Xem mẫu

  1. Nội dung của môn học/mô đun: BÀI 3: TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM Giới thiệu: Bài 3 giới thiệu những tôn giáo lớn thế gới có ở Việt Nam như: Phật gióa, Đạo giáo, Nho Giáo, Thiên Chúa giá, Hồi giáo, Bà LaMoon giáo,...và những tôn giáo nội sinh trong nước như: đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo,…Những đặc điểm, những ảnh hưởng của tôn giáo vào đời sống của người dân, vào kiến trúc, ẩm thực, tập quán,…Bên cạnh đó bài bày cũng giới thiệu những phong tục, tín ngưỡng của người dân như tín nguowngxphoonf thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng,…Đây là những mảng kiến thức rất hữu ích cho công việc hướng dẫn du lịch sau này. Mục tiêu: Giúp cho sinh viên nắm bắt được các kiến thức về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam. Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể vận dụng được những kiến thức này vào trong bài thuyết trình trên lớp và xa hơn nữa là vận dụng nó vào trong hoạt động hướng dẫn du lịch của mình sau này. Nội dung chính: Bài 3: Tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa Việt Nam 1.Tín ngưỡng 1.1. Khái niệm: Tín ngưỡng là niềm tin đến mức độ ngưỡng mộ một tôn giáo, một nhân vật lịch sử,.. với mong muốn đem lại sự tốt đẹp cho con người 1.2. Một số hình thái tín ngưỡng Việt Nam 1.2.1.Thờ thổ công: 50
  2. Người Việt quan niệm thổ công là một vị thần cai quản, trông nom trong nhà, quyết định họa phúc cho gia đình, ngăn cản hồn ma quỉ xâm nhập quấy nhiễu trong gia đình, nên thường gọi là đệ nhất gia chi chủ. Bàn thờ thổ thường đặt ở gian bên cạnh bàn thờ tổ tiên; các gia đình không lập bàn thờ tổ tiên (chẳng hạn, con thứ đã ra ở riêng nhưng bố mẹ còn sống) thì có thể đặt bàn thờ thổ công ở gian chính giữa. Tùy điều kiện nhà cửa của gia đình mà bố trí bàn thờ, có khi chỉ là bát hương thổ công. Gia đình có điều kiện, trên ban thờ có đủ mâm, đài rượu, bài vị (có khi được thay bằng một mũ đàn bà ở chính giữa, hai mũ đàn ông ở hai bên, bát hương (hoặc đỉnh trầm) - Bàn thờ thổ công gồm 3 vị: + Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ thần phân (thổ công, trông coi việc bếp núc). + Bản gia Thổ địa Long mạch tôn thần (thổ địa trong coi việc nhà cửa). + Bản gia Ngũ phương ngũ thế phúc đức chính thần (thổ kỳ, trông coi việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất). Mũ thổ công: gồm một mũ đàn bà (không có cánh chuồn), hai mũ đàn ông (có cánh chuồn). Mỗi mũ kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, dưới mũ đặt 100 đồng vàng thoi. Mũ, áo, hia mỗi năm một màu, phù hợp với ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Hành kim (màu vàng), hành mộc (màu trắng), hành thủy (Màu xanh), hành hỏa (màu đỏ), hành thổ (màu đen). Cúng thổ công vào ngày sóc (ngày mồng 1) ,vọng (ngày rằm) hàng tháng, 23 tháng chạp. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, ngày 23 tháng chạp cúng thần lửa, thần bếp để tôn vinh người phụ nữ đã phát hiện ra lửa từ thời nguyên thủy. 1.2.2. Thờ tiền chủ + Tiền chủ là chủ của ngôi nhà đã ở đầu tiên cho đến lúc chết. Sau đó, ngôi nhà qua nhiều chủ khác, nhưng tại cõ âm, người tiền chủ vẫn nhớ ngôi 51
  3. nhà cũ nên thỉnh thoảng về thăm nom. Vì thế, các chủ sau này không muốn bị vong hồn người tiền chủ quấy rối phải lập bàn thờ tiền chủ. + Bản thờ tiền chủ chính là cây hương đặt ở ngoài sân; là một trụ cao khoảng 1 mét trở lên, phía trên xây rộng ra như một cái khám thờ, có thành ở đằng sau và hai bên. Trên bàn thờ đặt một bát hương, không có bài vị vì không ai biết tên người tiền chủ, nên khi khấn chỉ khấn “Tiền chủ“, thường cúng vào các ngày sóc, vọng, ngày giỗ, ngày Tết hay khi trong nhà có chuyện vui mừng, hoặc chuyện không hay. 1.2.3. Thờ thần tài: Thần tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì. Thần tài thường ở xó nhà, xuất phát từ điển tích ở Trung Quốc: một người lái buôn tên là Âu Minh qua hồ Thanh Thảo, được thủy thần cho một nô tỳ tên là Như Nguyệt . Âu Minh đưa về nuôi trong nhà, làm ăn ngày càng phát đạt. Sau nhân ngày tết, Như