Xem mẫu

  1. CHƯƠNG III: MỘT SỐ NỀN VĂN HOÁ ẨM THỰC QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM Mã bài: MH 17_ 03 Mục tiêu: - Xác định được đặc điểm của các nền văn hóa ẩm thực quan trọng đối với du lịch Việt Nam như văn hóa ẩm thực Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, các nước khu vực Tây Á, Pháp, Anh, Mỹ, Nga. - Phân tích được tầm quan trọng của việc phục vụ du khách phù hợp đặc điểm văn hóa ẩm thực mà họ chịu ảnh hưởng. - Tôn trọng những yếu tố đặc thù tiêu biểu thuộc văn hóa ẩm thực của du khách. Nội dung chính: 1. Trung Quốc 1.1. Khái quát chung Trung Quốc là quốc gia lớn thứ 4 thế giới về tổng diện tích (sau Nga, Canada và Hoa Kỳ). Với diện tích khoảng 9,6 triệu km2 ( gấp 29 lần diện tích Việt Nam) . Từ Bắc sang Nam có chiều dài là 4000 km và Tây sang Đông là 5000 km, có đường biên giới với 14 quốc gia và lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam. Có dân số hơn 1,3 tỷ người và có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo. Có thể nói ẩm thực Trung Quốc khá nổi tiếng trên toàn thế giới. Có câu nói khá nổi tiếng "ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật" . Qua đó có thể thấy nền ẩm thực Trung Hoa được đánh giá rất cao. Sự đa dạng áp đảo khổng lồ của ẩm thực Trung Quốc chủ yếu đến từ việc các hoàng đế triều đại tổ chức những bữa tiệc với 100 món mỗi bữa ăn. Vô số các nhân viên nhà bếp hoàng gia và phi tần cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị thức ăn. Theo thời gian, nhiều món ăn trở thành một phần văn hóa hàng ngày của người dân. Một số các nhà hàng cao cấp nhất có những công thức nấu ăn gần với thời kỳ triều đại các vua chúa gồm nhà hàng Phòng Sơn ở Công viên Bắc Hải tại Bắc Kinh. Có thể cho rằng, tất cả các chi nhánh Hồng Kông dù theo phong cách ẩm thực hoặc thậm chí là phong cách Mỹ thì theo một cách nào đó vẫn có nguồn gốc từ văn hóa các triều đại Trung Hoa. Nền ẩm thực Trung Hoa có thể chiếm ngự vị trí hàng đầu thế giới vì sự tuyệt diệu và cầu kỳ của nó. Chỉ có ở Trung Hoa người ta mới biết đến các trường phái nấu ăn. Trong đó, tám trường phái có ảnh hưởng và mang tính đại diện được xã hội công nhận là các món ăn của Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ Nam và An Huy. Có người đã ví von về 8 trường phái món ăn này như sau: món ăn của Giang Tô và Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 73
  2. Quảng Đông và Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu; còn món ăn Tứ Xuyên, Hồ Nam chẳng khác nào vị danh sĩ tài ba. Do đặc thù về vị trí địa lý cũng như là khí hậu riêng, mà Trung Quốc đã hình thành nên một bản sắc ẩm thực riêng độc đáo. Khí hậu của Trung Quốc cũng rất đa dạng. Miền bắc có khí hậu với mùa đông khắc nghiệt kiểu Bắc cực. Miền trung có khí hậu ôn đới hơn. Miền nam chủ yếu là khí hậu tiểu nhiệt đới. Do vậy cách ăn uống của mỗi vùng khác nhau 1.2. Văn hoá ẩm thực Trung Quốc Đất nước Trung Quốc rộng lớn với hơn 1.3 tỉ dân và lịch sử lâu đời, nền ẩm thực của họ cũng rất đa dạng và phong phú. Về nghệ thuật ẩm thực: Từ xa xưa, người Trung Quốc đã lấy đạo Khổng Tử là trung tâm của mọi suy nghĩ và hành động. Nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa cũng dựa vào triết lý căn bản của đạo Khổng Tử và thuyết cân bằng âm dương. Theo thuyết này mọi sự vật được sinh ra và tồn tại đều dựa trên sự cân bằng giữa âm và dương. Cũng như một người khỏe mạnh khi trong con người đó giữa âm và dương có sự cân bằng với nhau và trong món ăn giữa các loại thực phẩm có sự tương tác với nhau tạo nên hương vị và các giá trị dinh dưỡng, y học cho các món ăn. Các loại thực phẩm có sự tương tác tới cơ quan nội tạng trong cơ thể con người. Có 5 vị ảnh hưởng đến các nội tạng như sau: Tên vị Tên cơ quan nội tạng ảnh hưởng Vị Ngọt Vùng lá nách Vị chua nhẹ Thận Vị chua gắt Gan Vị mặn, hắc Phổi Vị cay, đắng Tim Bảng_02: 5 vị ảnh hưởng đến các nội tạng Về thực phẩm, người Trung Quốc chia thực phẩm thành 3 nhóm: Nhóm lạnh(âm) Nhóm trung tính( điều Nhóm nóng( dương) hòa) Cua, ốc, lươn, ba ba, vịt, Gạo, đa số các loại rau Trâu, bò, trà, café, cá ngan, các loại hải sản.. củ, lợn, gà, chim… hun khói, gừng, riềng, tỏi, ớt, tiêu… Từ việc phân chia trên, người Trung Quốc luôn chú ý tới cách phối hợp nguyên liệu, gia vị để đảm bảo tính cân bằng về âm dương và có tác dụng phòng và chữa bệnh. Kỹ thuật nấu ăn của người Trung Quốc nổi tiếng trên toàn thế giới. Họ luôn cận trọng từ khâu nuôi trồng, tuyển chọn, chuẩn bị chế biến đến khi hoàn thiện món ăn và họ luôn giữ bí quyết nấu ăn của mình. Vì vậy đến nay hầu như không có người ngoại quốc nào nấu được các món ăn Trung Hoa ngon. Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 74
