Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRANG TRÍ CƠ BẢN NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: Trung cấp (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRANG TRÍ CƠ BẢN NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Lê Huỳnh Như Ý Học vị: Cử nhân Đơn vị: Khoa May- TKTT Email: lhnhuy81@gmail.com TRƯỞNG KHOA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. BM31/QT02/NCKH&HTQT LỜI GIỚI THIỆU Trang trí xuất phát từ thực tế cuộc sống, nó phản ánh cuộc sống nhưng không rập khuôn, luôn tạo ra cái mới, cái đẹp theo nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau (từ bố cục, hình mảng đến hoạ tiết, màu sắc…). Có thể nói, bộ môn trang trí có đặc điểm nổi bật là yêu cầu người học luôn luôn suy nghĩ, sáng tạo không ngừng để thực hiện những bài tập đa dạng và phong phú về hình dáng, màu sắc qua đó tạo cho học sinh năng lực làm việc dám nghĩ dám làm, dám thay đổi và mong muốn có hiệu quả để làm nên cái đẹp khác nhau. Giáo trình Trang trí cơ bản cung cấp cho học sinh những hiểu biết chung về trang trí cơ bản, trang trí ứng dụng, những kiến thức về màu sắc, bố cục, họa tiết trang trí để từ đó học sinh vận dụng kết hợp tìm tòi, sáng tạo vào các bài tập thực hành để tạo ra sản phẩm mới, đẹp. Với 2 phần Sắc độ màu và họa tiết trang trí và Trang trí các dạng hình cơ bản, giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy, học tập cho sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp và có giá trị tham khảo cho học viên các ngành mỹ thuật có liên quan cũng như cho các bạn bước đầu học vẽ. Quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý thầy cô, quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tp.HCM, ngày 15 tháng 8 năm 2020 Chủ biên Lê Huỳnh Như Ý 1
  5. BM31/QT02/NCKH&HTQT MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: SẮC ĐỘ MÀU VÀ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ......................................... 4 1.1 Sắc độ và màu ..................................................................................................... 4 1.1.1. Sắc độ ......................................................................................................... 4 1.1.2 Màu cơ bản và hòa sắc................................................................................ 5 1.2 Họa tiết trang trí ................................................................................................ 10 1.2.1 Khái niệm .................................................................................................. 10 1.2.2 Chủ đề của họa tiết trang trí....................................................................... 10 1.2.3 Cách thức cách điệu họa tiết trang trí ........................................................ 11 CHƯƠNG 2: TRANG TRÍ CÁC DẠNG HÌNH CƠ BẢN........................................... 13 2.1 Một số nguyên tắc trong trang trí ...................................................................... 13 2.1.1 Bố cục trong trang trí màu ......................................................................... 13 2.1.2 Nguyên tắc bố cục hình trong trang trí ...................................................... 14 2.1.3 Tính cân bằng trong bố cục ....................................................................... 16 2.2 Trang trí đường diềm ........................................................................................ 16 2.2.1 Đặc điểm của trang trí đường diềm ........................................................... 16 2.2.2 Phương pháp thực hiện trang trí đường diềm. ........................................... 