Xem mẫu

  1. Bài 6: Các nguyên tắc và phương pháp làm vệ sinh Giới thiệu Trong khách sạn có rất nhiều thiết bị máy móc, cơ khí và các dụng cụ làm vệ sinh. Điều quan trọng là nhân viên phải biết sử dụng chúng một cách tường tận. Chương này giới thiệu cho người học biết được các phương pháp, kỹ thuật làm vệ sinh hiệu quả, đồng thời biết được cách sử dụng thuần thục các phương tiện hỗ trợ làm vệ sinh. I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: - Giải thích được vết bẩn là gì và nguyên nhân gây ra bụi bẩn trong khách sạn - Xác định được các loại lịch làm vệ sinh khác nhau - Thực hiện được các phương pháp, kỹ thuật làm vệ sinh. II. Nội dung 1. Nguyên nhân gây ra bụi bẩn trong khách sạn Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bụi bẩn trong khách sạn, nhưng chủ yếu bay qua từ cửa sổ, cửa ra vào, từ quần áo, đồ vải trong khách sạn, hành lý hay các vật dính bẩn 2. Tầm quan trọng của việc làm vệ sinh Làm vệ sinh là một phần rất quan trọng trong công việc phục vụ buồng nhằm tạo cho khách một cơ sở lưu trú chất lượng cao khi lưu trú tại khách sạn. Do đó, chúng ta cần phải hiểu làm vệ sinh là gì và tác dụng của nó đối với ngành kinh doanh khách sạn. 2.1. Khái niệm làm vệ sinh là gì Làm vệ sinh là dùng các phương pháp và kỹ thuật nhằm loại bỏ bụi, vết bẩn, mạng nhện, dầu mỡ và các chất thải không mong muốn. 2.2. Các lý do để làm vệ sinh Làm vệ sinh là việc làm cần thiết vì nó sẽ làm sạch môi trường mà tại đó khách nghỉ lại hoặc đến thăm, ví dụ là buồng/nhà hàng,v.v…Sự sạch sẽ của một buồng khách hoặc một khu vực tạo cho khách thiện cảm với khách sạn. Vì vậy, việc hiểu được tại sao phải làm vệ sinh là cần thiết và quan trọng. Có nhiều lý do tại sao phải làm vệ sinh: - Duy trì tiêu chuẩn sạch và giảm nguy cơ gây bệnh và nấm mốc - Kiểm soát sự lây lan các vi khuẩn gây bệnh - Tạo ngoại quan tốt và gây ấn tượng cho khách 53
  2. - Giảm rủi ro an ninh và hoả hoạn - Loại bỏ các chất dư thừa là nguy cơ gây ra hoả hoạn hay gây trơn trượt. 2.3. Mức độ làm vệ sinh Mức độ làm vệ sinh tuỳ thuộc vào sự đông đúc của một khu vực, số lần sử dụng của đồ vật hay số giờ sử dụng của trang thiết bị đó mà chúng ta có những loại lịch làm vệ sinh khác nhau: - Vệ sinh hàng ngày - Vệ sinh định kỳ - Vệ sinh đặc biệt 3. Các phương pháp và kỹ thuật làm vệ sinh Khi tiến hành vệ sinh một khu vực, điều quan trọng là bạn phải chọn phương pháp làm sạch phù hợp, phương pháp không phù hợp sẽ mất thời gian, hiệu quả không cao và đôi khi sẽ làm giảm tuổi thọ của đồ vật. 3.1. Các vấn đề cần quan tâm khi sử dụng chất tẩy rửa Khi sử dụng chất tẩy rửa cần phải quan tâm các vấn đề sau: - Vận chuyển hoá chất như thế nào? - An toàn khi pha hoá chất - Sử dụng hoá chất đúng cách, đúng mục đích - Cất giữ hoá chất Hình 29: Các chủng loại chất tẩy rửa 54