Nguyệt làm ông bực tức, ông lấy chổi cầm đánh Như Nguyệt. Nguyệt biến vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn sa sút dẫn tới sạt nghệp. Người đời sau tin rằng, đó là do Như Nguyệt là thần tài do thủy thần đem lại đã bị Âu Minh đánh đuổi. Tục lập bàn thờ thần tài và kiêng quét rác 3 ngày tết xuất phát từ điển tích này. Ở người Việt, thường chỉ gia đình buôn bán mới lập bàn thờ thần Tài. Bàn thờ là một cái khám bằng gỗ nhỏ, sơn son thiếp vàng đặt ở xó nhà hay cửa ra vào. Phía trong khám có dán bài vị với hàng chữ “Ngũ phương ngũ thổ long thần, tiền hậu địa chủ tài thần“ hoặc câu đối: Thổ năng sinh bạc ngọc, địa khả xuất hoàng kim. Trước bài vị có 2 bát hương, 2 cây nến, chén nước, chén rượu. Ngày thường chỉ thắp hương thần tài bằng hoa quả. Ngày sóc và ngày vọng cúng mặn. Thường cúng vào buổi chiều. 52
  4. 1.2.4. Thờ đức thánh Việc thờ Đức thánh ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dân gian quan niệm, những người tài năng xuất chúng, đức độ khi chết đi được hiển thánh và lãnh nhiệm cai quản một vùng sông nước, phù hộ độ trì cho con người trong phạm vi cai quản. Đức thánh là vị thần cai quản một vùng sông nước, còn thành hoàng làng là người che chở, phù hộ cho từng cộng đồng làng. Cũng như việc thờ Thành hoàng làng, việc thờ Đức Thánh được “Việt hóa“ và biểu hiện khác nhau theo từng địa phương. Ở ven biển Bắc Bộ, Đức Thánh ở dạng phổ biến nhất là “Đức Thánh Trần“. Song nhiều vùng ven tỉnh Quảng Ninh lại thờ Đức Ông Cửa Sóc tức Trần Quốc Toản, ở huyện Yên Hưng lại thờ Đức Thánh Niệm, tức Mạc Chính Trung thời nhà Mạc, ở vùng Hà Tĩnh thánh là Lê Văn Khôi, một nhân vật lịch sử dưới thời nhà Nguyễn. Vào Nam Bộ nhất là vùng Tây Nam Bộ, thánh có khi là Quan Công, một nhân vật lịch sử thời Tam Quốc; có nơi là Mạc Cửu, có nơi là Nguyễn Trung Trực,.... Dù là nhân vật có nguồn gốc nào thì các vị thánh này đề có sứ mệnh che chở, phù hộ cho cư dân đi biển, được lập đền miếu thờ phụng. 1.3.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Tục thờ cúng tổ tiên: ông bà sinh thành ra nên tôn kính nhất. - Tục thờ thổ công: thổ công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên quan trọng nhất. Ở miền Nam thổ công được thay bằng ông địa: bàn thờ đặt dưới đất. Nhiều nơi đồng nhất ông địa với thần tài 1.4. Tín ngưỡng thờ mẫu - Ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng thờ mẫu đã ăn sâu vào văn hóa người Việt. Các tín ngưỡng này được thờ phụng trong các phủ, đền, điện như phủ Tây Hồ, điện Hòn Chén,.. 53
  5. - Lễ hội tín ngưỡng cũng giống như các lễ hội khác, hiện tượng lên đồng cũng là tín ngưỡng thờ mẫu. Có bốn vị thần được thờ phụng trong đền, phủ, điện: + Mẫu thiên: mẹ trời được thờ ở chùa Thiên Mụ, Thiên Yana… + Mẫu thoải: thần nước + Mẫu địa là thần đất + Mẫu ngàn thần núi rừng. + Các bà Mây- Mưa - Sấm - Chớp: gọi là tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) cũng được thờ phụng trong đền chùa,… 1.5.Tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng: Là vị thần che chở, phù hộ cho dân làng được sống yên ổn, tránh mọi hoạn nạn. - Tín ngưỡng này xuất phát từ Trung Quốc và truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ XV. - Mỗi làng có một vị thần để thờ trong đình làng, Vị thần này có thể được sắc phong thần. Người dân trong làng tôn vinh thần hoàng làng có thể đó là vị anh hùng có công với dân với nước, có thể đó là những nhân vật lịch sử - văn hóa, và cũng có thể là một ông tổ nghề sau khi mất được suy tôn thành thần hoàng làng, hoặc thậm chí là một kẻ ăn mày mà chết trong giờ thiêng,.. 1.6. Tín ngưỡng phồn thực: Là khát vọng sinh sôi nảy nở của cư dân văn hóa nông nghiệp lúa nước, với mong muốn vạn vật sinh sôi, phát triển. Biểu tượng sinh thực khí linga và yoni và hành vi giao phối của nam và nữ. - Các dấu ấn: 54