  3. Bữa ăn người Trung Quốc cũng giống như Việt Nam. Có 3 bữa sáng, trưa, tối. Cư xử bên bàn ăn: Trong bữa ăn họ thường vừa nói chuyện, vừa ăn. Nhưng tuyệt đối không được dùng đũa gõ lên mặt bàn, không được dùng đũa chỉ vào mặt người khác trong khi nói chuyện. Khi ăn thì trẻ con mời người lớn. Thức ăn phải được gắp từ trên xuống, không được bới, đảo thức ăn để gắp miếng thức ăn bên dưới. Người ta không bao giờ chọn cho mình miếng ngon nhất ở đĩa, mà thường gắp cho người cao tuổi trong gia đình hoặc gắp cho khách Các ứng xử này cũng giống như cách ứng xử của người miền Bắc * Một số trường phái ẩm thực lớn ở Trung Quốc Ẩm thực Trung Quốc bao gồm 8 trường phái lớn đó là: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy. 1. Sơn Đông Đứng đầu những trường phái ẩm thực ở của Trung Quốc là các món ăn Sơn Đông. Do đặc thù về vị trí địa lý cũng như là khí hậu riêng, mà Sơn Đông đã hình thành nên một bản sắc ẩm thực riêng độc đáo. Các món ăn Sơn Đông có đặc điểm là vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là những món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn nổi tiếng của Sơn Đông là ốc kho, cá chép chua ngọt. Hình_70:Một nhà hàng ở sơn Đông Hình_71: Đặc sản ốc kho Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 75
  4. Hình_72: Ruột cá biển cùng hành tỏi Hình_73: Cá Chép xốt Hình:64: Cá luôn là đại diện của sự thuận lợi trong tâm linh người Hoa 2. Quảng Đông Trường phái Quảng Đông cấu thành từ 3 nơi nổi tiếng đó là Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang. Những món ăn thuộc trường phái Quảng Đông rất đa dạng trong thành phần, được chế biến rất tinh tế và phức tạp, có hương vị dịu nhẹ tạo cảm giác thoải mái cho thực khách. Hình_65: Ẩm thực Quảng Đông Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 76
  5. 3. Tứ Xuyên Nếu Sơn Đông - đệ nhất Trung Hoa ẩm thực với sự bành trướng và tác động mạnh mẽ như “một chàng trai khỏe mạnh” thì ẩm thực Tứ Xuyên lại đằm thắm và phổ biến hơn cả. Trong các trường phái ẩm thực của Trung Quốc thì các món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn của Tứ Xuyên có đặc trưng là lắm mùi vị và nồng ấm... Món ăn đặc biệt chú trọng đến sắc, hương vị, hình, nhất là khá nhiều vị pha nồng đậm gồm: mặn, ngọt, chua, cay, thơm, đắng, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chủ vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng… Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, mỗi món mỗi khác, trăm món trăm vị, nên đã được xếp hàng đầu của các món ăn trong và ngoài nước. Có hai món ăn nổi tiếng là vây cá kho khô và cua xào thơm cay. Phương pháp nấu các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điều kiện nhiên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể. Trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, ran, chiên, nộm, muối, kho, ướp… Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ; món ăn không thể tách rời với ớt, hạt tiêu và hoa tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đậm, nhã khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và khó quên. Vì vậy mà ẩm thực Trung quốc có mặt khắp thế giới . Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 77
  6. Hình_66: Ẩm thực Tứ Xuyên 4. Hồ Nam Ẩm thực Hồ Nam nổi tiếng với 3 thành phần đó là bếp lưu vực Hương Giang, bếp khu vực hồ Động Đình và bếp miền núi Hồ Nam. Trải qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, trường phái ẩm thực Hồ Nam đã hoàn thiện và khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo. Khẩu vị cơ bản của Hồ Nam là béo - chua - cay, hương thơm và nhẹ nhàng, hơn nữa các món ăn Hồ Nam khá rẻ, mọi người có thể thoải mái thưởng thức Món ăn Hồ Nam: Ở Trung Quốc có một câu nói hình dung người Tứ Xuyên và người Hồ Nam ăn cay giỏi là "Người Tứ Xuyên không sợ cay, người Hồ Nam sợ không cay", về mặt ăn cay khó nói ai ăn giỏi hơn ai. Độ cay của món ăn Tứ Xuyên hơi khác với độ cay của Hồ Nam, cái cay của Tứ Xuyên là cay tê, món ăn Hồ Nam là cay chua. Về vấn đề ăn cay, Chủ tịch Mao Trạch Đông từng nói "Người ăn ớt cay có tinh thần cách mạng ngoan cường." Trong thời kỳ chiến tranh, Mao Chủ tịch thích ăn ớt, không những dùng để ăn kèm với rau dại khó nuốt thay cơm, thậm chí còn ăn ớt để nâng cao chí khí chiến đấu, bừng lên nhiệt tình cách mạng. Món ăn mà bác Mao thích nhất là món "thịt kho", sau đó người Hồ Nam đặt tên món thịt kho là "Thịt kho nhà họ Mao". Hiện nay "Thịt kho nhà họ Mao" cũng lừng danh cả nước. Truyền thống ẩm thực Hồ Nam được phân thành món ăn lưu vực Hương Giang, món ăn khu vực hồ Động Đình và món ăn miền núi Hồ Nam. Món ăn Hương Giang là đại diện tiêu biểu của trường phái ẩm thực Hồ Nam. Đặc điểm của món ăn này là món ăn có nhiều thành phần và cách chế biến rất tinh tế. Khẩu vị cơ bản của món ăn này là nhiều chất béo, đặc, chua- cay, hương vị thơm và nhẹ nhàng. Đặc điểm khác nữa là giá rẻ và mọi người đều có thể thưởng thức. Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 78
