Xem mẫu

  1. MỤC LỤC Mở đầu.................................................................................................................................2 Chương 1: Thực hiện lập và đánh giá kế hoạch bài học (KHBH) trong dạy học (DH) Mỹ thuật....................................................................................................................3 Bài 1: Lập và đánh giá KHBH trong DH Mỹ thuật ..........................................................4 Bài 2: Lập, đánh giá KHBH trong DH phân môn Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí và Tập nặn tạo dáng ......................................................................................................................16 Bài 3: Lập, đánh giá KHBH trong DH phân môn Vẽ tranh và Thường thức Mỹ thuật (MT) ....................................................................................................................................33 Chương 2: Thực hành dạy học. ...................................................................................47 Bài 1: Đồ dùng, phương tiện DH và cách trình bày bảng DH trong DHMT................48 Bài 2: Kiểm tra đánh giá kết quả trong học tập MT và hoạt động MT ngoài giờ lên lớp của HS phổ thông .......................................................................................................53 Bài 3: Thực hành và đánh giá dạy học phân môn Vẽ theo mẫu ....................................60 Bài 4: Thực hành và đánh giá dạy học phân môn Vẽ trang trí ......................................62 Bài 5: Thực hành dạy học phân môn Vẽ tranh ...............................................................66 Bài 6: Thực hành dạy học phân môn Thường thức MT và tập nặn ............................69 Ôn tập ................................................................................................................................71 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................75 1
  2. MỞ ĐẦU “Chuẩn bị tốt là thành công một nửa”, đó là kết luận khoa học được rút ra qua thực tế của nhiều công việc khác nhau. Học phần II – môn phương pháp dạy học Mỹ thuật là sự nối tiếp của nội dung học phần I. Học phần II bao gồm các nội dung: lập kế hoạch bài học; đánh giá kế hoạch bài học; chuẩn bị và cách thức sử dụng, khai thác đồ dùng, phương tiện dạy học; cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập Mỹ thuật của HS và thực hành dạy học các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông là bước đầu giúp SV làm quen, tiếp cận với thực tế dạy học phổ thông, chuẩn bị cho thực tập và sau khi ra trường. Soạn giáo án – thiết kế bài dạy – lập kế hoạch bài học và thực hành dạy học – thực hành sư phạm - giảng tập là một việc làm có ý nghĩa quyết định phần lớn tới sự thành công và chất lượng bài giảng, hiệu quả giờ học và hình thành, phát triển năng lực nghề ở mỗi giáo sinh. Công việc này đòi hỏi giáo sinh phải tập trung công sức và trí tuệ, có phương pháp học tập khoa học và biết tận dụng thời gian, không ngừng học hỏi, rèn luyện năng lực và tận dụng trí tuệ tập thể, tuân thủ nghiêm ngặt các qui định và nghiêm túc rèn luyện bản thân. Đây là bước đ ầu tập làm nghề c ủa mỗi giáo sinh và sự thành công ở những bước đầu này sẽ có tác dụng tích c ực t ới công việc dạy học sau khi ra trường của mỗi giáo sinh. MỤC TIÊU - SV nắm được nội dung và cách dạy học các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông; - SV nắm được cách lập và đánh giá kế hoạch bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông hiện hành; đồng thời nắm và thực hiện được qui trình tổ chức dạy học nói chung và dạy học Mỹ thuật nói riêng; - SV nắm được vai trò đồ dùng, phương tiện DH và kiểm tra đánh giá kết quả học tập Mỹ thuật của HS trong DH mỹ thuật; - SV thực hành và đánh giá được hoạt động dạy học theo kế hoạc bài h ọc đã thiết kế; 2
