Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ MAY TRANG PHỤC CƯỚI NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ MAY TRANG PHỤC CƯỚI NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Thị Kim Hải Học vị: Kỹ sư công nghệ may Đơn vị: Khoa May- TKTT Email: nguyenthikimhai@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. BM31/QT02/NCKH&HTQT LỜI GIỚI THIỆU Thời trang luôn đồng hành cùng với sự phát triển của xã hội. Và khi xã hội phát triển thì nhu cầu về trang phục của con người cũng đòi hỏi có sự đổi mới. Đám cưới là buổi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi người, đánh dấu bước ngoặt mới, mở ra một chân trời mới đối với những cặp đôi yêu nhau. Ngày nay các cặp đôi yêu nhau họ muốn thể hiện tình yêu hạnh phúc, trẻ trungv hiện đại của mình thông qua việc chọn trang phục cưới mang phong cách riêng, điều đó đã và đang trở thành xu hướng hiện nay của giới trẻ. Để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi người thiết kế phải có chuyên ngành thiết kế trang phục cưới. Chính vì thế mà giáo trình Thiết kế may trang phục cưới được biên soạn để thuận tiện cho quá tình hoc tập và giảng dạy. Nội dung của giáo trình được biên soạn trên chương trình mô đun thiết kế may trang phục cưới, ứng dụng giảng dạy tại khoa May-TKTT, Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật TPHCM. Giáo trình cung cấp kiến thức cơ bản cho sinh viên ngành may hoặc vực may trang phục cưới. Ngoài ra, còn dùng để làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng có đam mê, nghiên cứu lĩnh vực này. Nội dung gồm có 2 chương: Chương 1: Khái quát về trang phục cưới 1.1. Lịch sử trang phục cưới 1.2. Đặc điểm trang phục cưới 1.3. Phụ kiện dành cho trang phục cưới 1.4. Sự phù hợp giữa kiểu dáng áo đầm cưới và hình thái cơ thể Chương 2: Thiết kế áo đầm cưới 2.1. Thiết kế các kiểu váy cưới 2.2. Thiết kế khăn voan, hoa cài tóc Trong mỗi chương đều có nhiều bài học đi từ thiết kế đến mẫu ứng dụng. Với nội dung chi tiết sẽ giúp người học dễ dàng tiếp thu được kiến thức. Trong quá trình biên soạn giáo trình sẽ không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong những góp ý xây dựng của quý đồng nghiệp và các bạn đọc, để giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Tp.HCM, ngày 15 tháng 8 năm 2020 Chủ biên Nguyễn Thị Kim Hải
  5. BM31/QT02/NCKH&HTQT MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................ 1 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN .......................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANG PHỤC CƯỚI .......................................... 4 1.1. Lịch sử trang phục cưới ..................................................................................... 4 1.1.1. Lịch sử trang phục cưới thế giới ..................................................................... 4 1.1.2. Lịch sử trang phục áo dài Việt Nam ............................................................... 9 1.1.3. Trang phục cưới Việt Nam ........................................................................... 14 1.2. Đặc điểm trang phục cưới ............................................................................... 17 1.2.1. Kiểu dáng ...................................................................................................... 17 1.2.2. Màu sắc ......................................................................................................... 19 1.2.3. Chất liệu ........................................................................................................ 21 1.2.4. Họa tiết trang trí ............................................................................................ 22 1.3. Phụ kiện dành cho trang phục cưới ................................................................. 24 1.3.1. Phụ kiện cho tóc ........................................................................................... 24 1.3.2. Phụ kiện cho cổ, vai...................................................................................... 25 1.3.3. Phụ kiện giày cưới cô dâu ............................................................................ 26 1.3.4. Phụ kiện hoa cưới ......................................................................................... 26 1.3.5. Phụ kiện găng tay cưới cô dâu ...................................................................... 27 1.4. Sự phù hợp giữa kiểu dáng áo đầm cưới và hình thái cơ thể .......................... 27 1.4.1. Áo cưới công chúa (kiểu phồng xòe) ........................................................... 27 1.4.2. Áo cưới kiểu chữ A ...................................................................................... 28 1.4.3. Áo cưới đuôi cá ............................................................................................ 