Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP NGÀNH MAY NGÀNH: CÔNG NGHỆ MAY-THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: Trung cấp (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
  2. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 2
  3. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP NGÀNH MAY NGÀNH: CÔNG NGHỆ MAY-THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: Trung cấp THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Lê Thị Kim Hoàn Học vị: Kỹ sư Đơn vị: Khoa May-TKTT Email: lethikimhoan@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 3
  4. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 4
  5. BM31/QT02/NCKH&HTQT LỜI GIỚI THIỆU Khởi nghiệp kinh doanh không phải là một môn thể thao để thưởng ngoạn. Đó là chuỗi hành động thông minh và linh hoạt của những doanh nhân khởi nghiệp. Các doanh nhân khởi nghiệp luôn muốn tiến lên phía trước, muốn mọi việc tiến triển, muốn thử nghiệm những ý tưởng và sản phẩm với khách hàng thực tế và hướng dần tới thành công. Là một giảng viên khoa May- TKTT, tác giả đã đăng ký biên soạn giáo trình “ thiết kế ý tưởng khởi nghiệp ngành may” như một cách định hướng nghề vững chắc cho học sinh. Học sinh có thể thành công khi tự mở một cửa hiệu kinh doanh thời trang bằng hình thức may đo, bán hàng hoặc sản xuất theo kiểu công nghiệp. Giáo trình này cung cấp cho người học những kỹ năng để người học có thể xây dựng được một kế hoạch hành động cho ý tưởng kinh doanh, thực thi kế hoạch và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngoài ra môn học còn nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của một doanh nhân đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, đối với khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ và với cả cộng đồng dân cư thuộc địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên biên soạn chắc chắn có khiếm khuyết nhưng tác giả hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn học này. Rất mong được quý thầy cô, anh chị đồng nghiệp đóng góp chân thành để giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn. TPHCM, ngày 15 tháng 9 năm 2020 Chủ biên 1
  6. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU.......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP .................................. 5 1.1.TINH THẦN KHỞI NGHIỆP ................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 5 1.1.2. Hai loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp ......................................................... 5 1.1.3. Một số đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp .................................................... 6 1.2. XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 8 1.2.1. Ý tưởng khởi nghiệp: ...................................................................................... 8 1.2.2. Nguồn ý tưởng ................................................................................................ 8 1.2.3. Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp ....................................................................... 8 1.2.4. Danh mục các nghề liên quan đến ngành may ............................................... 8 1.3. PHƯƠNG ÁN KHỞI NGHIỆP ........................................................................ 11 1.3.1. Mục tiêu và sứ mạng .................................................................................... 11 1.3.2. Phương án sản phẩm ..................................................................................... 11 1.3.3. Phương án Marketing ................................................................................... 11 1.3.4. Phương án bán hàng ..................................................................................... 12 1.3.5. Phương án nhân sự ....................................................................................... 12 1.3.6. Phương án tài chính ...................................................................................... 