  3. - SV có ý thức học tập, rèn luyện và hình thành kỹ năng dạy học Mỹ thuật cần thiết chuẩn bị sau khi ra trường. CHƯƠNG I: THỰC HÀNH LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC MỸ THUẬT MỤC TIÊU - SV nắm được nội dung, cấu trúc và cách lập, đánh giá kế hoạch bài học trong DH Mỹ thuật theo hướng tích cực ở các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông. - SV lập, đánh giá được kế hoạch bài học dạy học Mỹ thuật ở các phân môn và vận dụng vào quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng DH và công tác sau khi ra trường. - SV có ý thức rèn luyện kỹ năng lập và đánh giá kế hoạch bài học trong quá trình học tập và nâng cao năng lực nghề cho bản thân. BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC MỸ THUẬT. 1. Lập kế hoạch bài học (KHBH) - Soạn giáo án – Thiết kế bài dạy 1.1. Khái niệm về kế hoạch bài học – giáo án Soạn giáo án hay thiết kế bài dạy hoặc lập kế hoạch bài học là công việc chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp, bao gồm xác định mục tiêu, chuẩn b ị đ ồ dùng và phương tiện dạy học, thiết kế các hoạt động và cách thức tổ chức học tập cho học sinh, đánh giá kết quả giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học. Soạn giáo án là thuật ngữ được dùng trước khi đổi mới PPDH. Cấu trúc của giáo án tuân thủ chặt chẽ theo bước lên lớp của Gv: Ổn định lớp; kiểm tra bài cũ; tổ chức hoạt động DH (bài mới); củng cố; hướng dẫn chuẩn bị bài. Thiết kế KHBH là thuật ngữ được sử dụng khi đổi mới PPDH, là bản thiết kế những hoạt động học tập mà HS cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu của bài học dưới sự điều khiển, tổ chức, hướng dẫn của GV 3
  4. Lập KHBH tập trung vào HS được thể hiện ngay trong cách viết mục bài học, thiết kế các hoạt học tập phù hợp với nhận thức và đối tượng HS; lựa chọn nội dung, phương pháp, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện trực quan cần thiết để HS có thể tích cực tham gia vào quá trình học tập tốt nhất. 1.2. Vai trò của lập KHBH trong DH Giúp người dạy hiểu rõ đối tượng và nắm chắc nội dung dạy học; đồng thời giúp người dạy chủ động hơn trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và khẳng định cao hơn sự thành công của giờ học trong quá trình dạy học. 1.3. Quy trình chuẩn bị một giờ học Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học. Từ thực tế dạy học, có thể tổng kết thành quy trình chuẩn bị một giờ học với các bước thiết kế một giáo án và khung cấu trúc của một giáo án cụ thể như sau: 1.3.1.Các bước thiết kế một giáo án - Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không th ể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì). 4
  5. - Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu liên quan đ ể: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học. Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Kinh nghiệm của các GV lâu năm cho thấy: trước hết nên đọc kỹ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Mỗi GV không chỉ có kinh nghiệm tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kinh nghiệm định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho HS. GV nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GV tin cậy. Việc đọc SGK, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng và d ụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng. Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết đ ược phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của HS và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng. Nếu nắm vững nội dung bài học, GV sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài một cách thích hợp. - Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những kiến thức, kỹ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu HS để lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, GV phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của HS. Nói cách khác, tính khả thi của 5
