể sống luôn chuyển động, xê dịch. Người mới học vẽ sẽ khó khăn trong việc quan sát , so sánh, phân tích và xây dựng hình vẽ nếu như không thành thục những kỹ năng cơ bản, nắm vững được cấu tạo hình khối, tỷ lệ và những trạng thái tâm lý được
  9. biểu hiện trên khuôn mặt. Để tạo đực sự chuyển biến đó, vẽ đầu tượng trước khi vẽ chân dung người sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất cho sự tiếp thu kiến thức cơ bản cuả người học vẽ. 2. Mối quan hệ giữa vẽ khối cơ bản với cấu tạo con người- tượng thạch cao - Những bức tượng dùng để làm mẫu vẽ được nghiên cứu và sáng tạo thông qua cái nhìn và tình cảm của nhà điêu khắc. Vì thế cấu trúc hình khối, tỷ lệ và trạng thái biểu cảm của mẫu đã được sàng lọc, lựa chọn kỹ khi thể hiện. - Các mẫu tượng dùng để vẽ nghiên cứu, luyện tập hình họa được sáng tác theo phong cách hiện thực và cơ bản. Tuy nhiên, vì là một tác phẩm nghệ thuật được nâng cao theo quan niệm sáng tạo của người sáng tác. Nhân vật được chọn phải là những mẫu người có cấu tạo cân đối, đẹp cả về tâm hồn lẫn thể xác và gây được những cảm xúc cho người sáng tạo ra nó. Vì thế, các bức tượng có hồn, có sức sống. - Mẫu tượng thạch cao trắng lại được đặt trong một không gian tĩnh, ổn định giống như các vật mẫu trong khối hình cơ bản, đồ vật nên dễ cho quan sát, nhận xét cáckiên thức đã học trong quá trình thực hành vẽ màu của tượng sáng, đơn sắc tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho người học trong việc diễn tả đường nét, hình khối đậm nhạt để tạo không gian. Các bài vẽ đầu tượng thạch cao được thực hiện theo yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, các bộ phận được chi tiết tổng thể để người học không bị bỡ ngỡ, hẫng hụt, có điều kiện tiếp thu và thể hiện theo từng bước cơ bản và chắc chắn. 3. So sánh khối cơ bản- tượng- người 3.1. Sự giống nhau giữa khối hình cơ bản và tượng Nếu vẽ tốt các hình khối cơ bản và biến dạng sẽ thuận lợi cho các bài vẽ đầu tượng người. Bởi vì tất cả cảnh vật trong giới tự nhiên đều được cấu tạo từ khối các hình cơ bản, dù đơn giản hay tinh vi phức tạp.
  10. Tượng chân dung là tập hợp của các hình khối cơ bản nếu phân tích theo hình học. Do đó phương pháp dựng hình, cách diễn tả bóng khối có nét tương đồng nhưng phức tạp hơn nhiều Khối hình cơ bản và chân dung đều tĩnh và đơn sắc, không có những thay đổi tương quan khi nguồn sáng chiếu vào nên thuận lợi cho so sánh, phân tích và thể hiện. Tuy nhiên vẽ khối cơ bản đơn giản hơn nhiều vì cấu trúc hình rõ ràng, mạch lạc, việc diễn tả không gian cũng không phức tạp, cac mẫu vẽ có độ lớn ngang nhau nên tìm tỷ lệ thuận tiện. Còn ở tượng đầu người lại phức tạp, các khối HCB và thường là các tập hợp của khối, hỗ trợ bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau. 3.1.1. Sự giống nhau - Về phương pháp dựng hình, cách diễn tả bóng khối có nét tương đồng tuy phức tạp hơn nhiều. - Khối hình cơ bản và tượng chân dung đều tĩnh và đơn sắc, không có những thay đổi tương quan khi nguồn sáng chiếu vào nên thuận lợi cho so sánh, phân tích và thể hiện. 3.1.2 Sự khác nhau - Khối hình cơ bản có cấu trúc, hình thể rõ ràng, mạch lạc nên tìm tương quan, tỷ lệ thuận lợi. Khối tượng đầu người có cấu trúc phức tạp nên việc xác định vị trí của các chi tiết, xác định chiều hướng và các đường trục dọc, trục ngang tương đối khó khăn. - Khối hình cơ bản sử dụng que đo, dây dọi ở mức độ vừa phải. Khối tượng đầu người sử dụng que đo dây dọi rất cần thiết và là phương tiện hỗ trợ hiệu quả nhất cho mắt nhìn được chính xác hơn. 3.2. Sự giống nhau giữa khối hình tượng và người 3.2.1. Sự giống nhau - Tượng chân dung và chân dung người đều có kết cấu hình thể với đường nét, hình mảng và khối giống nhau.
