Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á NGÀNH/NGHỀ: HƯỚNG DẪN DU LỊCH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. TP. HCM, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình và được lưu hành nội bộ tại khoa Du lịch Khách sạn - trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á được biên soạn để đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch trình độ Cao đẳng của khoa Du Lịch-Khách Sạn trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn. Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á được biên soạn dựa theo đề cương chi tiết học phần Văn hóa Đông Nam Á và tham khảo các tài liệu, giáo trình chính của các tác giả như: 1. Mai Ngọc Chừ, Văn hóa & ngôn ngữ Phương Đông, Hà Nội, NXB Phương Đông, 2009. 2. Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa Đông Nam Á, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội, 2003. . 3. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo dục, 1999. 4. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo dục, 2003 Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á là môn học bổ trợ kiến thức trong chương trình đào tạo ngành Hướng dẫn Du lịch trình độ Cao đẳng của khoa Du Lịch-Khách Sạn trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn. Nội dung của giáo trình bao gồm 03 bài: Bài 1: Những vấn đề chung về các nước Đông Nam Á Bài 2: Văn hóa Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng Bài 3: Các quốc gia ở Đông Nam Á Trong quá trình biên soạn, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các phòng, ban trong nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện viết giáo trình này. Đồng thời cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong khoa, ii
  4. đồng nghiệp trong trường đã đóng góp ý kiến xây dựng, giúp tôi hoàn thiện giáo trình. Tuy nhiên thực tiễn các hoạt động về văn hóa lại diễn ra rất phong phú và đa dạng. Do đó, chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và toàn thể người đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn. Trân trọng! Tp.HCM, ngày 1 thánh 7 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Nguyễn Thị Hồng Nhâm iii
  5. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu .................................................................................................... ii 2. BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ..........1 1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .....................................................................1 2. Cư dân ............................................................................................................3 3. Tôn giáo, tín ngưỡng ......................................................................................9 3. BÀI 2: VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG ..27 1. Con người - chủ thể văn hóa ........................................................................27 2. Địa lý cảnh quan ..........................................................................................28 3. Lịch sử..........................................................................................................31 4. Tiếp thu văn hóa, văn minh thế giới ............................................................41 5. Phân loại văn hóa (các thành tố văn hóa đông nam á) .................................45 6. Tham gia khối asean ....................................................................................99 4. BÀI 3: CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á ...............................................103 1. Indonesia và Đông Timo ............................................................................103 