  6. giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của HS, được xuất phát từ: những KT, KN mà HS đã có một cách chắc chắn, vững bền; những KT, KN mà HS chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của HS. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, GV đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của HS với những biểu hiện rất đa dạng. Do vậy, dù mất công nhưng mỗi GV nên dành thời gian đ ể xem qua bài soạn của HS trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực vốn kiến thức, kỹ năng đã có của HS. - Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luy ện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kinh nghiệm vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho HS. Trong th ực ti ễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen với lối dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng HS. Đổi mới PPDH sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các PPDH, PTDH, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng HS trong giờ học. - Bước 5: Thiết kế giáo án. Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS. Trong thực tế, có nhiều GV khi soạn bài thường chỉ đọc SGK, sách GV và bắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí, có GV chỉ căn cứ vào những gợi ý của sách GV để thiết kế giáo án bỏ qua các khâu xác định mục tiêu bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của HS, nghiên cứu nội dung dạy học, lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Cách làm như vậy không thể giúp GV có được một giáo án tốt và có những điều kiện để thực hiện một 6
  7. giờ dạy học tốt. Về nguyên tắc, cần phải thực hiện qua các bước 1, 2, 3, 4 trên đây rồi hãy bắt tay vào soạn giáo án cụ thể. 1.3.4. Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau: - Mục tiêu bài học: + Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ; + Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được. - Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: + GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học cần thiết; + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết). - Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: + Tên hoạt đ ộng; + Mục tiêu của hoạt động; + Cách tiến hành hoạt động; + Thời lượng để thực hiện hoạt động; + Kết luận của GV về: những kiến thức, kỹ năng, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;... - Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới. 1.4. Thực hiện giờ dạy học Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau: 1.4.1. Ổn định lớp - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những kiến thức, kỹ năng đã học có liên quan đến bài mới; Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết) Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới. 1.4.2. Tổ chức dạy và học bài mới - GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS. 7
  8. - GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp. 1.4.3. Luyện tập, củng cố GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau. 1.4.4. Đánh giá Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn. GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học. 1.4.5. Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành, thí nghiệm,…). GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới. Lưu ý: Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất… GV có thể vận dụng các bước thực hiện một giờ dạy học như trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc. Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và cả người học. Những phần trình bày trên đây chỉ là những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn chỉ đạo triển khai đổi mới PPDH trong nhiều năm qua ở trường phổ thông, là những điều mà các GV, các đơn vị có thành tích tốt trong dạy học đã làm. Dù ở điều kiện và hoàn cảnh nào, sự chuẩn bị chu đáo theo quy trình trên đều đem lại những giờ học có hiệu quả, bổ ích và hứng thú đối với cả người dạy, người học. 1.4. Lập KHBH trong dạy học MT 1.4.1. Xác định mục tiêu: trong và sau bài học HS phải đạt đ ược những gì v ề ki ến thức, kỹ năng và thái độ. - Kiến thức: Với môn Mỹ thuật, kiến thức bao gồm: vẻ đẹp qua bố cục, hình ảnh, hình tượng, hình vẽ, màu sắc, đường nét, đậm nhạt, cân đối, hài hòa…, cách tiến hành bài vẽ. Tuy nhiên, kiến thức Mỹ thuật thường lặp lại ở các bài trong suốt quá trình học tập, vì thế không phải thông qua một bài mà có thể nhiều bài HS mới có kết quả và nhận thức vững chắc, do vậy, tùy vào mục tiêu, đối tượng HS và điều 8