  6. + Các tượng linga và yoni trong các tháp Chăm với các hình dạng như là khối trụ tròn, hay khối trụ tròn linga phía trên và hình vuông yoni phía dưới,.. + Trong các tranh truyền thống như tranh hứng dừa, hay trên các điêu khắc nam nữ đùa giỡn trên các đình làng,... + Trong văn học dân gian như các câu đố tục giải thanh, trong thơ Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ nôn của Việt Nam,.. + Được thể hiện trong các lễ hội dân gian: như trò tắt đền trong đêm lễ hội Giã la ở Hà Tây; trò múa mo ở trong lễ hội ở Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội; trò bắt chạch trong chum ở Vĩnh Phúc - Thờ hành vi giao phối: là thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, phát triển của con người của vạn vật thiên nhiên, có ở: + Trên nắp thạp đồng Đào Thịnh: có 4 cặp giao phối + Hình ảnh chày cối, hình ảnh giã gạo….cũng là biểu tượng của hành vi giao phối. 2. Tôn giáo 2.1. Khái niệm và những tác động của tôn giáo đến Việt Nam Tùy theo từng góc tiếp cận mà người ta có thể định ngĩa tôn giáo khác nhau. Tồn tại như một thực thể khách quan của lịch sử, tôn giáo là do con người sáng tạo ra như định nghĩa của L. Phơ bách trong cuốn sách sự ra đời của Ki Tô giáo từ thế kỷ XVIII: “Con người tư duy thế nào, được sắp đặt thế nào thì chúa của họ là thế. Ý thức Chúa là ý thức mà con người rút ra từ bản thân nó“. Các - Mác đã làm rõ thêm bằng quan niệm: “Sự khổ ải tôn giáo vừa là sự biểu hiện sự khổ ải hiện thực, vừa là sự phản kháng sự khổ ải hiện thực đó. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới 55
  7. không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân“ Như vậy, trong mỗi tôn giáo, bao giờ cũng có hai yếu tố: cái trần tục và cái thiêng liêng, hay nói như Max Weber: tôn giáo là một dạng hoạt động của cộng đồng gắn với cái siêu nhiên. Với hai yếu tố này, vai trò của tôn giáo trong xã hội qua các thời kì lịch sử khác nhau có khác nhau. Thái độ đối xử của các giai cấp thống trị xã hội khác nhau với tôn giáo cũng khác nhau. Dù vậy “một thực tế cho thấy, cho dù là quan niệm, thái độ, nội dung về tôn giáo về tôn giáo luôn thay đổi và dù có thay đổi bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn là một thực thể khách quan của lịch sử, sinh ra cùng với xã hội loài người, do con người sáng tạo ra, rồi con người lại bị chi phối bở nó. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài“ 2.2.Tôn giáo và tiếp thu tôn giáo trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam Trong quá trình phát triển lịch sử của đất nước có nhiều tôn giáo đã du nhập và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Có những tôn giáo lớn mang tính phổ quát như: Nho Giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Ki tô giáo, Hồi Giáo... Những tôn giáo này du nhập vào Việt Nam những thời điểm khác nhau và được người Việt tiếp nhận một cách hòa bình và biến đổi nó theo văn hóa bản địa cho phù hợp với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Những tôn giáo này phát triển ở Việt Nam không mâu thuẫn, đối kháng nhau mà cùng nhau tồn tại và phát triển.Gọi là “tam giáo đồng nguyên“ (3 tông giáo: phật giáo, nho giáo, Đạo giáo) cùng xuất phát từ một nguyên nhân; “tam giáo đồng hành“ là cùng nhau tồn tại và phát triển; “tam giáo đồng qui“ là 3 tôn giáo này cùng qui về một mục đích. Người Việt tiếp nhận tôn giáo theo cách thức mền mỏng, nghĩa là họ có nền tin vào tôn giáo nhưng họ không cuồng đạo, không tử vì đạo. Họ có thể vừa tin vào Phật nhưng vẫn kính trọng chúa Gesu. Ngoài ra còn có những tôn 56
  8. giáo nội sinh, tức là ra đời trong đất nước Việt Nam như: đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa... Đảng và nhà nước ta luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH có viết: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do, tín ngưỡng, đồng thời, chống việc lợi dụng tín ngưỡng làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân“. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết: “công dân Việt Nam có quyền tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của đảng và nhà nước“ 2.3. Nho giáo 2.3.1. Sự hình thành của Nho giáo - Nho giáo là hệ thống giáo lý của các nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả, những cơ sở này được hình thành từ thời Tây Chu. Đến thời Khổng Tử được hệ thống lại và truyền bá. Vì vậy Khổng Tử được xem là người sáng lập Nho Giáo. Khổng tử sinh năm 551 tr.CN mất năm 479 tr.CN, năm 23 tuổi ông mở lớp dạy học. Năm 34 tuổi ông đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng và tìm người biết dùng mình. - Sách kinh điển của Nho giáo có 2 bộ: + Bộ thứ nhất là ngũ kinh: gồm 5 cuốn  Kinh thi: trong đó chủ đề về tình yêu nam nữ khá nhiều 57
