Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 3. THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Giới thiệu: Quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các tác nhân trong nền kinh tế rất phong phú và đa dạng, với điều kiện và tính chất khác nhau, vì vậy phải thiết lập nhiều hình thức chi trả khác nhau nhằm giúp các chủ thể thanh toán có điều kiện lựa chọn những hình thức thanh toán sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị mình, tạo điều kiện cho việc thanh toán được tiến hành nhanh nhất, chính xác, thuận tiện và hiệu quả nhất. Do yêu cầu phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường, ngày nay ngoài việc thanh toán bằng tiền mặt, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng được phát triển mạnh mẽ. Nghiên cứu chương này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu đặc điểm, nội dung của các hình thức thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không bằng tiền mặt. * Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm của thanh toán tiền mặt và không dùng tiền mặt - Phân biệt được các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. - Phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa thanh toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt - Tuân thủ quy định về các loại thanh toán được chấp nhận tại nhà hàng * Nội dung chính: 1. Thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế thị trường Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, nội dung của thanh toán tiền mặt - Trình bày được các ưu, nhược điểm của thanh toán tiền mặt 1.1. Khái niệm thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế thị trường Thanh toán tiền mặt là hình thức thanh toán mà người mua dùng tiền mặt là nội tệ hoặc ngoại tệ để thanh toán cho người bán tiền mua sản phẩm, dịch vụ tại những địa điểm do hai bên thoả thuận. 1.2. Nội dung của thanh toán dùng tiền mặt Thanh toán bằng tiền mặt chủ yếu phục vụ các mối quan hệ kinh tế giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhà nước, các xí nghiệp, tổ chức kinh tế với nhân dân lao động. Chẳng hạn việc trả lương cho công nhân viên, người lao động được thực hiện bằng tiền mặt, nhân dân lao động lại dùng tiền mặt để mua hàng hoá, lao vụ, dịch vụ… 47
  2. Các nội dung thanh toán dùng tiền mặt: - Sự vận động cuả tiền tệ quan hệ phụ thuộc so với sự vận động của vật tư hàng hoá cả về thời gian và không gian có nghĩa là quan hệ thanh toán được tiến hành một cách trực tiếp theo kiểu “ giao hàng, nhận tiền” - Trong thanh toán dùng tiền mặt, tiền mặt là vật môi giới. Công việc thanh toán được tiến hành nhanh chóng thuận lợi nếu như có đủ tiền sẽ có hàng hoá, dịch vụ. - Trong thanh toán dùng tiền mặt, chỉ xuất hiện vai trò của người mua và người bán và cũng đóng vai trò kết thúc quá trình thanh toán. Toàn bộ quá trình thanh toán có được thực hiện thuận lợi hay không được quyết định bởi những người thực hiện - Khi tiến hành nghiệp vụ thanh toán dùng tiền mặt phải dựa trên cơ sở các hoá đơn chứng từ thanh toán làm căn cứ để thực hiện việc chi trả. 1.3. Ưu, nhược điểm của thanh toán tiền mặt a. Ưu điểm - Đảm bảo thoả mãn các giao dịch thường xuyên hàng ngày, có giá trị nhỏ của doanh nghiệp, cư dân. - Tốn ít thời gian, thủ tục. b. Nhược điểm: - Chi phí để tổ chức sự vận động của tiền tệ rất tốn kém như: chi phí in ấn, chiphí bảo quản, vận chuyển tiền, chi phí kiểm đếm tiền. - Nhà nước khó giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cá nhântrong xã hội. - Thói quen thanh toán tiền mặt làm một lượng tiền lớn tồn tại trong dân không được vận động vào quá trình huy động vốn và đầu tư. 2. Thanh toán không dùng tiền mặt Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt - Trình bày được các nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt - Phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa thanh toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt - Nêu được ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt 2.1. Khái niệm Thanh toán không dùng tiền mặt là tổng hợp tất cả các khoản thanh toán tiền tệ 48