  9. kiện dạy học mà giáo viên đặt ra mục tiêu thật cụ thể, rõ và sát với từng giai đoạn, thời kỳ học tập và nhận thức của HS, không nêu mục tiêu chung chung. - Kỹ năng: Trong dạy học Mỹ thuật kỹ năng là làm được, tạo được, vẽ được cái gì, như thế nào; hay là hiểu, nêu, nắm được và cảm thụ được cái gì, ở mức đ ộ nào…. Giáo viên cần chú ý tới phương thức đồng tâm của cấu trúc chương trình Mỹ thuật để nêu mục tiêu về kỹ năng cho phù hợp với nội dung bài học và đ ối t ượng HS. - Thái độ: Qua việc lĩnh hội kiến thức và thể hiện năng lực học tập, HS có thái độ trước cái đẹp như thế nào về: yêu mến, quý trọng, gìn giữ, bảo vệ… và ý thức làm đẹp như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Trong DH tích cực mục tiêu bài học là đích của bài học, HS cần đạt được trong và sau khi học theo chuẩn kiến thức kỹ năng và yêu cầu về thái đ ộ c ần đ ược hình thành trong chương trình và từng cấp học. Các mục tiêu được biểu đạt bằng các động từ hành đọng cụ thể, có thể lượng hóa và quan sát “đong”, “đo”, “đếm” được. Lưu ý: Trong DH tích cực, trước khi viết phần mục tiêu, Gv nêu được những hiểu biết đối tượng DH: Những kiến thức SV/HS đã biết liên quan đến Những kiến thức mới cần bài học được hình thành (Ghi nội dung kiến thức cơ bản, chủ yếu nhất (Ghi khái quát nội kiến thức HS có liên quan tới nội dung bài học sưe thực cần nắm được sau khi học hiện). xong) Chuẩn bị: Trong bài soạn phần chuẩn bị cần được những đồ dùng và phương tiện trực quan cần thiết cho nội dung bài học như; tranh ảnh, vật mẫu, hình ảnh minh họa, video, tranh họa sĩ, tranh học sinh….và các thiết bị hỗ trợ như máy chiếu, máy ảnh…; Đồng thời, nêu rõ được những phương pháp, kỹ thuật DH chủ yếu sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động DH. Bởi trong qúa trình dạy học có thể sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học, nhưng ở phần này nên viết những phương pháp dạy học chủ yếu. 9
  10. Trong DH Mỹ thuật. đồ dùng, phương tiện dạy học bao gồm: tranh, ảnh, vật mẫu, hình minh họa, mô hình, vật thật, màu, bút chì…, máy chiếu, máy ảnh… Tuy nhiên, tùy từng nội dung bài học mà giáo viên và HS chuẩn bị đ ồ dùng, phương tiện sao cho bài học đạt hiệu quả cao trong nhận thức và thể hiện năng lực thẩm mỹ cho HS. Ví dụ: trong DH tích cực đồ dùng dạy học cần liệt kê đồ dùng DH cho cả GV và cá nhân, nhóm HS và qua strình DH sử dụng phối hợp linh hoạt các PP, hình thức tổ chức DH, kỹ thuật DH tích cực, phương tiện DH khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học. * Tổ chức các động DH Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số: ổn định nề nếp, tập trung sự chú ý của HS Kiểm tra bài cũ (nếu có): tùy nội dung bài học và cách thức tổ chức của GV mà có thể kiểm tra bài cũ trước khi triển khai bài mới, hoặc có thể lồng ghép kiểm tra trong quá trình triển khai nội dung các hoạt động dạy học của bài mới. Giới thiệu và thực hiện nội dung bài học. Có thể sử dụng cách chia cột trong bài soạn như sau: Thời Đồ dùng, gian Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của thầy thiết bị DH (1) (2) (3) (4) (5) (1). Thời gian: Lượng thời gian phân bố cho từng nội dung, hoạt động DH (2). Nội dung: Trình tự bài học theo theo SGK và phần kiến thức HS cần khắc sâu, cần ghi nhớ). (3). Hoạt động của GV: Công việc, hình thức tổ chức, hướng dẫn, điều … lớp học của GV tương ứng với các nội dung học tập. Lưu ý: các hình thức tổ chức cần chú trọng phát huy tính tích cực học tập của HS và phối hợp hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật DH với đồ dùng DH đã chuẩn bị. Sử dụng những phương tiện trực quan, đồ dùng phù hợp đúng lúc, đúng chỗ để có thể khai thác, kích thích sự tìm tòi, khám phá của Hs. GV thể hiện tốt vai trò của dẫn dắt, gợi mở HS, can thiệp đúng lúc, đúng chỗ và hiệu quả. 10
