Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRỪỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: MĨ THUẬT HỌC NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: HỘI HỌA Lưu hành nội bộ Năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình trên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Môn Mỹ thuật học bao gồm hầu hết mọi lĩnh vực tri thức mỹ thuật. Nó cung cấp những hiểu biết tối thiểu về toàn bộ mỹ thuật từ các bộ môn (hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc...), các loại hình mỹ thuật và các chất liệu mỹ thuật. Thời Cổ đại, người ta chia nghệ thuật ra làm bảy loại hình nghệ thuật tự do (artes liberales) là: trivium (3 con đường) bao gồm: Văn phạm, Logic, Hùng biện; và quadrivium (4 con đường) bao gồm: Số học (lý thuyết về các con số), Hình học (các con số trong không gian), Âm nhạc (các con số trong thời gian), và Thiên văn học (các con số trong không gian và thời gian). Mẹ của cả 7 nghệ thuật đó là Triết học. Các nghệ thuật mang tính kỹ thuật như kiến trúc, nông nghiệp, hội họa, điêu khắc, và các nghề thủ công khác được xếp ở hàng thấp hơn. Cái Đẹp thường được đưa ra như một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nghệ thuật. Tuy nhiên, định nghĩa được cái Đẹp còn khó hơn định nghĩa được Nghệ thuật, vì cái Đẹp phụ thuộc vào văn hóa và thời gian nhiều hơn. Một phần vô cùng quan trọng và phong phú của văn minh nhân loại nói chung và mỗi dân tộc nói riêng chính là mỹ thuật, sản phẩm đẹp được tạo nên bởi con người Các nhà kinh điển (Các Mác) cho rằng do tiến hóa xã hội, muốn thưởng thức nghệ thuật phải được giáo dục về nghệ thuật. Nghĩa là chúng ta phải biết cách dùng con mắt mình để nhìn cái đẹp trong tác phẩm cũng như trong cuộc sống, đó chính là mục đích của Mỹ thuật học Lào cai, năm 2019 Người biên soạn Hà Thị Minh Chính 3
  4. MỤC LỤC Chương 1: Đặc trưng ngôn ngữ mỹ thuật ......................... 6 1.3. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa, điêu khắc ................... 12 1.4. Đặc trưng ngôn ngữ đồ họa ........................... 15 Chương 2: Thể loại và chất liệu hội họa ........................... 16 2. Thể loại và chất liệu hội họa ............................... 16 2.1. Thể loại hội họa.................................... 16 2.1.1. Khái niệm .................................... 16 2.1.2. Các thể loại hội họa .............................. 16 2.2. Chất liệu hội họa ................................... 23 Chương 3: Thể loại và chất liệu điêu khắc, đồ họa ..................... 29 3. Thể loại và chất liệu điêu khắc, đồ họa......................... 29 3.1. Thể loại điêu khắc .................................. 29 3.2. Chất liệu điêu khắc .................................. 29 3.3. Thể loại đồ họa .................................... 30 3.4. Chất liệu đồ họa ................................... 32 Chương 4: Phân tích tác phẩm ................................. 35 4. Phân tích tác phẩm .................................... 35 4.1. Khái niệm ....................................... 35 4.2. Những kiến thức liên quan tới phân tích tác phẩm ............... 35 4.2.1. Kiến thức về nội dung và hình thức nghệ thuật .............. 35 4.2.2. Kiến thức về đặc trưng ngôn ngữ mĩ thuật ................. 