  11. - Đường trục dọc của mặt cũng phụ thuộc vào vị trí và hướng nhìn của mắt, chuyển động của khối đầu. 3.2.2. Sự khác nhau - Tượng chân dung được tái tạo lại thông qua bàn tay và khối óc của nhà điêu khắc – là mẫu tĩnh và đơn sắc. Mẫu người thật chuyển động, sự chuyển sắc độ trên khuôn mặt rất tinh tế, linh hoạt - Khi vẽ mẫu người thật có sự giao lưu giữa người vẽ và người mẫu với những trạng thái tình cảm khác nhau nên rất khó trong quá trình thể hiện. Vẽ tượng chân dung không có sự giao lưu giữa mẫu và người vẽ. 4. Phương pháp xây dựng hình vẽ 4.1.Yêu cầu chung - Phải hiểu được cấu trúc của xương sọ, các cơ và nhất là các giác quan: mắt, mũi, miệng, tai. - Gắn kết và thể hiện được trên những tượng chân dung cụ thể - Hiểu và nắm chắc cấu tạo, tương quan tỷ lệ đậm nhạt và của các bài vẽ với mẫu là các chi tiết của đầu người sẽ giúp rất nhiều khi tiến hành các bài vẽ tượng chân dung. 4.2. Chọn tượng và bày mẫu - Chọn tượng có cách diễn tả khối đơn giản , rõ ràng và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của cấu trúc đầu người (đã được khái quát hóa các chi tiết), có đặc tính của nhân vật. - Nên để nguyên màu trắng của thạch cao mà không bôi dưới bất kỳ hình thức nào để dễ quan sát, so sánh và phân tích trong quá trình vẽ. - mẫu bày trên bàn, ngang với tầm mắt người vẽ, nền sau nên để màu ghi sáng, đậm hơn màu tượng để tạo không gian nhẹ, trong trẻo. - Nên để một nguồn sáng chiếu vào , tốt nhất là góc trái với độ nghiêng 45o
  12. 4.3. Quan sát, nhận xét - Chọn vị trí, góc nhìn thích hợp với sở trường, năng lực, trình độ: nghiêng ½; ¾, ngược sáng. Ở góc nào cũng có thể vẽ đẹp nếu giải quyết tốt tương quan và yêu cầu của bài hình họa. - Phân tích kỹ mẫu trước khi vẽ 4.4. Bố cục dựng hình - Phác hình, tìm bố cục - Tìm đường trục - Sử dụng que đo, dây dọi kết hợp với nhìn cho chính xác - Quan sát, phân tích mẫu và quy vào các hình cơ bản để phác hình và phân diện sáng tối. 4.5. Vẽ tương quan lớn - Khái quát toàn bộ mẫu vẽ gợi tương quan sáng tối lớn tạo không gian cơ bản - Gợi chi tiết các cấu trúc của toàn bộ mẫu 4.6. Vẽ sâu - Trên cơ sở tương quan toàn bộ mẫu người vẽ tìm chi tiết đơn giản hóa đặc điểm của các bộ phận - Điều chỉnh trên cơ sở toàn bộ tương quan, chất của mẫu 4.7. Hoàn chỉnh bài vẽ Do tính chất phức tạp của bài vẽ nên lên hình rất quan trọng. Có thể hình vẽ đúng về cấu trúc hình dáng, tỷ lệ và hợp lý trong bố cục, song chỉ cần một sai sót trong đậm nhạt hoặc diễn tả bóng cũng làm cho bức vẽ không đạt yêu cầu. Vì vậy phải bình tĩnh, thận trọng và cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi dặt bút vẽ hoặc sửa chữa. 5. Tiêu chí cần đạt - Hình, khối, tỷ lệ đúng - Tạo được không gian - Diễn tả được đặc tính của mẫu
  13. - Diễn tả được chất thạch cao * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Thảo luận Các bước tiến hành một bài vẽ tượng theo phương pháp cơ bản
  14. BÀI 1. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG PHẠT MẢNG Chất liệu thạch cao Khổ giấy: 40x60 cm, chất liệu chì đen I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học trình bày được đặc điểm cấu tạo tượng phạt mảng - Chỉ rõ được các mảng cơ được khái quát bằng mảng trên tượng 2. Kỹ năng - Vẽ được tượng phác mảng (vạt mảng) theo đúng phương pháp dựng hình - Dựng hình chính xác,đúng tỷ lệ đáp ứng các yêu cầu cơ bản về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong của mẫu. - Bài vẽ có bố cục cân đối trên giấy vẽ đúng về tỷ lệ, hình - Đậm nhạt bài vẽ ổn định - Diễn tả được chất thạch cao. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựnghình, đậm nhạt và tả chất II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét: Tượng vạt mảng là cầu nối cuối cùng của các bài vẽ hình hoạ giữa các khối hình cơ bản và vẽ đầu tượng người. Tượng được lược bỏ những chi tiết của hình thái bên ngoài để quy vào khối hình cơ bản song vẫn đáp ứng yêu cầu về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong. Những cơ sở đó giúp người học vẽ liên tưởng đến khối hình cơ bản, vận dụng kiến thức đã học vào bài vẽ và dễ dàng khi chuyển tiếp sang vẽ đấu tượng. Chú ý đến sự thống nhất trong cấu trúc, cân đối trong tỷ lệ của mẫu.
  15. Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. Đây là tượng chân dung nam thanh niên, vầng trán cao, khuôn mặt cương nghị đã được phác mảng quy vào những mảng, hình khối rõ ràng khúc chiết và các diện sáng tối cụ thể. Chú ý phần cổ, sự ăn nhập giữa đầu tượng và cổ đúng sẽ tạo độ vững vàng, cân đối cho bài vẽ. 2. Bố cục dựng hình: Xuất phát từ hình dáng tượng phạt mảng, có thể tìm một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương ứng với tỷ lệ. Quan sát, nhận xét: xem mẫu đặt ở vị trí nào, trên hay dưới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng được chiếu từ góc trên phía phải. Hướng nhìn gần chính diện. Đường trục ngang chia đôi xương đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khuôn mặt và các tỷ lệ chính. Sau đó xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai) và đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gò nhô cao của xương gò má để phác hình chung. Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. 3. Vẽ tương quan lớn: Sử dụng que đo kết hợp mắt nhìn để kiểm tra. Chú ý cấu tạo xương đầu để tạo khối hình cầu. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét. Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. Kiểm tra tỷ lệ của mẫu bằng cách sử dụng kiểm tra dây dọi các điểm như: đường trục dọc chính, điểm nhô của các hốc mắt và tiếp điểm của hốc mũi, xương gò má ranh gới đường chu vi của xương sọ…
  16. Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng, nên dùng ức là đường dọi chính để so sánh (vẽ mẫu người cũng vậy) vì ức luôn là điểm cố định dù đầu và cổ có chuyển động (Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tượng làm cơ sở để kiểm tra bằng đường dọi). Nheo mắt xác định sáng tối lớn. 4. Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Sau khi đẩy sâu đước các độ đậm nhạt hoàn thiện bài vẽ so sánh sợ hơn kém của các mảng sáng tối, nhất là các độ trung gian của bóng vì nó không đồng nhất với nhau. Để một khoảng thời gian vừa đủ để so sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ bằng nét hoặc có độ giao tiếp của gờ hốc mắt, hốc mũi, đường chân cằm cho sát thực. Tao không gian theo hiện thực của mẫu, tránh lối quen tay, bóng bên sáng đậm và bên tối sáng, vì như thế bài vẽ sẽ bị thủng không gian giả.