  11. (4). Hoạt động của HS: HS thực hiện các công việc, các nhiệm vụ tương với từng nội dung học tập theo sự hướng dẫn, điều khiển… và tổ chức của GV. Lưu ý: cách viết cần thể hiện được hoạt động học tập của HS. (5). Đồ dùng, thiết bị: gồm minh họa, sử dụng phương tiện, đồ dùng DH của GV và HS đã chuẩn bị tương ứng với từng nội dung, từng hoạt động DH. Các hoạt động dạy học cần tập trung vào người học và lấy người học làm trung tâm, do vậy các hoạt động thường xuất phát từ mục tiêu bài học với v ốn kinh nghiệm hiểu biết của HS và tập trung, nhấn mạnh vào hoạt động học của HS, các bước ổn định, kiểm tra, đánh giá, củng cố được thực hiện linh hoạt và đan xen nhau trong quá trình DH. Tập trung vào cách thức các hoạt động học tập của HS, với mỗi hoạt động chỉ rõ: Tên hoạt động; Mục tiêu của hoạt động; Thời lượng để thực hiện hoạt động; Cách tiến hành hoạt động, bao mà HS dễ gặp, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết và kết luận của GV về: Nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong bài học; Những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai lầm thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;… và hoạt động dạy của GV nhằm tới hỗ trợ hoạt động học của HS Ví dụ về cấu trúc các cột phần hoạt động DH chủ yếu của bài dạy THỜ HOẠT ĐỒ DÙNG I NỘI DUNG ĐỘNG CỦA PHƯƠNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV GIA HS TIỆN DH N Hoạt động 1: Khởi động Đồ dùng, 2-5 (Tùy vào nd bài học có thể Thực hiện phương phút tổ chức: Trò chơi, sắm vai, hoạt động tiện hỗ trợ xem Video... khởi động Hướng dẫn thực hiện theo hướng dẫn, tổ chức của GV 11
  12. Hoạt động 2: Giới thiệu Tùy cách tổ Đồ dùng, bài học: Tùy nội dung và chức của GV phương cách thức của GV có thể mà Hs lắng tiện hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp nghe hay hoạt (nếu có) động 10 1. (Nội dung Hoạt động 3: Tổ chức Thực hiện Đd phù -12 thứ nhất của hướng dẫn Hs…. theo sự tổ hợp băng, phút bài học) - Tổ chức các hoạt động dh chức hướng tranh, phù hợp với nội dung và dẫn yêu cầu mẫu...) nhận thức của HS của GV - GV nêu vấn đề học tập, giao nhiệm vụ và yêu cầu HS thực hiện GV tiểu kết 2. Nội dung Hoạt động 4: Tổ chức Thực hiện Đd phù thứ hai của hướng dẫn Hs…./ hướng theo sự tổ hợp băng, bài học dẫn Hs…. chức hướng tranh, -Tổ chức các hoạt động dh dẫn yêu cầu mẫu...) phù hợp với nội dung và của GV nhận thức của HS - GV nêu vấn đề học tập, giao nhiệm vụ và yêu cầu HS thực hiện GV tiểu kết 3. Nội dung -Tổ chức các hoạt động dh thứ ba của phù hợp với nội dung và bài học nhận thức của HS ...Và các nội - GV nêu vấn đề học tập, dung khác giao nhiệm vụ và yêu cầu của bài học HS thực hiện GV tiểu kết 12
  13. 3-5 Hoạt động …: Củng cố phút - Tùy nội dung bài học mà Nhận xét, Đồ dùng Gv có hình thức tổ chức chia sẻ, trao DH hoặc phù hợp: có thể là trưng đổi, đánh giá sản phẩm bày kết quả, sử dụng kỹ học tập thuật Dh, tổ chức trò của HS chơi… GV tổng kết bài học 2-3 Hoạt động …: Hướng HS ghi chép, phút dẫn chuẩn bị bài phản hồi - Yêu cầu và ra nhiệm vụ cụ thể với cá nhân hoặc nhóm HS 2. Tiêu chí đánh giá KHBH *Hiểu biết đối tượng ( người học) - Nêu được kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học: nêu được kiến thức cơ bản và chủ yếu có liên quan đến bài học mới. - Nêu được kiến thức mới trong bài cần hình thành: Thông qua bài học HS lĩnh hội được kiến thức như thế nào của bài học. *Mục tiêu - Xác định được nội dung phù hợp với nhận thức của HS: Viết cụ thể mục tiêu HS đạt được sau bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ cho HS trong và sau khi bài học *Chuẩn bị Cần nêu rõ và cụ thể đồ dùng dạy - học cho GV và HS ; đồng thời nêu được đồ dùng phù hợp và khả thi, thể hiện sự hiểu biết đối tượng DH, nội dung bài học và sáng tạo của người dạy. Nêu được các phương pháp dạy học chủ yếu phù hợp với các hoạt động và dạng bài học trong chương trình. * Nội dung và các hoạt động dạy học chủ yếu 13