  3. trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách tính chuyển tiền trên tài khoản hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua ngân hàng mà không trực tiếp sử dụng tiền mặt trong khoản thanh toán đó. 2.2. Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt Tất cả các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động khác trong nền kinh tế đều kết thúc bằng khâu thanh toán. Việc thanh toán có thể thực hiện trực tiếp bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện từ lâu trong lịch sử, tuy nhiên nó chỉ thực sự phát triển và ngày càng hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, ở bất cứ quốc gia nào, thanh toán không dùng tiền mặt qua trung gian ngân hàng đều được áp dụng rộng rãi, chiếm tỷ trọng lớn trongtổng khối lượng thanh toán và được coi là cách thức thanh toán mang lại nhiều tiện ích,có hiệu quả nhất. Thanh toán không dùng tiền mặt có những bản chất sau: - Sự vận động cuả tiền tệ độc lập so với sự vận động của vật tư hàng hoá cả về thời gian và không gian. Khác với thanh toán tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt không phải được tiến hành một cách trực tiếp theo kiểu “ giao hàng, nhận tiền” mà việc tiến hành giao hàng ở nơi này, nhưng việc thanh toán lại ở nơi khác, trong thời gian khác. Vì vậy, phương án thanh toán không dùng tiền mặt được chấp nhận sử dụng nhưng phải hạn chế thấp nhất mọi rắc rối có thể xảy ra trong thanh toán. - Trong thanh toán không dùng tiền mặt, không xuất hiện vật môi giới (tiền mặt) mà chỉ xuất hiện tiền dưới hình thức ghi sổ hay còn gọi là bút tệ và được ghi chép trên các chứng từ và sổ sách kế toán. Chính vì bản chất này của thanh toán không dùng tiền mặt mà các bên tham gia thanh toán mà đặc biệt là người mua phải nhất định mở tài khoản tại ngân hàng và phải có tiền trong tài khoản đó nếu không việc thanh toán sẽ không được tiến hành. - Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò của ngân hàng là rất to lớn. Đâylà vai trò của người tổ chức cung cấp các dịch vụ thanh toán cho người trả tiền, người nhận tiền và hưởng lệ phí dịch vụ thanh toán. Ngoài hai hoặc nhiều đơn vị mua bán tham gia, ngân hàng được xem là đối tượng trung gian không thể thiếu trong thanh toán không dùng tiền mặt. Toàn bộ quá trình thanh toán có được thực hiện thuận lợi hay không được quyết định bởi người thực hiện và ngân hàng cũng đóng vai trò kết thúc quá trình thanh toán. 49
  4. - Khi tiến hành nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt phải sử dụng các chứng từ thanh toán. Chứng từ thanh toán là các phương tiện chuyển tải những điều kiện thanh toán và được sử dụng làm căn cứ để thực hiện việc chi trả. Chứng từ thanh toán gồm các lệnh thu và lệnh chi do chính người nhận tiền hay người trả tiền lập ra. Kèm theo lệnh thu và lệnh chi có thể còn có các chứng từ phụ khác như: chứng từ thương mại, giấy báo liên hàng, ….tất cả các chứng từ này vừa là căn cứ để thanh toán, vừa là cơ sở cho việc hạch toán kế toán ở tất cả các chủ thể tham gia thanh toán. - Công cụ chủ yếu trong thanh toán không dùng tiền mặt là Thẻ. Thẻ có thể là thẻ ghi nợ (DEBIT CARD), thẻ rút tiền (ATM CARD) … Thanh toán không dùng tiền mặt được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy tác dụng tích cực của nó. 2.3. Các nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt * Đối tượng Đối tượng của thanh toán không dùng tiền mặt là các khoản chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ của các tác nhân kinh tế. * Chủ thể Trong thanh toán không dùng tiền mặt, chủ thể là những bên tham gia vào việc thực hiện một khoản chi trả nhất định. - Người trả tiền: có thể là người mua hàng hoá, dịch vụ hoặc là người trả nợ. Người trả tiền đóng vai trò quyết định trong quá trình thanh toán và là người mở đầu cho quá trình thanh toán. Người trả tiền phải xác định những điều kiện trả tiền của mình, những điều kiện đó phải phù hợp với những cam kết theo hợp đồng kinh tế hoặc theo luật định. Người trả tiền cũng có quyền khước từ chi trả hoặc khiếu nại đối với số tiền đã trả nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay luật định. - Người nhận tiền: là người được hưởng một khoản tiền nào đó do bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ sẽ nhận được các khoản tiền theo các hợp đồng hoặc khế ước vay nợ và thường đóng vai trò thụ động trong thanh toán, nghĩa là tiếp nhận tiền từ phía người trả tiền. * Các trung gian thanh toán Các trung gian thanh toán không dùng tiền mặt gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các tổ chức tín dụng khác … Những tổ chức này có nghĩa vụ thực hiện đúng đắn những uỷ nhiệm của khách hàng trong phạm vi số dư tiền gửi và được 50
  5. quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền, giám sát các điều kiện thanh toán đã thoả thuận và được hưởng thù lao nhất định. Đồng thời chịu trách nhiệm liên đới với hai bên khách hàng, nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. * Chứng từ thanh toán Trong thanh toán không dùng tiền mặt, chứng từ thanh toán là những phương tiện chuyển tải những điều kiện thanh toán và làm cơ sở để thực hiện việc chi trả tiền. Các chứng từ thanh toán phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán mà Luật kế toán quy định. Tất cả các chứng từ thanh toán của chủ thể tham gia thanh toán đều phải lập trên mẫu in sẵn do ngân hàng in và nhượng bán. Những chứng từ đó phải được lập