  3. 3.1.1. Sử dụng chất tẩy rửa an toàn Các quy định khi sử dụng chất tẩy rửa tại các khách sạn - Khi sử dụng chất tẩy rửa phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất - Khi pha háo chất phải đúng vị trí khu vực an toàn - Pha hoá chất nơi thoáng khí - Nên dùng phễu, xô tỉ lệ nếu không có máy pha - Dùng găng tay/ gloves nếu hóa chất độc hại - Đeo kính bảo hộ/ goggles đối với những loại nguy hiểm đến mắt - Đeo khẩu trang / mask - Bổ sung vào đúng chai lọ theo nhãn mác - Nắp đậy phải được đóng chặt - Thay ngay nếu đầu vòi phun bị vỡ, rò rỉ - Không trộn lẫn hóa chất - Dùng đúng liều lượng - Hiểu rõ sơ cứu /First aid khi gặp sự cố. 3.1.2. Cất giữ và bảo quản Hình 30: kho hoá chất tẩy rửa Chất tẩy rửa trong khách luôn được cất giữ an toàn đúng nơi quy định (kho hoá chất) - Kho phải cách xa nguồn nhiệt và chất dễ cháy - Giữ kho luôn thông thoáng - Sắp xếp theo chủng loại - Mỗi loại hóa chất có hướng dẫn sử dụng riêng - Sắp xếp ngăn nắp - Đảm bảo ngăn kệ đủ mạnh để chịu được trọng lượng - Không đặt những bình quá nặng lên kệ - Luân phiên kho (nhập trước xuất trước) - Dùng dụng cụ pha chế khi cần 55
  4. - Vệ sinh và kiểm tra kho thường xuyên - Khi không sử dụng kho phải được khóa. 3.1.3. Hậu quả khi sử dụng sai chất tẩy rửa Các trường hợp sử dụng sai nguyên tắc hoặc không tuân thủ hướng dẫn sử dụng đúng cách của nhà sản xuất hậu quả nghiêm trọng xảy ra đối người sử dụng - Hư hỏng đồ đạc - Tốn kém chi phí - Cháy, nổ - Ngạt thở - Tử vong Những chất tẩy rửa đòi hỏi thận trọng khi sử dụng - A xít mạnh: có tính năng ăn mòn rất cao cần phải thận trọng đối với các bề mặt và da tay - Kềm mạnh: có tính năng tẩy thường dùng cho các loại đồ vải - Cồn, xăng, dung môi: chất dễ cháy cần thận trọng - Kem cọ rửa có chứa bột mài mòn: dễ làm trầy và tổn thương bề mặt cần phải thận trọng - Amoniac: Amoniac là một chất khí không màu, có tính kích ứng cao với mùi nồng, ngạt. Amoniac tan dễ dàng trong nước tạo thành dung dịch có tính kiềm mạnh amoni hydroxýt có thể gây kích ứng và gây phỏng cẩn thận khi sử dụng. - Nước Lau kính: tính a xít nhẹ có hơi cồn làm cho kính nhanh khô Câu hỏi ôn tập mục 3 1. Các vấn đề nào cần quan tâm khi sử dụng chất tẩy rửa! 2. Trình bày cách sử dụng chất tẩy rửa an toàn! 3. Trình bày cách bảo quản và cất giữ chất tẩy rửa! 4. Kể tên các chất tẩy rửa đòi hỏi thận trọng khi sử dụng! Bài tập thực hành mục 3 Tham quan kiến tập kho hoá chất tại nơi làm việc hoặc trường du lịch. Ghi nhận và báo cáo những gì bạn nhìn thấy. Các phương pháp chính bao gồm: 3.2. Rửa Phương pháp chủ yếu sử dụng bằng nước và chất tẩy rửa để làm sạch bẩn 3.3. Cọ Là phương pháp sử dụng hóa chất, máy chà sàn để cọ hoặc đánh bóng mặt phẳng 56
  5. 3.4. Áp lực Sử dụng máy rửa bằng áp lực mạnh của nước để loại bỏ vất bẩn, rong rêu. 3.5. Lau ẩm 

 Đây là phương pháp được thực hiện hàng ngày khi làm vệ sinh phòng khách. Phương pháp này là sử dụng một loại khăn lau sạch và được làm ẩm bằng một dung dịch vạn năng hoặc nước sao cho thấm đều, vắt khăn thật kỹ không để chảy nhỏ giọt. Sau đó gấp khăn lại nhiều mặt và lau lên các bề mặt (chú ý luôn phải đổi mặt khăn khi lau). Việc làm ẩm khăn sẽ ngăn không cho bụi bay lung tung do đó phương pháp này sẽ có hiệu quả cao hơn việc làm sạch bằng phương pháp khô. Phần lớn các bề mặt có thể được làm sạch theo phương pháp này.