  14. Xem xét các hoạt động dạy học đã tập trung vào trọng tâm bài học, tập trung vào người học, vì người học và mức độ đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu đ ề ra với các hoạt động dạy - học; Các hoạt động học tập thể hiện rõ tính tích cực, sự tham gia và rèn năng l ực tự học của HS. *Đánh giá kết quả học tập Cần xem xét nội dung hoạt tổ chức đánh giá đã tạo điều kiện cho HS được tự đánh giá và tham gia vào quá trình đánh giá kết quả nhận thức, sản phẩm học t ập, đồng thời thời gian tổ chức hoạt động đánh giá hợp lý ở mức độ nào với các hoạt động DH Bài tập thực hành: Chọn một nội dung dạy học thuộc các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông hiện hành và thiết kế KHBH. 14
  15. BÀI 2 LẬP, ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH BÀI HỌC PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU, VẼ TRANG TRÍ VÀ TẬP NẶN TẠO DÁNG 1. Phân môn Vẽ theo mẫu 1.1. Phương pháp và nội dung Vẽ theo mẫu ở trường phổ thông: 1.1.1. Khái niệm Vẽ theo mẫu. Vẽ theo mẫu là một phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông. Vẽ theo mẫu là quan sát mẫu có thực trước mặt và vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ, cách hiểu và tình cảm của người vẽ. Vẽ theo mẫu là quá trình quan sát – nhận xét - ghi nhớ - vẽ - quan sát – nhận xét - ghi nhớ - vẽ liên tục trong suốt quá trình vẽ. 1.1.2. Nội dung Vẽ theo mẫu ở trường phổ thông. 1.1.2.1. Lý thuyết chung: Những bài lý thuyết chung chỉ giới thiệu một lần, sau đó vận dụng vào suốt quá trình học và được củng cố, bổ sung dần qua các bài thực hành, tạo điều kiện cho phần kiến thức lý thuyết vững vàng và phong phú hơn. Nội dung các bài lý thuyết bao gồm: Sơ lược về luật xa gần; đường nét, hình mảng, đậm nhạt; cách vẽ theo mẫu; vẽ màu, vẽ đậm nhạt bằng chì đen; tỉ lệ khuôn mặt người; vẽ ký họa... 1.1.2.2. Bài tập thực hành bao gồm các dạng bài: Vẽ mẫu đơn, mẫu ghép: các hình khối đơn giản, đồ vật, hoa, quả; vẽ tính vật chì, màu; vẽ chân dung bạn, người thân; ký họa phong cảnh, vẽ dáng người, vẽ con vật... 1.1.3. Phương pháp Vẽ theo mẫu Vẽ theo mẫu từ bao quát đến chi tiết, từ tổng thể đến bộ phận và đối chiếu ngược lại, được tiến hành như sau: Vẽ khung hình chung vật mẫu; Vẽ phác từng vật mẫu (nếu mẫu nhiều đồ vật) và phác tỉ lệ các bộ phận của vật mẫu, từng vật mẫu; Vẽ phác nét chính hình dáng vật mẫu; Vẽ nét chi tiết hoàn chỉnh hình; Vẽ đ ậm nhạt đen trắng hoặc tô màu, hoàn chỉnh bài. 1.2. Phương pháp DH thường vận dụng 1.2.1. Bài lý thuyết: 15
  16. Phương pháp hoạt động nhóm học tập; phương pháp thuyết trình; phương pháp trực quan; phương pháp quan sát; phương pháp vấn đáp; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học; phương pháp học theo góc; phương pháp trò chơi học tập; phương pháp liên hệ thực tế... 1.2.2. Bài thực hành: Phương pháp trực quan; phương pháp quan sát; phương pháp vấn đáp; phương pháp hoạt động nhóm học tập; phương pháp luyện tập; phương pháp học theo góc; phương pháp liện hệ thực tế.... 1.3. Phương pháp dạy học Vẽ theo mẫu 1.3.1. Bài lý thuyết: Giáo viên cần chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện và những vật dùng cần thiết phục phụ bài giảng và học tập của HS. Các tổ chức các hoạt động học tập làm rõ các khái niệm cơ bản của phân môn: Thế nào là vẽ theo mẫu, khái niệm về luật xa gần, thế nào là vẽ ký họa... Các hoạt động DH tạo điều kiện để HS nắm được kiến thức cơ bản về: vẽ theo mẫu, vẽ ký họa, vẽ màu, vẽ đậm nhạt... GV tổ chức các hoạt động DH cần phát huy tính tích cực học tập của HS, giúp HS khắc sâu kiến thức cơ bản và hướng vận dụng vào thực hành trong học tập. 1.3.2. Bài thực hành Để thực hiện dạy học hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị tốt các đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp với bài dạy, đặc biệt là vật mẫu. Vật mẫu sát với nội dung bài học và điều kiện thực tế; các đồ dùng DH, hình minh họa cần phát triển khả năng quan sát, nhận xét, nhận thức, kích thích hứng thú và sáng tạo c ủa HS. Tùy nội dung bài học có thể chuẩn bị các phương tiện, thiết bị hỗ trợ sao cho đạt được hiệu quả DH tốt nhất. Các hoạt động DH hướng tới: HS nắm được đặc điểm, cấu trúc, hình dáng, đậm nhạt, mầu sắc, tỉ lệ của vật mẫu và sự tương quan giữa các vật mẫu; HS nắm được cách vẽ hình, sắp xếp bố cục, vẽ đậm nhạt, màu sắc và đánh giá bài vẽ trong quá trình học tập. 1.4. Lập KHBH : Ví dụ: Vẽ theo mẫu 16