đủ niên, viết rõ ràng, không được tẩy xoá và phải nộp vào ngân hàng theo đúng quy định. Các ngân hàng có quyền từ chối việc thanh toán hoặc không tiếp nhận các giấy tờ thanh toán trong trường hợp chủ thể thanh toán vi phạm một trong các quy định của chế độ thanh toán hiện hành. * Tài khoản thanh toán Các bên trả tiền và nhận tiền phải có tài khoản thanh toán: đây là công cụ để phản ánh việc trả tiền và nhận tiền. Việc mở tài khoản và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam, trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo quy chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam. * Tranh chấp và chế tài Tranh chấp và chế tài trong thanh toán chủ yếu phát sinh trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể thanh toán. Người mua được quyền khiếu nại và bồi thường thiệt hại khi người bán không giao hàng theo đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết. Người bán có quyền đòi bồi thường thiệt hại khi người mua trả tiền chậm so với thời gian quy định trong hợp đồng. Chế tài khi có vi phạm thường do ngân hàng thực hiện bằng cách trích tiền một cách cưỡng chế đối với người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết thì chế tài do toà án kinh tế thực hiện theo thủ tục tố tụng. 51
  6. 2.4. Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt - Thanh toán không dùng tiền mặt trực tiếp thúc đẩy quá trình vận động của vật tư, hàng hoá trong nền kinh tế, thông qua đó mà các mối quan hệ kinh tế lớn sẽ được giải quyết, nhờ vậy mà quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá được tiến hành thuận lợi hơn. - Tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt cho phép ngân hàng tập trung ngày càng nhiều các khoản vốn tiền tệ trong nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn tín dụng để đầu tư vào quá trình tái sản xuất mở rộng. - Hình thức thanh toán này cho phép rút bớt một lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội (chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền) tạo điều kiện làm tốt công tác quản lý tiền tệ. - Thanh toán không dùng tiền mặt cho phép kiểm soát được dễ dàng hơn tính hợp pháp của các quan hệ thanh toán trong nền kinh tế, hạn chế những thiệt hại, khắc phục ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị. 3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, nội dung của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: Hối phiếu, Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Thẻ, Thư tín dụng, Voucher - Trình bày được quy trình thanh toán của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt - Lập được một số chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt 3.2. Hối phiếu 3.2.1. Khái niệm Các nước tham gia ký kết Công ước Gieneve năm 1930 đã nhất trí sử dụng định nghĩa hối phiếu của Luật Hối phiếu 1882 của Anh làm dẫn chiếu trong khái niệm hối phiếu của Luật điều chỉnh hối phiếu ULB (Uniform Law for Bill of Exchange). Theo đó, khái niệm hối phiếu được diễn đạt như sau: Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này để trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. 52
  7. Từ khái niệm trên, ta thấy các đối tượng trực tiếp liên quan đến hối phiếu là: - Người ký phát hối phiếu: Trong quan hệ thương mại, người ký phát hối phiếulà người xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Để ký phát, người đó phải ký vào góc dưới bên phải mặt trước của tờ hối phiếu. Người ký phát hối phiếu là người đầu tiên được hưởng số tiền ghi trên hối phiếu, nếu không người đó có thể chuyển nhượng hối phiếu cho người khác. Trong trường hợp hối phiếu đã chuyển nhượng bị từ chối thanh toán, người ký phát hối phiếu phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người thụ hưởng hối phiếu. - Người trả tiền hối phiếu (người bị trả tiền hối phiếu): là người nhận hối phiếu gửi tới - là người có trách nhiệm trả tiền cho hối phiếu khi đến hạn thanh toán (thông thường là người nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ). Đối với hối phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ, người trả tiền của hối phiếu lại là một ngân hàng do người nhập khẩu uỷ thác. - Người thụ hưởng hối phiếu: là người có quyền nhận số tiền ghi trên hối phiếu. Như vậy, người thụ hưởng hối phiếu có thể là người ký phát hối phiếu, hoặc có thể là người khác do người ký phát chỉ định, hoặc do người thụ hưởng chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu cho người hưởng lợi tiếp theo bằng thủ tục ký hậu. - Người chấp nhận hối phiếu: là người bị ký phát sau khi chấp nhận hối hiếu. - Người chuyển nhượng hối phiếu: là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay thủ tục ký hậu. - Người bảo lãnh: là bất kỳ người nào ký tên vào hối phiếu trừ người ký phát và