 3.6. Đánh bóng

 Đánh bóng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ và giữ gìn đồ gỗ, kim loại. Khi thực hiện cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên phần lớn các bề mặt thường được phủ một lớp bảo vệ bên ngoài ta thường gọi PU (một loại sơn nhựa bên ngoài nhằm bảo vệ bề mặt). Do vậy mà việc đánh bóng không hiệu quả và không theo ý muốn. Trong trường hợp này chỉ cần làm sạch bằng phương pháp lau ẩm là đủ.

 3.7. Làm sạch bằng phương pháp lau khô
 Đây không phải là một phương pháp làm sạch có hiệu quả nhất, nó chỉ có tác dụng làm bụi chạy quanh chứ không hoàn toàn làm sạch bề mặt. Chỉ nên sử dụng phương pháp này khi bề mặt của vật cần lau không thích hợp với phương pháp làm ẩm.

 3.8. Quét
 Quét có tác dụng giống như việc làm sạch bằng phương pháp lau khô do vậy, quét không phải là một phương pháp làm sạch hiệu quả mà phải kèm theo phương pháp khác, thông thường dùng phương pháp quét cho các loại rác to không thể hút được. Ví dụ: Quét rác to trước và sau đó hút bụi nhỏ và lau sàn sau cùng. 3.9. Diệt khuẩn 
 Phương pháp này sẽ diệt một số loại vi khuẩn và làm giảm số lượng vi khuẩn xuống mức độ an toàn. Các chất diệt khuẩn không phải là những chất tẩy rửa, do vậy chúng thực hiện diệt khuẩn chỉ sau khi làm sạch hoàn toàn bề mặt.
Các loại hoá chất tẩy rửa thông dụng hiện nay thường là loại hai trong một có khả năng vệ sinh và diệt khuẩn luôn. 57
  6. 3.10. Hút

 Đây là phương pháp làm sạch có hiệu quả nhất vì bụi sẽ được giữ lại và chứa trong một túi chứa bụi và có thể vứt bỏ túi khi đầy bụi một cách dễ dàng. 4. Quy trình làm vệ sinh Quy trình làm vệ sinh còn gọi là trình tự hay tiến trình được quy định cụ thể khi thực hiện một công việc. Các bước không được đảo lộn thứ tự vì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, nếu không làm theo một trình tự hợp lý đôi khi chỉ cùng một phần việc bạn phải thực hiện hai lần rất mất thời gian Ví dụ: Làm giường ngủ trước khi lau bụi bẩn trong phòng. Câu hỏi ôn tập mục 1 1. Trình bày những nguyên nhân gây ra bụi bẩn trong khách sạn 2. Tại sao ta cần phải làm vệ sinh 3. Nêu các phương pháp làm vệ sinh 4. Nêu các kỹ thuật làm vệ sinh 5. Quy trình làm vệ sinh là gì 58
  7. Bài 7: Quy trinh làm giường 1. Mục tiêu của bài - Phân biệt được các loại giường ngủ khác nhau trong khách sạn - Phân biệt được các loại đồ vải - Chuẩn bị đúng các chủng loại đồ vải cho công việc làm giường ngủ cho khách - Thực hiện được đúng quy trinh làm một giường ngủ hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn khách sạn 2. Nội dung bài: 2.1. Chuẩn bị làm giường - Kiểm tra giường ngủ trong phòng - Chuẩn bị đúng đồ vải - Kiểm tra giường nệm - Kiểm tra chu trình đảo nệm 2.2. Quy trình làm giường với duvet - Mang đồ vải sạch vào phòng Đồ vải được chuẩn bị từ xe đẩy/trolley mang vào phòng Đặt trên một bề mặt sạch phù hợp gần giường ngủ cần làm Đủ số lượng và chủng loại phải phù hợp kích cỡ của giường ngủ vừa với giường ngủ không ngắn hoặc dài tiện lợi cho việc làm giường Ví dụ: Drap đơn, đôi, King, Queen size Đảm bảo sạch không thủng, rách, không vết bẩn và phải được ủi, phẳng - Kéo giường/ nệm ra Đứng về phía cuối giường chùng gối thẳng lưng Kéo giường nệm ra bằng cả hai tay Chú ý ngón chân Cẩn thận lưng của bạn - Cách lấy đi đồ vải bẩn - Nắm chắc drap trải giường và nhấc lên bằng hai tay và giũ và lần lượt tháo đồ vải bẩn: + Áo gối/ pillow-case + Mền/ Duvet + Drap trải giường/ Bed sheet 59
  8. + Tấm bảo vệ nệm/ mattress protector (nếu cần) + Kiểm tra tài sản thất lạc lẫn trong hàng vải + Kiểm tra hàng vải bẩn nhiều để xử lý riêng - Mang tất cả các thứ vừa tháo cho vào túi đựng hàng vải bẩn trên xe đẩy - Kiểm tra giường nệm Kiểm tra giường và bánh xe giường Kiểm tra nệm và tấm bảo vệ nệm Chỉnh sửa giường, nệm ngay ngắn Đảm bảo giường nệm luôn trong tình trạng tốt: nệm đúng quý đảo nệm, bánh xe giường trơn tru, giường không bị trũng - Trải ra giường /bed sheet Đặt drap trải giường lên giường mặt phải quay lên trên và nếp gấp nằm ở giữa giường Kéo drap trải giường và cân chỉnh - Gấp góc bed sheet và tấn bed sheet vào dưới nệm (góc 45 độ, 90 độ) Đặt drap trải giường lên giường mặt phải quay lên trên và nếp gấp nằm ở giữa giường Gấp phía đầu giường trước, sau đó lần lượt gấp sang 2 bên, gấp theo hình phong bì hoặc góc vuông và tấn drap vào dưới nệm Kéo phẳng drap giường và gấp phần chân giường giống như gấp phần đầu giường. Kéo drap trải giường và cân chỉnh Gấp phía đầu giường trước, sau đó lần lượt gấp sang 2 bên, gấp theo hình phong bì hoặc góc vuông và tấn drap vào dưới nệm Kéo phẳng drap giường và gấp phần chân giường giống như gấp phần đầu giường. - Lồng vỏ duvet Lồng duvet theo cách lộn ngược: - Đặt duvet lên giường - Vỏ duvet nên để mặt trái 60
  9. - Lồng hai tay vào bên trong vỏ duvet nắm thật chặt 2 đầu của vỏ duvet và đồng thời nắm luôn 2 đầu duvet và lộn ngược - Kéo, chỉnh sửa các góc duvet Lồng duvet theo cách luồng: - Kiểm tra ruột duvet, chọn đúng chiều (rộng, dài). - Kiểm tra vỏ duvet cho đúng chủng loại, kích thước phù hợp với từng loại phòng. - Kiểm tra vỏ duvet xem có bị bẩn, bị rách không. Nếu có, phải để riêng không để lẫn với đồ bẩn - Khi lồng vỏ duvet, luồng tay qua cửa nhỏ phía đầu vỏ chăn, đưa góc ruột duvet về sát góc đầu vỏ duvet. Nhẹ nhàng kéo mép ruột duvet ra sát mép vỏ duvet - Đưa 2 góc duvet còn lại vào 2 góc cuối của vỏ duvet. Nhẹ nhàng đưa - Đặt duvet lên giường Đặt duvet mới lên giường Gập ngược duvet lại tính từ đầu mép giường ngủ Chỉnh nắp vỏ duvet, dán hoặc buộc dây cẩn thận Chỉnh lại duvet cho phẳng - Đẩy giường vào vị trí ban đầu Nên dùng chân để đẩy giường vào Đẩy sát vào đầu giường Tấn phần cuối của duvet vào sát dưới nệm (có thể tấn đuôi cá tuỳ quy định khách sạn). - Thay vỏ gối Kiểm tra vỏ gối cho đúng chủng loại, kích cỡ phù hợp với từng loại phòng Giủ sạch và đặt vỏ gối lên giường Túm 2 góc ruột gối lại (chú ý không dùng cằm hoặc bộ phận khác của cơ thể khi đưa ruột gối vào trong vỏ) Tay kia cầm vỏ gối, mở miệng vỏ gối, đưa 2 đầu vừa túm vào cuối vỏ gối cho đến khi chạm tới đáy của vỏ gối Chỉnh lại ruột gối - Đặt gối, tấm trang trí, gối trang trí (cushion) 61
  10. Đặt gối trang trí lên phía đầu giường đứng hay nghiêng theo quy định của khách sạn Chú ý miệng và mặt trên của gối) Đặt gối trang trí (cushion/ bolster) tựa vào gối. - Kiểm tra và chỉnh sửa giường. Đứng ra xa kiểm tra giường và đầu giường Đi xung quanh giường kéo căn và điều chỉnh những chỗ chưa thẳng Giường ngủ dành cho khách là giường ngủ còn mới nguyên, đảm bảo ngay ngắn, cân đều không lệch mền, gối, giường và đầu giường. Câu hỏi ôn tập 1. Kể tên các loại giường ngủ trong khách sạn? 2. Cho biết các các chủng loại đồ vải trải giường? 3. Nêu mục đích sử dụng của từng loại đồ vải? 4. Nêu qui trình làm một giường ngủ hoàn chỉnh?. 62
  11. Bài 8: Vệ sinh phòng tắm 1. Mục tiêu của bài - Chuẩn bị được các dụng cụ vệ sinh phòng tắm - Chuẩn bị đúng các loại hóa chất phù hợp - Thực hiện được việc vệ sinh phòng tắm có hệ thống an toàn và vệ sinh - Thực hiện được cách kiểm tra và sử dụng bảng kiểm tra. 2. Nội dung bài: 2.1. Chuẩn bị cho việc vệ sinh phòng tắm - Chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh - Chuẩn bị hóa chất tẩy rửa Caddy có đầy đủ đồ dùng để lau dọn và được sắp xếp gọn gàng Găng tay không lỗ thủng, tay phải sạch và khô trước khi đeo Khăn lau được phân biệt qua màu sắc Đảm bảo không làm rơi rớt hoá chất ra sàn 2.2. Quy trình vệ sinh phòng tắm Mang caddy vào phòng: Mang caddy, các thiết bị và chất tẩy rửa thích hợp vào phòng tắm: Lựa chọn đồ dùng, dụng cụ làm vệ sinh gồm: khăn lau sạch các loại, chất khử trùng, bàn chải nhỏ, miếng cọ, giẻ hoặc bọt biển, xô đựng nước, găng tay cao su - Đeo găng tay - Đặt caddy bên cạnh bồn rửa - Gạt nước bồn cầu và cho hóa chất tẩy rửa vào ngâm trước - Sử dụng hoá chất tẩy đậm đặc nếu cần Hình 31: mang caddy vào phòng tắm 63
  12. Thu gom đồ vải bẩn - Thu gom toàn bộ đồ vải mà khách đã sử dụng, chuyển tất cả chúng ra xe đẩy - Phân loại đồ vải bẩn nhiều và quá ướt bỏ vào túi đựng riêng có ghi chú Hình 32: thu gom đồ vải bẩn Thu gom rác - Mang giỏ rác ra ngoài, cho vào thùng rác của xe đẩy/trolley - Rửa sạch thùng rác, lau khô bên trong và thay túi rác mới Hình 33: thu gom rác Rửa ly tách và các đồ dùng trong phòng - Tiến hành cọ rửa ly, tách bằng miếng bọt biển, rửa bằng nước ấm và dùng nước rửa ly tách - Lau khô bằng khăn lau riêng và để vào nơi qui định 64