16 2.3 Trang trí hình vuông ......................................................................................... 18 2.3.1 Đặc điểm của trang trí hình vuông. ........................................................... 18 2.3.2 Phương pháp thực hiện trang trí hình vuông. ............................................ 18 2.4 Trang trí hình tròn ............................................................................................. 20 2.4.1 Đặc điểm của trang trí hình tròn. ............................................................... 20 2.4.2 Phương pháp thực hiện trang trí hình tròn................................................. 20 2.5 Trang trí hình tam giác ...................................................................................... 22 2.5.1 Đặc điểm của trang trí hình tam giác......................................................... 22 2.5.2 Phương pháp thực hiện trang trí hình tam giác. ........................................ 22 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG SẮC ĐỘ MÀU VÀ HỌA TIẾT TRONG TRANG TRÍ SẢN PHẨM THỜI TRANG ......................................................................................... 25 3.1 Trang trí quạt giấy ............................................................................................. 25 3.1.1 Đặc điểm quạt giấy .................................................................................. 25 3.1.2 Phương pháp thực hiện trang trí quạt giấy ............................................... 26 3.2 Trang trí cà vạt .................................................................................................. 27 3.2.1 Đặc điểm cà vạt ......................................................................................... 27 3.2.2 Phương pháp thực hiện trang trí cà vạt ...................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 30 2
  6. BM31/QT02/NCKH&HTQT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: TRANG TRÍ CƠ BẢN Mã mô đun: MĐ2106249 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Mô đun nghề bổ sung, bố trí ở HK2(THCS) - Tính chất: Mô đun bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun giúp học sinh phát huy được tính độc lập suy nghĩ, khả năng sáng tạo, tìm tòi về bố cục, họa tiết, màu sắc – sản phẩm của trang trí gắn liền với cuộc sống của con người, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. Mục tiêu của mô đun - Về kiến thức: + Nhận định và phân loại được màu sắc. + Sáng tạo và vẽ được họa tiết. + Phân tích được đặc điểm, hình dáng các vật thể cần trang trí và ứng dụng đặt họa tiết phù hợp. + Biết phối hợp các màu sắc để tạo không gian và đạt tính thẩm mỹ. - Về kỹ năng: + Thực hiện vẽ màu, pha màu, phối màu. + Kết hợp họa tiết và hình mẫu phù hợp và đạt tính thẩm mỹ. + Rèn luyện kỹ năng vẽ chì, vẽ màu. + Lựa chọn họa tiết phù hợp với từng loại hình trang trí. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cần cù, tỉ mỉ, ý thức được mục đích của môn học để lập kế hoạch học tập cho phù hợp 3