người bị ký phát. 3.2.2. Hình thức và nội dung của hối phiếu a. Hình thức - Hối phiếu phải được lập thành văn bản dưới hình thức chứng thư, gọn nhẹ, không cồng kềnh, đơn giản, rõ ràng, dễ nhận biết, mọi người có thể hiểu về nó như nhau. Cho tới nay, nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước có hệ thống máy tính nối mạng rộng rãi đã xuất hiện hối phiếu với hình thức phi vật chất gọi là hối phiếu điện tử hay hối phiếu tin học. Cụ thể ở Pháp, từ năm 1973, hối phiếu tin học đã ra đời với đầy đủ các đặc điểm của một hối phiếu bằng văn bản nhưng được thanh toán tự động qua máy tính. Hình thức này của hối phiếu đang ngày càng phổ biến và có xu hướng thay thế dần các hối phiếu bằng giấy. 53
  8. - Luật hối phiếu các nước đều không quy định hình mẫu, kích cỡ của hối phiếu. Do vậy, hối phiếu có thể tự lập ra hoặc điền vào mẫu in sẵn. Hình mẫu của hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu. Ở Việt Nam, hối phiếu phải được lập theo mẫu của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hối phiếu thường được in sẵn những nội dung bắt buộc phải có và để trống những chỗ cần thiết để người ký phát điền vào. Khi ký phát hối phiếu, người ký phát chỉ cần điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết bằng cách viết tay hay đánh máy. - Ngôn ngữ trên tờ hối phiếu đươc các luật hối phiếu quy định cụ thể. Hiện nay, ngôn ngữ phổ biến của hối phiếu sử dụng trong thanh toán quốc tế là tiếng Anh. Một hối phiếu sẽ trở thành vô giá trị nếu nó được lập bằng hai ngôn ngữ trở lên hoặc viết bằng bút chì, mức đỏ hay thứ mực dễ phai. - Hối phiếu thường được lập thành một bộ gồm hai hay nhiều bản. Mỗi bản đều phải đánh số thứ tự và đều có giá trị như nhau. Khi thanh toán người ta thường gửi hai bản hối phiếu kế tiếp nhau đến cho người trả tiền đề phòng trường hợp mất mát, thất lạc. Người trả tiền chỉ có nghĩa vụ thanh toán cho một bản nhìn thấy đầu tiên. Khi một bản hối phiếu đã được thanh toán, các bản đến sau sẽ không còn giá trị. EXCHANGE For ............................ (1) No (2) (3)……, (4) … At (6) sight of this SECOND of EXCHANGE (FIRST of the same tenor and date being unpaid). Pay to the order of (7)…………………the sum of (5) ………………………Value received as per our Invoice(s) No date ………………………………………………………………………………… Drawn under ………………………………………………………………………… Irrevocable Letter of Credit No ……………………………………………. Dated: ……………………………………….To: (8) ……………………………………. ……… (9), (10) ………………………………………………………………… 54
  9. Mẫu 3-1: Hối phiếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam b. Nội dung Hối phiếu được quy định hết sức chặt chẽ về mặt nội dung. Theo ULB, một văn bản chỉ được công nhận là hối phiếu khi có đủ những yếu tố quy định dưới đây: (1) Tiêu đề của hối phiếu: Một tờ hối phiếu phải có tiêu đề hối phiếu nằm ở phía trên cùng của tờ hối phiếu. Nếu thiếu đi tiêu đề này, hối phiếu sẽ trở nên vô giá trị. Tuy nhiên, nếu theo luật của Anh và Mỹ, một chứng từ có thể được thừa nhận là hối phiếu nếu nội dung của nó chứa đựng đầy đủ các yếu tố của hối phiếu mà không nhất thiết phải có tiêu đề Hối phiếu. (2) Số hiệu hối phiếu: là số tham chiếu của hối phiếu, do người lập hối phiếu định đoạt theo nguyên tắc lưu hồ sơ của mình. (3) Địa điểm ký phát hối phiếu: là nơi hối phiếu được ký phát hoặc nới người ký phát đóng trụ sở kinh doanh. Địa điểm ký phát là căn cứ xác định nguồn luật giải quyết những vấn đề liên quan đến việc ký phát hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu được phát hành ở Việt Nam nhưng lưu thông và thanh toán ở nước ngoài thì hối phiếu phải được phát hành theo quy định của luật Việt Nam – Điều 6, Mục 3 Luật CCCCN Việt Nam 2005). Nếu một hối phiếu không ghi rõ địa điểm ký phát thì được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát. (4) Ngày tháng ký phát hối phiếu: Hối phiếu phải ghi rõ ngày tháng năm ký phát hối phiếu, nếu không nó bị coi là vô giá trị. Bởi điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định kỳ hạn trả tiền của hối phiếu có kỳ hạn. Nếu trên hối phiếu có ghi câu: “ Sau X ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu, hãy trả theo lệnh của…” thì người trả tiền phải căn cứ và ngày tháng ký phát hối phiếu mà suy ra thời hạn trả tiền. Ngoài ra, ngàyký phát hối phiếu còn liên quan đến khả năng thanh toán của hối phiếu. Chẳng hạn nếungày ký phát hối phiếu xảy ra sau ngày người trả tiền hối phiếu mất khả năng thanh toán do bị phá sản, bị ra toà hoặc chết thì khả năng thanh toán của hối phiếu đó không còn nữa. (5) Số tiền của hối phiếu: được ghi bằng chữ hoặc bằng số hoặc cả hai. Số tiền bằng số phải thống nhất với số tiền bằng chữ. Trong trường hợp có sự chệnh lệch, cácluật hối phiếu đều cho phép người trả tiền có quyền chọn số tiền ghi bằng chữ hoặc sốtiền nhỏ hơn để trả tiền. Số tiền ghi trên hối phiếu phải được ghi rõ ràng, chính xác số lượng tiền, đơn vị 55