36 4.3. Quy trình viết phân tích tác phẩm ......................... 36 4.3.1. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm định phân tích .......... 36 4.3.2. Phân tích tác phẩm ............................... 37 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Mỹ thuật học Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Thực hiện trước hoặc song song với các môn chuyên ngành. - Tính chất: Môn học cơ sở ngành. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Học sinh trình bày được những kiến thức về ngôn ngữ mỹ thuật, thể loại, chất liệu hội họa, điêu khắc... + Phân tích được tác phẩm mỹ thuật. - Về kỹ năng: + Có khả năng nghiên cứu tài liệu, giáo trình tự học. + Biết đọc, phân tích tác phẩm hội họa. + Sử dụng ngôn ngữ của mỹ thuật để sáng tác tác phẩm. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học 5
  6. Chương 1: Đặc trưng ngôn ngữ mỹ thuật Giới thiệu: Các kiến thức về ngôn ngữ mĩ thuật có thể áp dụng hàng ngày, giúp ta hiểu sâu thêm các giai đoạn, các trường phái, các trào lưu, các tác giả trong lịch sử mỹ thuật. Khi thưởng thức một tác phẩm chúng ta có thể phân tích, bình luận theo cảm nhận cá nhân. Một số kiến thức có thể được ứng dụng cụ thể khi sáng tác, cân nhắc về cách chọn bố cục, chọn gam màu, xử lý nét, mảng, nhịp điệu… Mục tiêu: + Trình bày được đặc trưng ngôn ngữ hội họa. + Phân biệt được sự đồng nhất và khác biệt giữa ngôn ngữ Hội họa, Điêu khắc và Đồ họa. + Biết được sự biểu hiện của ngôn ngữ mỹ thuật thông qua việc phân tích một số tác phẩm Hội họa, Điêu khắc và Đồ họa. Nội dung chương: 1. Đặc trưng ngôn ngữ mỹ thuật 1.1. Kênh thông tin thị giác Có 5 loại giác quan: Thị giác : mắt Thính giác : tai Khứu giác : mũi Xúc giác : da Vị giác : lưỡi Cảm giác sinh ra do thông tin được truyền qua các giác quan này về não bộ để nhận biết, xử lý và lưu giữ Trong ngũ quan, con mắt là ngũ quan số một, nó ưu việt về nhiều mặt, 90% thông tin ta thu nhận được là nhờ thị giác. Thị giác là mảnh đất ưu việt cho bộ môn mỹ thuật đồng thời là cơ sở của tất cả những bộ môn nghệ thuật khác, của tư duy hình tượng. 1.2. Các yếu tố ngôn ngữ tạo hình Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tách vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục để xây dựng tác phẩm Như chúng ta đã thấy, ánh sáng chiếu vào những hình thể trong vũ trụ, tạo nên đường nét. Đường nét có thể là đen, là trắng, là xám, cũng có thể to hoặc nhỏ và không bắt buộc phải liên tục. Tùy theo tính chất và vị trí của đường nét, tùy theo những đường viền kết hợp thành nó, nên đường nét có thể làm rung cảm tâm hồn và tạo những nguồn cảm xúc khác nhau. Đường nét là căn bản xây dựng nội tâm của ảnh : thẳng, cong hay gẫy khúc, nó có thể cho nhìn thấy hoặc cụ-thể-hóa ra, hoặc gợi ra (trong phong cảnh không có đường 6