  7. Chương 1: Sắc độ màu và họa tiết trang trí BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 1: SẮC ĐỘ MÀU VÀ HỌA TIẾT TRANG TRÍ Giới thiệu: Màu sắc của Trang trí cơ bản không phụ thuộc vào thiên nhiên, người vẽ có thể vận dụng hoàn toàn chủ quan để sáng tạo thông qua những nguyên tắc về màu sắc. Chương 1 cung cấp cho học sinh lý thuyết cơ bản về màu sắc, các phương pháp để sáng tác được các họa tiết từ đơn giản đến phức tạp và cách thức thực hiện các thao tác vẽ màu cơ bản. Mục tiêu: - Nhận biết và phối hợp được màu sắc. - Pha và tô được màu nước cho bài vẽ. - Vẽ và cách điệu sáng tạo họa tiết trang trí. Nội dung chính: 1.1. Sắc độ và màu 1.1.1. Sắc độ Bất kỳ ai nghiên cứu về nghệ thuật cũng phải am hiểu về mối quan hệ của sắc độ đối với những yếu tố khác của sự tạo hình trong nghệ thuật – tất cả những yếu tố đó đều có sắc độ. Sắc độ chính được chọn lựa thường tạo ra trạng thái cho tác phẩm. Với họa sĩ đồ họa thì sắc độ cá biệt của một đường nét có thể là kết quả của phương tiện được sử dụng hoặc sức nhấn của họa sĩ trên phương tiện đó. Chẳng hạn, sắc độ một đường nét bút chì có thể được quyết định bởi độ cứng của than chì hoặc bởi lực qua việc nó sử dụng. Sắc độ có thể được tạo ra bằng cách đặt những đường nét có cùng hoặc khác tính chất (ướt hoặc khô, bằng bút chì hoặc phấn, màu nguyên hoặc pha trộn) cạnh nhau hay ngang qua nhau nhằm tạo ra những vùng sắc độ chung. Dù sắc độ có được áp dụng như thế nào, chúng sẽ tạo ra những hình dạng để phân biệt. Hình 1.1 Sắc độ Độ đậm và nhạt là yếu tố cơ bản tạo nên sắc độ. Độ đậm nhạt còn đóng vai trò quan trọng trong bố cục bởi nó quyết định cấu trúc của tác phẩm thông qua tỉ lệ giữa KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 4
  8. Chương 1: Sắc độ màu và họa tiết trang trí BM31/QT02/NCKH&HTQT phần sáng và tối. Trong bài vẽ trang trí, sắc độ giúp tạo được không gian cho bài vẽ, làm nổi bật chủ thể của tác phẩm; thường có 3 sắc độ: độ đậm, trung gian, nhạt (sáng). Hình 1.2 Các sắc độ của một màu Tiêu điểm (điểm cần lưu ý) trong tác phẩm được tạo ra nhờ sự tương phản của độ đậm nhạt, ví dụ một vùng sáng sẽ tạo nên tiêu điểm trên một nền tối rộng. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi từ từ các độ đậm nhạt tạo ảo giác về độ sâu, độ xa gần. Các mảng sáng tối trên vật thể sẽ tạo ảo giác về khối cho vật thể đó. Khi vẽ tranh phải luôn chú ý đến tương quan giữa các phần để bảo đảm đúng độ đậm nhạt. Trong bố cục bài vẽ nên tránh chia đều diện tích giữa phần sáng và tối vì dễ gây nhàm chán, thay vào đó nên sắp xếp độ đậm nhạt theo nguyên tắc nhiều-vừa-ít, cũng tương tự như ba mức đậm nhạt là tối-trung gian-sáng và sử dụng quy tắc chia ba của bố cục để sắp xếp các diện tích đậm nhạt này. 1.1.2 Màu cơ bản và hòa sắc 1.1.2.1 Màu sắc Màu sắc là con đẻ của ánh sáng, màu sắc mà chúng ta nhìn thấy được là nhờ ánh sáng. Theo quang học: khi luồng ánh sáng trắng đi qua lăng kính mặt trời thì tách ra 7 sắc gồm vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím. Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó nữa. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 5
  9. Chương 1: Sắc độ màu và họa tiết trang trí BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.3 Dải màu của Newton Trong hội hoạ, màu là những chất liệu cụ thể do những sắc tố được chiết ra từ khoáng chất, hoá chất, thảo mộc --> màu sắc tố. Mặc dù có nhiều màu như vậy, song thực chất chúng đều từ 3 màu cơ bản mà ra. Hình 1.4 Bánh xe màu Màu cơ bản (màu bậc 1): còn gọi là màu gốc hay màu chính, là những màu tự có được do tinh cất từ tự nhiên không do màu nào pha trộn, nó ở dạng màu nguyên. Đó là ba màu: Đỏ, Vàng, Xanh cobalt. Màu nhị hợp (màu bậc 2): pha trộn từng cặp giữa 3 màu chính ta được màu nhị hợp. Có vô số màu nhị hợp do tỉ lệ màu pha trộn nhiều ít khác nhau. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 6