  17. 6. Yêu cầu cần đạt - Bố cục thuận mắt hợp lý - Vẽ đúng tỷ lệ, hình khối chung và riêng của đầu tượng lột da - Vẽ đúng chiều hướng cáu tạo của các cơ, không bị lệch trục - Diễn tả đậm nhạt đúng, tạo được không gian của mẫu - Bài vẽ có tính bao quát chung - Vẽ được đúng đường hướng cấu tạo của mẫu, diễn tả được sự phong phú hinh hoạt của bóng -. Các mảng khối ăn nhập với nhau - Diễn tả được chiều sâu của mẫu. * Hình vẽ minh hoạ * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Vẽ hình tượng vạt mảng theo các hướng khác nhau trên giấy vẽ
  18. BÀI 2: VẼ TƯỢNG SỌ Chất liệu thạch cao Khổ giấy: 40x60 cm, chất liệu chì đen I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học trình bày được đặc điểm cấu tạo xương đầu - Trình bày được 2 xương chính: sọ và mặt tạo nên xương đầu 2. Kỹ năng - Vẽ được xương sọ theo đúng phương pháp dựng hình - Bài vẽ có bố cục cân đối trên giấy vẽ đúng về tỷ lệ, hình - Đậm nhạt bài vẽ ổn định - Tạo được chất liệu của thạch cao 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựnghình, đậm nhạt và tả chất II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát, nhận xét Xương đầu người cũng ví như cái cốt đề xây dựng một công trình kiến trúc, cốt có vững nhà mới an toàn, có hình thái rõ rệt bên ngoài tạo nên đặc điểm sọ và mặt. Nắm vững cấu tạo xương đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi vẽ đúng hình trong các bài đầu tượng người. Đây là điểm yếu mà người mới học vẽ thường mắc phải: thừa hoặc thiếu sọ, trán và không đúng cấu tạo khuôn mặt. Bày mẫu ở vị trí ngang tầm mắt , nguồn sáng chiếu vào bên trái, phái tùy chọn, đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ õm của hốc mắt , hốc mũi và gờ nhô cao của xương gò má để phác hình chung.
  19. 2. Bố cục dựng hình Xuất phát từ hình dáng sọ, có thể tìm một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương ứng với tỷ lệ. Quan sát, nhận xét: xem mẫu đặt ở vị trí nào, trên hay dưới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng được chiếu từ góc trên phía phải. Hướng nhìn gần chính diện. Đường trục ngang chia đôi xương đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khuôn mặt và các tỷ lệ chính. Sau đó xác định vị trí các bộ phận (hốc mắt, hốc mũi, hàm rằng ) và đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gò nhô cao của xương gò má để phác hình chung. Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. Kết hợp que đo mắt nhìn để kiểm tra phác lại bằng nét có đậm nhạt để gần mẫu hơn Sử dụng que đo kết hợp mắt nhìn để kiểm tra. Chú ý cấu tạo đầu sọ để tạo khối hình cầu. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét. Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. Kiểm tra tỷ lệ của mẫu bằng cách sử dụng kiểm tra dây dọi các điểm như: đường trục dọc chính, điểm nhô của các hốc mắt và tiếp điểm của hốc mũi, xương gò má ranh gới đường chu vi của xương sọ… Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng, nên dùng ức là đường dọi chính để so sánh . Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tượng làm cơ sở để kiểm tra bằng đường dọi). Nheo mắt xác định sáng tối lớn.
  20. 3. Vẽ tương quan lớn Sử dụng que đo kết hợp mắt nhìn để kiểm tra. Chú ý cấu tạo xương đầu để tạo khối hình cầu. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét. Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. Kiểm tra tỷ lệ của mẫu bằng cách sử dụng kiểm tra dây dọi các điểm như: đường trục dọc chính, điểm nhô của các hốc mắt và tiếp điểm của hốc mũi, xương gò má ranh gới đường chu vi của xương sọ… 4. Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Sau khi đẩy sâu đước các độ đậm nhạt hoàn thiện bài vẽ so sánh sợ hơn kém của các mảng sáng tối, nhất là các độ trung gian của bóng vì nó không đồng
nguon tai.lieu . vn