13 Câu hỏi.................................................................................................................... 13 Bài tập ..................................................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY ....................................................................................................................................... 15 2.1. CẤU TRÚC CỦA BẢN KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP ...................................... 15 2. 1.1. Ý nghĩa của bản kế hoạch khởi nghiệp ........................................................ 15 2.1.2. Nội dung chính trong bảng kế hoạch khởi nghiệp ....................................... 15 2.1.3. Cấu trúc của bản kế hoạch khởi nghiệp ........................................................ 15 2.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ............................. 18 2.2.1. Tài nguyên Cá nhân ....................................................................................... 18 2.2.2. Miểu tả sản phẩm và dịch vụ ......................................................................... 18 2
  7. 2.2.3. Hiểu về thị trường ......................................................................................... 18 2.2.4. Chiến lược Bán hàng và marketing ............................................................... 18 2.2.5. Tổ chức Công ty ............................................................................................ 19 2.2.6. Phát triển công ty ........................................................................................... 19 2.2.7. Lập ngân sách - Tính toán chi phí và doanh thu ........................................... 19 2.2.8. Huy động vốn – Nơi vay vốn ........................................................................ 19 2.2.9. "Thoát" công ty ............................................................................................. 19 2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY ........................................................................................................... 21 2.3.1. Các loại mô hình kinh doanh........................................................................ 21 2.3.2. Mô hình kinh doanh khởi nghiệp trong ngành may ...................................... 24 Câu hỏi.................................................................................................................... 24 Bài tập ..................................................................................................................... 24 CHƯƠNG 3: NHỮNG CÂU CHUYỆN KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG ........... 25 3.1 Bill Gates. ............................................................................................................. 25 3.3. Mark Zuckerberg ................................................................................................. 30 3.4 Steve Jobs ............................................................................................................. 33 3.5. Warren Buffett ..................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 43 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 44 3
  8. BM31/QT02/NCKH&HTQT GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Thiết kế ý tưởng khởi nghiệp ngành may Mã môn học: MH2106246 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: môn học cơ sở, học kì III (CS) - Tính chất: môn học lý thuyết, bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học: người học đạt được kiến thức về phương án thực thi ý tưởng khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, cách thể hiện tư duy sáng tạo trong tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp. Mục tiêu của môn học: - Kiến thức: + Khái quát được ý nghĩa của tinh thần khởi nghiệp + Trình bày được các hình thức khởi nghiệp + Nêu lên được cấu trúc của bản kế hoạch khởi nghiệp + Trình bày được quy trình thực hiện ý tưởng - Kỹ năng: + Áp dụng các phương pháp để tìm ra ý tưởng khởi nghiệp, lập kế hoạch khởi nghiệp hợp lý, tìm kiếm người hợp tác, đối tác triển khai thực hiện ý tưởng khởi nghiệp + Tư duy sáng tạo trong tìm kiếm ý tưởng + Lập được phương án thực thi ý tưởng khởi nghiệp + Phân tích được thị trường và đối thủ cạnh tranh + Tìm kiếm được nguồn tài chính và thuyết phục nhà đầu tư. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính chủ động và sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập. 4