  13. Rửa bồn rửa tay, các dụng cụ và khu vực xung quanh - Làm sạch đèn phía trên bồn, giá đỡ khăn, máy sấy, điện thoại bằng khăn sạch và chất diệt khuẩn - Lau khung gương soi bằng khăn ẩm - Lau gương soi dùng nước lau kính và khăn đặc biệt - Lau khô khung và gương bằng khăn riêng - Kiểm tra gương: đứng thấp, đứng cao nghiêng nhiều phía - Dùng chất tẩy và bàn chải nhỏ cọ rửa vào bên trong bồn rửa tay và xung quanh, chải vòng tròn để làm sạch. Bắt đầu từ vòi nước xuống lỗ xả nước sau đó ra xung quanh (cọ lỗ thoát nước, thoát tràn bằng bàn chải nhỏ) - Mở vòi nước và rửa lại làm sạch lại chất tẩy rửa bằng bàn chải hoặc miếng bọt toàn bộ bồn và xung quanh - Dùng khăn lau sạch khô vòi nước, bồn và xung quanh, lau đường ống nước phía dưới bồn rửa tay - Lau bàn đá (để tất cả đồ dùng sang một bên, lau bằng miếng mút ẩm sau đó lau bằng khăn khô) - Lau khô theo trình tự từ bồn rửa tay xuốngSắp xếp lại các đồ dùng (ly, tách, gạt tàn, hộp đựng giấy). Vệ sinh bồn tắm vòi sen và khu vực xung quanh - Kiểm tra màn tắm: kéo căng màn tắm, hai tay dùng hai khăn kẹp giữa màn tắm vuốt bắt đầu từ trên xuống, đặc biệt lưu ý đến phần dưới cùng của rèm (nơi tiếp xúc với nước và phòng dễ gây nấm mốc) - Kiểm tra và làm sạch thanh treo màn tắm bằng cách dùng khăn ẩm lau sạch toàn bộ - Thực hiện thay màn tắm mới nếu quá bẩn hoặc không thể làm sạch - Lau sạch giá đỡ khăn tắm - Vắt màn tắm gọn vào một bên - Tiếp tục dùng miếng bọt xịt hóa chất cọ đều từ trên xuống dưới, từ tường ốp gạch lát đến miệng trên của bồn tắm, lòng bồn tắm, khay đựng xà phòng, thanh vịn tay trong bồn tắm, dây xích và nút đậy lỗ xả nước, lỗ xả tràn (chú ý các đường ron đường mạch) - Dùng bàn chải chà xung quanh chân vòi nước, vòi sen, xung quanh chân đồ kim loại và kẽ tường - Làm sạch lại hoá chất: dùng vòi nước xả xịt từ tường ốp xuống bồn tắm( xịt nhẹ tránh làm văng nước khu vực xung quanh) 65
  14. - Dùng khăn lau khô bồn tắm và xung quanh Vệ sinh bồn vệ sinh (bồn cầu) - Bồn cầu là nơi chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy cần được lau dọn đúng trình tự tránh lây lan vi khuẩn - Lựa chọn dụng cụ làm vệ sinh bồn cầu gồm: chổi cọ bồn cầu, khăn lau, chất khử trùng và hóa chất - Dùng chổi và miếng mút để chà bồn cầu - Dùng bình xịt xịt đều hóa chất vào trong lòng bồn cầu, bề ngồi, nắp đậy và thân bồn cầu - Dùng bàn chải cọ bồn cầu theo thứ tự từ bên trong, bên dưới và bên trên thành bồn cầu - Thực hiện cọ theo hình vòng tròn xung quanh bồn cầu dưới vành, bao gồm cả bên dưới mực nước (chỗ cong) - Xả nước