2. Malaysia .....................................................................................................119 3.Thai land .....................................................................................................130 4. Singapore. ..................................................................................................139 5. Philipines. ...................................................................................................149 6. Campuchia - Lào – Việt Nam (CLV) ........................................................161 7. Myanmar ....................................................................................................216 8. Brunei .........................................................................................................228 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................237 iv
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á Tên môn học: Văn hóa Đông Nam Á Mã số môn học : MH10 Thời gian mônhọc : 45 giờ; ( Lý thuyết: 43 giờ, Thực hành, thí nghiệm, bài tập, thảo luận : 0 giờ, Kiểm tra: 2 giờ) I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Là môn học trong phần mô đun cơ sở, nó bổ trợ kiến thức trong khung chương trình đào tạo hệ Cao đẳng nghề Hướng dẫn Du lịch - Tính chất: Là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thảo luận, kết thúc bằng việc thi kết thúc môn học. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: (Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm) 1. Về kiến thức: - Biết được vị trí địa lý, đặc điểm cư dân, thể chế chính trị, đặc điểm về tộc người của các nước Đông Nam Á. - Trình bày được các đặc trưng văn hóa của các nước Đông Nam Á thông qua trang phục, lễ hội, phong tục tập quán, kiến trúc, các biểu tượng của dân tộc và đất nước của các quốc gia ASEAN. - Hiểu được tính đa dạng thống nhất về văn hóa trong cộng đồng các quốc gia ASEAN. 2. Về kỹ năng: - Phân biệt được các dân tộc, quốc gia trong khối ASEAN thông qua các đặc trưng cơ bản như : trang phục, lễ hội, phong tục tập quán, kiến trúc, quốc kỳ, quốc huy... - Vận dụng các kiến thức về văn hóa ASEAN vào nội dung hướng dẫn du lịch, nhất là các tour du lịch outboard có liên quan tới thị trường du lịch v
  7. ASEAN. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Trân trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thống nhất trong da dạng văn hóa trong cộng đồng ASEAN. - Tôn trọng sự khác biệt và đa dạng văn hóa của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á. III. NỘI DUNG MÔN HỌC vi
  8. BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Giới thiệu: Bài học này cung cấp các kiến thức khái quát về vị trí điạ lý của ĐNÁ trên bản đồ thế giới, đặc điểm về lãnh thổ, cư dân, tín ngưỡng, tôn giáo của khu vực ĐNÁ Mục tiêu: - Người học nắm được vị trí điạ lý của khu vực Đông Nam Á trên bản đồ thế giới. - Trình bày được đặc điểm về lãnh thổ, cư dân, tín ngưỡng, tôn giáo của khu vực Đông Nam Á Nội dung chính: 1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Đất vàng, Đảo vàng, người Trung Hoa thì gọi là Nam Phương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng). Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất lâu. Đông Nam Á thường được gọi là “ngã tư đường”, “hành lang” hay “cầu nối” giữa thế giới Đông Á với Tây Á và Địa Trung Hải. Tuy vậy, từ trước thế kỷ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí – lịch sử – văn hóa – chính trị riêng biệt. Bởi nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rở là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, khu vực văn hóa Đông Nam Á ngày càng được công nhận rộng rãi Page 1