  9.  Kinh thư: ghi lại những truyền thuyết và những biến cố về các đời vua cổ như Nghêu, Thuấn, Kiệt, Trụ,...  Kinh lễ: ghi chép những nghi lễ thời trước  Kinh dịch: ghi chép về âm dương bát quái  Kinh xuân thu: là bộ sử ký của nước Lỗ, quê hương của Khổng Tử, ông soạn và kèm theo những lời bình, lời thoại để giáo dục các vua chúa. + Bộ thứ hai là Tứ thư: sau khi Khổng Tử mất các học trò của ông biên soạn.  Luận ngữ: các lời bàn luận  Đại học: do Tăng Sâm soạn dựa vào lời thầy, dạy phép làm người quân tử.  Trung dung do Tử Tư (cháu của Khổng Tử) viết ra nhằm phát triển tư tưởng của ông nội mình về cách sống dung hòa. Đây là 2 bộ sách gối đầu giường của nho gia 2.3.2.Nội dung cơ bản và sự phát triển của Nho giáo - Để tổ chức xã hội, điều cốt lõi là đào tạo được những người cai trị kiểu mẫu, phải tu thân và có 3 têu chuẩn: + Đạt đạo: đó là những con đường, và những mối quan hệ mà con người phải biết ứng xử trong cuộc sống. Có 5 đạo: Quân thần - phụ tử - phu thê - huynh đệ - bằng hữu. + Đạt đức: Người quân tử có 3 điều: Nhân - trí - dũng sau thành 4 đức: nhân - lễ - nghĩa - trí - tín. + Người quan tử phải: tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ. Phương châm thứ nhất là lấy nhân trị là cai trị bằng tình người. 58
  10. Phương châm thứ hai là chính danh tức là phải đúng với tên gọi, người làm phải đúng với chức phận của mình. 2.3.3.Quá trình xâm nhập, phát triển và những đặc điểm của nho giáo ở Viêt Nam. - Thời kỳ Bắc thuộc nho giáo chưa có chỗ đứng ở Việt Nam. Năm 1070 với sự kiện vua Lí Thánh Tông cho lập Văn miếu nho giáo mới chính thức có chỗ đứng ở Việt Nam. - Sang thời kỳ nhà Lê nho giáo đã phát triển mạnh và trở thành quốc giáo. Sang thời kỳ nhà Nguyễn và Pháp thuộc thì nho giáo suy yếu và dần dần đánh mất thế độc tôn . - Việt Nam tiếp thu nho giáo và biến đổi theo cách của người Việt: + Nho giáo vào Việt Nam thích hợp cho vệc quản lý đất nước:  Tổ chức triều đình theo hệ thống pháp luật của Trung Hoa  Hệ thống thi cử để bổ sung người tài vào bộ máy cai trị đất nước thông qua các kỳ thi  Người Việt đã sử dụng chữ hán và sáng tạo ra chữ nôm trên cơ sở chữ hán, để trở thành văn tự chính thức trong hành chính, học hành thi cử. + Nho giáo vào Việt Nam đã bị biến đổi cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc:  Tạo nên một xã hội ổn định, nho gia đã tạo ra sự phụ thuộc của bộ máy quan lại vào nhà cầm quyền bằng hai biện pháp: thứ nhất là biện pháp kinh tế “Nhẹ lương nặng bổng“, thứ 2 là biện pháp tinh thần là “trọng đức khinh tài“ + Nho giáo vào Việt Nam coi trọng tình người: đây là truyền thống lâu đời của người Việt. 59
  11. + Tư tưởng Trung quân: vào Việt Nam gắn liền với tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sẵn có. + Xu hướng trọng văn hơn võ + Thái độ đối với nghề buôn: Trọng nông ức thương, vì người Việt chúng ta là mang đậm nét nông nghiệp lúa nước. - Sở dĩ nho giáo được Việt Nam dỡ ra, cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống của mình vì giữa văn hóa Việt Nam và nho giáo Trung Hoa có sự tương đồng với nhau. 2.4.Phật giáo 2.4.1. Sự hình thành và nội dung cơ bản của phật giáo - Đạo phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI tr.CN, người sáng lập do thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa), họ Gotama. Ông sinh năm 624 tr.CN, vào lúc ở Ấn Độ đạo Bà la Môn giáo đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp rất sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm với nỗi thống khổ của muôn đân là những nguyên nhân dẫn tới sự hình thành một tôn giáo mới. - Thực chất của đạo Phật là một Học Thuyết về nỗi thống khổ và sự giải thoát. Cốt lõi của học thuyết là tứ diệu đế: + Khổ đế: chân lý về bản chất của nỗi thống khổ phổ biến ở con người, sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt li khổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc,.... + Nhân đế: Nguyên nhân của nỗi khổ đó là do ái dục và vô minh. Dục vọng thể hiện bằng hành động gọi là nghiệp; hành động xấu khiến lãnh hậu quả của nó là nghiệp báo. Thành ra luẩn quẩn trong luân hồi không thoát ra được. 60