trong bồn cầu và rửa luôn bàn chải cọ - sau khi cọ rửa bên trong xong. Giữ chổi cọ trong hộp đựng dụng cụ chuyên biệt - Sử dụng nước ấm và giẻ lau dùng cho bồn cầu để vệ sinh bên ngoài bồn cầu gồm: bồn chứa nước, cần giật nước, nắp đậy, chỗ ngồi, bản lề, phần trên của bồn cầu, bên ngoài và đằng sau bồn cầu - Dùng khăn khô lau lại và kiểm tra lần cuối - Kiểm tra và lau hộp đựng giấy vệ sinh Bổ sung lại các đồ dung - Mang khăn sạch và đặt lại cho phòng tắm Đặt các đồ dùng phục vụ khách gồm: bàn chải, xà phòng, dầu tắm, dầu gội… - Đảm bảo đặt khăn và đồ amenities ngay ngắn đúng vị trí, được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, đúng - đủ theo quy định của khách sạn và đạt độ thẩm mỹ cao - Logo hướng ra ngoài Dọn sàn phòng tắm - Lau rửa, hút bụi sàn nhà phù hợp theo từng kiểu sàn - Hút bụi sàn phòng tắm Lau sàn bằng khan ẩm. Chú ý lau phía sau và xung quanh chân bồn cầu - Vệ sinh kỹ ở khe kẽ sàn 66
  15. - Nên lau từ phía trong ra ngoài cửa vì như vậy sẽ không còn dấu chân từ người làm phòng - Lau cánh cửa nhà tắm, khung bằng miếng mút ẩm và lau lại bằng khăn khô. - Đảm bảo sử dụng đúng thiết bị và hóa chất tẩy rửa - Sàn phòng tắm khô, không còn tóc, vết nước đọng - Đảm bảo sàn sạch tuyệt đối, không bám bụi bẩn hay vết bẩn Kiểm tra lại phòng tắm. - Kiểm tra lại lần cuối trước khi rời khỏi phòng tắm xem tất cả các trang thiết bị, khăn, vật dụng (amenity) đã đúng tiêu chuẩn chưa trước khi thực hiện những công việc làm phòng khác. - Tùy thuộc vào tiêu chuẩn tại mỗi khách sạn mà quy trình vệ sinh phòng tắm sẽ có sự khác nhau giữa các bước - Trong khi làm vệ sinh phòng tắm nếu phát hiện sự cố rò rỉ nước, bồn không thoát hết nước,… nhân viên làm phòng cần báo ngay cho Giám sát hoặc bộ phận Bảo trì để được xứ lý kịp thời. - Hình 34: vệ sinh phòng tắm 67
  16. 2.3. Gấp khăn Việc tạo hình những chiếc khăn tắm đẹp mắt cũng là cách thức để khách sạn tạo sự ấn tượng với khách lưu trú. Công việc này thuộc nhiệm vụ của bộ phận buồng phòng khách sạn. 2.3.1. Gấp khăn thông thường Khăn tắm cuộn tròn là kiểu gấp khăn rất đơn giản. Bạn chỉ cần trải dài khăn theo bề ngang, gấp đôi khăn để lấy đường tâm, rồi mở ra, gấp 2 cạnh bên của khăn vào cho khớp với đường tâm của khăn và sau đó cuộn tròn lại. Khăn tắm cuộn tròn có thể được xếp vào giỏ hoặc đặt trực tiếp lên kệ, bàn trang điểm, bệ phòng tắm,… tạo cảm giác gọn gàng, lịch sự Hình 35: gấp khăn 2.3.2. Gấp khăn nghệ thuật trang trí phòng Cách gấp khăn tắm hình chú voi đáng yêu Bước 1: - Giữ chặt mép khăn ở chính giữa, cuộn 2 đầu khăn vào trong 68