  17. Bài 12 - Vẽ đậm nhạt: mẫu có hai đồ vật (Chương trình Mỹ thuật lớp 7) Những kiên thức cân hinh thanh ́ ̀ ̀ ̀ Những kiên thức HS đã biêt ́ ́ Cach vẽ đậm nhạt trong bài vẽ ́ Nắm được đâm nhat trên vât mẫu ̣ ̣ ̣ theo mẫu Vẽ được ba mức độ đâm nhat cho bai vẽ ̣ ̣ ̀ Thây được vẻ đep cua vât mẫu ́ ̣ ̉ ̣ ̣ Muc tiêu Kiên thức: Nắm được cách vẽ đậm nhạt và các độ đâm nhat cua cai âm tich, ́ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ́ ́ ́ cai bat Kỹ năng: Quan sat đâm nhat, phân mang đâm nhat và vẽ được ba mức đâm nhat ́ ̣ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ của vật mẫu cái bát và ấm tích Giao duc: Thây được vẻ đep cua vât mâu, đồ vât gân gui hang ngay ́ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ̃ ̣ ̀ ̃ ̀ ̀ Chuân bị ̉ Đồ dung day hoc ̀ ̣ ̣ ̣ Hoc sinh: Giây A4, chi, tây, sach giao khoa lớp 7 ́ ̀ ̉ ́ ́ ́ Giao viên: Mau ve, môt số bai cua hoc sinh khoá trước ̀ ̃ ̣ ̀ ̉ ̣ Minh họa, hướng dân cach vẽ đâm nhat ̃ ́ ̣ ̣ Phương phap day hoc chủ yêu: Vân đap, trực quan, luyên tâp ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̣ ̣ Các hoạt động dạy học chủ yếu Ôn đinh lớp: (1”) ̉ ̣ - Kiêm tra sĩ số ̉ - Kiêm tra bai học tuần trước ̉ ̀ ̉ ̀ ̃ Kiêm tra bai cu: (2”) (?) Yêu câu môt em hoc sinh nhăc lai bai hoc hôm trước ve. ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ Bai mới: ̀ Giới thiệu bài: Trên cơ sở dựng bai hôm qua, để bai đep hơn, thây được khôi ̀ ̀ ̣ ́ ́ và tạo không gain sinh động hơn cho các đồ vật, chúng ta cùng tìm hiểu và thể hi ện đậm nhạt của vật mẫu. 17
  18. Thờ ̣ Nôi dung ̣ ̣ ̉ Hoat đông cua ̣ ̣ ̉ Hoat đong cua Đồ dung ̀ i ́ giao viên ̣ hoc sinh gian ́ I/ Quan sat Hoat đông 1: Hướng dân hoc ̣ ̣ ̃ ̣ 5” ̣ ́ nhân xet sinh quan sat, nhân xet. ́ ̣ ́ Giao viên: Đăt mâu như bai 23. ́ ̣ ̃ ̀ ̣ Hoc sinh quan (?) Độ đâm nhat ở cai âm tich ̣ ̣ ́ ́ ́ ́ sat ̣ + Đâm nhat: ̣ và ở cai bat có sự khac nhau ́ ́ ́ ̣ ́ Nhat sang theo không. Hoc sinh A trả ̣ ̀ ́ chiêu anh sang ́ (?) Chiêu anh sang vât mâu. ̀ ́ ́ ̣ ̃ lời ̉ ̣ cua vât mâu ̃ (?) Chât liêu cua vât mâu ́ ̣ ̉ ̣ ̃ ́ ́ Âm tich (?) Giữa âm và bat vât nau đâm, ́ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ́ Cai bat ́ ́ + Anh sang sang hơn ́ Hoc sinh B trả ̣ Giao viên bổ sung: Luôn quan ́ lời ̃ ́ + Nhăn bong sat vât mâu, so sanh tương quan ́ ̣ ̃ ́ ̣ Hoc sinh C đâm nhat giữa hai vât mâu trên ̣ ̣ ̣ ̃ Hoc sinh D trả ̣ môt vât mâu và tương quan ̣ ̣ ̃ lời: Âm tich ́ ́ đâm nhat giữa vât và nên ̣ ̣ ̣ ̀ đâm hơn bat ̣ ́ II/ Cach vẽ đâm ́ ̣ Hoat đông 2: Hưỡng dân hoc ̣ ̣ ̃ ̣ 7” nhaṭ sinh cach vẽ đâm nhat ́ ̣ ̣ - Giao viên nhân manh: Để vẽ ́ ́ ̣ Hoc sinh lăng Trực ̣ ́ được đâm nhat theo mâu cân ̣ ̣ ̃ ́ nghe quan ́ - Phac mang ̉ quan sat kỹ đâm nhat trước khi ́ ̣ ̣ ̣ ̣ đâm nhat theo vẽ ́ ́ câu truc - Giao viên gợi ý cach vẽ trên ́ ́ ̣ Hoc sinh quan trực quan ́ sat - Vẽ đâm nhat ̣ ̣ + Xac đinh chiêu anh sang ́ ̣ ̀ ́ ́ mang lớn. ̉ chiêu vao vât mâu ́ ̀ ̣ ̃ + Phac thao đâm nhat theo câu ́ ̉ ̣ ̣ ́ - Vẽ đâm nhat ̣ ̣ truc ́ ́ chi tiêt + Vẽ đâm nhat mang lớn ̣ ̣ ̉ + Vẽ đâm nhat chi tiêt ̣ ̣ ́ ̀ ́ - Cân nhan đâṃ + Tuỳ độ lôi lom nên nhân anh ̀ ̃ ̀ ̣ ́ ̣ ̉ ́ hoăc tây sang sang manh hay yêu, ở môi vị trí ́ ̣ ́ ̃ cac mang độ đâm nhat không ́ ̉ ̣ ̣ - Vẽ đâm nhat ̣ ̣ băng nhau. ̀ vât mâu với ̣ ̃ - Giao viên bổ sung: Ngôi vị trí ́ ̀ không gian khac nhau thì câu truc mang và ́ ́ ́ ̉ ̣ ́ Hoc sinh lăng ̣ đâm nhat khac nhau. ̣ ́ nghe - Quan sat mâu để vẽ đâm nhat ́ ̃ ̣ ̣ - Cho hoc sinh quan sat nhân ̣ ́ ̣ xet về đâm nhat cua cac bai hoc ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ̣ sinh khoá trước theo yêu câu ̀ ̣ Hoc sinh quan vừa hướng dân để hoc sinh rut ̃ ̣ ́ ́ ̣ ́ sat nhân xet ra bai vẽ cua minh ̀ ̉ ̀ III/ Thực hanh ̀ Hoat đông 3: Hướng dân hoc ̣ ̣ ̃ ̣ 18