  12. + Diệt đế: là chân lý về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ bị tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra nỗi khổ bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn, nghĩa đen là không ham muốn, dập tắt. Đó là thế giới sụ giác ngộ, giải thoát. + Đạo đế: là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định), khai sáng trí tuệ (tuệ). Ba môn học này được học cụ thể trong khái niệm Bát chính đạo (tám nẻo đường chân chính). - Sau khi Phật tạ thế, do bất đồng trong chính kiến nên chia thành 2 phái + Phái Thượng Tọa (phái Tiểu Thừa là cỗ xe nhỏ phát triển xuống phía Nam gọi là Nam Tông): phái các vị trưởng lão, theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nguyên giáo phật, phật tử tự giác ngộ cho bản thân, chỉ thờ Phật Thích Ca và tu đến bậc La hán. + Phái Đại Chúng (phái Đại Thừa là cỗ xe lớn phát triển lên phía Bắc gọi là Bắc Tông): chủ trương không cố chấp kinh điển, khoan dung đại lượng trong thực hiện giáo luật, thu nạp tất cả những ai muốn qui y giác ngộ, giải thoát cho nhiều người, thờ nhiều phật, tu qua các bậc la hán, Bồ tát, Phật. 2.4.2. Quá trình xâm nhập và phát triển phật giáo ở Việt Nam - Theo đường biển, các nhà sư Ấn độ đã đem phật giáo vào Việt Nam ngay từ những năm đầu Công nguyên. Nuy lâu đã trở thành trung tâm phật giáo quan trọng. Sang thế kỷ thứ 4 – 5 lại có thêm luồng phật giáo Đại Thừa phái Bắc Tông tràn vào từ Trung Hoa. Chẳng mấy chốc đã thay thế luồng phật giáo Nam Tông có từ trước đó. - Từ Trung hoa có 3 tông phái phật giáo được truyền vào Việt Nam + Thiền tông: là tông phái do nhà sư Ấn Độ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) sáng lập ra ở Trung quốc vào đầu thế kỷ thứ 6. Chủ trương tập trung trí tuệ ngồi thiền để tìm ra chân lý. Thiền tông vào Việt Nam luôn đề cao cái Tâm, 61
  13. phật tại Tâm. Tu theo Thiền tông phải có khả năng trí tuệ cao, do vậy chỉ phổ biến giới trí thức thượng lưu. + Tịnh Độ Tông dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khổ, đó là việc hướng họ đến một cõi niết bàn cụ thể. Họ phải thường xuyên đi chùa lễ phật, thường xuyên tụng niệm phật. + Mật Tông: là phái sử dụng phép tu huyền bí như dùng linh phù, mật chú, ấn quyết... để thu hút tín đồ mau chóng đạt đến giác ngộ, giải thoát. Vào Việt Nam mật tông không tồn tại như một giáo phái riêng mà nhanh chóng hòa vào tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa, chữa bệnh, trừ tà,... - Đến thời Lý –Trần phật giáo đã phát triển một cách cực thịnh. Rất nhiều chùa tháp có qui mô to lớn kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời gian này như: chùa Phật tích, chùa Dạm, chùa Diên Hựu, chùa Phổ Minh,.... Trong thời kỳ này có 4 công trình lớn nổi tiếng gọi là An Nam tứ đại khí: + Tượng phật chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều Quảng Ninh được xây dựng từ thế kỷ XI có pho tượng phật bằng đồng đen cao 6 trượng (24 mét) đặt trong tòa phật điện cao 7 trượng, cách xa 10 dặm cũng trông thấy nóc điện + Tháp Báo Thiên: gồm 12 tầng cao 20 trượng do vua Lý thánh Tông cho xây dựng vào năm 1057 trên khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phía Tây hồ Lục Thủy (Hồ Gươm) bằng đá và gạch, riêng tầng 12 đúc bằng đồng. Đến năm 1414 bị quân Vương Thông tàn phá, đến thời pháp bị phá hủy hoàn toàn để xây nhà thờ Lớn trên đất ấy + Chuông Qui điền được vua Lý Thái Tông cho đúc vào năm 1104 định treo ở chùa Diên Hựu nhưng to quá. Đường kính 1, 5 trượng, cao 3 trượng 62