  7. Hình_67: Ẩm thực Hồ Nam 5. Phúc Kiến Các món ngon Phúc Kiến nổi tiếng bởi sự tinh tế của thực đơn và sự chuẩn bị công phu, cách chế biến đặc biệt. Hình thành trên nền tảng ẩm thực của các thành phố Phúc Châu, Hoan Châu và Hạ Môn, đa phần những món ăn Phúc Kiến có nguyên liệu là hải sản. 6. Chiết Giang Gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các món ăn Hàng Châu. Hương vị ẩm thực Chiết Giang tươi mềm, thanh đạm mà không ngấy. Có tiếng nhất là tôm nõn Long Tĩnh và cá chép Tây Hồ. 7. Giang Tô Giang Tô nổi tiếng với các món hấp, ninh, tần. Người Giang Tô chú trọng về đảm bảo nguyên chất nguyên vị, bởi vậy các món ăn ở đây mang hương vị thanh ngọt tự nhiên. Thịt và thịt cua hấp là những món nổi tiếng nhất ở đây. 8. An Huy Đặc sản của An Huy chính là món vịt hồ lô rất nổi tiếng. Các ẩm thực gia An Huy có sở trường là các món ninh, hầm và kĩ năng dùng lửa. Ngoài những trường phái ẩm thực trên, Trung Quốc còn rất nhiều địa phương với nhiều món ăn độc đáo nổi tiếng mà trong đó không thể không nhắc đến vịt quay Bắc Kinh và các đặc sản Tứ Xuyên. Vịt quay Bắc Kinh Có lẽ thật là thiếu sót khi nhắc đến các món ngon Trung Quốc mà không nhắc đến món vịt quay Bắc Kinh. Ra đời từ thời nhà Nguyên, Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 79
  8. đến thế kỉ thứ 15 món này đã trở thành một thực phẩm ưa thích của giới thượng lưu, vua chúa. Đến ngày nay, vịt quay Bắc Kinh đã thực sự trở thành một thương hiệu riêng, một nét văn hóa ẩm thực độc đáo mà người dân nơi đây tự hào giới thiệu cho khách du lịch. Hình_68: Vịt Quay Bắc Kinh Để có được món vịt quay ngon, yêu cầu phải chuẩn bị chu đáo, công phu từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến. Một con vịt quay ngon sẽ có lớp da chín màu bánh mật giòn rụm, vị béo mà không hề ngấy, còn thịt bên trong lại mềm như trứng luộc. Thưởng thức vịt quay cũng phổ biến có đến 3 cách khác nhau, nhưng cách nào thực khách cũng có thể thưởng thức hết hương vị thơm ngon của vịt quay. Ngoài hương vị đặc biệt ra, vịt quay Bắc Kinh còn được các nhà nghiên cứu đánh giá là có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim mạch. Chính những lý do này, không ngạc nhiên khi vịt quay Bắc Kinh là món ăn được các vận động viên ưa chuộng nhất tại Olympic Bắc Kinh, và là sự lựa chọn không thể bỏ qua của mỗi du khách khi có dịp đến đây. 2. Nhật Bản 2.1. Khái quát chung Nhắc đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản – xứ sở của hoa anh đào là nhắc đến một nền văn hóa truyền thống với những món ăn và nghệ thuật trang trí ẩm thực độc đáo. Ẩm thực Nhật được thế giới cũng như Việt Nam biết đến với các món Sushi, sashimi, súp miso…nổi tiếng. Biết về ẩm thực Nhật sẽ giúp cho doanh nhân có cái nhìn khái quát về văn hóa cũng như phong tục tập quán của người Nhật để có cách tiếp đãi cũng như ứng xử phù hợp khi giao lưu, hợp tác cùng nước bạn. Văn hóa ẩm thực Nhật được biết đến với những món ăn truyền thống, và nghệ thuật trang trí ẩm thực độc đáo. Nhật cũng giống như các nước châu Á khác, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa, nên cơm được coi là thành phần chính trong bữa ăn của người Nhật. Ngoài ra cá và hải sản là nguồn cung cấp protein chủ yếu của họ. Người Nhật thường chú ý nhiều đến kiểu cách và rất cầu kỳ trong chế biến thực phẩm. Chính những điều này tạo nên hương vị đặc trưng của các món ăn Nhật như các món ăn sống, hấp, luộc… Hình_69: Ẩm thực Nhật Bản “Tam ngũ” là quan niệm của người Nhật trong các món ăn, đó là “Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp”.  Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn  Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 80
  9.  Ngũ pháp có: để sống, ninh, nướng, chiên và hấp. 2.2. Văn hoá ẩm thực Nhật Bản Mùi vị các món ăn Nhật đơn giản hơn so với các món ăn của phương Tây. Nhưng đồ ăn Nhật lại chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật. Các món ăn của Nhật nhằm giữ lại nhiều nhất hương vị, màu sắc của thiên nhiên. Nhật Bản nghiêng về sự bắt mắt tinh tế, đó là sự hòa trộn khéo léo và tinh tế của màu sắc, hương vị cũng như tôn giáo truyền thống. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm. Người Nhật thường dùng đũa để ăn, đặc biệt họ thích bày biện món ăn bằng những bát, đĩa nhỏ xinh. Bữa cơm người Nhật chủ yếu là cơm, cá, rau và có rất ít thịt trong thành phần ăn. Mỗi người bao giờ cũng có một bát cơm kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp, rong biển sấy được dùng để cuộn cơm hoặc ăn không. Có thể ăn mì Udon và Soba để thay thế cơm hay Sushi. Món khai vị là sashimi và kết thúc bữa ăn là một tách trà xanh nóng hổi. Trước khi ăn người Nhật thường nói: "itadakimasu" - là một câu nói lịch sự, nghĩa là "xin mời" nhằm nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa "gochiso sama deshita" (cảm ơn vì bữa ăn ngon") Ngày nay bữa ăn của người Nhật đã có sự Âu hóa bởi những ảnh hưởng của sự tiếp xúc với các nền ẩm thực châu Âu. Trong bữa ăn xuất hiện các sản phẩm sữa, bánh mì, thịt và các sản phẩm làm từ bột mì ngày một nhiều. Những món ăn truyền thống của người Nhật Ẩm thực truyền thống của người Nhật được thế giới biết đến với các món như: sushi, sashimi, tempura, súp miso, mì Udon, Soba… Các món này được xem như những món đem lại may mắn, hạnh phúc cho người thưởng thức. Sushi là món cơm trộn với giấm, kết hợp với các loại thức ăn như cá sống, trứng cá, rau củ, và được cuốn trong lá rong biển. Có nhiều loại sushi khác nhau, mỗi loại đều đem lại hương vị và màu sắc khác nhau. Món này dùng bằng tay, chấm tương rồi cho vào miệng mà không cắn nhỏ vì sẽ làm nát miếng sushi. Sushi ăn kèm với nước tương, mù tạt và gừng ngâm chua. Hình_70: Món Sushi Sashimi là món ăn sống trong ẩm thực Nhật, làm từ cá và hải sản tươi sống: những lát hải sản như mực, tôm, sò, cá ngừ, cá hồi sống được xếp một Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 81
