Xem mẫu

  1. BÀI 3: CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á Giới thiệu: Bài học này cung cấp các kiến thức về các đặc trưng cơ bản về văn hóa của 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.. Mục tiêu: - Người học nắm được một số đặc điểm cơ bản về vị trí địa lý, thể chế chính trị, điều kiện tự nhiên ... của các nước Đông Nam Á (11 quốc gia) - Hiểu được những phong tục, tập quán và lễ hội tiêu biểu đại diện cho những nét văn hóa đặc sắc của từng quốc gia trong cộng đồng các nước Đông Nam Á - ASEAN. Nội dung chính: 1. Indonesia và Đông Timo 1.1.Indonesia 1.1.1.Những nét nổi bật 1.1.1.1.Dân số và tộc người Theo Văn phòng Thống kê Trung ương Indonesia ước tính dân số hiện nay của Indonesia đã đạt hơn 249 triệu người, là quốc gia đông dân nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 3 châu Á và đứng thứ 4 thế giới. Trong đó, đảo Java của Indonesia là đảo đông dân nhất thế giới hiện nay với khoảng 130 triệu người. Mặc dù Indonesia có một chương trình kế hoạch hóa gia đình khá hiệu quả được thực thi từ thập niên 1960, dân số nước này được cho sẽ tăng lên khoảng 315 triệu người năm 2035, dựa trên mức ước tính tỷ lệ tăng hàng năm hiện nay là 1,25%. Có khoảng 300 sắc tộc bản địa và 742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ khác nhau tại Indonesia, . Nhóm đông nhất là người Java, chiếm 42% dân số, và có ưu thế văn hóa cũng như chính trị. Người Sunda, Malay, và Madur là các nhóm lớn Page 103
  2. nhất ngoài Java. Người Indonesia gốc Hoa là sắc tộc thiểu số có ảnh hưởng dù chiếm chưa tới 1% dân số. Tiếng Indonesia là ngôn ngữ quốc gia, , được dạy trong các trường học và đại học, và được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia. Đây là ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục và hàn lâm. Về nguồn gốc nó từng là một ngôn ngữ chung cho hầu hết cả vùng, gồm cả nước Malaysia hiện nay, và vì thế có quan hệ chặt chẽ với tiếng Malaysia. Tuy nhiên, đa số người dân Indonesia nói ít nhất một trong hàng trăm ngôn ngữ địa phương thường như tiếng mẹ đẻ. Trong số các ngôn ngữ đó, tiếng Java được sử dụng nhiều nhất bởi nó là ngôn ngữ của nhóm sắc tộc lớn nhất. 1.1.1.2.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea) và Sulawesi. Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Thủ đô Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang. Với đặc điểm địa lý trênIndonesia được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo". Với diện tích 1.907.540 km² (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước đứng thứ 14 trên thế giới về diện tích đất liền. Mật độ dân số trung bình là 142 người trên km², đứng thứ 80 trên thế giới dù Java hòn đảo đông dân nhất thế giới có mật độ dân số khoảng hơn 1000 người trên km² Nằm ở độ cao 4.884 mét, Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145 km². Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan và gồm các sông Mahakam và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo. Page 104
  3. Do nằm trên các rìa của các mảng Thái Bình Dương, Âu-Á, và Úc nên Indonesia trở thành nơi có nhiều núi lửa và thường xảy ra các vụ động đất. Indonesia có ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động, gồm cả Krakatoa và Tambora, cả hai núi lửa này đều đã có những vụ phun trào gây phá hủy lớn trong thế kỷ XIX. Tuy nhiên, tro núi lửa là một yếu tố đóng góp vào sự màu mỡ của đất trong lịch sử từng giúp nuôi sống mật độ dân cư dày tại Java và Bali. Nằm dọc theo xích đạo, Indonesia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa và khô riêng biệt. Lượng mưa trung bình hàng năm tại các vùng đất thấp khoảng từ 1.780 –3.175 milimét và lên tới 6.100 milimét tại các vùng núi. Các vùng đồi núi—đặc biệt ở bờ biển phía tây Sumatra, Tây Java, Kalimantan, Sulawesi, và Papua—có lượng mưa lớn nhất. Độ ẩm nói chung cao, trung bình khoảng 80%. Nhiệt độ ít thay đổi trong năm; trung bình tại Jakarta là 26–30 °C Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ Indonesia. Đất canh tác 8% (3% được tưới), đồng cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15%. Khoáng sản chính của Indone: dầu khí, thiếc, niken, bauxit, đồng, than, vàng bạc. Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới— chỉ sau Brazil— và hệ động thực vật của nó là sự pha trộn của các giống loài châu Á và Australasia. Khi còn kết nối với lục địa châu Á, thềm Sunda (Sumatra, Java, Borneo, và Bali) có hệ động vật châu Á rất phong phú. Các loài thú lớn như hổ, tê giác, đười ươi, voi, và báo, từng hiện diện với số lượng lớn tới tận phía đông Bali, nhưng số lượng và diện tích phân bố của chúng đã giảm mạnh, đặc biệt ở Indonesia có loài Rồng komodo (Varanus komodoensis) là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2–3 m. Đây là một loại thuộc họ kỳ đà và sống trên nhiều đảo của Indonesia, năm 2011 con vật này đã được chọn làm biểu tượng linh vật của SEA Games 26. Rừng bao phủ khoảng 60% đất nước.Tại Sumatra và Kalimantan, có rất nhiều loài động vật châu Á. Tuy nhiên, rừng đang suy giảm, và số lượng dân cư đông đảo tại Java càng Page 105