  14. nặng tới vài vạn cân. Đành để ở ngoài ruộng , rùa bò ra bò vào nên dân gọi là chuông qui điền. + Vạc Phổ Minh đúc bằng đồng thời vua Trần Nhân Tông, đặt tại chùa Phổ Minh (ngoại thành Nam Định),vạc sâu 4 thước, rộng 10 thước, nặng trên 7 tấn. Đến nay còn 3 trụ đá kê chân vạc trước sân chùa. - Sang nhà Lê, nhà nước lấy Nho giáo làm quốc giáo, phật giáo dần dần suy thoái. - Đầu thế kỷ XX phong trào chấn hưng phật giáo được dấy lên khởi đầu từ các đô thị ở Miền Nam những năm 30. Phật giáo dần dần phát triển mạnh và cho đến nay phạt giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam. 2.4.3. Những đặc điểm của phật Giáo Việt Nam - Tính tổng hợp: đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trưng nổi bật nhật của phật giáo Việt Nam + Phật giáo tổng hợp với tín ngưỡng dân gian, như hệ thống chùa tứ pháp thực chất vẫn là những đền miếu dân gian thờ những vị thần tự nhiên: Mây, mưa, sấm, chớp. Trong kiến trúc chùa phổ biến ở Việt Nam là thiền phật hậu thần (ở trước thờ phật, phía sau là thờ thần). + Phật giáo Việt Nam tổng hợp nhều tôn giáo khác như nho giáo, đạo giáo: tam giáo đồng qui, tam giáo đồng hành, tam giáo đồng nguyên (ba tôn giáo Phật, nho, đạo đều qui về một mối, ban đầu xuất phát cùng một nguyên nhân và cùng nhau phát triển trong hòa bình. Phật giáo Việt Nam cũng tổng hợp của ba tông phái khác nhau, các tông phái vào Việt Nam không có tách biệt rành mạch mà có liên quan, dính dánh với nhau. + Phật giáo Việt Nam kết hợp việc đạo với việc đời, các cao tăng được nhà nước mới ra tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. Đầu thế kỷ 63
  15. XX phật giáo đã tham gia hăng hái vào các hoạt động xã hội, thời Mỹ Diệm phật giáo đã xuống đường biểu tình chống lại các chính sách của Mỹ Diệm... - Khuynh hướng thiên về nữ tính + Là đặc trưng của văn hóa nông nghiệp: các vị phật ở Ấn độ là đàn ông sang VIệt Nam được biến thành phật bà quan âm với nghìn tay nghìn mắt + Ở Việt Nam có nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa bà Dâu, chùa bà Đậu, chùa bà Đanh... - Tính linh hoạt + Người Việt coi việc sống phúc đức, trung thực hơn đi chùa: thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ 3 tu chùa,... + Vào Việt Nam người dân coi các vị phật như các vị thần trong tín ngưỡng dân gian có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi tai họa: làm nên mây mưa, sấm chớp, ban cho người hiếm muộn con cái, ban phát tài lộc cho người dân làm ăn trong năm.... - Sự cải biến tính linh loạt tạo nên Phật giáo Hòa hảo: đạo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh độ làm căn bản, rồi kết hợp với đạo của dân tộc thờ ông bà tổ tiên mà đề ra thuyết Tứ Ân, trong tứ Ân ơn tam bảo xếp hàng thứ 3 còn ơn cha mẹ được xếp hàng thứ 1. 2.5. Đạo giáo - Từ đạo Gia đến đạo Giáo + Đạo giáo được hình thành trong phong trào khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc ở thế kỷ thứ II. Triết thuyết do Lão Tử đề xướng. Đạo của Lão Tử là chỉ cái Tự nhiên. Con người sống hòa nhập với tự nhiên đừng làm gì thái quá, mà theo luật âm dương . Áp dụng vào xã hội đương thời Lão Tử không tán thành lối cai trị cưỡng chế, áp đặt của xã hội đương thời. 64
  16. + Đạo giáo thờ Đạo và tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là Thái Thượng Lão Quân. Đạo giáo có 2 phái: Phái Đạo Giáo Phù Thủy là dùng các pháp thuật trị bệnh chủ yếu giúp cho dân thường khỏe mạnh. Đạo Giáo Thần Tiên dạy tu luyện, luyện đan giành cho quí tộc cầu trường sinh bất tử. - Sự thâm nhập và phát triển của đạo Giáo ở Việt Nam + Đạo giáo vào Việt nam từ cuối thế kỷ thứ II, đạo giáo kết hợp với các tín ngưỡng dân gian và đã có sức lan tỏa mạnh mẽ + Bên cạnh thờ ngọc hoàng thượng đế, Thái Thượng Lão Quân, thần Trấn Vũ, đạo giáo cũng còn thờ các vị thần khác do Việt Nam xây dựng: Đức Thánh Trần, Liễu Hạnh.. + Đạo giáo gắn liền với thuật lên đồng (đồng bóng), Đức Thánh Trần gọi là ông Đồng, còn Bà Đồng thì thờ tam phủ, tứ phủ, gọi là thờ chư vị, Lên đồng gọi là Hầu bóng, mỗi lần người gồi đồng được thần thánh nhập vào phán bảo hoặc chữa trị, ... gọi là Giá đồng. 2.6.Ki tô giáo - Ki tô giáo với văn hóa Việt Nam + Ki tô giáo du