  10. cách đẹp mắt trên khay gỗ cùng với củ cải trắng bào sợi và lá tía tô. Món ăn được chấm kèm với nước tương và mù tạt (wasami). Cảm giác đầu tiên khi ăn sashimi là vị cay xộc đến mũi, đánh thức các giác quan. Sau đó là vị mặn vừa của nước tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, mềm, béo ngậy của cá sống . Hình_71: Món Sashimi Tempura là món chiên trong ẩm thực Nhật, đó là các loại tôm, cá, mực và rau củ được tẩm qua bột và chiên vàng. Lớp bột mỏng, giòn nhưng không cứng, có độ mềm nhẹ. Sau khi chiên, tempura phải thật khô ráo, không gây cảm giác ngán cho người ăn. Món ăn dùng với nước tương pha loãng cùng với ít củ cải trắng và gừng băm nhỏ. Hình_72: Món Tempura Mì Udon là những sợi mì nhỏ, có màu trắng, được làm từ bột, muối và nước. Mì có thể ăn nóng hoặc nguội và được nấu bằng nhiều cách. Mì nóng thì được ăn với canh nóng, mì nguội dùng với nước sốt. Gia vị ăn kèm mì udon là hạt vừng, bột gừng tươi, rong biển sấy khô, lát hành xanh, wasabi… Thức uống người Nhật Hình_73: Mì Udon Rượu Sake Rượu sake là thức uống không thể thiếu khi thưởng thức các món ăn Nhật. Rượu không chỉ làm cuộc vui thêm sôi nổi, thân thiết mà còn giúp cho các món ăn dễ tiêu và tăng thêm hương vị. Rượu sake được làm từ gạo, có nồng độ cồn cao. Khi uống mọi người luôn phải rót sake cho người khác, không bao giờ tự rót cho mình, nhưng nếu dốc cạn chai thì chỉ được rót vào chén riêng Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 82
  11. của mình. Hình_74: Rượu sake Rượu sake thường được uống khi ăn với các món sashimi, sushi để xóa đi vị tanh nhẹ của đồ sống. Trà Người Nhật nổi tiếng với mạt trà, loại bột trà xanh nguyên chất do các thiền sư chế biến; đây là loại trà chính cho nghi lễ trà đạo, nghi lễ này tuân theo 4 nguyên tắc chính "hòa, kính, thanh, tịnh". Nghệ thuật ẩm thực loã thể Đó là Geisha (Nghệ giả, tức kỹ nữ phòng trà). Để trở thành một Geisha theo đúng nghĩa truyền thống, một nữ thiếu nhi phải được đào tạo nhiều thứ từ đánh đàn, vẽ tranh, nghệ thuật cắm hoa, Thư pháp, Ca vũ kỹ Trà đạo, Nghệ thuật giao tiếp, trang điểm.v.v… Và tất nhiên, nằm trong một giới của dịch vụ giải trí, những Geisha còn phải học thêm một công phu tuyệt đỉnh nữa là Nyotaimori( mâm đựng). Hình_75: Nghệ thuật ẩm thực loã thể Các Geisha trong Nyotaimori, là việc phải tập rất công phu kiểu nằm loã thể, nằm bất động trong vòng 5 tiếng đồng hồ dù nắng nóng hay giá rét, trên người đặt 6 quả trứng gà trên 6 điểm nhạy cảm khác nhau trên cơ thể.Với một thời gian như thế, vị sư phụ sẽ thử thách sự chịu đựng của một Geisha tương lai bằng cách thả nước đá, rưới nước ấm lên cơ thể cô ta. Nếu những quả trứng vì thế mà nhúc nhích, bài tập lại được bắt đầu từ đầu Còn nhiều điều khác được coi là bắt buộc trong Nyotaimori như sự yêu cầu Geisha hành nghề này phải là một người còn trinh tiết để khỏi ảnh hưởng đến hương vị món ăn theo quan niệm truyền thống. Việc tắm rửa nhiều lần trước các ca phục vụ Nyotaimori cũng là một công đoạn cực kỳ quan trọng. Những Geisha phải được chà rửa thân thể bằng một loại nước tắm tinh khiết và không mùi không vị, sau đó dùng đá kì cọ hết lớp da chết, tiếp đến là việc đánh sạch da bằng một miếng bọt biển và cuối cùng là xả sạch bề mặt da bằng nước lạnh sau khi đã tẩy sạch lông mao trên cơ thể.Công việc bày đặt món ăn trên cơ thể một Geisha cũng là một vấn đề cần tuân thủ nghiêm nhặt. Ví như núm nhũ hoa được che phủ bằng các con giống, âm hộ được che bằng lá nho, trong khi mái tóc xoã được điểm xuyết một số hoa lá đẹp mắt. Cách bày món ăn còn được dựa vào quan niệm của người đầu bếp, chẳng hạn món Mekajiki (Cá Kình) sẽ được bày trên bụng vì có ích cho tiêu hóa, món Ikura (Trứng cá Hồi) sẽ được đặt lên phía gần tim, món Agano (Cá Chình) thì Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 83
  12. lại được để lên âm hộ vì được coi là có khả năng tăng cường sinh lý.v.v…Trong các bữa ăn như thế, thực khách không được phép sử dụng tay trần mà phải dùng đũa. Một điều khó chịu đựng nữa dành cho các Geisha là sự bình phẩm của thực khách về thân thể cô ta trong bữa ăn. Có thực khách sẵn sàng buông những lời sàm sỡ, thậm chí thoá mạ hoặc ngược lại là tán tỉnh, ve vãn. Hơn nữa có thực khách còn dùng đũa chọc vào chỗ kín của các Geisha. Điều này đã không ít lần gây đến bao phiền toái và tủi nhục cho họ. Tuy nhiên, rất nhiều thiếu nữ Nhật lại tỏ ra ham thích nghề này. Điều đó là bởi vì sau một ca phục vụ như thế, họ sẽ có một thù lao khoảng 1500-2000 USD chưa kể tiền bo. Những bữa ăn kiểu này thường dành cho các doanh nhân thành đạt nên số tiền họ bo cho một Geisha là rất hậu hĩnh. Thế nhưng một điều cấm kị là sau một buổi phục vụ, một Geisha không được đi với khách mặc dù có yêu cầu. 3. Hàn Quốc 3.1. Khái quát chung Với đặc điểm địa hình là núi và đồng bằng chiếm phần lớn bề mặt cùng là biển cả bao quanh ba phía, đất nước Hàn Quốc có một nguồn tài nguyên dồi dào về thủy hải sản, nông nghiệp với các kĩ thuật trồng trọt lúa phát triển từ rất lâu đời. Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo. Nguyên liệu món ăn đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con trai, cá, các loại rễ cây, rau...; nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm... Vì thế, việc chế biến, trình bày cũng lắm công phu, tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Dường như người Hàn ăn bằng mắt. Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn, nhưng mỗi thứ chỉ một ít. Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: xì dầu, hành, tỏi, muối, dầu ăn, dầu vừng, bột tiêu, tương ớt, ớt khô... Ngoài ra, kim chi và tương đậu là hai món không thể thiếu trong bữa cơm truyền thống của người dân xứ Hàn. Mặt khác, khi nhắc tới bữa ăn của người Hàn, người ta không thể không trầm trồ trước sự ‘hoành tráng’ với cả chục món ăn được bày biện cẩn thận, không kể là bữa sáng hay bữa tối Bữa ăn tại nhà là thời điểm tụ tập cả gia đình. Theo truyền thống, người lớn tuổi nhất trong nhà cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì những người khác mới lần lượt làm theo. Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nhai từ tốn, kín đáo và không nhấc bát lên khỏi bàn. Trên bàn ăn, cơm và canh được đặt lên Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 84
  13. trước, canh đặt bên phải bát cơm, thức ăn khác và món chấm được đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món ăn lạnh được làm từ rau được đặt bên trái. Đũa, thìa đặt bên phải bàn. Hình_76: Ẩm thực Hàn Quốc Vào những ngày gia đình có việc như đám cưới, sinh nhật, mừng 100 ngày tuổi của các cháu bé..., người ta đều chuẩn bị những món ăn phù hợp với từng nghi lễ. Ví dụ trong các bữa tiệc sinh nhật truyền thống luôn có món rong biển trong thực đơn; mừng 100 ngày tuổi, người ta làm món Baeksolgi, Susukyongdan để cầu nguyện cho cơ thể và tâm hồn đứa trẻ được trong sạch, tránh những vận xấu... Người Hàn Quốc còn ăn uống theo mùa. Vào ngày đông chí (tháng 12 âm lịch), người ta nấu cháo đậu đỏ ăn nhằm xua đuổi mọi tai ương; Tết âm lịch, món chủ đạo là bánh ttok, bánh mantu (bánh bao), gangjong (bánh gạo nếp rắc vừng)...; Tết Đoan Ngọ (5tháng 5 âm lịch), người ta ăn các loại bánh làm từ cây surichuynamu ở trên núi, mantu, cá diếc hấp... 3.2. Văn hoá ẩm thực Hàn Quốc Món ăn chính của người Hàn Quốc là cơm. Ngoài việc nấu cơm với gạo, người ta thường độn thêm lúa mạch, bắp, kê, bobo hay đậu. Thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như dưa chuột muối, rau sống trộn...; canh có nhiều nước dùng và thành phần chính là thịt, rau, cá, rong biển, xương hay lòng bò, lòng heo; các món hầm... và kim chi. Có rất nhiều loại kim chi, mỗi loại đều có phong cách, hương vị riêng tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng. Ở những vùng ấm áp, ớt bột được cho vào nhiều hơn để kim chi không bị hư. Vùng phía Bắc, người ta thường muối kim chi nhạt hơn và cũng ít cay hơn. Ngoài ra, một số loại kim chi không trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác. Thịt bò nướng lửa (Pulgogi), sườn heo, sườn bò nướng (Kalbi) cũng là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc. Trong chế biến món này, người ta dùng loại tương (Source) riêng biệt để làm tăng vị ngọt của thịt, khiến cho món ăn thêm đậm đà và mang một sắc thái riêng. Sườn, lưng, thịt mềm là loại được sử dụng nhiều nhất. Thịt bò được thái mỏng, ướp với nước lê, rượu trắng, nước tương đặc, hành băm, tỏi băm, dầu mè, nước gừng, bột tiêu... Sau đó nướng trên ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ. Món này cuốn chung với rau sống để ăn. Hình_77: Ẩm thực hàn Quốc Người Hàn Quốc rất thích món “mộc tồn”. Theo quan niệm của họ, thịt chó có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè và giúp cơ thể tăng sức đề kháng với các loại bệnh dịch. Thịt chó thường được chế biến thành một món xúp có tên gọi là Boshintang. Dường như tất cả các vị của món xúp truyền thống xứ Hàn như xúp bò, xúp đậu tương, xúp kim chi... đều có trong món xúp này. Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 85
  14. Ngoài một số món kể trên, cơm trộn (cơm trộn với thịt thái mỏng, trứng, rau tẩm gia vị, nước xốt làm từ ớt), mì lạnh (sợi mì được làm bằng lúa kiều mạch, mảnh và dai, nước dùng lạnh có thịt bò thái mỏng, hành tươi, củ cải, dưa leo, hạt mè), Shinsollo (thịt, cá, rau, đậu phụ được ninh nhỏ lửa trong nước thịt bò), cháo gà (gà được ướp với gừng, táo, gạo nếp, tỏi rồi hầm nhừ), bánh gạo (nhân thịt, kim chi và được hấp trong chõ)... là những món ăn luôn được ưa thích ở Hàn Quốc. Những điều cơ bản trong ẩm thực Hàn Quốc: - Các món ăn chính và các món ăn phụ trong bữa ăn phải được bày biện riêng biệt. Món chính thường là cơm, cháo hay những thứ làm từ bột mì... đi kèm với các loại thức ăn phù hợp để cân bằng dinh dưỡng. - Có rất nhiều các công thức nấu ăn và các món ăn khác nhau. Với người Hàn Quốc thì họ ưa thích nhất các món hấp, chiên, om, nướng, đặc biệt không thể thiếu là cơm, các loại canh và salad. Hình_78: Món cơm trộn Hàn Quốc - Ngoài ra cũng có rất nhiều cách sử dụng gia vị và bày trí khác nhau trên bàn ăn. Có thể nói khi nấu