  4. khiến tình trạng phá rừng tăng cao lấy đất sinh sống và canh tác. Sulawesi, Nusa Tenggara, và Maluku—từng tách rời khỏi lục địa từ lâu—đã phát triển hệ động thực vật của riêng mình. Papua từng là một phần của lục địa Úc, và là nơi có hệ động vật duy nhất có liên quan gần gũi với hệ động thực vật Australia, với hơn 600 loài chim. Indonesia đứng thứ hai chỉ sau Australia về mức độ loài đặc hữu, với 26% trong tổng số 1.531 loài chim và 39% trong tổng số 515 loài có vú là động vật đặc hữu. Bờ biển dài 80.000 kilômét (50.000 dặm) của Indonesia được bao quanh bởi các biển nhiệt đới cũng đóng góp vào mức độ đa dạng sinh thái cao của nước này. Indonesia có nhiều hệ sinh thái biển và bờ biển, gồm các bãi biển, đụn cát, cửa sông, bãi lầy, rặng san hô, bãi cỏ biển, bãi bùn ven biển, bãi thuỷ triều, bãi tảo, và các hệ sinh thái nhỏ trong đất liền. Mặc dù vậy, với dân số đông và cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng của Indonesia đã đặt ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng và thường không được chú trọng nhiều. Các vấn đề này gồm phá rừng trên quy mô lớn (đa số là trái phép) và những trận cháy rừng gây ra những đám khói dày che phủ nhiều vùng phía tây Indonesia, Malaysia và Singapore; khai thác quá mức các nguồn tài nguyên biển; và các vấn đề môi trường đi liền với sự đô thị hóa và phát triển kinh tế quá nhanh, gồm ô nhiễm không khí, tắc đường, quản lý rác, và xử lý nước thải. Điều này đòi hỏi Indonesia phải có những chính sách đúng đắn để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 1.1.1.3.Thủ đô, thể chế chính trị, tiền tệ Jakarta là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Indonesia. Nó cũng là một tỉnh của Indonesia. Trước đây thành phố được biết đến với những cái tên như là Sunda Kelapa, Jayakarta và Batavia. Jakarta tọa lạc trên bờ tây bắc của đảo Java, có diện tích 661,52 km² và dân số 8.792.000 người năm 2004. Jakarta đã phát triển hơn 490 năm và hiện là vùng đô thị có mật độ dân cư xếp thứ 9 thế giới. Vùng đô thị Jakarta được gọi là Jabotabek và có hơn 30 triệu người và nó bao gồm Vùng Đại đô thị Jakarta-Bandung. Page 106
  5. Indonesia là một nước cộng hòa với một hệ thống tổng thống. Với tư cách một quốc gia đơn nhất, quyền lực tập trung trong tay chính phủ trung ương. Sau cuộc từ chức của Tổng thống Suharto năm 1998, chính trị Indonesia và các cơ cấu chính phủ đã trải qua những cuộc cải cách lớn. Bốn sửa đổi đã được tiến hành với Hiến pháp Indonesia năm 1945sắp xếp lại các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Tổng thống Indonesia là lãnh đạo quốc gia, tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Indonesia, và là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, lập chính sách cùng quan hệ đối ngoại. Tổng thống chỉ định một hội đồng bộ trưởng, các thành viên của hội đồng không buộc phải là các thành viên được bầu của nghị viện. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 là cuộc bầu cử đầu tiên dân chúng được trực tiếp bầu ra tổng thống và phó tổng thống. Tổng thống có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Cơ quan đại diện cao nhất ở cấp quốc gia là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (MPR). Các chức năng chính của cơ quan này là hỗ trợ và sửa đổi hiến pháp, chứng nhận tổng thống nhậm chức, chính thức hoá các khuôn khổ của chính sách quốc gia. Cơ quan này có quyền buộc tội tổng thống. MPR gồm hai viện; Hội đồng Đại diện Nhân dân (DPR) với 550 thành viên và Hội đồng Đại diện Khu vực (DPD) với 128 thành viên. DPR thông qua các luật và giám sát nhánh hành pháp; các thành viên thuộc các đảng chính trị được bầu với nhiệm kỳ 5 năm theo đại diện tỷ lệ. Những cải cách từ năm 1998 đã làm tăng đáng kể vai trò của DPR trong việc điều hành quốc gia. Tại Indonesia, đa số các tranh chấp dân sự đều được đưa ra trước Tòa Nhà nước; các vụ phúc thẩm được xử tại Tòa Cấp cao. Tòa án Tối cao là tòa cấp cao nhất của nhà nước, và đưa ra phán quyết cuối cùng về các vụ phúc thẩm sau khi đã xem xét lại vụ việc. Các tòa khác gồm Tòa Thương mại, xử các vụ phá sản và mất khả năng thanh toán, một Tòa án Hành chính Quốc gia xử các vụ về luật hành chính chống lại chính phủ; một Tòa án Hiến pháp xử các vụ về tính hợp pháp của pháp luật, các cuộc bầu cử, giải tán các đảng chính trị, và phạm vi Page 107