nhập vào Việt nam vào thế kỷ thứ XVI, các linh mục theo các đoàn thuyền buôn sang châu Á truyền đạo trong đó có Việt Nam. Năm 1533, một người tây dương tên là Ignatio theo đường biển lẻn vào giảng đạo ở làng Ninh Cường, Quỳnh Anh, Trà lũ (thuộc Nam Định); năm 1593 Nghệ An đã có 12 làng công giáo toàn tòng. + Cuối năm 1624 giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes sang truyền giáo ở Đàng trong và Đàng ngoài Việt Nam + Cuộc chiến tranh Nguyễn Ánh – Tây Sơn là cơ hội tốt cho sự bành trướng của giáo hội nước ngoài vào Việt Nam. Giám mục Bá Đa Lộc đại diện cho tòa thành ở Đàng Trong đã trở thành người đỡ đầu tích cực cho Nguyễn 65
  17. Ánh, ông đã đưa hoàng tử Cảnh đi Pháp và đại diện Pháp ký hiệp ước Versailles + Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi lập nên nhà Nguyễn mặc dù chịu ơn các giáo sĩ những nhà Nguyễn đã có những chính sách khá khắt khe với Ki tô giáo như chính sách cấm đạo và thậm chí là sát đạo. + Sau 4 thế kỷ truyền đạo, tới nay Ki Tô đã có chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam với khoảng 5 triệu tín đồ Công giáo và hơn nửa triệu tín đồ Tin Lành. - Văn hóa Phương Tây và văn hóa Việt Nam + Ki tô giáo vào Việt Nam đã có sự phân hóa linh hoạt và biến đổi cho phù hợp, thể hiện rõ trong kiến trúc nhà thờ pha lẫn với kiến trúc dân gian của người Việt. Do truyền thống trọng nữ ở Việt Nam đã đưa Đức mẹ Maria trên vị trí đặc biệt mà ở phương Tây không gặp. + Về văn hóa vật chất ảnh hưởng đáng kể nhất là phát triển đô thị, công nghiệp, và giao thông đây là các lĩnh vực mà Phương Tây mạnh. Về Đô thị từ mô hinh đô thị chức năng chính trị đã chuyển thành đô thị với chức năng công thương nghiệp chú trọng phát triển kinh tế. Ở đô thị lớn hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc. Nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khái thác mỏ, chế biến lâm sản,..... Về Kiến trúc xuất hiện kiến trúc đô thị với nhà cao tầng, vật liệu xây dựng mới nhưng có kết hợp tài tình với tính cách dân tộc mà hiện nay các kiến trúc đó còn có nhiều giá trị trong sử dụng và khai thác du lịch như: các tòa nhà của trường đại học Đông Dương, viện Viễn Đông Bác Cổ, các nhà thờ .... Về lĩnh vực giao thông thì xuất hiện hệ thống đường sắt, đượng bộ được xây dựng mở rộng, xây các cầu bắc qua sông suối như cầu Long Biên... + Lĩnh vực văn hóaTinh Thần: chữ quốc ngữ đã hình thành và phát triển song song với quá trình truyền đạo của các linh mục. Báo chí ra đời, phát triển 66
  18. mạnh mẽ nhất là ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội, tờ báo đầu tiên ra đời là Gia Định báo (năm 1865). Về văn hóa thì các loại tiểu thuyết hiện đại, thơ mới ra đời với các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu: Nguyễn Trọng quản, Xâu Diệu, Thế Lữ, Huy Cận, Hàm Mặc Tử,.... Trong ngôn ngữ Việt nam cũng vay mượn nhiều của ngôn ngữ Pháp để diễn tả những khái niệm mới, hay những hoạt động mới, đây là sự giao lưu văn hóa Việt Nam - Phương Tây,(các từ vay mượn như: mít tinh, ghi đông, ga ba ga,..). Nghệt thuật xuất hiện bút pháp tả thực của phương Tây, các loại hình nghệ thuật biểu diễn như kịch nói, cải lương, ca múa nhạc... phát triển mạnh. Trong giáo dục đã đào tạo theo hệ thống giáo dục của phương Tây, các môn học tự nhiên, xã hội được vào giảng dạy như: Toán, Vật lý, thiên văn, sử, địa.... Trong lĩnh vực tư tưởng thì các tư tưởng tư sản, sau đó là tương tưởng mác xít từ phương Tây cũng được truyền bá vào Việt Nam. 2.7.Tin lành - Đạo Tin lành ra đời ở châu Âu vào thế kỷ thế XVI có nguồn gốc chính trị, xã hội sâu xa. Trước hết là sự xuất hiện của giai cấp tư sản với những yêu cầu mới về chính trị, xã hội, tư tưởng tôn giáo. Đạo Tin lành ra đời xét về mặt văn hoá, tư tưởng được thúc đẩy bằng phong trào Văn hóa phục hưng - chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu thế kỷ XV - XVI. Với chủ trương đề cao con người, đề cao nhân tính, nhân quyền đối lại việc đề cao thần tính, thần quyền, đề cao tự do cá nhân, dân chủ và sự hưởng lạc, đối lại sự kìm hãm dục vọng và sự ràng buộc của chế độ phong kiến và luật lệ Công giáo, đề cao lòng yêu nước cụ thể đối lại đề cao lòng yêu Thiên Chúa và một nước Chúa chung chung diệu vợi... Văn hoá phục hưng - chủ nghĩa nhân văn đã tạo ra chiều kích mới về văn hoá, tư tưởng, cách nhìn mới về con người và tôn giáo, làm cơ sở cho việc nảy nở và tiếp thu những tư tưởng cải cách tôn giáo. Đến 67