  17. Bước 2: - Gấp mép khăn xuống khoảng 1 bàn tay cho tới khi tạo thành hình 2 tai voi và khuôn mặt - Cuộn vòi voi lại cho độ cong tự nhiên - Gắn thêm 2 mắt là ra hình đầu voi rồi Bước 3: - Gập ngang 2 mép khăn, cuộn khăn vào chính giữa - Gập đôi khăn để lộ ra 2 chân voi mũm mĩm Bước 4: - Xếp phần đầu vào phần chân là chú voi Hình 36: gấp khăn hình chú voi Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày các loại đồ dùng cần thiết vệ sinh bath room? 2. Trình bày các bước làm vệ sinh phòng tắm? 3. Trình bày các điểm chú ý khi vệ sinh phòng tắm? 69
  18. Bài 9: Sử dụng máy hút bụi 1. Mục tiêu của bài - Giải thích được các loại máy hút bụi sử dụng phổ biến trong ngành khách sạn - Sử dụng được máy hút bụi và các loại phụ kiện đi kèm của máy - Giải thích được mức độ an toàn khi sử dụng máy hút bụi 2. Nội dung bài: 2.1. Các chủng loại máy hút bụi Máy hút bụi thẳng đứng: Máy hút bụi này rất phù hợp với việc làm sạch thảm hoặc các loại sàn khác với diện tích lớn vì đầu hút của máy rộng hơn so với máy hình ống. Hình 37: máy hút bụi thẳng đứng Máy hút bụi hình ống / hình hộp: Khi hoạt động, máy sẽ tạo chân không để hút bụi bẩn từ mặt sàn. Loại máy này được sử dụng phổ biến trong buồng ngủ vì nó có đầu nhỏ và dễ điều khiển quanh đồ đạc. Hình 38: máy hút bụi hình ống 70
  19. 2.2. Các loại máy hút bụi khác Máy hút bụi khô / ướt: Có thể hút được bụi và chất lỏng đổ ra ngoài các bề mặt cứng hoặc thảm. Máy hút bụi khô ướt có thể hỗ trợ trong quá trình giặt thảm Máy hút bụi không dây: có thể được sử dụng những nơi chưa có ổ cắm điện hoặc khi điện ở đó không đủ để cung cấp cho máy hút bụi. Hình 39: máy hút bụi không dây Các phụ tùng kèm theo của máy hút bụi − Bàn chải mềm hình tròn: dùng để vệ sinh bóng đèn, khung tranh ảnh. Phụ kiện này có thể điều chỉnh để thích hợp với mọi góc canh − Đầu hút khe: dùng để hút khe rãnh và các hõm của nệm, thảm − Đầu hút cho đồ da và vải: dùng cho đồ bọc da, ghế bọc nệm, rèm cửa − Đầu hút 3 trong 1: dùng để vệ sinh thảm và sàn nhà cứng, dùng chân ấn nhẹ lên công tắc chuyển của đầu hút để chuyển từ tác dụng này sang tác dụng khác Hình 40: các phụ kiện của máy hút bụi 71
  20. 2.3. Sử dụng máy hút bụi Đảm bảo rằng túi đựng bụi trong máy đã được làm sạch trước khi sử dụng máy. Nhặt trước các đồ vật bỏ đi, các đồ vật lớn hoặc sắt nhọn khu vực trước khi hút - Tháo dây điện quấn quanh máy - Kiểm tra phích cắm, dây điện, vòi và ống hút - Vận hành máy: cắm phích cắm điện của máy vào ổ cắm - Bắt đầu hút từ một góc phòng xa nhất hút lùi dần ra cửa chính, di chuyển chậm theo chiều dài và chiều rộng, đưa đầu hút bụi đi lại lần sau chồng lên lần trước 2cm - Dùng đầu hút phù hợp để hút các góc, kẽ, rãnh, màn cửa, ghế sofa và các đồ dùng bằng vải - Không hút các bề mặt ẩm ướt nếu máy chỉ có chức năng hút bụi khô - Không hút các vật nhọn, to - Vì yếu tố an toàn cho sức khoẻ khi hút bụi phải thẳng lưng. 72
nguon tai.lieu . vn