  6. quyền lực của các định chế nhà nước; và một Tòa án Tôn giáo để xử các vụ án tôn giáo riêng biệt. Rupiah (Rp) là tiền tệ chính thức của Indonesia. Đồng tiền này được Ngân hàng Indonesia phát hành và kiểm soát, mã tiền tệ ISO 4217 của rupiah Indonesia là IDR. Ký hiệu sử dụng trên tiền giấy và tiền kim loại là Rp. Tên gọi này lấy từ đơn vị tiền tệ Ấn Độ rupee. Đơn vị đồng tiền rupiah được chia thành 100 sen, dù lạm phát đã khiến cho các đồng bạc giấy và tiền xu kim loại có mệnh giá sen không được sử dụng. Hiện nay, tỷ giá quy đổi: 1 Rp = 1,6 VND 1.1.2.Văn hóa, phong tục, tập quán đặc sắc 1.1.2.1.Tín ngưỡng, tôn giáo Indonesia chính thức công nhận sáu tôn giáo: Hồi giáo; Tin Lành, Công giáo La Mã; Ấn độ giáo; Phật giáo và Nho giáo. Tín đồ Hồi giáo chiếm khoảng 86,1% dân số. Kitô giáo (trong đó khoảng hai phần ba theo Tin Lành) có 9% dân số là tín đồ. 3% là tín đồ Hindu giáo (đa số là người Bali) và 2% là tín đồ Phật giáo (đa số là người Hoa) hoặc tôn giáo khác. 1.1.2.2.Phong tục, tập quán đặc sắc Lối sống truyền thống Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và nói chung là họ rất lịch sự, không phê bình trực tiếp một người nào đó và thường tán thành những điều người đó nói hơn là làm mất lòng. Họ cũng thích nói một điều gì đó hơn là tỏ ra không biết trả lời. Những điều cấm kỵ Đối với người Indonesia, việc mang dép, quần áo tắm, quần soọc hay áo không dây sẽ bị xem là không lịch sự. Quần lửng có thể chấp nhận được nếu đó là một loại quần rộng thùng thình dài gần chạm đầu gối. Page 108
  7. Mặc dầu những nơi thờ phụng được mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng khi muốn vào cũng phải có sự cho phép, đặc biệt là khi những nghi lễ đang được tiến hành, và tất cả mọi người phải bảo đảm rằng đã ăn mặc chỉnh tề. Họ phải luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó. Tránh xúc phạm người khác Người Indonesia không bằng lòng khi bị vuốt đầu vì đầu được xem là nơi ngự trị của linh hồn và do đó rất linh thiêng. Theo văn hoá truyền thống của người Gia-va, người nhỏ tuổi hơn không nên ngẩng đầu cao hơn người trưởng thượng. Vì vậy, đôi khi người Gia-va hạ thấp cổ khi chào một ai đó, hay phải hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng. Khi đưa hay nhận một vật gì người Indonesia thường dùng tay phải. Và để thể hiện sự kính trọng những người có địa vị cao hay người lớn tuổi, khi trao vật gì đó cho họ thì phải dùng cả hai tay. Nói chuyện với người nào đó mà chống nạnh là không lịch sự và bị xem như là có thái độ coi khinh. Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu và chào hỏi. Tại Indonesia, cách đúng đắn khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử động các ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt. Cách thức ra hiệu của người phương Tây, với ngón tay trỏ ngoắc ngoắc hướng lên làm cho người khác không hiểu và được xem là bất lịch sự. Phong tục tặng quà của người Indonesia - Trong các cuộc gặp đầu tiên, tặng cho đối tác các món quà nhỏ là một cách tốt nhất biểu thị sự quan tâm và chân thành trong việc thiết lập các mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, các món quà phải vừa phải, có thể là biểu tượng của đất nước hay chỉ là logo của công ty đối tác. - Có thể tặng những món quà nhân dịp trở về nhà, khi được mời đến nhà của người Indonesia, hay là cảm ơn một ai đó đã giúp đỡ .. Page 109
  8. - Người Indonesia gốc Trung Quốc rất thích được tặng thực phẩm, nhưng nhớ không nên mang thức ăn đến các bữa tiệc tối khi được mời (trừ phi đã được đồng ý trước đó) vì việc đó sẽ có hàm ý là chủ nhà không có đủ thức ăn để thết đãi . Thay vào đó, việc gửi tặng thức ăn sau đó được xem như là món quà cảm ơn. Kẹo hay lẵng trái cây là sự lựa chọn tốt nhất. - Người Indonesia gốc Trung Quốc có thể từ chối nhận món quà đến 3 lần rồi sau đó mới nhận vì họ sợ cho là tham lam. - Không gói quà là một phần của văn hoá Indonesia. Khi nhận quà, người nhận thường nói “Cám ơn” và đặt quà sang một bên và chỉ mở quà ra khi nào người tặng quà đi khỏi. - Hoa cũng là món quà phổ biến nhưng số lượng bông hoa phải là số chẵn bởi vì người Indonesia cho rằng tặng số lượng hoa lẻ là một điềm không may. - Khi đàn ông tặng hoa cho một phụ nữ có thể xảy ra hiểu nhầm. Do vậy, khi tặng quà họ thường nói là món quà này là do vợ mình gửi tặng. - Trong dịp Tết nguyên đán, người ta thường tặng tiền cho trẻ em và những người có quan hệ làm ăn buôn bán thường xuyên với họ và tiền thường được đựng trong phong bì đỏ. Món quà này được gọi là “hồng bao”. Những ông chủ thường tặng “hồng bao” cho các nhân viên của mình tương đương với một tháng lương. Những món quà không nên tặng: - Tránh tặng dao, kéo hay các đồ vật nhọn khác vì họ cho là dễ bị cắt đứt mối quan hệ - Nên tránh tặng các vật thường được sử dụng trong tang lễ như những đôi dép bằng rơm, đồng hồ, khăn tay, quà tặng được gói bằng giấy màu trắng, đen hay màu xanh - Không nên tặng áo quần hay mỹ phẩm không phù hợp với đạo Hồi Page 110