  19. 20” sinh thực hanh ̀ ́ ́ ̣ - Giao viên quan sat, hoc sinh ̀ lam bai ̀ - Lưu ý hoc sinh không vẽ đâm ̣ ̣ ̣ ̀ Hoc sinh lam ́ Giây A4, ngay mà vẽ từ nhat đên đâm ̣ ́ ̣ ̀ bai chì tây ̉ - Nhăc hoc sinh vẽ theo đan ́ ̣ thưa, mau để tao nên khôi khôi ̣ ́ ́ không gian - Khen ngợi và đông viên hoc ̣ ̣ ̀ sinh lam bai ̀ IV/ Nhân xet ̣ ́ Hoat đông 4: Hướng dân hoc ̣ ̣ ̃ ̣ 7” đanh giá ́ sinh nhân xet, đanh giá ̣ ́ ́ + Chiêu anh ̀ ́ - Giao viên lây 3 bai mức độ Hoc sinh qua Treo ba ́ ́ ̀ ̣ sanǵ ́ ̀ ̣ ́ ̣ khac nhau. Yêu câu hoc sinh sat nhân xet bai cua ́ ̀ ̉ + Đâm nhat ̣ ̣ nhân xeṭ ́ ̉ ̣ theo cam quan hoc sinh giữa vât mâu ̣ ̃ Giao viên bổ sung những măt ́ ̣ + Vât mâu và ̣ ̃ được và chưa được, khen ngợi nên ̀ ̣ V/ Dăn do, bai ̀ ̀ Cac vẽ về hoan thanh bai hôm ́ ̀ ̀ ̀ 1” ̣ tâp nay, hoăc vẽ bai có hinh dang Hoc sinh lưu ý ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ tương tự. Chuân bị bai mới ̉ ̀ 1.5. Tiêu chí đánh giá KHBH PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH BÀI HỌC §iÓm §iÓm NhË Tiªu chÝ ®¸nh gi¸ tèi ®¸nh n ®a gi¸ xÐt 1. Hiểu biết đối tượng ( người học ) 2 - Nêu được kiến thức hs đã biết có liên quan đến bài học 1 - Nêu được kiến thức mới về kiến thức trong bài cần hình 1 thành 2. Mục tiêu 2 - Xác định được nội dung phù hợp phân môn Vẽ theo mẫu 1 và nhận thức của hs - Viết cụ thể mục tiêu hs đạt được sau bài học về kiến 1 thức, kĩ năng, thái độ trong DH phân môn Vẽ theo mẫu 3. Chuẩn bị 5 - Nêu rõ được đồ dùng dạy - học cho gv và hs; Đồ dùng phù 2 hợp và khả thi: vật mẫu, hình minh họa, đồ dùng DH cần thiết - Đồ dùng DH được sử dụng khai thác hiệu quả kiến thức 2 19
  20. và kích thích hứng thú, sáng tạo cho HS. - Nêu được các ppdh sử dụng trong bài 1 4. Nội dung và các hoạt động DH chủ yếu 11 - Tập trung vào trọng tâm bài học – dạy học vì người học 2 - Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu đề ra với các hoạt 2 động dạy, học - Tập trung vào người học, vì người học, tạo hứng thú cho 2 HS - Tổ chức các hoạt động học tập thể hiện rõ sự tích cực 2 tham gia các hoạt động của hs - Rèn luyện năng lực tự học cho HS trong Vẽ theo mẫu 1 - Thiết kế hoạt động củng cố, đánh giá linh hoạt và sáng 1 tạo - HS tự đánh giá và tham gia vào quá trình đánh giá - Thời gian hợp lý cho các hoạt động học tập 1 Tổng cộng 20 1.6. Một số lưu ý khi hướng dẫn HS Vẽ theo mẫu: Về phía GV: hướng dẫn không nên công thức và chung chung, cần thể hiện được vẻ đẹp và đặc điểm của mẫu; chuẩn bị đồ dùng DH cần phong phú, đa dạng, hướng dẫn vẽ hình, màu sắc, đậm nhạt nên từ các hướng nhìn khác nhau. Về phía HS: Nên yêu cầu HS cùng chuẩn bị mẫu vẽ, quá trình vẽ chú ý quan sát tìm ra đặc điểm của mẫu; các bài học đầu cần chú ý nhiều đến cách dựng hình và xây dựng bố cục; vẽ đậm nhạt cần phân mảng và tìm tương quan chung của vật màu về đậm nhạt và màu sắc. 2. Phân môn Vẽ trang trí 2.1. Phương pháp và nội dung Vẽ trang trí ở trường phổ thông: 2.1.1. Khái niệm trang trí. Vẽ trang trí là một phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông. Trang trí là một nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, màu sắc, họa tiết, hình khối,... (giấy, vải, gỗ...) hay trong không gian (nhà, căn phòng, công viên...) theo những nguyên tắc chung nhằm tạo nên những sản phẩm đẹp, hợp nội dung đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của đời sống xã hội. Sản phẩm trang trí được gắn liền với cuộc sống con người, với sinh hoạt, học tập vui chơi của học sinh. Học trang trí HS phát huy được tính độc lập suy nghĩ, khả năng sáng tạo, tìm tòi về bố cục, họa tiết, màu sắc – HS được tự do thể hiện theo 20
nguon tai.lieu . vn