  10. tiền tệ và là một số tiền nhất định có thể xác định được ngay mà không cần đến một phép tính toán nào. Cụ thể đối với hối phiếu trả sau mà ngày trả tiền đã được xác định trước, người ký phát không được ghi cạnh số tiền mức lãi suất sinh ra từ số tiền ghi trên hối phiếu mà phải ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu (bao gồm cả tiền lãi). (6) Thời hạn trả tiền của hối phiếu: Trên hối phiếu phải ghi thời hạn trả tiền, nếu thiếu nội dung này, hối phiếu sẽ không có giá trị. Thời hạn trả tiền của hối phiếu phải được ghi một cách rõ ràng. Nếu thời hạn này được ghi một cách mơ hồ, không rõ nghĩa hoặc khó xác định hay làm cho hối phiếu trở thành mệnh lệnh trả tiền có điều kiện thì hối phiếu đó cũng bị coi là vô giá trị. Ví dụ: “Sau khi tàu biển cập cảng/ sau khi hàng hoá được kiểm nghiệm xong … thì trả cho bản thứ nhất của hối phiếu này …” Thời hạn trả tiền của hối phiếu gồm hai loại: - Trả ngay: hối phiếu được trả tiền ngay sau khi được xuất trình cho người trả tiền. Hối phiếu trả tiền ngay được ghi như sau: “Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ nhất/ hai của hối phiếu này …” (at the sight or after sight). - Trả sau: hối phiếu được trả tiền vào một ngày xác định trong tương lai. Thời hạn trả tiền có thể ghi theo hai cách: + Trả vào một ngày nhất định được quy định cụ thể trên hối phiếu. Hối phiếu ghi thời hạn trả tiền theo cách này được gọi là hối phiếu ngày. Ví dụ: trên hối phiếu ghi: đến ngày 25 tháng sáu năm 2007, trả … (At 25th June 2007, pay …), người thụ hưởng phải xuất trình hối phiếu đúng ngày này để được thanh toán. + Trả sau một khoảng thời gian nhất định (trả tiền có kỳ hạn) tính từ ngàyký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày xuất trình hối phiếu. Hối phiếu trả tiền có kỳ hạn được ghi theo hai cách như sau: “X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ nhất / hai của hối phiếu này, trả tiền theo lệnh…” hoặc “X ngày kể từ ngày ký bản thứ nhất / hai của phiếu này, trả tiền theo lệnh…” (7) Người thụ hưởng hối phiếu: là người được thanh toán số tiền của hối phiếu. Người thụ hưởng hối phiếu có thể là người ký phát hay một người khác do người ký phát hoặc người thụ hưởng ghi trên hối phiếu chỉ định. (8) Người trả tiền hối phiếu: là người mà hối phiếu được gửi đến, có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh ghi trên hối phiếu. Tên, địa chỉ của người này được thể hiện ở góc trái dưới cùng mặt trước của tờ hối phiếu, sau chữ “Gửi”. (9) Người ký phát hối phiếu (tên và chữ ký): Là người lập và ký tên trên hối 56
  11. phiếu. Tên, địa chỉ và chữ ký của người này được thể hiện ở góc phải dưới cùng mặt trước của tờ hối phiếu. (10) Địa điểm thanh toán: Nếu không có quy định gì khác thì địa chỉ của ngườiký phát được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu. Số: 594/03 (2) HỐI PHIẾU (1) Số tiền: 150.000 USD Tokyo (3), ngày 30 tháng 6 năm 2008 (4) Sau khi nhìn thấy (6) bản thứ nhất của hối phiếu này (Bản thứ hai và ba có cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền) trả theo lệnh của Ngân hàng hữu hạn Tokyo (7) một số tiền là một trăm năm mươi nghìn đôla Mỹ chẵn (5) Gửi: Tổng công ty Công ty thương mại Daiichi Tokyo (9) XNK máy Hà Nội (đã ký) Mẫu 3-2: Mẫu Hối phiếu (dùng cho phương thức nhờ thu) Tất cả những người có liên quan đến hối phiếu đều phải được ghi đầy đủ tên và địa chỉ dùng để đăng ký hoạt động kinh doanh. 3.2.3. Các loại hối phiếu a. Căn cứ vào thời hạn thanh toán: hối phiếu được chia thành hai loại: - Hối phiếu trả tiền ngay: là loại hối phiếu mà khi nhìn thấy hối phiếu người trả tiền phải trả ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho người thụ hưởng hối phiếu. - Hối phiếu có kỳ hạn: là loại hối phiếu mà việc trả tiền được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai. b. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu: hối phiếu được chia thành 3 loại: - Hối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi đích danh người thụ hưởng. Loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu. - Hối phiếu chuyển nhượng theo lệnh: là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng hối phiếu. Loại hối phiếu này có thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu và được sử dụng rộng rãi hơn trong thanh toán quốc tế. - Hối phiếu vô danh: là loại hối phiếu ghi trả tiền cho người cầm hối phiếu. Bấtkỳ 57