  9. - Đối với những người theo đạo Hồi không nên tặng rượu, nước hoa, thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn hay những đồ như: dao, chó đồ chơi, tranh hình con chó.. - Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món làm từ thịt bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác. Ngoài ra, cũng không nên tặng các đồ vật làm từ da. Những điều cần lưu ý: - Tôn trọng những qui tắc trong văn hoá Indonesia - Không nên mang kính mát khi nói chuyện với người Indonesia - Nên bắt tay và gật đầu nhẹ khi nói chuyện với người Indonesia (kể cả phụ nữ) hay lúc tạm biệt - Đứng dậy khi thấy người Indonesia bước vào phòng - Sử dụng chức vụ và tên khi xưng hô với người Indonesia. Điều này được xem là lịch sự khi chào hỏi một ai đó có chức vụ ngang bằng hoặc cao hơn. - Người Indonesia rất thích được khen ngợi - Quà thường được nhận, nhưng không nên mở ngay ra trước mặt người tặng - Không nên phục vụ các món ăn được chế biến từ thịt heo cho người Indonesia theo đạo Hồi - Nhiều người Indonesia không dùng thức uống có cồn - Hãy cẩn thận với những lời chế nhạo, mỉa mai - Người Indonesia rất kính trọng người cao tuổi - Đứng bỏ tay vào túi quần bị xem là kiêu ngạo - Ra hiệu ai đó bằng tay hoặc chân bị xem là không lịch sự - Không nên có các cuộc hẹn vào lúc 11h sáng đến 1h chiều vào các ngày thứ 6 vì thời gian này hầu hết mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ. Page 111
  10. - Không nên bắt tay hay nhận một vật gì đó bằng tay trái vì tay trái bị xem là không sạch sẽ. 1.1.2.3.Những lễ hội Đất nước Indonesia là đất nước của những lễ hội. Hàng năm có rất nhiều lễ hội được tổ chức tại đây. Mỗi lễ hội là đặc trưng cho mỗi nền tôn giáo khác nhau. Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc cho nên mỗi nhóm sẽ có nét văn hóa khác biệt mặc dù đã trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với ảnh hưởng từ các nước như Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và Châu Âu Lễ Tahun Baru Masehi Tahun Baru Masehi là lễ hội đón năm mới ở Indonesia. Vào ngày này người dân của Indonesia thường tụ tập tại những trung tâm lớn để vui chơi giải trí hay hòa vào những hoạt động văn hóa đặc sắc và thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị truyền thống được làm từ gạo là nguồn lương thực chủ yếu. Tết Tahun Baru Hijiriah Tahun Baru Hijiriah là tết của người Hồi giáo, còn được gọi là Tết Hijiriah. Ngày tết được tổ chức theo cách tính thời gian của đạo Hồi. Thông thường vào ngày này nói chung ở các thành phố lớn của Indonesia đều tổ chức bắn pháo hoa đón mừng năm mới. Các thanh thiếu niên trên xe máy hoặc ô tô đổ ra đường đi diễu hành xung quanh các thành phố. Có biểu diễn thổi kèn, đánh trống rất rộn rã. Một số hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức tại các trung tâm lớn để mọi người cùng tham gia. Những sân khấu ngoài trời thường được mở cửa với hàng loạt hoạt động nghệ thuật như hát, nhảy, múa rối… Đêm Hijiriah, người dân tại Hijiriah thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh Koran, nghe những bài hát đạo Hồi. Một số tổ chức Hồi giáo mở cửa các chợ, cung cấp thực phẩm, tiền, dịch vụ y tế miễn phí cho dân nghèo, đặc biệt là người già và trẻ em. Ngày lễ tết của người dân Indonesia theo đạo Hồi khá trầm lắng chứ không sôi động như ngày kết thúc tháng Ramadan. Khi đó, mọi người thường xin lỗi lẫn nhau vì những va chạm trong quá khứ và đi thăm cha mẹ. Page 112