28 1.4.4. Áo cưới kiểu váy suông ................................................................................ 28 1.4.5. Áo cưới kiểu hy lạp ...................................................................................... 29 1.5. Bài tập cũng cố ................................................................................................ 29 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ ĐẦM CƯỚI .................................................................. 30 2.1. Thiết kế rập cơ bản .......................................................................................... 30 2.1.1. Thiết kế rập thân trước ................................................................................. 31 2.1.2. Thiết kế rập thân sau..................................................................................... 31 2.1.3. Thiết kế rập tay áo ........................................................................................ 32 2.2. Tạo mẫu các dạng váy cưới thừ rập áo đầm cơ bản ........................................ 34 2.2.1. Tạo mẫu kiểu váy cưới A-Line..................................................................... 34 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 1
  6. BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2.1.1. Hình mẫu ................................................................................................... 34 2.2.1.2. Cách thực hiện ........................................................................................... 35 2.2.2. Tạo mẫu váy cưới cổ tích (váy cưới công chúa) .......................................... 39 2.2.3. Tạo mẫu kiểu váy cưới đuôi cá .................................................................... 42 2.2.4. Tạo mẫu kiểu váy Hy lap.............................................................................. 47 2.5. Bài tập cũng cố ................................................................................................ 51 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ÁO DÀI CƯỚI .............................................................. 52 3.1. Thiết kế rập áo dài cơ bản ............................................................................... 52 3.1.1. Ni mẫu .......................................................................................................... 52 3.1.2. Thiết kế rập ................................................................................................... 52 3.2. Tạo mẫu áo dài cưới từ rập áo dài cơ bản ....................................................... 58 3.2.1. Hình ảnh ....................................................................................................... 58 3.2.2. Cách thực hiện .............................................................................................. 59 3.3. Bài tập cũng cố ................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64 BẢNG PHỤ LỤC ................................................................................................... 65 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 2
  7. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: THIẾT KẾ MAY TRANG PHỤC CƯỚI Mã môn học: MĐ 3106420 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Học kỳ V - Tính chất: Mô đun tích hợp thay thế khóa luận. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun giúp sinh viên có kiến thức về trang phục cưới, thiết kế và may được áo đầm cưới nữ. Mục tiêu của mô đun - Về kiến thức + Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nguồn gốc, lịch sử ra đời của trang phục cưới, đặc điểm cấu trúc cơ bản của trang phục cưới. + Cung cấp kiến thức và kỹ thuật vẽ thiết kế và tạo mẫu trang phục cưới. + Thiết kế được áo cưới nữ. + Mô tả các qui trình lắp ráp sản phẩm áo cưới nữ. - Về kỹ năng + Khả năng giải quyết các vấ đề lựa chọn kiểu dáng, chất liệu phù hợp với trang phục cưới. + Cắt rập, ứng dụng may được trang phục cưới nữ. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính cẩn thận tỉ mĩ trong từng bước thao tác công việc, tự nghiên cứu tài liệu, kỹ năng làm việc độc lập. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 3
  8. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANG PHỤC CƯỚI Giới thiệu Trong chương này sẽ tìm hiểu về nội dung liên quan nguồn gốc lịch sử của trang phục cưới. Giải mã lịch sử nguồn gốc váy cưới, tìm hiểu trang phục cưới các nước trên thế giới. Cụ thể gồm các nội dung sau: 1.1. Lịch sử trang phục cưới 1.2. Đặc điểm trang phục cưới 1.3. Phụ kiện dành cho trang phục cưới 1.4. Sự phù hợp giữa kiểu dáng áo đầm cưới và hình thái cơ thể Mục tiêu - Trình bày được nguồn gốc lịch sử ra đời của trang phục cưới. - Nhận dạng và mô tả được đặc điểm cấu trúc của trang phục cưới. - Nhận dạng trang phục cưới của một số nước trên thế giới. Nội dung chính 1.1. Lịch sử trang phục cưới 1.1.1. Lịch sử trang phục cưới thế giới 1.1.1.1. Trang phục cưới cô dâu Ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, hôn nhân luôn được coi là một trong những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa nhất của đời người. Vì lẽ đó, chiếc áo cưới trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Váy cưới hay áo cưới thời trung cổ là chiếc váy cô dâu mặc trong lễ cưới. Màu sắc, kiểu dáng và tầm quan trọng của nghi lễ của chiếc váy có thể phụ thuộc vào tôn giáo và văn hóa của những người tham gia đám cưới. Trong các nền văn hóa phương Tây, váy cưới có màu trắng phổ biến nhất, thời trang được Nữ hoàng Victoria ưa chuộng khi kết hôn vào năm 1840. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 4