  9. trong khoa học.[GS-TS. Mai Ngọc Chừ, Văn hóa & ngôn ngữ phương đông, 2009, trang 105-107] Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ khoảng 920 đến 1400 kinh đông và khoảng 280 vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 150 vĩ nam. Tổng diện tích của Đông Nam Á khoảng trên 4 triệu km2 Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ân Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị quan trọng, đây là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn và cũng là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng. Nó “nằm trọn” giữa hai đại dương lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo malacca, có vị trí như kênh đào Su-ê, nối biển Đông với biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương, trở thành cửa ngõ trên tuyến đường hàng hải quốc tế, nối liền Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên) với Tây Âu và châu Phi. Đông Nam Á nằm gần hai quốc gia lớn nhất Phương Đông: Trung Quốc và Ấn Độ. Qua đường biển, các nước Đông Nam Á còn nằm gần siêu cường quốc kinh tế Nhật Bản. “Chỗ đứng” như vậy làm cho Đông Nam Á từ xa xưa đã trở thành một khu vực quan trọng, có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đã coi Đông Nam Á như là một “hành lang” hay một “chiếc cầu nối Đông - Tây”. Xét về mặt địa lí- hành chính, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo. Trong đó có 6 nước nằm trên quần đảo Mã Lai và 5 nước nằm trên bán đảo Trung Ấn. Phạm vi lãnh thổ bao gồm 2 phần là: - Đông Nam Á lục địa: Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan - Đông Nam Á hải đảo: Indonexia, Malaysia, Singapo, Philippin, Brunây và Đôngkimo. Page 2
  10. Hình 1: Lược đồ các nước Đông Nam Á Nguồn:http://community.middlebury.edu/~scs/maps/Southeast%20Asia- Political%20Map-CIA-2003.jpg 2. Cư dân 2.1. Đôi nét về sự hình thành các dân tộc Đông Nam Á Châu Á, Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, có vị trí quan trọng trên bản đồ nhân chủng học thế giới. Đây là địa bàn phân bố của đại chủng Môngôlôit với các tiểu chủng: Bắc Á, Đại Dương, Viễn Đông, Nam Á và một số nhóm trung gian. Theo một cách phân loại khác, châu Á có hai tiểu Page 3
  11. chủng là Bắc Môngôlôit (hay Lục địa) và Nam Môngôlôit, với nhiều nhóm loại hình. Những nghiên cứu của Đông Nam Á học cho biết, loại hình nhân chủng chủ yếu ở Đông Nam Á và bán đảo Đông Dương là loại hình Nam Á và Anhđônêdiêng, có nguồn gốc từ tiểu chủng Môngôlôit phương Nam. Các dân tộc ở Việt Nam đều nằm trong hai nhóm loại hình này của Đông Nam Á. Hiện nay, các nước Đông Nam Á đều là những quốc gia đa thành phần dân tộc, trong đó ở mỗi nước thường có một thành phần dân tộc chiếm chủ thể về số lượng cư dân và trình độ phát triển xã hội. Ngoài ra, còn có nhiều thành phần tộc người khác vốn bản địa của khu vực có từ lâu đời với số lượng thay đổi từng nơi. Phần lớn các nghiên cứu đều khẳng định Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ, cả về chủng tộc, ngữ hệ và bức tranh văn hóa tộc người. Lịch sử, văn hóa các dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với nguồn gốc lịch sử, văn hóa các tộc người ở Đông Nam Á. Một trong những bằng chứng nổi bật nhất chứng minh các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có chung một nguồn gốc, là việc các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rất nhiều điểm tương đồng về một nền văn hóa rất phát triển gọi là Văn hóa Hòa Bình ở rải rác các nơi ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan,... Những phát hiện mới nêu trên đã làm thay đổi cách suy nghĩ của các nhà khảo cổ học về sự tiến triển của các nền văn minh trên trái đất. Thành tựu này cũng làm thay đổi suy nghĩ về nguồn gốc tộc người và văn hóa của khu vực Đông Nam Á nói chung, của Việt Nam nói riêng. Có những giả thuyết cho rằng có thể người Việt Nam có nguồn gốc bản địa, hoặc người Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nhưng phần lớn các nghiên cứu đều khẳng định, Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ, cả về chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Hiện nay, Đông Nam Á là khu vực có dân số đông, mật độ cao. Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm. Dân số trẻ, nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế. Chính vì vậy ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, Phân bố dân cư không đều: tập trung đông ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ. Page 4
  12. Từ nhóm nhân chủng Môngôlôit phương Nam (tiểu chủng Đông Nam Á) có thể chia ra 4 nhóm nhỏ như sau: 2.1.1.Nhóm Anhđônêdiên Bắt đầu là có một dòng người thuộc chủng Môngôlôit từ vùng lục địa châu Á (Tây Tạng) di cư về hướng đông nam và dừng lại ở khu vực mà nay gọi là bán đảo Trung - Ấn. Tại đây đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Mêlanêdiên bản địa (thuộc đại chủng Ôxtralôit), tạo chủng Anhđônêdiên (còn gọi là Mã Lai cổ). Từ đây lan tỏa ra, người Anhđônêdiên cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại. Người Anhđônêdiên là cư dân cổ có mặt ở hầu khắp các nơi trong khu vực Đông Nam Á, gồm những tộc ít người sinh sống chủ yếu là sâu trong các hải đảo như như người Batắc ở Xumatơra; người Đaiắc, Kênya, Kayan, Punan ở Calimantan; Alphuru ở Xulavêxi thuộc Inđônêxia; nhóm Bontok, Nabaloi, Iphugao, Kankanai, Pagobo, Ghianga thuộc Philippin. Còn ở các miền rừng núi, người Anhđônêdiên có mặt khắp trên bán đảo Đông Dương: các tộc người ở Tây Nguyên, ở dãy Trường Sơn (Việt Nam): Bru - Vân Kiều, Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, M’nông, Khơ Mú; tập trung chủ yếu ở Lào: Thượng Lào (Khơ Mú), Hạ Lào (Hin, Bôlôven) và miền Trung Lào ít hơn; ngoài ra còn ở Cămpuchia và Thái Lan. 2.1.2.Nhóm Nam Á Nhóm Nam Á là kết quả của sự hợp chủng giữa hai chủng Anhđônêdiên với chủng Môngôlôit, với các nét đặc trưng Môngôlôit lại càng nổi trội, vì vậy, nó được coi là tiểu chủng Môngôlôit phương Nam, và về sau, Bách Việt đã được sinh ra từ chủng này. Nhóm Nam Á gồm đại bộ phận người Đông Nam Á, với các nhóm đại diện chủ yếu là Tày, Thái, Việt (Kinh), Lào, Mianma, Mã Lai, Khơ Me… ở bán đảo Trung - Ấn; Visaya, Tagan, Giava, Sunđa, Mađura… ở quần đảo Mã Lai 2.1.3. Nhóm Vêđôit Page 5
  13. Theo một giả thuyết, từ hai chủng Nam Á và Anhđônêdiên đã có một tác động nhất định đến loại hình nhân chủng khác ở Đông Nam Á là Vêđôit, phần lớn là Anhđônêdiên. Trong một giai đoạn lịch sử khá dài, nhóm loại hình nhân chủng Vêđôit và Anhđônêdiên đã là thành phần chủ thể của cả khu vực Đông Nam Á với tỷ trọng có thể khác nhau giữa phần lục địa (chủ yếu Anhđônêdiên) và phần hải đảo (ở thời kỳ đầu chủ yếu Vêđôit). Tiếp đến, đó là sự tác động mạnh mẽ của dòng người Nam Á, điều này, càng làm cho bức tranh nhân gian các nhóm nhân chủng Đông Nam Á đang biến đổi lại càng thêm thấm đượm sắc thái mới. Nhóm Vêđôit cư trú khá phổ biến trong cư dân bản địa ở Inđônêxia và một số ít hơn ở phía nam bán đảo Trung - Ấn với độ biến dị khá rộng rãi trên đặc điểm hình thái, như người Tokea, Toala, Loinanga ở Xulavêxi; người Manga, Kayan ở Calimantan; Orang Batin ở Xumatơra; người Xênôi ở Malacca . 