  11. Tết Tahun Baru Saka Tahun Baru Saka hay còn được gọi là Nyepi là ngày tết được tổ chức hàng năm theo cách tính thời gian của đạo Hindu. Nó được xem như ngày chào đón một năm mới riêng của các tín đồ Hindu ở Bali. Tất cả dân làng cùng tập trung ở một khu vực để ăn mừng và tham giac các hoạt động vui chơi giải trí cũng được tổ chức tại các sân khấu trung tâm của đảo. Tết Tahun Baru Imlek Tahun Baru Imlek là ngày lễ quốc gia Indonesia. Theo âm lịch Trung Quốc, Tahun Baru Imlek còn được gọi là Imlek. Trong những ngày này, múa lân trở thành hoạt động thường nhật tại nhiều thành phố, đặc biệt là ở các trung tâm mua sắm vì người ta cho rằng ý nghĩa của múa lân mang lại sự thịnh vượng, bình an cho cuộc sống của mọi người. Vào dịp Tết Imlek, các cuộc thi thể thao, biểu diễn thời trang liên tục diễn ra. Các khu chợ cung cấp thực phẩm, tiền cho người nghèo. Nhiều cửa hàng, trung tâm mua sắm tràn ngập màu đỏ và hình trang trí kiểu Trung Quốc. Những người gốc Trung Quốc tại Indonesia cũng hay có thói quen gửi thiếp mừng năm mới tặng du khách, bè và người thân. Lễ hội Kasada Lễ hội Kasada gắn liền với truyền thuyết dân gian mang ý nghĩa sâu sắc của người dân Indonesia đối với các bậc tiền nhân. Ngôi đền Pura Luhur Poten là nơi tổ chức lễ hội Yadnya Kasada hàng năm của người dân Indonesia. Sự kiện này diễn ra trong suốt 1 tháng, và vào ngày 14 của tháng người Tengger sẽ tụ họp ở đền để cầu nguyện thượng đế Ida Sang Hyang Widi Wasa và Mahameru (Mt Semeru). Sau đó đoàn người sẽ dọc theo hơn 50 bậc đá để lên đỉnh Mt Bromo, nơi đặt rất nhiều đồ cúng tế: hoa quả, gạo muốn và các thực phẩm địa phương, rồi sẽ được ném cả vào lòng núi lửa đang bốc khói. Lễ hội Ramadan Ramadan là dịp lễ kéo dài suốt tháng 9 theo lịch Hồi giáo (tuỳ theo từng năm nhưng thường rơi vào khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch). Page 113
  12. Lễ hội diễn ra trong cộng đồng người theo đạo Hồi ở bất cứ quốc gia nào. Người theo đạo Hồi coi tháng lễ Ramadan là khoảng thời gian để cầu nguyện và tẩy rửa tội lỗi. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội họ nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hút thuốc và không quan hệ tình dục từ lúc mặt trời mọc cho tới lúc mặt trời lặn. Họ cũng đọc kinh Coran, tích cực làm điều thiện và tránh làm các điều không tốt lành như nói dối, mắng chửi… Ramadan mang ý nghĩa là tháng lễ nhịn ăn đặc biệt của người Hồi giáo trên thế giới. 1.2.Đông Timos 1.2.1.Những nét nổi bật về đất nước Đông Timor 1.2.1.1.Dân số và tộc người Đông Timor tên đầy đủ: Cộng hòa Dân chủ Đông Timor là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm nửa phía Đông của đảo Timor, những đảo lân cận gồm Atauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia. Đông Timor là một đất nước nhỏ bé với 15.410 km² cách thành phố Darwin, Úc khoảng 640 km về phía tây bắc. Dân số Đông Timor khoảng 1 triệu người và đặc biệt tập trung tại các vùng xung quanh thủ đô Dili. Người Timor được gọi là Maubere gồm một số sắc tộc riêng biệt, chủ yếu là hậu duệ lai của người Malay - Polynesia và Melanesia/Papua. Các nhóm sắc tộc Malay-Polynesia lớn nhất là Tetum (hay Tetun) với khoảng 100.000 người chủ yếu ở bờ biển phía nam và xung quanh Dili; người Mambae có khoảng 80.000 ở vùng núi non trung tâm; người Tukudede có khoảng hơn 60.000 ở vùng quanh Maubara; người Galoli có khoảng 50,000 sinh sống giữa các bộ lạc Mambae và Makasae; người Kemak có khoảng 50,000 phân bố ở hòn đảo trung bắc Timor; và người Baikeno có khoảng 20,000 ở vùng quanh Pante Macassar. Các bộ tộc chính chủ yếu có nguồn gốc Papuan gồm Bunak có khoảng 50,000 sống ở vùng nội địa trung tâm của đảo Timor; người Fataluku có khoảng 30,000 sống ở mũi phía đông hòn đảo gần Lospalos; và người Makasae ở phía đông cuối hòn đảo. Ngoài ra, có một Page 114
  13. phần nhỏ dân cư là người lai Timor và Bồ Đào Nha. Đông Timor cũng có một số lượng nhỏ người Trung Quốc, chủ yếu là người Khách Gia. 1.2.1.2.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Đảo Timor là một bộ phận của quần đảo Mã Lai và là phần lớn nhất và xa nhất về phía đông của cụm đảo Lesser Sunda. Về phía bắc của đảo nhiều núi đồi là eo biển Ombai và eo biển Wetar, về phía nam Biển Timor tách đảo với Úc, trong khi phía tây là tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia. Điểm cao nhất của Đông Timor là Núi Ramelau (còn được gọi là Núi Tatamailau ở độ cao 2.963 mét. Về mặt địa chất, Ti-mo chủ yếu là trầm tích biển, nhiều nhất là đá vôi. Với nhiều núi đá vôi lởm chởm, khúc khuỷu chạy dài theo hòn đảo, ngọn núi cao nhất ở đây là ngọn Con-muy Ta-ta-mai-lan (cao 2963m). Bên cạnh đó còn có các đồng bằng duyên hải hẹp. ít sông lớn và thung lũng. Khí hậu Đông Ti-mo chia ra hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng năm đến tháng Mười một và mùa mưa từ tháng Mười một đến tháng Năm. Miền Nam lượng mưa lớn hơn (kể cả mùa khô, nên cây cối xanh tươi quanh năm) và hay gây lụt lội. Nhiệt độ trung bình ở duyên hải miền Bắc là 350C, vào tháng Mười một có thể cao hơn; ở vùng thấp là miền Nam nhiệt độ 300C, ban đêm xuống còn 200C. Ở miền núi ngày nóng, đêm mát mẻ, ở vùng núi cao rất lạnh. 1.2.1.3.Thủ đô, thể chế chính trị, tiền tệ Thủ đô, thành phố lớn nhất và là cảng chính là Dili, thành phố lớn thứ nhì là thành phố Baucau ở phía đông. Dili có sân bay quốc tế đang hoạt động duy nhất, mặc dù có các sân bay nhỏ ở Baucau và Oecusse được dùng cho các chuyến bay nội địa. Đường băng của sân bay Dili không thể chịu được các máy bay vận tải lớn Đông Timor theo chế độ cộng hòa bán tổng thống. Đứng đầu nhà nước là Tổng thống Đông Timor, được bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu với nhiệm Page 115