  9. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.1. Váy cưới thời trung cổ Nguồn http://dec.edu.vn/162/Nguon-goc-lich-su-va-phat-trien-cua-vay-cuoi Vào thời điểm này, đám cưới không chỉ đơn thuần là việc kết hôn của hai người. Đây có thể là hôn nhân giữa hai gia tộc, hai doanh nghiệp hoặc hai quốc gia với nhau. Nhiều đám cưới xem trọng chính trị hơn là tình yêu, nhất là trong giới quý tộc và thượng lưu. Cô dâu mặc váy cưới thể hiện đẳng cấp, địa vị xã hội gia đình, chứ không vì bản thân. Cô dâu quyền quý thường mặc những màu rực rỡ bằng những chất liệu độc quyền. Có thể là tông màu sẫm bằng lông thú, nhung và lụa. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 5
  10. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.2. Trang phục cưới hoàng gia Nguồn http://dec.edu.vn/162/Nguon-goc-lich-su-va-phat-trien-cua-vay-cuoi Váy cưới được biến đổi dần theo từng thời kỳ, đặc biệt, các cô dâu những năm 1800 áo cưới luôn có tay dài và mạng che mặt. Tuy nhiên độ xòe của chiếc đầm đã giảm so với thời kỳ trước vì thế chiếc váy trở nên nhẹ nhàng hơn với các cô dâu. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 6
  11. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.3. Trang phục cưới những năm 1800 "Nguồn hình ảnh: http://soha.vn/dep/vay-cuoi-thoi-ay-va-bay-gio.htm" Váy cưới những năm 1980, thời kỳ này khá ấn tượng với tay áo bồng lơn, chân váy dài và các chi tiết khá cầu kỳ. Mạng che mặt cũng dài và bồng hơn. Hình 1.4. Trang phục cưới thập niên 1980 "Nguồn hình ảnh: http://soha.vn/dep/vay-cuoi-thoi-ay-va-bay-gio.htm" KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 7
  12. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Váy cưới những năm 2000, đây là thời điểm mà cá tính chiếm ưu thế. Những chiếc đầm cưới không quá xòe và ôm sát đường cong cơ thể tôn lên nét đẹp hình thể của người phụ nữ. Những chiếc váy vai trần hay váy ngắn được chấp nhận dễ dàng ở thời kỳ này. Hình 1.5. Váy cưới những năm 2000 "Nguồn hình ảnh: http://soha.vn/dep/vay-cuoi-thoi-ay-va-bay-gio.htm" 1.1.1.2. Trang phục cưới chú rễ Bộ comple cũng luôn thay đổi, biến tấu theo thời gian để phù hợp với xã hội Comple là trang phục mà chúng ta có thể gặp ở khắp mọi nơi từ công sở, tiệc tùng đến những trang phục dạo phố cá tính của cánh mày râu. Không chỉ đem lại sự trang trọng và phong độ cho quý ông trong những sự kiện trọng đại, mà giờ đây nó đã trở thành trang phục cần thiết của các chú rễ trong ngày kết hôn. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 8
  13. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.6. Bộ comple thập niên 1980 "Nguồn hình ảnh: http://guu.vn/comple-vu-khi-dang-cap-cua-dang-may-rau- moithoidai.html" Hình 1.7. Bộ comlpe hiện đại "Nguồn hình ảnh: http://guu.vn/comple-vu-khi-dang-cap-cua-dang-may-rau.html" 1.1.2. Lịch sử trang phục áo dài Việt Nam 1.1.2.1. Áo dài Việt Nam thời xưa Tương truyền, những trang phục có kết cấu như áo dài đã có tại nước ta từ giai đoạn Hai Bà Trưng. Nhưng vẫn chưa có căn cứ chắc chắn kết luận áo dài xuất hiện KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 9
  14. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT từ đâu. Chiếc áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi lớn trong suốt chiều dài lịch sử. Áo dài tứ thân (thế kỉ 17): Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài, thì áo dài để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo dài được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo. Hình 1.8. Áo dài tứ thân Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam- qua-cac-thoi-ky Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long): Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội. Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 10
  15. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.9. Áo dài ngũ thân Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam- qua-cac-thoi-ky Áo dài Lemur (đầu thế kỷ 20): Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này. Nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối trong áo dài cưới xưa. Hình 1.10. Áo dài Lemur Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam- qua-cac-thoi-ky Áo dài Lê Phổ (những năm 40): đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Được thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ, gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 11