  9. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Giới thiệu: Để khởi nghiệp thành công, bạn phải có một sản phẩm xuất sắc và mới mẻ. Sản phẩm của bạn có thể là hàng hóa, hay là sản phẩm dịch vụ cũng có thể là cách trao đổi thông tin. Tất cả yếu tố ảnh hưởng đến thành công sẽ không là gì nếu bạn không có một sản phẩm giá trị. Và để thực hiện quá trình tạo ra sản phẩm giá trị đều cốt lỗi là bạn phải có tinh thần khởi nghiệp, thiết kế được các phương án khởi nghiệp hiệu quả. Mục tiêu: + Nêu lên được khái niệm tinh thần khởi nghiệp + Xây dựng được ý tưởng khởi nghiệp. + Xây dựng được phương án khởi nghiệp. 1.1.TINH THẦN KHỞI NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm - Khởi nghiệp: Khởi nghiệp là sáng lập ra một doanh nghiệp mới, với hình thức kinh doanh đổi mới có mục đích và có hệ thống. - Tinh thần khởi nghiệp: Nhà kinh tế học Mỹ Peter F. Drucker cho rằng “tinh thần doanh nhân khởi nghiệp được hiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp - người tiến hành việc biến những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thành những sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế. Kết quả của những hành động này là tạo nên những tổ chức mới hoặc góp phần tái tạo những tổ chức đã “già cỗi”. Hình thức rõ ràng nhất của tinh thần doanh nhân khởi nghiệp là bắt đầu xây dựng những doanh nghiệp mới”. - Người khởi nghiệp: là người thể hiện được tinh thần khởi nghiệp và sáng lập ra một doanh nghiệp mới. 1.1.2. Hai loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp Đặc điểm hai loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp - Khởi nghiệp doanh nghiệp sản phẩm thông dụng Người khởi nghiệp kinh doanh những sản phẩm này thường thực hiện kinh doanh ở thị trường địa phương vừa và nhỏ khó có khả năng hướng tới thị trường toàn cầu. Sản phẩm chỉ đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của khách hàng, không mang tính đột phá về công nghệ. KHOA MAY-TKTT 5
  10. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT Vd: Những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn mặc ở: áo, quần, giày, dép…. - Khởi nghiệp doanh nghiệp sáng chế đột phá (Innovation-Driven Enterprise – IDE) - Người khởi nghiệp với IDE khao khát vươn xa hơn thị trường địa phương tới thị trường toàn cầu hoặc ít nhất là trong khu vực. Sản phẩm mang tính đột phá về công nghệ, ít cạnh tranh. Vd: Những sản phẩm mang tính công nghệ: điện thoại, quy trình sản xuất( nước ngọt, bia), máy móc phục vụ sản xuất. Phân biệt hai loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp Khởi nghiệp doanh nghiệp sản phẩm Khởi nghiệp doanh nghiệp sáng chế đột thông dụng phá (Innovation-Driven Enterprise – IDE) Tập trung vào thị trường địa phương và Tập trung vào thị trường khu vực/thế giới. khu vực không cần thiết phải ứng dụng sáng tạo đột Doanh nghiệp dựa trên sự sáng tạo đột phá phá Nhiều cạnh tranh Giai đoạn đầu ít cạnh tranh, hoặc không có đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp Đa dạng chủ sở hữu gồm cả các nhà cung với rất ít vốn đầu tư từ bên ngoài cấp vốn bên ngoài Doanh nghiệp tăng trưởng theo đường Doanh nghiệp thu được lợi nhuận theo cấp thẳng số nhân nếu sản phẩm thành công 1.1.3. Một số đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp - Hoài bão và khát vọng kinh doanh: hoài bão nuôi lớn khát vọng doanh nhân. - Khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh: ở bất kỳ tình huống nào cũng liên tưởng đến khả năng kinh doanh có thể thực hiện được. - Phải tò mò và ham hiểu biết. - Thể hiện khả năng giao tiếp truyền tải thông tin tốt: thu thập, quảng cáo sản phẩm, có khả năng giải thích những điều cơ bản trong giải pháp của mình mà vẫn giữ được sự linh hoạt trong giao tiếp. KHOA MAY-TKTT 6