2.1.4. Nhóm Nêgritô Nhóm loại hình nhân chủng Nêgritô được coi là một loại hình của chủng Mêlanêdiên (thuộc đại chủng Ôxtralôit), và phát sinh không sớm hơn loại hình nhân Nhóm Nêgritô phân bổ nhiều nơi ở Đông Nam Á, điển hình như người Tapiro ở sườn nam các dãy núi ở trung tâm Tân Ghinê, hoặc ở Philippin, Malaixia, đảo Irian của Inđônêxia và cực nam bán đảo Trung - Ấn, ở các cụm đảo Anđaman, Nicobar. Như vậy, qua một quá trình lịch sử lâu dài, từ tiểu chủng Đông Nam Á đã tiếp tục phân hóa thành những tộc người khác nhau. Vì vậy, khi xem xét về Đông Nam Á ở góc độ dân tộc học, ta dễ dàng nhận thấy tính đa dạng và phong phú trong các thành phần tộc người và sự phân bố dân cư nơi đây, thể hiện ở mỗi quốc gia có thể có hàng chục, hàng trăm dân tộc khác nhau. Chính bức tranh phong phú về các tộc người ở Đông Nam Á, xét cho cùng, đều có nguồn gốc chung xuất phát từ chủng người Môngôlôit phương Page 6
  14. Nam, do đó, đã tạo nên điểm tương đồng trong khu vực - một sự “thống nhất trong đa dạng” về con người và văn hóa Đông Nam Á [Mai Ngọc Chừ, 2009]. 2.2. Ngôn ngữ Mặc dù, ngày nay, bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á rất đa dạng nhưng theo các nhà ngôn ngữ học, trước đây chúng đều có một gốc chung, tạm thời gọi là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử [Phạm Đức Dương, 1983]. Từ ngôn ngữ gốc chung này, trong quá trình phát triển lịch sử, nó được phân thành các ngữ hệ khác nhau và phát triển theo hướng khác nhau, có thể chia ngôn ngữ Đông Nam Á thành 4 ngữ hệ chính 2.2.1. Ngữ hệ Nam Đảo Ngữ hệ Nam Đảo (Mã Lai - Đa Đảo), được phân bố khá rộng, chủ yếu là các đảo, trải từ Đông Nam Á đến tận châu Úc và các đảo nam Thái Bình Dương về phía đông và hòn đảo ở đông nam châu Phi về phía tây. Thuộc ngữ hệ này gồm khoảng 200 tiếng nói cụ thể, bao gồm phần lớn cư dân Inđônêxia, Philippin và Malaixia, trong đó có ngôn ngữ Melayu (các quốc gia Brunây, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo), ngôn ngữ Tagalog (ở Philippin), các ngôn ngữ Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Ra Glai, Chu Ru (ở vùng biên giới Việt Nam), một số tộc người ở phía nam Thái Lan, Cămpuchia. Những quốc gia sử dụng ngữ hệ Nam Đảo làm tiếng nói chính thức: Inđônêxia, Malaixia, Philippin và Xingapo. 2.2.2. Ngữ hệ Nam Á Ngữ hệ Nam Á được phân bố chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa, có thể chia thành 4 nhóm sau: 2.2.2.1. Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me Ngữ hệ Môn - Khơ Me có hơn 100 ngôn ngữ, chia thành hai nhóm: Môn - Khơ Me Bắc và Môn - Khơ Me Đông. Môn - Khơ Me Bắc gồm có các tiếng nói chủ yếu: Bắc Thái Lan, Bắc Lào, Đông Mianma. Page 7
  15. Môn - Khơ Me Đông gồm các ngôn ngữ tập trung: Cămpuchia, miền Trung Việt Nam, Trung Lào, Bắc Thái. Các ngôn ngữ của những tộc người Môn - Khơ Me ở Việt Nam sống rải rác ở vùng Tây Nguyên, Trường Sơn và Tây Bắc, gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, H’rê, M’nông, Stiêng, Bru - Vân Kiều, Ka Tu, Khơ Mú, Tà Ôi, Mạ, Gié Triêng, Chơ Ro, Mảng, Kháng, Rơ Năm, Ơ Đu và Brâu. 2.2.2.2. Nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao Nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao được phân bố ở phía Bắc của Việt Nam, Lào và Thái Lan, còn Mianma thì ở gần biên giới Trung Quốc. Nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao, bao gồm các ngôn ngữ: H’mông (Mèo, Miao, Mông), Dao (Man, Yao), Pàthẻn, Sơ, Klao. 2.2.2.3. Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường gồm bốn ngôn ngữ: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt. Nhóm ngôn ngữ này chỉ có ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á có người Việt sinh sống. 2.2.2.4. Nhóm ngôn ngữ Nam Á khác Có người gọi đây là nhóm hỗn hợp hay Kađai (cái gạch nối giữa ngôn ngữ Tày - Thái cổ và Mã Lai - Đa Đảo, theo Paul K. Benedict), đó là các ngôn ngữ La Chí, La Ha, Klao, Pupéo ở Việt Nam. 2.2.3. Ngữ hệ Thái Các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái được phân bố ở Thái Lan, Lào, miền núi phía bắc Việt Nam và đông bắc Mianma. Thuộc họ này có các ngôn ngữ: Thái, Lào, Tày Nùng, Sán Chay, Giáy, Bố y, Lự, La Ha. 2.2.4. Ngữ hệ Hán Tạng Ngữ hệ Hán Tạng được phân thành hai nhóm: 2.2.4.1. Nhóm ngôn ngữ Hán Tiếng Hán được phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á như Singapo, Page 8