  16. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.11. Áo dài Lê Phổ Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam- qua-cac-thoi-ky Áo dài Raglan: Áo dài Raglan xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này. Hình 1.12. Áo dài Raglan Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam- qua-cac-thoi-ky 1.1.2.2. Áo dài truyền thống Việt Nam từ 1970 đến nay Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được. Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 12
  17. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa. Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể bắt gặp tà áo dài đầy màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo trong văn phòng, chốn chùa chiền linh thiêng hay thậm chí khi đi dạo phố bên ngoài. Hình 1.13. Áo dài thời nay Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/aodaicachtan. Hình 1.14. Áo dài cách tân Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/aodaicachtan. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 13
  18. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.1.3. Trang phục cưới Việt Nam 1.1.3.1. Trang phục cưới Việt Nam ngày xưa Trang phục cưới của cô dâu miền Bắc thời xưa trong ngày cưới các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo mớ ba, ngoài cùng là chiếc áo the thâm, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu hồng và màu xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy. Tiếp theo, đến áo cánh trắng, cuối cùng là chiếc yếm hoa đào có dải bằng lụa bạch. Hình 1.15. Trang phục cưới của cô dâu miền Bắc thời xưa Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam- qua-cac-thoi-ky Trang phục cưới của cô dâu miền Trung thời xưa cô dâu miền Trung cũng mặc áo mớ ba, trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, áo giữa bằng the hay vân màu xanh chàm, áo ngoài cùng bằng the hay vân màu đen. Có người chỉ mặc lồng hai áo,trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, ngoài là vân màu xanh chàm để tạo nên hiệu quả một màu tím đặc biệt nền nã. Mặc quần trắng, đi hài thêu. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 14
  19. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.16. Trang phục cưới cô dâu miền Trung thời xưa Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam- qua-cac-thoi-ky Trang phục cưới của cô dâu miền Nam thời xưa: trang phục cưới của cô dâu miền Nam là bộ áo dài gấm, quần lĩnh đen, đi giày thêu. Trang phục cưới của chú rể ở cả 3 miền đều giống nhau. Thường thì mặc áo thụng bằng gấm hoặc the màu lam, quần trắng, ống sớ, búi tóc, chít khăn màu lam. Chân đi văn hài thêu đẹp. Hình 1.17. Trang phục cưới cô dâu miền Nam thời xưa Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam- qua-cac-thoi-ky KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 15
  20. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Những năm sau đó, cùng với sự thâm nhập của văn hóa phương tây, chú rễ mặc comple cài hoa ngực, cô dâu trang điểm bằng son phấn, cài thêm bông hoa hồng trắng bằng vải voan ở ngực trái, tay ôm bó hoa lay ơn trắng, tượng trưng cho sự trong trắng. Đồng thời bó hoa cầm tay cũng là một phụ kiện làm đẹp cho bộ váy cưới. Hình 1.18. Trang phục cưới có sự xâm nhập của văn hóa phương Tây Nguồn https://dientungaynay.vn/van-hoa-so/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam- qua-cac-thoi-ky 1.1.3.2. Trang phục cưới Việt Nam ngày nay Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, những chiếc áo dài cưới xưa nay đã xuất hiện với một diện mạo xinh xắn và hiện đại hơn. Tuy nhiên, ngày nay, vẫn có thể cảm nhận được sự tiếp nối nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt bao đời.cụ thể qua các dạng áo dài cưới sau. Áo dài cưới long phụng: với họa tiết được in trên áo dài của cô dâu và họa tiết rồng trên nền áo dài của chú rể tạo nên sự hòa hợp mang hơi hướng cổ điển. Cô dâu và chú rể đều mặc áo cưới màu trắng toát lên vẻ sang trọng và thanh lịch. Ngoài ra, trang phục cưới của cô dâu còn đi kèm với mấn đội đầu có thiết kế truyền thống với phần bản to cùng vòng cổ tạo nên sự trang trọng trong ngày cưới. Áo dài cưới thêu: điểm đặc biệt mẫu áo dài này được thêu tay phần ngực và dọc theo chiều dài của tà áo những đóa hoa rực rỡ. Giúp tạo điểm nhấn tuyệt vời cho bộ trang phục thêm phần bắt mắt. Áo dài cưới kết hoa: áo dài cưới với phần cổ trụ truyền thống được kết hoa tạo nên sự duyên dáng. Bên cạnh đó, thể hiện sự dịu dàng, trang nhã nhưng cũng thật rạng rỡ cho cô dâu. Đặc biệt là khi được kết hợp với mấn đội cùng màu. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 16
nguon tai.lieu . vn