ăn, càng sử dụng nhiều loại gia vị đa dạng thì càng thể hiện được tính truyền thống trong phong cách ẩm thực của người Hàn. Khi trang trí món ăn, người đầu bếp thường chỉ dùng các nguyên liệu đơn giản như quả hạch, trứng hay nấm…nhưng cũng đủ để khiến món ăn hấp dẫn không thể cưỡng lại được. không thể thiếu là cơm, các loại canh và salad. - Các món ăn truyền thống của người Hàn được chia làm hai loại chính. Thứ nhất là “eumyangohaeng”, được xây dựng dựa trên 5 nguyên lí cơ bản trong triết lý sống của người châu Á, trong đó các món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa 5 loại nguyên liệu với 5 màu sắc khác nhau hay 5 loại gia vị. Thứ hai là “yaksikdongwon”, hay có nghĩa là “thực phẩm cũng như thuốc quý”, trong đó các nguyên liệu tạo nên món ăn đều tốt cho sức khỏe, đơn giản nhưng rất bổ dưỡng, hầu hết đều có sẵn trong thiên nhiên. - Theo từng khu vực, theo từng mùa khác nhau mà các loại thực phẩm được sử dụng cũng khác nhau. Mỗi khu vực trên khắp đất nước lại có những "đặc sản" khác Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 86
  15. biệt của riêng mình. Những sự khác biệt đó tạo nên rất nhiều các món ăn đặc trưng cho mỗi vùng miền, dù đều là các loại tương, hải sản hay kim chi nhưng với các loại nguyên liệu khác nhau, chúng lại có hương vị khác biệt. Hình_79: Món Kim chi - Tất cả các món ăn đều phải được phục vụ vào cùng một thời điểm. Vì vậy khi chuẩn bị bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc, bạn cần xong xuôi hết tất cả các món ăn rồi mới bắt đầu bày biện ra bàn ăn 4. Các nước Đông Nam Á 4.1. Khái quát chung Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lí khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ, đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đức và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là "cái nôi" của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Văn hóa Hòa Bình đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân văn hóa Hoà Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN. Vì thế, Đông Nam Á đã là một trong những nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất trên thế giới. Đến thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở vùng vùng thung lũng theo chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu bò Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 87
  16. làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển. Từ đó, nông nghiệp lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khi vực. Đó là một nền văn minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp... cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng. Có thể nói, ẩm thực Đông Nam Á là một trong những dòng ẩm thực đặc sắc của thế giới. Những món ăn tại đây luôn có sự pha trộn giữa nhiều nền ẩm thực như Trung Hoa, Ấn Độ bên cạnh những món ăn bản thể. 4.2. Văn hoá ẩm thực các nước Đông Nam Á Những nước thuộc khu vực Đông Nam Á, có những nét chung tiêu biểu trong văn hóa ẩm thực là ảnh hưởng phần lớn của phong cách ẩm thực Trung Hoa. Tuy nhiên, theo thời gian cùng nhiều tác động khách quan của các yếu tố như dân cư, bản sắc văn hóa… mỗi quốc gia sẽ có định hướng và phát triển nghệ thuật ẩm thực theo một phong cách nhất định Ẩm thực Brunei Từ khi tách ra khỏi liên bang Malaysia thì Brunei hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, Brunei vẫn còn ảnh hưởng Malay về nền văn hóa cũng như ẩm thực. Do vậy nên ẩm thực Brunei không khác Malaysia là mấy. Khác nhau ở chỗ là người dân Brunei ăn rau quả nhiều hơn người Malaysia và các món ăn chua ngọt, được chế biến nhiều màu sắc được ưa chuộng hơn cả. Vì là đất nước có nhiều dân theo đạo Hồi, nên thịt cừu, dê, bò, gà rất dễ bắt gặp ở các hàng quán ven đường hay trên mâm cơm gia đình. Các món ăn Brunei khá giống người Việt Nam ta vì cùng nằm chung trong khu vực Châu Á, nên du khách hãy yên tâm khi du lịch đến vương quốc Hồi Giáo này. Một số món ăn dân dã đặc trưng được nhiều du khách ưa thích có thể kể đến như gà nướng rưới sốt chua ngọt, thịt cừu xào ớt xanh chua ngọt, gà quay, cá nướng, tôm xào chua ngọt dùng chung với cơm trắng…đều là những món ăn ngon miệng và dễ dùng. Hình_80: Món cơm chiên đặc trưng của Brunei Ẩm thực Campuchia, Cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm. Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 88
  17. ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v. Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùmg Tứ Xuyên. Các thực phẩm chủ yếu cho người dân Campuchia là lúa gạo. Hầu như mỗi bữa ăn đều có cơm. Các món khác như cari, súp hoặc khoai tây chiên thường là các món chính đi kèm khá phổ biến. Ngoài gạo, người Campuchia còn sử dụng nếp để chế biến ra các món xôi và cơm lam. Xôi thường đi kèm sầu riêng như là một món tráng miệng còn cơm lam thường dùng như là một món thay thế cơm cho người nông dân làm ruộng khi mà họ không có thời gian chế biến. Hình_81: Côn trùng chiên – món ăn ưa thích của người Campuchia Người Campuchia rất thích dùng côn trùng đẻ chế biến nhiều món ăn. Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồn đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon. Đắt nhất vẫn là con cà cuống - một loại côn trùng có ích sống nhiều ở đồng ruộng Campuchia với hương vị thơm cay. Cà cuống hiện nay đang trên đà tuyệt chủng vì nạn săn bắt quá mức và do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng. Cà cuống hiện nay đang bày bán tại các chợ côn trùng Campuchia hầu hết đã được lấy túi hương ra, chỉ còn lại thân mà thôi, còn túi hương người ta sẽ bán riêng với giá khá cao. So với món ăn chế biến từ côn trùng của Thái Lan và Lào[2], món ăn chế biến từ côn trùng của Campuchia ít món hơn, chủ yếu vẫn là dế và nhền nhện. Các loại côn trùng khác, hầu hết Campuchia vẫn nổi tiếng là nước xuất khẩu côn trùng sang Thái Lan. Món ăn chế biến từ côn trùng của Campuchia không cầu kỳ và ít gia vị hơn món ăn từ côn trùng của Thái Lan. Ẩm thực Indonesia Là một đất nước có nền văn hóa giàu có với sự hiện diện của nhiều tôn giáo cũng như các truyền thống lâu đời. Điều này đã góp phần làm cho nền ẩm thực của Indonesia đa dạng và phong phú. Indonesia gồm 13.000 hòn đảo kéo dài từ Tây sang Đông, chạy dọc theo xích đạo, từ đảo Sumatra, phía Nam Thái Lan đến Irian, phía Bắc Australia. Với vị trí địa lý như vậy, nền ẩm thực của đất nước này chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông và châu Âu, bên cạnh đó còn có sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa ẩm thực của các tộc người khác Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 89
  18. nhau sinh sống ở Indonesia. Hình_82: Món cơm trứng Indonesia Indonesia nổi tiếng với nhiều loại gia vị đặc sắc. Nhục đậu khấu, cây đinh hương, hạt hồ tiêu… là các loại gia vị phổ biến được mang đến Indonesia từ Ấn Độ, Trung Quốc, Ả rập; kế đó là những gia vị đến từ các nhà thám hiểm và thực dân châu Âu: Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha. Nước cốt dừa có mặt trong khá nhiều món ăn Indonesia. Các loại nước sốt, súp, cơm đều được nấu chung với loại gia vị này. Một số gia vị khác như gừng, nghệ, lá nguyệt quế, cây hồi, me, bạch đậu khấu… cũng thường được người Indonesia dùng chế biến chung với các loại cá, tôm. Người Indonesia thường ăn bằng thìa và bốc tay. Bữa ăn chính của họ được phục vụ vào giữa ngày, bao gồm cơm, sốt sambal, cá khô tẩm cà ri nấu chung với nước cốt dừa. Một điều thú vị nữa là họ rất chuộng các món ăn đường phố. Thái Lan: Tinh tế mà đơn giản Singapore: Những khúc biến tấu từ hương vị Tách ra từ một tiểu bang của Malaysia, Singapore đã trở thành quốc gia phát triển vượt bậc trên thế giới. Bên cạnh đó, một phong cách ẩm thực riêng - phong cách ẩm thực Singapore cũng được hình thành bởi những biến tấu từ phong cách ẩm thực Trung Hoa, Ấn Độ, Malaysia… Những khúc biến tấu ấy đã mang lại cái “quốc hồn quốc túy” cho món ăn Singapore với hương vị nhẹ nhàng, ít béo. Với vị cay nồng của ớt hòa quyện vị ngọt đậm đà của thịt cua tươi và món sốt sanh sánh tỏa mùi thơm quyến rũ, món cua sốt ớt lừng danh đã làm nức lòng những thực khách khó tính nhất. Và dừng chân thưởng ngoạn trên đảo Sentosa, du khách không chỉ bị thu hút bởi các hoạt động giải trí đa dạng mà còn khó lòng bỏ qua món cháo ếch tuyệt vời. 5. Các nước khu vực Tây Á 5.1. Khái quát chung Tây Á phần lớn tương ứng với thời hạn Trung Đông. Eurocentrism Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ Trung Đông đang dần mờ dần do rõ ràng của nó Eurocentrism như khu vực phía đông của châu Âu, nhưng nó nằm ở phía nam của Nga và phía tây của Ấn Độ. Tây Á bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ , Syria , Armenia , Georgia , Azerbaijan , Iraq , Iran , Lebanon , Jordan , Israel , các vùng lãnh thổ Palestine , Ả-rập Xê-út , Kuwait , Bahrain , Qatar , United Arab Emirates , Oman và Yemen . Abrahamic religionsJudaismChristianityIslam Khu vực này là nơi sinh lịch sử của tôn giáo Abraham : Do Thái giáo , Kitô giáo và Hồi giáo . IslamicJewish Ngày nay, khu vực này là gần 93% người Hồi giáo và chủ yếu là Hồi giáo chính trị, mặc dù một nước (Israel) chủ yếu là người Do Thái . Nhiều người trong số các quốc gia Ả Rập là sa mạc và do đó nhiều nhóm du mục tồn tại ngày nay. Khí hậu chủ yếu là khí hậu sa mạc tuy nhiên một số khu vực ven biển có khí hậu ôn đới Mặt khác, cao nguyên Anatolia ( Thổ Nhĩ Kỳ , Georgia , Armenia ) là rất miền núi và do đó có một khí hậu Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 90
  19. ôn hòa hơn trong khi các bờ biển có một khác biệt khí hậu Địa Trung Hải . Cao nguyên Ba Tư ( Iran , Azerbaijan , Afghanistan , Iraq , Pakistan và Turkmenistan ) có địa hình đa dạng, chủ yếu là miền núi với một phần của sa mạc , thảo nguyên và rừng nhiệt đới trên bờ biển của biển Caspian . Tây Á ẩm thực là một sự hợp nhất của Thổ Nhĩ Kỳ , Ả Rập , Bắc Phi và các món ăn Ba Tư . Nó là vô cùng phong phú và đa dạng. 5.2. Văn hoá ẩm thực các nước khu vực Tây Á 6. Pháp 6.1. Khái quát chung Là một trong những cái nôi văn hóa của châu Âu, nền văn hóa Pháp được xây dựng và phát triển qua hàng ngàn năm cùng với dòng phát triển lịch sử đất nước từ hàng trăm năm trước Công Nguyên. Văn hóa Pháp đã tồn tại song song với các thời kì phát triển rực rỡ nhất, mang tính “cột