  12. người nào cầm hối phiếu cũng đều trở thành người thụ hưởng hối phiếu. Việc chuyển nhượng hối phiếu cho người khác có thể thực hiện bằng cách trao tay. c. Căn cứ vào phương thức thanh toán có sử dụng hối phiếu: hối phiếu được chia thành 2 loại: - Hối phiếu nhờ thu: là hối phiếu mà người bán hàng ký phát đòi tiền người muavà nhờ ngân hàng thu hộ. - Hối phiếu theo L/C: là hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C chỉ định. d. Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu: hối phiếu được chia thành 2 loại: - Hối phiếu trơn: là loại hối phiếu gửi đến cho người trả tiền không kèm theo bộ chứng từ hàng hoá, việc trả tiền hối phiếu chỉ dựa vào tờ hối phiếu mà thôi. - Hối phiếu kèm chứng từ: là loại hối phiếu gửi đến cho người trả tiền có kèm theo bộ chứng từ hàng hoá, với điều kiện nếu người trả tiền trả tiền cho hối phiếu hoặc ký chấp nhận vào hối phiếu mới nhận được bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng. e. Căn cứ vào người kí phát hối phiếu: - Hối phiếu thương mại: do người xuất khẩu, người cho vay ký phát đòi tiền người nhập khẩu hoặc ngân hàng mở L/C. - Hối phiếu ngân hàng: là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu. f. Căn cứ vào loại tiền ghi trên hối phiếu: - Hối phiếu nội tệ: là hối phiếu được thanh toán bằng đồng bản tệ tại địa điểm thanh toán. - Hối phiếu ngoại tệ: là hối phiếu được thanh toán bằng đồng ngoại tệ tại địa điểm thanh toán. g. Căn cứ vào trạng thái chấp nhận: - Hối phiếu chưa được ký chấp nhận: hối phiếu chưa được người bị ký phát chấp nhận. 58
  13. - Hối phiếu đã được người trả tiền ký chấp nhận. h. Căn cứ vào cơ sở hình thành hối phiếu: - Hối phiếu thực - Hối phiếu khống k. Căn cứ vào không gian lưu thông - Hối phiếu nội địa - Hối phiếu quốc tế 3.2.4. Quy trình thanh toán bằng hối phiếu a. Quy trình thanh toán hối phiếu trả ngay (5) Ngân hàng xuất Ngân hàng nhập (3) (2) (5) (4) (5) (1) Người xuất khẩu Người nhập khẩu Sơ đồ 3-1: Quy trình thanh toán hối phiếu trả ngay: (1) Người xuất khẩu và người nhập khẩu phát sinh quan hệ giao dịch mua bán. (2) Người xuất khẩu ký phát hối phiếu và nhờ ngân hàng của mình gửi đến chongười nhập khẩu để đòi tiền. (3) Ngân hàng của người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng đại lý nằm tại nướcngười nhập khẩu việc đòi tiền hối phiếu. (4) Đến kỳ hạn thanh toán, ngân hàng ở nước người nhập khẩu xuất trình hốiphiếu cho người nhập khẩu để người này trả tiền hối phiếu. (5) Ngay khi được xuất trình hối phiếu, người nhập khẩu trả tiền cho người xuấtkhẩu thông qua hệ thống ngân hàng. b. Quy trình thanh toán hối phiếu có kỳ hạn 59
  14. Sơ đồ quy trình thanh toán hối phiếu có kỳ hạn (xem trang sau) (1) Người xuất khẩu và người nhập khẩu phát sinh quan hệ giao dịch mua bán. (2) Người xuất khẩu ký phát hối phiếu và nhờ ngân hàng của mình gửi đến chongười nhập khẩu để ký chấp nhận trả tiền. (3) Ngân hàng của người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng đại lý nằm tại nước người nhập khẩu việc xuất trình hối phiếu cho người nhập khẩu. (4) Ngân hàng ở nước người nhập khẩu theo sự uỷ thác của ngân hàng đại lý, xuất trình hối phiếu cho người nhập khẩu để người này ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu. (5) Ngay khi được xuất trình hối phiếu, người nhập khẩu ký chấp nhận trả tiềnvà chuyển trả lại hối phiếu cho người xuất khẩu thông qua hệ thống ngân hàng. (6) Nếu hối phiếu không được chuyển nhượng cho người khác, đến kỳ hạn thanh toán, người xuất khẩu một lần nữa nhờ ngân hàng xuất trình hối phiếu cho người nhậpkhẩu để người này trả tiền cho hối phiếu. (7) Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu thông qua hệ thống ngân hàng. (7) NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG (6) XUẤT KHẨU (5) NHẬP KHẨU (5) (7) (3) (6) (7) (5) (2) (4) NGƯỜI NHẬP KHẨU NGƯỜI (1) XUẤT KHẨU Sơ đồ 3- 2: Quy trình thanh toán hối phiếu có kỳ hạn: 60
  15. 3.3. Thanh toán bằng Séc (Cheque): 3.2.1 Khái niệm Séc Séc là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện, do chủ tài khoản tiền gửi ký phát, được lập trên mẫu do ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trên séc, hoặc trả theo lệnh của người đó, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ và được sử dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương tiện chi trả hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rỗng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hoá, cung ứng dịch vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Trên thế giới tồn tại hai dạng séc: séc theo công ước Giơ - ne - vơ năm 1931 (được hầu hết các Châu Âu chấp nhận như Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Áo, Bồ Đào Nha …) và dạng Séc Anglosaxon (được sử dụng tại Anh, Mỹ, Ixrael và một số nước khác. Việt Nam sử dụng dạng Séc theo Công ước Giơ - ne - vơ về séc năm 1931. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có luật riêng về séc nhưng đã có nhiều văn bản pháp lý do Chính phủ ban hành điều chỉnh về séc, nhưng chủ yếu là văn bản dưới luật. Việc phát hành và sử dụng séc được điều chỉnh bởi: - Nghị định 159/2003 NĐ – CP ban hành ngày 10/12/2003 thay thế 2 nghị địnhcũ năm 1996 và 1999 về séc. - Quyết định số 30/2006/QĐ – NHNN ngày 11/7/2006 kèm theo là quy chế và sử dụng séc. - Luật Công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 (CCCCN) 61