  14. kỳ 5 năm. Mặc dù vai trò chỉ mang tính biểu tượng và quyền hành pháp hạn chế, tổng thống có quyền phủ quyết đối với một vài loại đạo luật. Sau bầu cử, tổng thống sẽ chỉ định người đứng đầu đảng đa số hoặc liên minh đa số trong nghị viện làm Thủ tướng Timor-Leste. Là người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng sẽ điều hành Nội các. Cơ quan lập pháp duy nhất ở Đông Timor là Nghị viện quốc gia đơn viện, các nghị sĩ được đầu phổ thông cho nhiệm kỳ 5 năm. Số ghế có thể thay đổi từ mức tối thiểu 52 đến mức tối đa 65 ghế, mặc dù có trường hợp ngoại lệ là 88 thành viên như hiện tại, do đây là nhiệm kỳ đầu tiên. Hiến pháp Đông Timor phỏng theo Bồ Đào Nha. Đất nước vẫn đang trong quá trình xây dựng hệ thống hành chính và cơ quan chính phủ hoàn chỉnh. Centavo là đơn vị đếm dành cho các tiền kim loại do Nhà nước Đông Timor phát hành từ năm 2003 để bổ sung cho tiền giấy và tiền kim loại đô la Mỹ lưu thông chính thức tại Đông Timor (Đông Timor không phát hành tiền giấy). Hiện có các loại tiền kim loại mệnh giá 1, 5, 10, 25, 50 centavo có trang trí hình các loài thực vật và động vật đặc hữu của Đông Timor. Tỷ giá quy đổi: 1 centavo = 1 cent Mỹ = 234,5 VND 1.2.2.Văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc Văn hoá Đông Timor phản ánh nhiều ảnh hưởng, gồm Bồ Đào Nha, Công giáo La mã, và Malaysia, trên các văn hoá Nam Đảo (Austronesia) và Melanesia của Timor. Văn hoá Đông Timor bị ảnh hưởng mạnh bởi các truyền thuyết Nam Đảo, dù ảnh hưởng của Ki-tô giáo cũng khá mạnh mẽ. Nước này có truyền thống mạnh về thi ca. Về kiến trúc, có một số công trình kiến trúc Bồ Đào Nha, cùng với những ngôi nhà totem truyền thống ở vùng phía đông. Chúng được gọi là uma lulik (những ngôi nhà linh thiêng) trong tiếng Tetum, và lee teinu (những ngôi nhà có chân) tại Fataluku. Nghề thủ công cũng phổ biến, như dệt khăn quàng truyền thống hay tais. 1.2.2.1.Tín ngưỡng, tôn giáo Page 116
  15. Một trong những nét tiêu biểu mang lại sự độc đáo và đặc trưng cho văn hóa Đông Timor đó chính là tôn giáo. Đông Timor trở thành nước thứ hai ở Châu Á có số người theo đạo Công giáo Rôma lên đến 90%. Ngoài Công giáo thì Đông Timor còn có những tôn giáo khác như Hồi giáo, Tin Lành, đạo Hindu và đạo Phật, tín ngưỡng duy linh truyền thống. 1.2.2.2.Phong tục, tập quán Văn hóa giao tiếp Theo văn hóa Đông Timor, khi được mời dùng bữa, khách thường ăn chung với chủ gia đình, vợ và con cái sẽ lo phục vụ rồi ăn sau. Theo phép lịch sự, chỉ nên lấy ít thức ăn lúc đầu, rồi sau đó xin thêm. Điều đó khiến chủ nhà vui vì khách thích thức ăn của họ. Ẩm thực Ẩm thực từ lâu đã được xem là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự đặc sắc, đặc trưng cho văn hóa Đông Timor. Với lịch sử bị đô hộ bởi thực dân Bồ Đào Nha vào thế kỷ XVI đồng thời bị xâm lăng và chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1975, chính vì thế ẩm thực chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ẩm thực Đông Nam Á cũng như ẩm thực Bồ Đào Nha. Các nguyên liệu thường xuyên được sử dụng trong các món ăn của Đông Timor chủ yếu là các loại cá, thịt lợn, húng quế, me, các loại đậu, gạo, ngô, rau củ và các loại rau quả nhiệt đới như xoài, mít, sầu riêng. Bên cạnh đó, người Đông Timor thường chế biến các món ăn theo hai trường phái là món chay và món mặn. Món chay với nguyên liệu chủ yếu như khoai lang, ngô, sắn, các loại đậu còn món mặn với nguyên liệu là thịt gia cầm, thịt lợn, thịt dê, cá. Những món ăn tiêu biểu tạo nên nét đặc trưng cho Đông Timor là món Tapai, món Caril, Feijioada, Pastel de nata, bánh Bibinka, Akar 1.2.2.3.Các lễ hội ở Đông Timor Lễ hội văn hóa và ẩm thực Đông Timor Page 117