  19. nay, chỉ gần năm trăm năm kể từ khi ra đời, đạo Tin lành phát triển với tốc độ rất nhanh, trở thành một tôn giáo lớn, đứng thứ ba sau đạo Hồi giáo, Công giáo với khoảng 550 triệu tín đồ của 285 hệ phái có mặt ở 135 nước của tất cả các châu lục, trong đó tập trung ở các nước công nghiệp tiên tiến như Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ. - Đạo Tin lành có nhiều tổ chức hệ phái. Mặc dù có những điểm khác nhau về nghi thức hành đạo và cách tổ chức giáo hội giữa các hệ phái, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở những nội dung, nguyên tắc chính. Có thể khái quát giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức của đạo Tin lành để so sánh với đạo Công giáo như sau: + Kinh thánh và giáo lý * Trước hết về Kinh thánh, cả hai tôn giáo Tin lành và Công giáo đều lấy Kinh thánh (gồm Cựu ước và Tân ước) làm nền tảng giáo lý. Đạo Tin lành đề cao vị trí của Kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Đạo Công giáo lại cho rằng ngoài Kinh thánh còn có những văn bản khác như nghị quyết các Công đồng chung, các sắc chỉ, thông điệp... của Giáo hoàng, về nguyên tắc cũng có giá trị như giáo lý. Đạo Tin lành đề cao Kinh thánh một cách tuyệt đối, tất cả tín đồ và chức vụ mục sư, truyền đạo đều sử dụng Kinh thánh, nói và làm theo Kinh thánh. Đối với đạo Tin lành, Kinh thánh có vị trí cực kỳ quan trọng. Trong các trường hợp, Kinh thánh giữ vai trò như một giáo sĩ trên cả hai phương diện mục vụ và truyền giáo. * Giáo lý của đạo Tin lành và Công giáo về cơ bản giống nhau. Cả hai tôn giáo đều thờ Thiên Chúa. Tuy nhiên, có một số chi tiết trong một số tín điều truyền thống của đạo Công giáo được đạo Tin lành sửa đổi và lược bỏ tạo ra sự khác biệt nhất định giữa đạo Tin lành và Công giáo. 68
  20. * Đạo Tin lành tin có sự hoài thai Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm của bà Maria nhưng cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu, sau đó không còn đồng trinh nữa. Thậm chí một số phái Tin lành cho rằng Kinh thánh nói Bà Maria sau khi sinh Chúa Giêsu còn sinh cho ông Giuse một số người con khác một cách bình thường. Do vậy, đạo Tin lành chỉ kính trọng chứ không tôn sùng thờ lạy bà Maria như đạo Công giáo. Bà Maria chỉ có công sinh và nuôi dạy Chúa Giêsu, chứ không phải là mẹ của Thiên Chúa. * Đạo Tin lành tin có Thiên sứ, có các thánh Tông đồ, các Thánh tử đạo và các Thánh khác, nhưng cũng chỉ kính trọng và noi gương, chứ không tôn sùng và thờ lạy họ như đạo Công giáo. Đạo Tin lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng cũng như các di vật. Không tôn sùng và thực hiện hành hương đến các Thánh địa, kể cả Giêrusalem, núi Xinai, đền thánh Phêrô và Phaolô. * Đặc biệt, đạo Tin lành không thờ lạy các hình tượng và họ cho rằng Kinh thánh đã dạy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đạo Tin lành có dùng các tranh ảnh, hình tượng trong sinh hoạt tôn giáo nhưng mang ý nghĩa tài liệu để giảng giải, truyền thụ. * Đạo Tin lành tin có Thiên đàng, Hoả ngục nhưng không quá coi trọng tới mức dùng nó làm công cụ khuyên thưởng răn đe, trừng phạt đối với con người. + Luật lệ, lễ nghi: Trong đời sống tín ngưỡng, đạo Tin lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin, cho rằng sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin chứ không phải vì những "hình thức ngoại tại" (tức là không phải vì các luật lệ, lễ nghi). Do đó luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của đạo Tin lành đơn giản không cầu kỳ, rườm rà như đạo Công giáo. + Trong bảy phép Bí tích của đạo Công giáo (Rửa tội, Thêm sức, Giải tội, Thánh thể, Sức dầu, Truyền chức, Hôn phối) đạo Tin lành chỉ thừa nhận và 69
nguon tai.lieu . vn