  16. 3.2.2 Một số mẫu séc: Hình 3-1: Mẫu séc của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (mặt trước) Hình 3-2: Mẫu séc của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (mặt sau) 3.2.3 Một số quy định về Séc - Điều kiện sử dụng Séc: + Người sử dụng séc phải là khách hàng của ngân hàng, có tiền trong tài khoản ngân hàng, số tiền phát hành Séc không được vượt qua số dư trong tài tài khoản. Tuy nhiên, theo Luật ULC 1931, người ký phát hành Séc có thể ký phát hành tờ Séc tại thời điểm không đủ số dư trong tài khoản như số tiền ghi trên tờ Séc, song đến 62
  17. thờiđiểm thanh toán Séc trên trên tài khoản phải có đủ tiền. Trường hợp không đủ tiền trong tài khoản, tờ Séc đã phát hành vẫn có giá trị, nhưng người ký Séc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (kỷ luật sử dụng Séc). + Séc được ngân hàng in theo mẫu và giao cho khách hàng để thuận lợi trong ký phát và thanh toán, bởi vậy người ký phát phải ghi đầy đủ, chính xác các nội dung trên Séc. Việc điền thêm các thông tin cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: sử dụng ngôn ngữ thống nhất, dùng bút mực không phai (không điền bằng bút chì, mực đỏ), không được tẩy xoá. - Thời hạn hiệu lực của Séc (theo ULC): + Séc lưu hành trong phạm vi một quốc gia có thời hạn hiệu lực là 8 ngày làm việc. + Séc lưu hành giữa các nước cùng một Châu lục: thời hạn hiệu lực là 20 ngày làm việc. + Séc lưu hành giữa các Châu lục có thời hạn hiệu lực là 70 ngày làm việc. + Séc du lịch là vô thời hạn. Công ước Séc quốc tế năm 1982 thì quy định thời hạn hiệu lực chung là 120 ngày đối với Séc quốc tế. Theo quy định tại Nghị định 30 của Chính phủ Việt Nam, một tờ Séc lưu thông trong lãnh thổ Việt Nam có thời hạn là 15 ngày kể từ ngày ký phát. 3.2.4 Nội dung của Séc Theo công ước Giơ - ne - vơ về Séc năm 1931, trên Séc cần ghi đầy đủ những nội dung sau đây:  Tiêu đề “SÉC”: Nếu một tờ Séc thiếu đi tiêu đề này tờ Séc đó sẽ trở nên vô giátrị và ngân hàng có quyền từ chối thực hiện lệnh của người ký phát.  Tên, địa chỉ của ngân hàng trả tiền.  Địa điểm, ngày tháng năm ký phát hành Séc: yếu tố này liên quan trực tiếp đếnthời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực của Séc, đồng thời liên quan đến số dư trong tài khoản của ký phát Séc tại thời điểm đó.  Số tiền của tờ Séc: phải ghi đầy đủ, rõ ràng cả bằng số và bằng chữ, có đơn vịtiền tệ cụ thể. Số tiền ghi bằng chữ và số phải khớp nhau.  Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản (bắt buộc) của người phát hành Séc.  Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản (nếu có) của người thụ hưởng Séc. 63
  18.  Chữ ký của người ký phát Séc. Chữ ký này phải do chính tay người phát hành Séc ký và phải trùng khớp với chữ ký mẫu lưu tại ngân hàng mở tài khoản. Nếu người phát hành Séc là đại diện cho một đơn vị thì phải có chữ ký của kế toán trưởng đơn vịvà con dấu của đơn vị đó. 3.2.5 Các loại Séc cơ bản a. Căn cứ vào mục đích sử dụng  Séc tiền mặt: là loại Séc mà ngân hàng trả tiền mặt cho người thụ hưởng Séc. Đây cũng là loại Séc mà người ký phát thường dùng để rút tiền mặt gửi tại ngân hàng.  Séc chuyển khoản: là loại Séc mà người ký phát Séc ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình chuyển trả sang tài khoản của người thụ hưởng trong cùng một ngân hàng hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng và cũng không thể lĩnh được tiền mặt. b. Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng  Séc đích danh: là loại séc ghi rõ tên người thụ hưởng ở mặt trước tờ séc. Loại Séc này không thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu, chỉ có người thụ hưởng có tên trên Séc mới được lĩnh tiền ở ngân hàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam theo Nghị định30/CP của Chính Phủ ban hành về Quy chế phát hành và sử dụng séc do Thủ tướng Chính Phủ ký ngày 09/5/1996 (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/1997) quy định loại séc này được phép chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu, trừ trường hợp phát hành séc ghi cụm từ “không được phép chuyển nhượng” hoặc trên tờ séc ghi “không tiếp tục chuyển nhượng”. Việc chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ cá nhân hoặc tên, địachỉ pháp nhân được chuyển nhượng vào mặt sau của tờ séc.  Séc theo lệnh: là loại séc ghi trả theo lệnh của người thụ hưởng ghi trên tờ sécđó. Mặt trước của tờ séc ghi “Trả theo lệnh của ông X”. Loại séc này có khả năng chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu ở mặt sau của tờ séc như thủ tục ký hậu của hối phiếu.  Séc vô danh: là loại séc không ghi tên người thụ hưởng, mặt trước của tờ séc chỉ ghi “trả cho người cầm séc”. Bất cứ ai cầm tờ séc này cũng có thể trở thành người thụ hưởng. Vì vậy, loại séc này không cần thủ tục ký hậu 64