  10. Chương 1: Sắc độ màu và họa tiết trang trí BM31/QT02/NCKH&HTQT + Lưu ý: Về lý thuyết, Trắng và Đen cũng không thể dùng màu nào khác mà pha ra được, nhưng đừng vì vậy mà gọi chúng là màu cơ bản. Lí do là Trắng và Đen không gọi là màu, mà ta gọi là sắc độ của màu. Thêm Trắng thì màu sẽ sáng ra, thêm Đen thì tối lại. Nếu biết sử dụng 2 màu này một cách khéo léo để pha với các màu khác thì sẽ thu được hiệu ứng chuyển màu rất tốt. Màu bổ túc: là các cặp màu các màu đối diện nhau trong bánh xe màu. Màu bổ túc đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên và làm cho rực rỡ hơn. Hình 1.5 Màu bổ túc Màu tương phản: gây cảm giác mạnh mẽ, đem lại ấn tượng sâu sắc. Các màu nóng sẽ tương phản với với màu lạnh (tương phản về tính chất màu), màu đậm tương phản với màu nhạt (tương phản về đậm nhạt). Màu nóng: gây cảm giác ấm nóng như màu đỏ, vàng, hồng, cam, nâu.. Màu nóng cho ta cảm giác gần mắt nhìn. Màu lạnh: gây cảm giác mát dịu như màu xanh, tím, xanh ngọc, xanh lá.. Màu lạnh cho cảm giác lùi xa về phía sau. Hình 1.6 Màu lạnh, màu nóng KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 7
  11. Chương 1: Sắc độ màu và họa tiết trang trí BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.1.2.2 Hòa sắc Hòa sắc: chữ hòa có nghĩa hài hòa, là hòa quyện, chữ sắc có nghĩa là sắc màu, gộp lại ta có thể nói hòa sắc chính là sự hài hòa về màu sắc trong một bức tranh hay một tổng thể màu sắc. Cách phối màu này xuất hiện khắp mọi nơi, không chỉ trong trong tranh trang trí, mà còn trong tranh phong cảnh, nhiếp ảnh. Hòa sắc là sự sắp xếp các tương quan của màu trong một không gian nhất định nhằm đạt được quan hệ hài hòa màu sắc. Mỗi con người có một sự thẩm định đối với tương quan màu sắc rất đa dạng. Mỗi nền văn hóa, mỗi dân tộc có quan điểm thẩm mỹ khác nhau sẽ có những hòa sắc khác nhau trong cuộc sống. Các dạng hòa sắc thường gặp: - Hòa sắc tương phản: là hệ thống màu tạo sự kích thích mạnh về thị giác. Hình 1.7 Hòa sắc tương phản - Hòa sắc tương đồng: cho cảm giác thuần khiết, giản dị, dễ nhìn, là tổ hợp gồm các màu cạnh nhau trong bánh xe màu. Trong các bài vẽ trang trí hoặc tranh vẽ thường gặp là hòa sắc nóng, hòa sắc lạnh. Hình 1.8 Hòa sắc tương đồng KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 8
  12. Chương 1: Sắc độ màu và họa tiết trang trí BM31/QT02/NCKH&HTQT Hiệu quả của hòa sắc • Hiệu quả rực: nhờ sử dụng các màu có độ rực cao, đối chọi về màu sắc; thường gặp ở hòa sắc tương phản. • Hiệu quả trầm: sử dụng nhiều màu trầm và có hòa sắc tương đồng. • Hiệu quả nhã: thường đòi hỏi công phu trong việc phối màu, thường sử dụng các màu có độ trung tính về độ rực, độ sáng. ❖ Lưu ý trong sử dụng màu: ✓ Sự ảnh hưởng qua lại của màu sắc: khi đặt hai màu cạnh nhau hoặc bao quanh nhau, đặc điểm của màu này sẽ làm tác động đến màu kia. • Một màu được bao quanh bởi màu tối hơn sẽ có cảm giác sáng hơn và ngược lại. • Một màu bị bao quanh với một nền của màu hữu sắc sẽ có xu hướng chuyển biến về sắc điệu, tùy theo ảnh hưởng của nền. • Một màu được đặt trên nền cùng sắc loại sẽ bị ảnh hưởng về độ rực tùy theo màu nền có độ rực mạnh hơn hay thấp hơn. ✓ Cần phải giới hạn số lượng màu Một điều chắc chắn là “không phải sử dụng càng nhiều màu càng đẹp”. Người mới vẽ thường bị loạn màu do không kiềm chế được cám dỗ sử dụng quá nhiều màu. Muốn sử dụng bao nhiêu màu là tùy bạn, mọi thứ có sẵn trong tay, nhưng với tác phẩm ít màu mà đạt được hiệu quả thẩm mỹ sẽ càng được đánh giá cao. Điều đó thể hiện kỹ năng phối màu và dùng màu của người họa sĩ, để tạo nên một phong cách riêng biệt. Một bài vẽ có màu đẹp có nghĩa là màu sắc được người vẽ phối hợp một cách hài hòa (harmonic color schemes) chúng thường có các đặc điểm: • Không quá nhiều màu, thậm chí càng ít màu mà vẫn rất đẹp. • Không trùng lắp, các tác phẩm trước và sau của cùng một tác giả không quá tương tự gây cảm giác nhàm chán. • Có gam màu xác định; • Có màu nhấn, màu nền và màu trung gian. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 9