  16. Malaysia, Inđônêxia, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Philippin. Thuộc nhóm ngôn ngữ Hán, ngoài tiếng Hán còn có Sán Dìu, Ngái… 2.2.4.2. Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến được phân bố ở Mianma, miền núi phía tây Thái Lan, bắc Lào và một số ít tây bắc Việt Nam. Các ngôn ngữ thuộc họ Tạng - Miến ở Đông Nam Á là Miến, Kachin, Karen, Kaya, Lôlô, Chin (ở Mianma), Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Si La (ở Việt Nam), Lisu, Akha (ở Thái Lan), Kọ, Phunọi (ở Lào). Ngoài bốn họ ngôn ngữ chính nêu trên, ở một số khu vực Đông Nam Á còn có một vài ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác theo dòng người nước ngoài đến Đông Nam Á như tiếng Tamin (thuộc Đraviđa) của người Ấn Độ ở Malaixia, Inđônêxia; tiếng Aryen (thuộc Ấn - Âu) của một số người Ấn Độ và Pakixtan ở Mianma. Những đặc điểm về hệ ngôn ngữ cũng như sự phân bố tộc người trên lãnh thổ Đông Nam Á cho thấy một sự thật là: không phải giữa các quốc gia Đông Nam Á từ trước đến nay không tồn tại một mối quan hệ nào, và nếu chúng ta biết khai thác những mối quan hệ, liên hệ ẩn náu trong quá khứ ấy thì sự hợp tác khu vực không thể không Theo Mai Ngọc Chừ: “Sự đa dạng không hề thủ tiêu tính thống nhất của chúng. Nếu như nói rằng văn hóa Đông Nam Á là sự thống nhất trong đa dạng thì nhận định đó cũng hoàn toàn chính xác đối với ngôn ngữ - một nhân tố quan trọng của văn hóa và các ngôn ngữ Đông Nam Á là bức tranh đa dạng trong sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn của chúng” [Mai Ngọc Chừ, 1999: 112]. 3. Tôn giáo, tín ngưỡng Với quan niệm vạn vật hữu linh, thực hành tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên và các nghi lễ nông nghiệp…Đông Nam Á truyền thống đã có một nền tảng hết sức đa dạng. Các thời kỳ tiếp theo, các tôn giáo, tín ngưỡng từ Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập, Âu, Mỹ…bành trướng tới, cấy lên trên nền tảng các tín ngưỡng bản địa làm cho bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á vốn đã đa dạng Page 9
  17. càng đa dạng hơn. Ngày nay, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các cộng đồng dân cư trong khu vực nổi bật với các yếu tố sau đây. 3.1. Tín ngưỡng 3.1.1. Tín ngưỡng bản địa Ngày nay, tín ngưỡng bản địa dựa trên tín ngưỡng vạn vật hữu linh vẫn phổ biến ở Đông Nam Á. Được hình thành từ rất sớm, mặc dù trong mỗi cộng đồng dân tộc có quá trình hình thành và tồn tại của những tín ngưỡng khác nhau. Tuy nhiên, do cùng sinh ra và lớn lên trong khu vực có chung một cơ tầng văn hóa nông nghiệp lúa nước, cho nên, cư dân Đông Nam Á đều có chung một yếu tố tín ngưỡng bản địa như nhau, chẳng hạn, tín ngưỡng sùng bái tự nhiện, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái linh hồn người đã mất… Cái chung nhất của tất cả các tín ngưỡng này, theo như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, là xuất phát từ học thuyết vạn vật hữu linh, nghĩa là mọi vật đều có linh hồn. Linh hồn biết tất cả những gì mà con người đang làm và linh hồn có thể giúp đỡ mọi việc ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là những lúc con người ở vào tình thể nguy nan. Vì vậy, thờ cúng các linh hồn được coi là bổn phận của con người. 3.1.