  11. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT - Có khả năng lắng nghe và gợi chuyện với người khác: ghi nhận những phản hồi xấu và tìm hướng khắc phục. - Luôn để đầu óc “mở”, không định kiến, thiên vị và không bao giờ giả định trước một giải pháp nào (chỉ hỏi chứ không “cài” trước ý kiến). - Thật sự kiên nhẫn để thực hiện bước quan trọng này. - Độc lập và dám làm, dám chịu trách nhiệm; - Phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới phương pháp giải quyết vấn đề; - Bền bỉ và dám chấp nhận rủi ro, thất bại; - Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Hình 1.1: Khởi nghiệp doanh nghiệp (Trích dẫn: kinh điển về khởi nghiệp-Gia Lâm, Hoàng Anh dịch) KHOA MAY-TKTT 7
  12. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.2. XÂY DỰNG Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP 1.2.1. Ý tưởng khởi nghiệp: Là tạo ra mô hình kinh doanh bền vững. Tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như công nghệ in 3D). 1.2.2. Nguồn ý tưởng Ý tưởng có thể xuất phát từ các nguồn khác nhau - Trí tưởng tượng. - Đam mê - Từ sự thất bại - Khám phá nhu cầu thực tế của khách hàng - Thị trường tiềm năng Nếu chưa có ý tưởng đầu tiên hãy nhìn nhận về sở thích cá nhân, điểm mạnh và những kỹ năng của bản thân, khi đó ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những cơ hội để chọn lựa ý tưởng và hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân. ” Công việc nào tôi có thể làm tốt đồng thời yêu thích nó trong một thời gian dài?” 1.2.3. Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp - Xác định nguồn ý tưởng - Liệt kê các ngành, nghề liên quan với nguồn ý tưởng - Chọn lọc lại các ngành, nghề ý tưởng khả thi(không viễn vong) - Biến ý tưởng đó thành công việc kinh doanh 1.2.4. Danh mục các nghề liên quan đến ngành may STT Danh mục các nghề liên quan đến ngành may Ghi chú 1. Cửa hàng kinh doanh đồ handmake: túi xách, ví, băng đô, đế lót ly, găng tay, khăn choàng, hoa vải, kẹp, nơ, bao gối, thảm lót sàn, phụ kiện 2. Cửa hàng kinh doanh trang phục nhảy hiện đại KHOA MAY-TKTT 8
  13. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT 3. Cửa hàng kinh doanh trang phục múa belly dance 4. Cửa hàng kinh doanh trang phục trẻ em 5. Cửa hàng kinh doanh trang phục áo dài 6. Cửa hàng kinh doanh trang phục đầm dạo phố 7. Cửa hàng kinh doanh đồng phục học sinh 8. Cửa hàng kinh doanh đồng phục gia đình(mẹ và bé…), đồng phục nhóm(đi biển…) 9. Cửa hàng kinh doanh trang phục áo sơ mi, quần tây nam 10. Cửa hàng kinh doanh trang phục lót 11. Cửa hàng kinh doanh áo dài học sinh 12. Cửa hàng thiết kế trang phục cũ thành trang phục mới (thêu, kết cườm, vẽ, trang trí bằng phụ liệu khác) 13. Cửa hàng thuê trang phục cưới 14. Cửa hàng kinh doanh rèm cửa 15. Cửa hàng kinh doanh trang phục dạo phố 16. Cửa hàng kinh doanh trang phục công sở 17. Cửa hàng kinh doanh trang phục dạ hội 18. Cửa hàng kinh doanh trang phục hóa trang 19. Cửa hàng tư vấn thời trang và stylist 20. Cơ sở chuyên tạo rập thời trang 21. Cửa hàng kinh doanh trang phục ở nhà 22. Cửa hàng kinh doanh trang phục cho người big size( chất liệu, kiểu dáng) KHOA MAY-TKTT 9
  14. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT 23. Cửa hàng bán dụng cụ may vá, phụ liệu. 24. Cửa hàng kinh doanh đồ si 25. Tiệm sửa chữa quần áo 26. Cửa hàng kinh doanh trang phục bầu 27. Trung tâm đào tạo phát thảo mẫu thời trang 28. Cửa hàng sản phẩm đồ len 29. Cửa hàng kinh doanh từ các loại vải thừa 30. Cửa hàng kinh doanh trang phục cho thú cưng 31. Cửa hàng kinh doanh trang phục tập yoga 32. Cửa hàng kinh doanh trang phục đầm maxi dạo biển 33. Cửa hàng kinh doanh trang phục jacket 34. Cửa hàng kinh doanh trang phục bếp: Tạp dề, găng tay nhắc nồi, miếng nhắc nồi, đế lót ly, nồi 35. Cơ sở hoàn thành sản phẩm trên máy chuyên dùng:vắt sổ, kanzai, thùy khuy, đính nút, cuốn biên KHOA MAY-TKTT 10