  13. Chương 1: Sắc độ màu và họa tiết trang trí BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.2. Họa tiết trang trí 1.2.1 Khái niệm Một thành phần quan trọng của bộ môn trang trí chính là họa tiết trang trí, thường là hình cỏ cây, hoa lá, muông thú, côn trùng hay con người. Tất cả đối tượng này khi đưa vào bài vẽ trang trí thường được cách điệu, khái quát hóa, điển hình hóa trên cơ sở mang những nét đẹp của yếu tố tạo hình về hình dáng, đường nét, mảng khối, đậm nhạt… Sự đa dạng, phong phú và vẻ đẹp trong cấu trúc tự nhiên của các loài hoa lá, chim muông luôn gợi cảm hứng sáng tạo cho con người. Để tạo họa tiết trang trí đầu tiên người vẽ phải nghiên cứu ghi chép lại mẫu thật, sau đó tìm cách đơn giản và cách điệu để chủ thể trở thành họa tiết trang trí đẹp mang dấu ấn của riêng mình. Hình 1.9 Họa tiết trang trí 1.2.2 Chủ đề của họa tiết trang trí - Họa tiết trang trí trong mỹ thuật có thể là hình động vật, hoa lá, phong cảnh… những hình ảnh thiên nhiên gần gũi với đời sống con người. - Họa tiết trong thời trang khác với họa tiết thông thường ở chỗ có thể là họa tiết chữ, vốn cổ, phong cảnh hoặc các đặc điểm trang trí phù hợp xu hướng. - Giáo trình này đề cập đến hai loại họa tiết phổ biến trong vẽ trang trí là họa tiết hoa lá và họa tiết động vật KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 10
  14. Chương 1: Sắc độ màu và họa tiết trang trí BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.10 Họa tiết trang trí hình động vật Hình 1.11 Họa tiết trang trí hình hoa lá 1.2.3 Cách thức cách điệu họa tiết trang trí Có thể nói cách điệu là bước đầu biết sáng tác họa tiết trang trí dựa trên những ghi chép thật, là bước đầu bày tỏ quan niệm và ý thức trang trí của bản thân trên những hình vẽ hoa lá, chim thú; người học biết khai thác cái đẹp và đẩy sâu cái đẹp lên mức điển hình. Đây là bước chuyển từ nhận thức thiên nhiên sang tư duy sáng tạo nhằm phục vụ và nâng cao cái đẹp. Sự tìm tòi sáng tạo phải luôn luôn gắn bó với nhau và khai thác thực tế từ những hình ảnh có thật trong tự nhiên. Một họa tiết trang trí được đánh giá là đẹp khi nó vừa phản ánh được thực tế sự vật một cách chân thực sâu sắc, vừa có sự sáng tạo điển hình. - Tiến hành cách điệu tiết trang trí cần thực hiện như sau + Chọn những đối tượng có hình dáng đẹp, đơn giản. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 11
  15. Chương 1: Sắc độ màu và họa tiết trang trí BM31/QT02/NCKH&HTQT + Ghi chép để nắm được cấu trúc và đặc điểm của nó. + Đơn giản, sắp xếp lại cho cân đối, bỏ những chi tiết không cần thiết + Phát triển đường nét, hình dáng thêm phong phú, đa dạng phù hợp. Chép mẫu Đơn giản mẫu Cách điệu mẫu Phối màu Hình 1.12 Các bước vẽ họa tiết trang trí ❖ Cách dùng màu trong bài vẽ Khi vẽ cần chú ý: - Tìm màu bằng cách pha trộn màu để có màu theo ý muốn. - Tô màu theo ý thích, không quá lệ thuộc vào màu sắc tự nhiên (VD: hoa không nhất thiết phải màu đỏ hay vàng, lá không cần phải màu xanh). - Bài vẽ có màu đẹp là bài vẽ có các màu sắc được sử dụng ăn ý, bổ sung cho nhau, không qua nổi bật hay mờ nhạt; màu phải có sắc độ (có sự phong phú về đậm nhạt). KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 12