mốc” của nền văn hóa nhân loại: thời kì La Mã cổ đại, thời kì phong kiến trung đại và thời kì Phục Hưng, cho đến cuộc cách mạng tư sản vào thời kì hiện đại. Nền văn hóa đồ sộ, độc đáo này vẫn tiếp tục được người Pháp bảo tồn và gìn giữ cẩn thận. Đến Pháp để thưởng thức nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật, văn học cổ đại tồn tại ngay trong lòng đất nước hiện đại bậc nhất của châu Âu. Ẩm thực Pháp nổi tiếng khắp nơi với các món ăn được chế biến lạ mắt, lạ miệng, kết hợp độc đáo rượu vào chế biến và thưởng thức các món ăn, góp phần làm đậm đà thêm hương vị của các món ăn Pháp. Người Pháp rất sành ăn và đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống, trong cách chế biến và chi tiết đến cả tư thế ngồi sao cho thoải mái và có nghệ thuật. Trước khi ăn, bao giờ người Pháp cũng phải rửa tay như một thông lệ bắt buộc. Người Pháp trong lúc ăn rất kỵ nhai có tiếng kêu và đặc biệt điều cấm kỵ là sau khi ăn xong xỉa răng và ợ trước mặt người khác. Có thể nói phong cách ăn uống của người Pháp là cả một nghệ thuật đặc sắc. 6.2. Văn hoá ẩm thực Pháp Nước Pháp có truyền thống sành ăn từ lâu. Người Pháp thường tự hào về ẩm thực của mình như một nét văn hóa độc đáo. Pháp là một đất nước có nghệ thuật ẩm thực tinh tế và phong phú. Người Pháp rất sành ăn và xem trọng chuyện ăn uống. Ẩm thực Pháp nổi tiếng bởi rượu vang, pho mát và các món ăn như ốc sên hay gan ngỗng béo. Mỗi vùng đều có những nét độc đáo rất riêng. Miền Đông có bánh crêpe, rượu vang Saumur và rượu táo. Miền Bắc có champagne với các nhãn hiệu nổi tiếng như Veuve Cliquot, Roederer, Heidseik, Moët & Chandon, Laurent-Perrier... Miền Trung với nhiều loại pho mát, rượu cognac và vang trắng Sancerre. Phía Tây Nam với gan ngỗng béo và thương hiệu rượu Bordeaux. Riêng Paris còn rất nổi tiếng với cà phê và các quán cà phê. Cà phê ở đây đa dạng về chủng loại cũng như hình thức phục vụ.Các món ăn truyền thống của Pháp thường dùng rất nhiều mỡ. Ngày nay, thói quen ăn uống của ngừơi Pháp đã thay đổi, họ ăn rất ít vào bữa tối và bữa sáng trở thành bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Người mang cây khoai tây đến châu Âu chính là Charles de l'Écluse, người con của thành phố Arras. Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 91
  20. Một bữa ăn theo đúng truyền thống Pháp được sắp đặt như một bản giao hưởng hay một vở kịch cổ điển có 5 màn: Món nguội nhấm nháp; Món nhẹ đầu bữa; Món chính (thịt cá…có đệm rau); Pho mát; Tráng miệng. Đối với gia đình Pháp bình thường ngày nay, có lẽ vở kịch được đơn giản hóa, còn 3 màn: Màn 1: món nguội nhấm nháp cùng món nhẹ đầu bữa, màn 2: món chính, màn 3: pho mát tráng miệng. Ở Pháp, các gia đình bắt đầu một ngày mới bằng bữa điểm tâm nhẹ, thường gồm bánh mì với bơ và jambon. Đồ uống thường là cà phê đen, cà phê sữa nóng, còn lũ trẻ thì thích nhất là sôcôla nóng. Còn thứ bánh xốp cuộn tròn gọi là croissant chỉ có trong những dịp đặc biệt. Bữa ăn chính trong ngày thường được ăn vào buổi trưa trong hai tiếng đồng hồ nghỉ trưa. Bữa trưa thường gồm vài món, bắt đầu là một món khai vị hay xúp. Món thịt hầm với khoai tây rán kiểu Pháp hay thịt gà rán ăn với rau thường là món chính của bữa trưa. Món salad, là món rau xanh nhúng giấm sẽ được ăn tiếp sau món chính. Sau đó là một ít phô mai, và cuối cùng là tráng miệng với trái cây tươi hay món bánh ngọt, thế là đã hoàn tất bữa ăn. Những người không về nhà ăn trưa có thể ăn một bữa trưa nhẹ, chẳng hạn một chiếc bánh mặn nhân kem và jambon hay một miếng sandwich ở nhà hàng. Bữa tối thường đơn giản hơn bữa trưa. Một bữa tối thông thường gồm xúp, thịt hầm, bánh mì và phô mai. Rượu vang thường được uống vào bữa trưa hay bữa tối. Nước khoáng có hay không có ga cũng được dùng trong bữa ăn. Trong các bữa tiệc, mỗi món ăn có thể được dùng với một thứ rượu vang riêng, còn sau bữa ăn người ta thường uống brandy hay rượu ngọt cùng với cà phê đen đặc rót trong những tách nhỏ. Người Pháp cho thêm đường vào cà phê nhưng không cho kem. Trong các bữa ăn trang trọng, món cá được dọn lên sau món khai vị và trước món thịt.Loại bánh mì dài và giòn của Pháp gọi là baguette thường dùng trong bữa ăn. Vì loại bánh mì này không để lâu được, nên người ta phải mua bánh mới hàng ngày. Brioche là loại bánh bao nhân nho mềm và ngọt thường để ăn bữa tối. Những bữa ăn ngày Chủ nhật và vào các dịp long trọng thường có các món tráng miệng đặc biệt, như các loại bánh nướng đủ mọi hình dáng và hương vị. Nhưng thông thường nhất là món bánh tạc nhân táo, éclair (bánh kem), bánh kếp mỏng phết mứt. Những món ăn và món tráng miệng đặc sản của địa phương cũng được dọn lên vào những dịp lễ hội hay kỷ niệm các sự kiện gia đình. Giống như hầu hết những người Châu Âu khác, người Pháp ăn bằng dao cầm ở tay phải và nĩa cầm ở tay trái. Họ cắt bánh mì baguette ra từng khúc thay vì từng miếng mỏng. Vì người Pháp thường thích nói chuyện trong bữa ăn, nên bữa ăn thường rất sôi nổi với những cuộc chuyện trò vui vẻ.Mỗi món ăn phải uống với loại rượu vang phù hợp: Giáo trình Văn hóa ẩm thực Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 92
nguon tai.lieu . vn