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Cuộc sống hàng ngày của con người nói chung và đặc biệt là việc sản xuất nông nghiệp nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều các điều kiện tự nhiên, do đó sùng bái tự nhiên là điều tất yếu đối với tất cả cư dân Đông Nam Á. Từ lâu, người Đông Nam Á đã có niềm tin vào sức mạnh của thế giới tự nhiên, do vậy, đối tượng sùng bái của con người là những sự vật, hiện tượng tự nhiên gắn với cuộc sống lao động sản xuất. Không phải bây giờ, con người hiện đại mới phát hiện ra tầm quan trọng của năng lượng mặt trời đối với cuộc sống nhân loại, mà ngay từ thời xa xưa, cư dân Đông Nam Á đã cảm nhận được điều đó, vì vậy, ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có tục thờ thần Mặt trời. Dấu tích của việc thờ thần Mặt trời là thể hiện trên rất nhiều đồ vật: đồ trang sức, đồ thờ cúng, đặc biệt là khắc hình mặt trời lên các trống đồng, thạp đồng cũng như trên các công trình điêu khắc cổ xưa ở Đông Nam Á [Mai Ngọc Chừ, Văn hóa & ngôn ngữ Page 10
  18. Phương Đông, 2009, tr 195-199]. Gắn liền trực tiếp với công việc đồng áng của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á là đất và nước. Chính vì thế, hai vị thần này được coi là tối cao và được thờ cúng ở mọi nơi. Người ta thờ cúng thần Đất và thần Nước, để cầu mong hai thần ban phát nước, mưa thuận gió hòa, không lũ lụt hay hạn hán, đồng ruộng và cỏ cây được tươi tốt, được mùa. Ở Thái Lan có lễ tạ ơn Mẹ Nước vào buổi tối trăng tròn tháng 10 âm lịch hàng năm. Ở Campuchia và Lào đều có Hội nước. Ngay ở một số xã thuộc Hà Nội hiện vẫn còn lễ hội rước nước linh đình. Việc thờ cúng thần Đất vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay với nhiều hình thức khác nhau như Lễ động thổ, tục thờ Địa Mẫu, v.v…. Ở các quốc gia Inđônêxia, Mianma, Lào, Cămpuchia… đồng thời với việc thờ thần Nước và thần Đất, người ta còn thờ cả vị thần Sông - thần giữ vai trò chính trong việc cung cấp nước cho đồng ruộng. Ngoài ra, các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp cũng đóng một vai trò đáng kể trong đời sống của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, do vậy, các vị thần như thần Mưa, thần Mây, thần Sấm, thần Chớp, thần Gió cũng được tôn thờ ở mọi nơi, từ vùng lục địa, rừng núi của Mianma, Lào… đến các vùng hải đảo như Inđônêxia, Malaixia, Philippin… Không chỉ quan tâm đến việc thờ cúng, liên quan đến việc đồng áng mà cư dân bản địa Đông Nam Á còn thờ cả những vị thần có vai trò quyết định đến cuộc sống của cư dân miền rừng núi như thần Núi, thần Rừng, thần Đá, thần Lửa, thần Suối. Ngoài ra, các dân tộc ở Đông Nam Á còn thờ các vật khác có liên quan và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ, tạo nên nét đa dạng trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Ở nhiều dân tộc Philippin, các “đối tượng” thờ cúng còn nhiều hơn nữa, người ta còn thờ cả mặt trăng, các ngôi sao, cầu vồng. Mỗi khi có các hiện tượng tự nhiên bất thường diễn ra như mưa to, gió lớn, động đất, lốc cuốn, cư dân địa phương tiến hành các nghi lễ cầu khấn, dâng lễ vật. Người ta còn quan niệm mỗi vị thần đảm nhiệm một công việc nhất định, chẳng hạn, đối với người Bontok, thần Lamauiga bảo trợ cho công việc ngoài đồng; đối với Page 11
  19. các dân tộc ở Minđanao, thần Cabiga tạo ra cuộc sống; còn thần Đối với cư dân Đông Nam Á đặc biệt quan tâm đến cây lúa vì đây là tất cả cuộc sống của họ, chính vì thế, họ có một niềm tin mãnh liệt vào thần Lúa - coi thần Lúa là vị thần thiêng liêng nhất. Họ còn quan điểm rằng, đây là vị thần mang lại no ấm, đầy đủ và rất gần gũi với con người, được thể hiện trong những truyền thuyết dân gian về cây lúa, hay việc thờ cúng thần Lúa trong các nghi lễ. Người ta luôn luôn cầu khấn để hồn lúa ở lại với cây lúa, ở lại với xóm làng của họ để cho mùa màng được bội thu, tươi tốt. Các lễ rước thần