  16. Chương 2: Trang trí các dạng hình cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 2: TRANG TRÍ CÁC DẠNG HÌNH CƠ BẢN Giới thiệu: Nghệ thuật trang trí gắn liền với nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người. Trong mọi hoạt động của con người, từ lao động, học tập đến vui chơi giải trí đều có sự đóng góp của nghệ thuật trang trí. Trang trí hiện diện trong đời sống thông qua những hoa văn trang trí trên đĩa tròn, tấm thảm, họa tiết trên viên gạch lát…, những đồ vật quen thuộc đó đều chứa đựng những giá trị nghệ thuật mà cơ sở của nó là nghệ thuật trang trí hình cơ bản. Học trang trí hình cơ bản giúp người học hình thành phương pháp tổng hợp các yếu tố tạo hình đơn lẻ thành một tổng thể thống nhất trong khuôn khổ bố cục nhất định theo những nguyên tắc trang trí. Chương 2 cung cấp cho học sinh cách thức bố cục trong trang trí màu, các nguyên tắc bố cục hình trong trang trí, tính cân bằng trong bố cục từ đó học sinh vận dụng vào sáng tạo và vẽ được các sản phẩm có yếu tố thẩm mỹ cao. Mục tiêu: - Sáng tạo được họa tiết trang trí và ứng dụng vào trang trí các dạng hình học - Vẽ trang trí và phối màu, tô màu hoàn chỉnh bài vẽ Nội dung chính: 2.1. Một số nguyên tắc trong trang trí 2.1.1 Bố cục trong trang trí màu Đó chính là sự sắp xếp các yếu tố trang trí như hình mảng, đường nét, đậm nhạt, màu sắc theo những qui tắc của trang trí, phù hợp với từng thể loại trang trí khác nhau góp phần tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ phục vụ cho nhu cầu của con người. Yêu cầu của sắp xếp bố cục trong trang trí: • Phân bố hình mảng phải cân đối làm nổi bật lên điểm cần nói thể hiện đúng chủ đề, ý đồ của bức tranh. Ngoài ra cần có sự đa dạng về kích thước và hình thể của mảng. Đặc biệt chú ý đến các mảng trống. • Đường nét, họa tiết chính là yếu tố cốt lõi của các họa tiết vì vậy cần chú ý đến cách vẽ đường nét sao cho uyển chuyển. Kết hợp hài hòa giữa các mảng, chú ý kết hợp các nét thanh và nét đậm. KHOA MAY-THIẾT KẾ THỜI TRANG 13
  17. Chương 2: Trang trí các dạng hình cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT • Phân bố đậm nhạt: sử dụng tương phản của các độ đậm nhạt (chì, màu sắc…) để làm nổi phần chính, chi tiết chính và dìm đi chi tiết phụ không cần thiết, họa tiết có chổ ẩn, chỗ hiện cho đẹp mắt. Khi phân bố đậm nhạt nên sử dụng 3 sắc độ: Sáng, trung gian và đậm. • Màu sắc trong trang trí: Màu sắc làm cho sản phẩm trang trí có những sắc thái riêng, đáp ứng nhu cầu tình cảm và sở thích của người sử dụng, hấp dẫn mọi người, mọi lứa tuổi. Yêu cầu đầu tiên của màu sắc trong trang trí là sự hài hòa dù là rực rỡ hay êm dịu. Tiếp sau là có được nhiều hòa sắc để đáp ứng nhiều đối tượng. 2.1.2 Nguyên tắc bố cục hình trong trang trí Nói đến bố cục hình trong trang trí phải nói đến cách sắp xếp hình mảng, họa tiết. Có 4 cách sắp xếp trong trang trí: sắp xếp đối xứng, sắp xếp cân đối, sắp xếp nhắc lại, sắp xếp xen kẽ. • Sắp xếp đối xứng: là việc sử dụng các họa tiết, màu giống nhau vẽ đối xứng nhau qua một trục cố định hoặc nhiều trục. Hình 2.1 Sắp xếp đối xứng • Sắp xếp cân đối: đặt các họa tiết không theo các quy luật trên nhưng vẫn đảm bảo được tính cân đối hài hòa trong bài vẽ. KHOA MAY-THIẾT KẾ THỜI TRANG 14
  18. Chương 2: Trang trí các dạng hình cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 2.2 Sắp xếp cân đối • Sắp xếp nhắc lại: là hình thức sử dụng một họa tiết lặp đi lặp lại theo một nhịp điệu tạo ra sự thăng bằng cho bài vẽ. Hình 2.3 Sắp xếp nhắc lại • Sắp xếp xen kẽ: giống như tên gọi là việc sử dụng các họa tiết khác nhau đan xen, xen lẫn vào nhau. Tạo sự phong phú, sáng tạo cho bài vẽ. Hình 2.4 Sắp xếp xen kẽ Ngoài các yếu tố bố cục hình như trên còn phải kể đến một số nguyên tắc thị giác sau: Nguyên tắc tương phản: là một trong những nguyên tắc được áp dụng khá nhiều vào tranh vẽ hoặc các sản phẩm trang trí nhằm làm nổi bật lên điểm cần chú ý trong một bố cục trang trí bằng cách sử dụng sự tương phản giữa các thành phần như màu sắc, đậm nhạt, đường nét… VD: - Về hình mảng: muốn rõ mảng to phải có mảng nhỏ để thấy được tương quan. KHOA MAY-THIẾT KẾ THỜI TRANG 15