  16.  Thời gian diễn ra: Tháng 3 Lễ hội văn hóa nổi tiếng ở Đông Timor này được diễn ra vào đầu tháng 3 đây cũng chính là lễ hội về ẩm thực lớn hàng đầu của Đông Nam Á. Trong khi diễn ra lễ hội thì thường có các hoạt động giải trí khác bên lề như khiêu vũ truyền thống cùng các hoạt động âm nhạc, giải trí khác và quan trọng nhất là các hoạt động về ẩm thực trong suốt quãng thời gian diễn ra. Ngày độc lập  Thời điểm diễn ra: 20 tháng 5 Ngày lễ độc lập là một dịp lễ quan trọng bậc nhất của Đông Timor vì đây chính là ngày đánh dấu sự chuyển giao của liên hiệp quốc về chủ quyền của quốc đảo này. Trong dịp lễ này toàn quốc diễn ra diễu hành, cùng các hoạt động tại thánh lễ. Lễ hội vì hòa bình (Festa ba Dame)  Thời điểm diễn ra: Tháng 6 Lễ hội Hòa Bình được tổ chức vào tháng 6 hàng năm ở đảo quốc. Lễ hội là nơi diễn ra các hoạt động tổ chức triển lãm của giới nghệ thuật chuyên sâu trong nước đặc biệt liên quan tới khiêu vũ. Ý nghĩa của lễ hội này nhằm mục đích phát triển cá nhân nâng cao nhận thức người dân tránh xa bạo lực nhé. Ngày hội văn hóa Ramelau  Thời điểm diễn ra: Tháng 10 Lễ hội được đặt theo tên của ngọn núi cao nhất cả nước. Đây chính là thời điểm là sự kiện văn hóa lớn bậc nhất được tổ chức tại Đông Timor. Lễ hội được diễn ra tại quận Ainaro và diễn ra thường niên trong tháng 10. Các sự kiện chính của lễ hội gồm: Tôn vinh Núi Ramelau, tự nhảy múa, ca hát cho tới triển lãm xung quanh biểu tượng mới của du lịch Đông Timor này. Lễ hội Carnival Timor  Thời gian diễn ra: Tháng 2 hoặc 3 Page 118
  17. Lễ hội thường niên này được tổ chức tại thủ đô Dili vào tháng 2 hoặc 3 hàng năm và là lễ hội vui nhộn tràn ngập âm nhạc và đa sắc tộc. Tại lễ hội thường diễn ra các cuộc diễu hành với các bộ trang phục truyền thống xen lẫn hiện đại thể hiện tinh thần dân tộc. Các ban nhạc đường phố khuấy động đám đông vô cùng náo nhiệt. Ngoài ra còn có các ngày lễ quan trọng khác của Đông Timor như  Ngày thanh niên quốc gia: Thời gian diễn ra: 12 tháng 11: Mô tả: Ngày đánh dấu kỷ niệm cuộc thảm sát của Santa Cruz xảy ra ở thủ đô Dili vào năm 1991. ngày những người biểu tình ủng hộ độc lập bị tàn sát bởi lực lượng quân đội Indonesia .  Ngày anh hùng quốc gia: Thời gian diễn ra: 7 tháng 12: Ngày lễ này tôn vinh nhiều anh hùng của đất nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập và cũng để tưởng nhớ lại những ngày bị xâm lược năm 1975 bởi người Indonesia. 2. Malaysia 2.1.Những nét nổi bật về đất nước Malaysia 2.1.1.Dân số và tộc người Malaysia có dân số khoảng trên 30 triệu người và là quốc gia đông dân thứ 42 trên thế giới. Dân số Malaysia bao gồm nhiều dân tộc. Năm 2010, các công dân Malaysia chiếm 91,8% dân số,trong đó bumiputera là 67,4%. Theo định nghĩa trong hiến pháp, người Mã Lai là những tín đồ Hồi giáo thực hiện các phong tục và văn hóa Mã Lai. Họ đóng vai trò chi phối về mặt chính trị.Thân thế Bumiputera cũng được trao cho các dân tộc bản địa, trong đó có người Thái, người Khmer, người Chăm và dân tộc bản địa tại Sabah và Sarawak. Những người Bumiputera phi Mã Lai chiếm hơn một nửa dân số bang Sarawak và hơn hai phần ba dân số bang Sabah. Các nhóm thổ dân cũng hiện diện trên phần Malaysia bán đảo song với số lượng ít hơn nhiều, họ được gọi chung là Orang Asli. Luật về cấp thân thế bumiputera khác biệt giữa các bang. Page 119
  18. Các nhóm thiểu số khác không có thân thế bumiputera chiếm một lượng khá lớn trong dân số. 24,6% dân số Malaysia có nguồn gốc Trung Quốc, trong khi những người có nguồn gốc Ấn Độ chiếm 7,3% dân số. Người Hoa có lịch sử chi phối trong cộng đồng kinh doanh và thương mại, và chiếm đa số trong dân số đảo Penang, các thành phố George Town, Yong Peng, Kota Kinabalu, Cameron Highlands, Butterworth; cũng như chiếm khá lớn dân số Johor Bahru Kuala Lumpur ... Người Ấn Độ nhập cư đến Malaysia vào cuối thế kỷ XIX với phần lớn trong số họ là người Tamil. Do sự nổi lên của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, ước tính có trên 3 triệu công nhân nhập cư tại Malaysia; tức khoảng 10% dân số. 2.1.2.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Malaysia là quốc gia lớn thứ 67 trên thế giới về diện tích đất liền, với 329.847 km2. Tây Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, Đông Malaysia có biên giới trên bộ với Indonesia và Brunei. Malaysia kết nối với Singapore thông qua một đường đắp cao hẹp và một cầu. Malaysia có biên giới trên biển với Việt Nam và Philippines. Malaysia là quốc gia duy nhất có lãnh thổ nằm cả trên lục địa châu Á và quần đảo Mã Lai. Điểm cực nam của lục địa châu Á là Tanjung Piai, thuộc bang nam bộ Johor. Eo biển Malacca nằm giữa đảo Sumatra và Malaysia bán đảo, đây là một trong các tuyến đường quan trọng nhất trong thương mại toàn cầu. Hai phần của Malaysia tách nhau qua biển Đông, tuy nhiên hai phần này có cảnh quan phần lớn là tương tự nhau với các đồng bằng duyên hải rồi cao lên đồi và núi. Malaysia bán đảo chiếm 40% diện tích đất liền của Malaysia, trải dài 740 km từ bắc xuống nam, và có chiều rộng tối đa là 322 km. Dãy Titiwangsa phân chia bờ biển đông và tây tại Malaysia bán đảo, dãy núi này là một phần của hàng loạt dãy núi chạy từ phần trung tâm của bán đảo. Các dãy núi này vẫn có rừng bao phủ dày đặc, và có cấu tạo chủ yếu gồm đá hoa cương và các loại đá lửa khác. Nhiều phần trong đó bị xói mòn, tạo thành cảnh quan karst.Dãy núi là đầu nguồn của một số hệ thống sông tại Malaysia bán đảo.Các đồng bằng duyên Page 120