Lúa, cúng cơm mới, lễ hội xuống đồng mừng trồng lúa (sẽ đề cập trong phần lễ hội) được các thế hệ cư dân Đông Nam Á tổ chức rất long trọng, có thể nói, không có một quốc gia nào ở Đông Nam Á không có tục thờ thần Lúa. Trong con mắt của cư dân Đông Nam Á thì hồn lúa rất đẹp. Ở bắc Lào, một học giả Thuỵ Điển, K.G.Izikowitz viết: Lúa có linh hồn, giống như con người… Nếu hồn lúa bỏ đi… sẽ dẫn đến đói kém, nó là một vật rất nhẹ rất dễ lạc đi nơi khác… và hồn chỉ dành cho con người và lúa mà thôi (Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa Đông Nam Á, 2003). Với người Malaixia, cây lúa được đối xử tử tế vì nó nuôi sống con người, hồn lúa được gọi một cách âu yếm là “chú bé chín tháng” hoặc “công chúa pha lê”, “công chúa mặt trời” [Mai Ngọc Chừ, Văn hóa & ngôn ngữ Phương Đông, 2009, tr.197]. Thậm chí, người Malaixia còn có tục cấm không được gõ, đập, đá vào bồ lúa, kho lúa, nếu làm như vậy thì hồn lúa sợ bỏ đi và mùa sau sẽ bị mất mùa. Còn ở Giava (Inđônêxia) thì cây lúa được coi là hiện thân của nữ thần Devi Sri, nên có nhiều điều cấm kỵ đối với đàn ông khi tiếp xúc cây lúa, không được gần nữ thần Lúa, ngoại trừ làm công việc cày bừa, chuẩn bị đất [Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa Đông Nam Á, 2003,]. Ở Thái Lan, thần Lúa được rước vào các nhà kho và giữ “ngài” ở đó đến tận mùa sau. Xung quanh tín ngưỡng về hồn lúa, có nhiều truyền thuyết rất hay ở Đông Nam Á. Xin đơn cử hai ví dụ : Truyện thứ nhất được lưu truyền ở bán đảo Maxlai. Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, những người nông dân không phải gặt lúa ở ngoài đồng. Hàng Page 12
  20. ngày, vào buổi sáng, một hạt lúa tự lăn vào nhà, chui vào nồi và người ta chỉ việc nấu thành cơm. Theo nguyên tắc, người chồng không được nấu cơm (vì lúa gạo là con gái, cấm kị với đàn ông). Việc nấu cơm chỉ dành cho vợ, mẹ hoặc con gái. Khi nấu cơm không được mở vung. Mở vung là điều cấm kị. Cứ để nguyên thì đến trưa cơm sẽ chín. Một hôm, người mẹ phải đi làm, dặn con ở nhà không được mở vung. Khi mẹ đi rồi, cô bé tò mò mở vung ra xem. Thật kỳ lạ, trong nồi có một cô bé xinh đẹp, tự nhiên biến mất, để lại một hạt gạo nhỏ. Khi mẹ về, thấy trong nồi không có cơm, biết là con gái đã phạm vào điều cấm kỵ. Từ ngày hôm đó, tất cả mọi người phải làm những công việc đồng áng vất vả, nặng nhọc: cày cấy, gặt hái, đập lúa, phơi thóc, quạt sạch và mang vào nhà. Truyện thứ hai của người Khmer kể rằng: Ngày xưa, khi lúa chín, thóc tự bay về kho. Người dân không phải mất công gặt hái. Một hôm, có hai vợ chồng nhà nọ, sống cạnh kho thóc, cãi nhau, gây ra tiếng ồn ào khó chịu, làm phiền thần lúa. Thần lúa bỏ đi ẩn náu ở khe núi. Thế là nạn đói xảy ra ở vùng đó. Người ta tìm mọi cách tìm thần lúa về nhưng đều bị thần từ chối. Cuối cùng, một người có tín nhiệm (có lẽ là thầy cúng) được cử đến mời mọc mãi, Thần mới chịu trở về. Nhưng từ đó trở đi, thóc không tự bay về kho như trước nữa mà người dân phải mất công gặt hái để mang thóc lúa về nhà. [Mai Ngọc Chừ, Văn hóa & ngôn ngữ Phương Đông, 2009, tr.197-198]. Ở Việt Nam, khi nói về tín ngưỡng hồn lúa của người Ê Đê thì họ quan điểm: cột trụ của cuộc sống ở Đắc Lắc là một thứ lúa tuyệt vời… Lúa là thức ăn chủ yếu. Lúa do thần linh ban cho, lúa là thần linh. Còn người Khơ Me xem Mẹ lúa là một người đàn bà cưỡi trên mình cá, tay cầm bông lúa. Người Mảng, Khơ Mú hình dung Mẹ lúa là cô gái trong trắng xinh đẹp, trú ngụ trên vạt nương. Nhiều dân tộc miền núi có tập quán thờ ông bà lúa, dân tộc Cơ Tu ở Trường Sơn, Thừa Thiên dành chỗ đẹp nhất trong bếp và làm cây Tơru để thờ lúa. Còn đối với một số dân tộc ở Tây Nguyên, khi phát nương làm rẫy, họ cũng tuân thủ Page 13
nguon tai.lieu . vn