  19. vẫn có thể chuyển nhượng bằng hình thức trao tay. Hiện nay ở Việt Nam loại séc này chưa được sử dụng. Bằng khả năng chuyển nhượng quyền hưởng lợi séc, séc không chỉ là một công cụ thanh toán thông thường, mà nó còn phát huy vai trò là công cụ lưu thông. c. Căn cứ vào khả năng thanh toán của tờ Séc  Séc xác nhận (hay còn gọi là séc bảo chi): là loại séc được ngân hàng xác nhận việc trả tiền. Mục đích của việc xác nhận này là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ Séc, chống phát hành Séc quá số dư và phát hành Séc khống. Kể từ ngày xác nhận Séc, ngân hàng sẽ phong toả số tiền Séc trên tài khoản của người ký phát hoặc chuyển số tiền này sang một tài khoản khác gọi là tài khoản séc xác nhận trong suốt thời hạn hiệu lực của tờ Séc. Như vậy, việc thanh toán Séc xác nhận không phụ thuộc vào khả năng tài chính của người phát hành Séc tại thời điểm thanh toán.  Séc không được xác nhận (séc không bảo chi): là loại séc mà khả năng thanh toán của tờ séc phụ thuộc vào số dư tài khoản tiền gửi của người phát hành séc tại thời điểm thanh toán. Nếu tài khoản tiền gửi của người trả tiền không có tiền hoặc ít hơn số tiền ghi trên séc thì không thực hiện thanh toán và quyền lợi người thụ hưởng không được đảm bảo. d. Căn cứ vào hình thức của séc - Séc gạch chéo: là loại séc trên mặt trước của nó có hai gạch chéo song song. Loại séc này thường được dùng để thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng, không được dùng để rút tiền mặt. Séc gạch chéo có 2 loại: + Séc gạch chéo thông thường: là loại Séc mà giữa hai gạch chéo song song không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền. Đối với loại séc này ngân hàng nào cũng có thể lĩnh hộ tiền cho người thụ hưởng. + Séc gạch chéo đặc biệt: là loại séc mà giữa hai gạch chéo song song có ghi tên ngân hàng nào đó. Đối với loại séc này, chỉ ngân hàng được ghi tên mới có quyền lĩnh hộ tiền cho người thụ hưởng. Séc có ghi tên hai ngân hàng giữa hai đường gạch chéo không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng đó là ngân hàng thu hộ. Séc gạch chéo thông thường có thể chuyển thành séc gạch chéo đặc biệt nhưng 65
  20. séc gạch chéo đặc biệt không thể chuyển thành séc gạch chéo thông thường bằng cách xoá tên đi. - Séc không gạch chéo: là loại séc mà mặt trước của nó không có hai gạch chéo song song. Loại séc này được dùng để thanh toán tiền mặt. 3.2.6 Séc du lịch (Traverller’ s cheque) a. Bản chất của Séc du lịch Séc du lịch là một công cụ thanh toán được áp dụng từ thế kỷ XIX, nhưng hiện nay vẫn được sử dụng ngày càng rộng rãi. Việc sử dụng những tấm Séc du lịch như ngày nay bắt đầu có từ năm 1874, khi công ty Thomas Cook Holidays (lúc đó đã thành lập được 33 năm), ký bán cho khách hàng của mình các tấm phiếu cho phép họ có thể dùng để thanh toán chi phí khách sạn hoặc các món tiêu vặt tại một số cơ sở đại lý được chỉ định ở nước ngoài. Công ty American Express đã đưa Séc du lịch vào sử dụng từ năm 1891. Đó là một tờ giấy thay đô la tiền mặt. Ngày nay, khoảng 65% số người đi du lịch nước ngoài dùng Séc du lịch. Séc du lịch tiến một bước quan trọng vào năm 1979, khi hiệp hội Visa tham dự thị trường dịch vụ thanh toán du lịch. Séc du lịch là một loại séc đích danh cho phép khách du lịch có thể thanh toán cho các dịch vụ và hàng hoá mà không cần đến tiền mặt khi đi du lịch. Séc du lịch chỉ được đưa vào lưu thông khi ngân hàng thanh toán đã nhận được số tiền tương ứng của séc. Nhờ đó, Séc du lịch được coi như một phương tiện thanh toán thuận tiện và chắc chắn như tiền mặt. Sở dĩ Séc du lịch được sử dụng rộng rãi vì chúng có thể dùng được ở nhiều nướcvà an toàn hơn phương thức mang tiền mặt để thanh toán. Một ưu điểm nữa của Séc du lịch là khả năng được thay thế khi bị rơi hoặc mất cắp. Tai Việt Nam, việc lưu thông Séc du lịch bắt đầu xuất hiện từ giữa năm 1990. Tuy nhiên, đối với việc phát hành Séc du lịch thì các ngân hàng Việt Nam chỉ đóng vai trò làm đại lý cho một số hãng phát hành Séc du lịch lớn trên thế giới như AMEX, VISA, MASTER CARD để phát hành Séc du lịch cho những người Việt Nam khi đi du lịch ra nước ngoài có nhu cầu mua Séc du lịch. Việc chấp nhận thanh toán Séc du lịch tại Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Chỉ có một số ngân hàng lớn như ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu … chấp nhận mua Séc du 66
nguon tai.lieu . vn