  15. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may 1.3. PHƯƠNG ÁN KHỞI NGHIỆP 1.3.1. Mục tiêu và sứ mạng - Xác định mục tiêu mà công ty đang hướng đến. - Giá trị mà công ty mang tới cho những bên liên quan (bao gồm: khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và xã hội). 1.3.2. Phương án sản phẩm 1.3.2.1. Sản phẩm và Dịch vụ Sản phẩm có thể là dịch vụ Vd: Du lịch, chăm sóc sắc đẹp 1.3.2.2. Tương lai của ngành 1 vài nhận định quan trọng của công ty về xu hướng của ngành trong tương lai: ngắn hạn (dưới 1 năm) trung và dài hạn (1 đến 5 năm)?. Căn cứ vào hoàn cảnh xã hội và nhu cầu của khách hàng. 1.3.2.3. Định hướng phát triển Chiến lược phát triển quan trọng mà công ty theo đuổi (VD: tập trung cải tiến chất lượng dịch vụ hay tập trung mở rộng thị trường) trong ngắn và dài hạn cho phù hợp với tình hình? 1.3.3. Phương án Marketing Mục tiêu của các chiến lược marketing mà công ty thực hiện (mở rộng thị trường, tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu hay hỗ trợ bán hàng…) 1.3.3.1. Phân tích thị trường mục tiêu Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là ở đâu? Nhu cầu của thị trường là gì? 1.3.3.2. Chiến lược Marketing Chiến lược marketing của công ty là gì? Marketing 4P: bao gồm Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (ưu đãi) và Place (địa điểm) Kênh Marketing Các kênh marketing chủ lực của doanh nghiệp? (1 số kênh marketing chủ lực: TV, đài, treo banner logo, event, activation, POSM dán poster…tùy tình hình tài chính và mức độ phù hợp mà công ty lựa chọn các kênh và cách thức marketing phù hợp) Tổ chức chương trình Marketing Công ty có phương án tổ chức những chương trình marketing gì? Tổ chức như thế nào? 1.3.3.3. Chiến lược thương hiệu Thiết kế Logo của công ty. KHOA MAY-TKTT 11
  16. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT Xây dựng câu khẩu hiệu (Slogan) của công ty. Giá trị cảm nhận là gì? Đồng bộ hình ảnh như thế nào? Chiến lược xây dựng và quản lý thương hiệu như thế nào? (thương hiệu sẽ ở đâu trong ngắn và dài hạn? làm sao để phát triển thương hiệu?) Công ty có phương án bảo hộ thương hiệu không? Chi phí và qui trình như thế nào? 1.3.3.4. Phương án phát triển Website Các chỉ số của website hiện tại? (google rank, alexa rank, bounce rate, DA, PA, backlink…) Chiến lược phát triển website là gì? Đối tượng là ai? Phát triển nội dung như thế nào?… 1.3.3.5. Tổ chức hoạt động Marketing Sơ đồ: Tổ chức hoạt động marketing. 1.3.4. Phương án bán hàng 1.3.4.1. Mục tiêu bán hàng Mục tiêu bán hàng của công ty trong từng giai đoạn (doanh thu, doanh số, giá bán…)? Các cơ sở để đạt được mục tiêu? 1.3.4.2. Kênh bán hàng Các kênh bán hàng nào sẽ được công ty sử dụng? Cách thức tổ chức các kênh bán hàng ( bán hàng trực tiếp hay qua đại lý, hệ thống đại lý tổ chức như thế nào, có nhân viên bán hàng cộng tác viên hay không…) Làm sao để gia tăng hiệu quả của các chương trình bán hàng? - Tổ chức chương trình bán hàng (nếu có. VD: chương trình bán hàng giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý…) - Tổ chức hoạt động bán hàng Sơ đồ triển khai hoạt động bán hàng? Phương án xây dựng hệ thống, hoàn thiện mô hình, triển khai chương trình bán hàng… 1.3.5. Phương án nhân sự 1.3.5.1. Mô hình tổ chức Sơ đồ tổ chức? Cơ cấu nhiệm vụ các phòng ban? 1.3.5.2. Đội ngũ quản lý Hội đồng quản trị gồm những ai? 1 vài thông tin quan trọng về các thành viên chủ chốt như: tên, tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng, điểm mạnh yếu… Ban giám đốc gồm những ai? 1 vài thông tin quan trọng như trên. Những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng khác: kế toán trưởng, cố vấn…? 1.3.5.3. Chính sách nhân sự KHOA MAY-TKTT 12
  17. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT Nhân sự của công ty qua các thời kỳ (hàng năm) là bao nhiêu? Mức lương căn bản qua các năm là bao nhiêu? Chế độ thời gian làm việc, qui định về ngày nghỉ… Chính sách đào tạo, tuyển dụng, khen thưởng của công ty là gì? Phương án phát triển hệ thống nhân sự? Cách thức gia tăng hiệu quả của hệ thống nhân sự? 1.3.5.4. Phong cách lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp Phần này không bắt buộc nhưng theo Phương án Việt Group thì nên có. 1.3.6. Phương án tài chính Bạn có thể khởi nghiệp với 0 đồng không? Câu trả lời là không. Bạn có thể khởi nghiệp với số vốn ít ỏi không? Câu trả lời là có thể. Bạn có thể khởi nghiệp khi đã có một số vốn đủ để nuôi sống bản thân và doanh nghiệp bạn ít nhất sáu tháng đầu tiên không? Câu trả lời là hãy cố gắng, bạn có thể khởi nghiệp được. Không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ có doanh thu ngay từ tháng đầu tiên thành lập doanh nghiệp. Cũng không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ có doanh thu sau sáu tháng khởi nghiệp. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình một số vốn đủ để nuôi sống bản thân và duy trì doanh nghiệp. Và đừng quên yếu tố tiết kiệm, giảm thiểu lãng phí, lên kế hoạch bán hàng cụ thể để có doanh thu ngay khi khởi nghiệp, hoặc tốt nhất là bạn nên khởi nghiệp khi đã có khách hàng đầu tiên. Câu hỏi Câu hỏi 1: Em hãy trình bày khái niệm tinh thần khởi nghiệp Câu hỏi 2: Em hãy trình bày một số đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp Câu hỏi 3: Em hãy liệt kê các nguồn ý tưởng để khởi nghiệp Câu hỏi 4: Em hãy liệt kê ba công việc có thể khởi nghiệp ngành may Câu hỏi 5: Em hãy trình bày phương án khởi nghiệp. Bài tập Bài tập 1: Em hãy liệt kê những việc em đã từng làm thể hiện ý chí quyết khi thực hiện Bài tập 2: Em hãy liệt kê những ước mơ mà em mong muốn thực hiện ở tương lai. Bài tập 3: Em hãy Lựa chọn chất liệu để thiết kế trang phục ứng dụng xanh hóa. KHOA MAY-TKTT 13
  18. Chương 1: Tổng quan về ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT Bài tập 4: Em hãy sử dụng trang phục ứng dụng xanh hóa để xác định khách hàng mục tiêu cho ý tưởng khởi nghiệp. KHOA MAY-TKTT 14
  19. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY Giới thiệu Khi muốn thực hiện tiến trình khởi nghiệp, bạn có thể xây dựng thị trường sản phẩm mới hoàn toàn, hoặc là lựa chọn một sản phẩm đã có sẵn rồi tạo ra một phiên bản tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn phải đi theo trình tự cụ thể với từng bước nghiên cứu vững chắc. có như vậy, việc thực hiện con đường khởi nghiệp của bạn ít gặp rủi ro,đảm bảo được thành công, thậm chí lớn mạnh trong tương lai không xa. Mục tiêu - Lập được cấu trúc của bản kế hoạch khởi nghiệp - Trình bày được quy trình thực hiện ý tưởng khởi nghiệp - Xây dựng được mô hình kinh doanh khởi nghiệp trong ngành may 2.1. CẤU TRÚC CỦA BẢN KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP 2. 1.1. Ý nghĩa của bản kế hoạch khởi nghiệp Bản kế hoạch khởi nghiệp là bảng liệt kê chi tiết thứ tự công việc cần phải làm khi khởi nghiệp. Bản kế hoạch khởi nghiệp rất quan trọng, giúp doanh nghiệp hoạch định rõ từng bước đi của mình trên con đường khởi nghiệp. Tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư hổ trợ để phát triển mô hình kinh doanh. 2.1.2. Nội dung chính trong bảng kế hoạch khởi nghiệp Đối tác chiến lược của doanh nghiệp là ai? Những hoạt động chính của doanh nghiệp Những đề xuất về giá trị sản phẩm Quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu thực và hành vi của họ Giá trị cốt lõi của sản phẩm kinh doanh Các kênh phân phối sản phẩm Mức chi phí đầu tư Nguồn thu (yếu tố kinh tế) 2.1.3. Cấu trúc của bản kế hoạch khởi nghiệp  Giới thiệu chung KHOA MAY-TKTT 15
  20. Chương 2: Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp BM31/QT02/NCKH&HTQT trong ngành may - Trang bìa: tên dự án/ họ và tên tác giả - Mục lục - Mô tả sơ lược về doanh nghiệp + Loại hình + Quy mô + Ngày tháng năm thành lập + Đăng ký kinh doanh + Vốn điều lệ + Chủ sở hữu - Mô tả tóm tắt về kế hoạch kinh doanh + Sản phẩm, dịch vụ. + Định vị doanh nghiệp, định vị thị trường + Khách hàng mục tiêu + Chiến lược kinh doanh + Tổng vốn đầu tư.............................đồng. trong đó Vốn chủ: :............................... đồng, tỉ lệ..........................% Vốn vay:............................... đồng, tỉ lệ..........................% + Lợi nhuận sau thuế + Thuế nộp + Số lao động + Thời gian thu hồi vốn đầu tư + Ảnh hưởng kinh tế,xã hội, môi trường của dự án  Nội dung kế hoạch kinh doanh - Kế hoạch marketing + Mô tả sản phẩm dịch vụ + Các tính chất và khu vực thị trường mục tiêu + Nhóm khách hàng mục tiêu + Đối thủ cạnh tranh KHOA MAY-TKTT 16
nguon tai.lieu . vn