  19. Chương 2: Trang trí các dạng hình cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT - Về đậm nhạt: muốn làm nổi mảng sáng phải có mảng tối. - Về đường nét: để thay đổi sự đơn điệu của nhiều nét cong thì cần có nhiều nét xiên, nét gấp khúc. - Về hình thể: bên cạnh mảng vuông cần có mảng tròn, mảng tam giác hay các mảng đa giác khác. - Về màu sắc: để làm nổi bật phần nào thì dùng tương phản về nóng lạnh của màu hoặc tương phản về sắc độ để làm nổi bật phần cần chú ý. Nguyên tắc cân đối: nguyên tắc này chính là sự sắp xếp hài hòa hợp lý giữa các mảng có hình với các mảng trống nhằm tránh việc quá nhiều mảng trống khiến bài vẽ bị lỏng lẻo hoặc quá nhiều mảng nhỏ khiến bài vẽ bị rời rạc. Sự cân đối có nghĩa là các mảng, các họa tiết, độ đậm nhạt và màu sắc phải được bố trí cân bằng làm cho người xem cảm thấy hài hòa và hợp lý. 2.1.3 Tính cân bằng trong bố cục Cân bằng đối xứng: Là tất cả các yếu tố như mảng hình, hoạ tiết, màu sắc được sắp xếp một cách đối xứng trong bản thiết kế. Bố cục cân bằng đối xứng tạo ra cảm giác ổn định, an toàn cho người xem. Đồng thời bố cục thiết kế cân bằng tạo ra các điểm nhấn nằm ở chính tâm của sản phẩm thiết kế. Cân bằng không đối xứng: Trong quá trình thiết kế có những loại bố cục tưởng chừng như rất phi lý, nhưng lại được chấp nhận. Một trong số đó là cân bằng không đối xứng. Đó là cách sắp đặt các phần tử của các bên không bằng nhau, tất cả các yếu tố sắp đặt không có sự đối xứng với nhau. Cân bằng bất đối xứng được tạo ra từ việc sử dụng các yếu tố màu sắc, kích thước, số lượng, sắc độ. 2.2. Trang trí đường diềm 2.2.1 Đặc điểm của trang trí đường diềm Đường diềm là hình trang trí kéo dài nằm trong 2 đường thẳng song song, các hình và họa tiết trang trí được nối tiếp nhau và nhắc lại theo một khoảng cách nhất định và theo trật tự nhất định. Công dụng của đường diềm: Đường diềm có thể dùng để trang trí bảng (ở dưới, trên hay xung quanh), giấy khen, trang trí bát đĩa, ấm chén, lọ… (ở vành miệng), trang trí quần áo (ở tà, cổ, gấu áo)… 2.2.2 Phương pháp thực hiện trang trí đường diềm. 2.2.2.1. Chia khoảng - Chia khoảng cách đều nhau (nhắc lại) hoặc không đều nhau (xen kẽ). KHOA MAY-THIẾT KẾ THỜI TRANG 16
  20. Chương 2: Trang trí các dạng hình cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2.2.2. Vẽ mảng, vẽ nét - Dựa vào các khoảng đã chia vẽ hình mảng, đường nét sao cho phù hợp. Cần lưu ý tạo nhịp điệu cho các mảng không bị rời rạc. 2.2.2.3. Tìm họa tiết - Dựa vào các mảng, đường nét cơ bản để tìm họa tiết phù hợp. 2.2.2.4. Vẽ màu - Vẽ màu là khâu cuối cùng. Cần cân nhắc thật kỹ bài vẽvề hình và màu trước khi vẽ màu. - Các họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau và có thể tô màu giống nhau (nhắc lại) hoặc khác nhau (xen kẽ). - Luyện tập kỹ thuật ke nét để bài vẽ được tốt, chú ý phân phối đậm nhạt, màu nóng-lạnh để nổi bật họa tiết chính. Hình 2.5 Các bước thực hiện trang trí đường diềm Bài vẽ trang trí màu cần đạt được các yếu tố sau: • Bố cục hoàn chỉnh. • Màu sắc hài hòa. • Họa tiết phù hợp, đẹp và sáng tạo, có yếu tố chính phụ. • Kỹ thuật thể hiện tốt. KHOA MAY-THIẾT KẾ THỜI TRANG 17
nguon tai.lieu . vn