  19. hải bao quanh bán đảo, có chiều rộng tối đa là 50 kilômét và bờ biển của phần bán đảo dài 1.931 km song các bến cảng chỉ có ở bờ phía tây. Đông Malaysia nằm trên đảo Borneo, có bờ biển dài 2.607 km. Khu vực này bao gồm các miền ven biển, đồi và thung lũng. Dãy Crocker trải dài về phía bắc từ Sarawak, phân chia bang Sabah. Trên dãy này có núi Kinabalu với cao độ 4.095,2 m là núi cao nhất Malaysia. Núi Kinabalu được bảo vệ trong khuôn khổ Vườn quốc gia Kinabalu- một di sản thế giới của UNESCO. Các dãy núi cao nhất tạo thành biên giới giữa Malaysia và Indonesia. Quần thể hang Mulu tại Sarawak nằm trong số các hệ thống hang lớn nhất trên thế giới.Xung quanh hai phần của Malaysia là một số hòn đảo, lớn nhất trong số đó là đảo Banggi. Malaysia có khí hậu xích đạo, điểm đặc trưng là gió mùa tây nam (tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa đông bắc (tháng 10 đến tháng 2). Các vùng biển xung quanh giúp điều hòa nhiệt độ cho Malaysia. Malaysia có độ ẩm cao và lượng mưa trung bình hàng năm là 250 cm. Khí hậu tại Bán đảo và Đông bộ khác biệt, thời tiết Bán đảo chịu ảnh hưởng trực tiếp từ gió thổi từ lục địa, trong khi Đông bộ có khí hậu mang tính hải dương hơn. Các khí hậu địa phương của Malaysia có thể phân thành: vùng cao, vùng thấp và vùng duyên hải. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến mực nước biển và lượng mưa, tăng nguy cơ lũ lụt và dẫn đến hạn hán tại Malaysia. Malaysia là một quốc gia đa dạng sinh vật siêu cấp với một lượng lớn các loài và có mức độ loài đặc hữu cao.Theo ước tính, Malaysia có 20% số loài động vật trên thế giới. Mức độ loài đặc hữu cao được phát hiện tại các khu rừng đa dạng ở vùng núi Borneo, các loài tại đây bị cô lập với các loài khác ở các khu rừng đất thấp 2.1.3.Thủ đô, thể chế chính trị, tiền tệ Kuala Lumpur là thủ đô liên bang và thành phố đông dân nhất Malaysia. Thành phố có diện tích 243 km² với dân số theo ước tính năm 2016 là 1,73 triệu người. Vùng Đại Kuala Lumpur, còn được gọi là thung lũng Klang, là một quần thể đô thị với 5,7 triệu dân vào năm 2010. Đại Kuala Lumpur nằm trong số các Page 121
  20. vùng đô thị phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á, xét về cả dân số và kinh tế. Kuala Lumpur là trung tâm văn hóa, tài chính và kinh tế của Malaysia. Thành phố được xếp hạng là thành phố toàn cầu hạng alpha, và xếp hạng 48 theo Chỉ số thành phố toàn cầu năm 2010 của Tạp chí Foreign Policy. Kuala Lumpur được giới hạn trong Lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur, là một trong ba lãnh thổ liên bang của Malaysia.Lãnh thổ nằm ở giữa vùng bờ biển phía tây của Malaysia bán đảo, và bị bang Selangor bao quanh hoàn toàn. Từ thập niên 1990, thành phố là nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao, chính trị và văn hóa quốc tế, bao gồm đại hội thể thao Thịnh vượng chung năm 1988, hay giải đua ô tô công thức 1 Grand Prix. Thêm vào đó, Kuala Lumpur có tòa tháp đôi cao nhất thế giới Petronas. Malaysia là một quốc gia quân chủ tuyển cử lập hiến liên bang. Hệ thống chính phủ theo mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster, một di sản của chế độ thuộc địa Anh. Nguyên thủ quốc gia là thường được gọi là Quốc vương. Quốc vương được bầu theo mỗi nhiệm kỳ 5 năm từ chín quân chủ kế tập của các bang Mã Lai; bốn bang còn lại có nguyên thủ trên danh nghĩa song không tham gia vào việc tuyển lựa. Theo thỏa thuận không chính thức, vị trí Quốc vương sẽ do quân chủ chín bang luân phiên nắm giữ. Vai trò của Quốc vương phần lớn mang tính lễ nghi kể từ sau các thay đổi trong hiến pháp vào năm 1994. Quyền lập pháp được phân chia giữa các cơ quan lập pháp liên bang và bang. Nghị viện liên bang của Malaysia bao gồm hạ viện và thượng viện. Hạ viện gồm có 222 thành viên, được bầu với nhiệm kỳ tối đa là 5 năm từ các khu vực bầu cử một ghế. Toàn bộ 70 thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 3 năm; 26 người được 13 quốc hội bang tuyển chọn, 44 người được Quốc vương bổ nhiệm theo tiến cử của Thủ tướng. Nghị viện Malaysia theo một hệ thống đa đảng và chính phủ được bầu thông qua một hệ thống đa số chế. Kể từ khi độc lập, cầm quyền tại Malaysia là một liên minh đa đảng được gọi là Barisan Nasional. Page 122
nguon tai.lieu . vn