  7. nét lớn để lấy làm chính thì sự liên lạc hữu hình hoặc vô hình là đường nét chính) cho người xem. Đưòng nét có thể là ngang, là dọc, là chéo. Đường nét có thể đặt theo những nhịp điệu có nhiều tương ứng với chúng ta, bởi vì nó bắt nguồn từ những sự biểu lộ tự nhiên và nó lược-đồ-hóa sức mạnh ấy tùy thuộc loại hình ảnh trình bày không thay đổi từ ngàn xưa. Như vậy người ta ghép ý nghĩa trang nghiêm với đường dọc, phẳng lặng với đường ngang, sống động với đường chéo. Và đường thẳng vẫn có ý nghĩa là cứng rắn, là nghiêm khắc, đường cong diễn tả sự rung cảm và sự trọn vẹn, đường gấp diễn tả sự sống động và hỗn loạn. Sự cân xứng của ảnh phần chính nằm trong sự tương hợp giữa những đường nét và những mảng đậm lợt. Vì cân xứng không có nghĩa là cân đối nên người ta xếp bố cục bằng hai cách: Bố cục cân đối Bố cục không cân đối Bố cục cân đối Theo toán học: Cân đối là hai đối xứng ở hai hình bằng nhau, cách đều nhau hai bên một điểm hoặc một cái trục nhất định. Nghệ Thuật : Về phương diện nghệ thuật, cân đối là sự phù hợp về kích thước, về tương xứng của những phần khác nhau của cơ thể và tương xứng của những phần ấy với toàn cục. Kết quả là một tổng hợp điều hòa tẻ nhạt về hình thức mà những tương xứng phối hợp lại một cách đều đặn. Sự cân đối là căn bản của kiến trúc. Những nghệ sĩ thời cổ thường dùng nó để khai diễn những đề tài tôn giáo, những hình thái khắt khe, cứng rắn một cách trang trọng. Người ta thường dùng nó cho những ảnh về lâu đài, nhà thờ v.v... Đường dọc là đường chế ngự trong bố cục cân đối, và bố cục cân đối là một cách bố cục đầy đặc tính trang trọng. Nó có thể giảm đi. Nếu bố cục theo hình tam giác thì nó sẽ có sự linh động phần nào trong toàn thể. Bố cục cân đối đưa đến sự tẻ nhạt, ít gợi cảm, càng tránh được càng tốt. Tuy nhiên có khi người ta muốn nghịch ngợm, dùng cách bố cục cân đối để nhạo cổ điển. Bố cục không cân đối Bố cục không cân đối là nguồn cảm hứng phóng khoáng của nghệ sĩ. Nó không có luật lệ, mà luật lệ chỉ là tìm cảm hứng trong ký ức thẩm mỹ của tác giả. Đối với loại bố cục này ta phải chú ý đến sự cân xứng, nó có liên hệ chặt chẽ với phép phối cảnh. Đường nét là nền tảng của bố cục nên nhờ nó mà ta tìm cảm hứng và dùng nó làm địa bàn đi tìm trọng tâm ( cùng nghĩa là chủ điểm ) và sự cân xứng của ảnh. Nhưng nếu khai diễn sắc thái của đường nét, ta sẽ thấy bố cục của cách bố cục không cân đối. Trong lãnh vực đó người nghệ sĩ sẽ để cho tùy theo tâm hồn hướng dẫn bởi vì 7
  8. những đường tạo ra trong lúc cảm hứng sẽ dùng làm căn bản cho sự xây dựng đề tài mà mình muốn và gợi ý ra những trạng thái nó đưa đến bố cục chót. Đường nét là yếu tố sáng tác của nghệ sĩ, nhưng khi không đạt được sự gợi cảm, thì dùng đường nét chỉ là đường nét mà không là nghệ thuật. Có nhiều cách bố cục, nhưng có một cách giản dị là bố cục theo mẫu chữ cái. Mỗi một chữ theo bản thể của nó là một bố cục đồ bản trên một diện tích trắng hay là trong không gian. Có một số chữ theo với bố cục đồ bản trội hơn những chữ khác. Nhưng phần nhiều những chữ được áp dụng là những chữ giản dị trong sự không cân đối của nó : G, Z, J, C, S, U, L, I, v.v... Trong bố cục không cân đối, nên tránh để chân trời chia ảnh ra làm hai phần bằng nhau, phần trời và phần đất đều nhau sẽ không làm cho ta chú ý đến phần nào và mắt cứ đưa từ phần này qua phần khác. (Trong một vài trường hợp cũng có thể để chân trời ở giữa tùy theo sự suy diễn của tác giả.) Trong phong cảnh để chân trời ở 1/3 trên hoặc ở 1/3 dưới tùy theo tác giả muốn đặt phần quan trọng diễn tả ở phần trên hay phần dưới: như muốn tả về trời, về mây thì để chân trời ở 1/3 dưới, còn nếu muốn nhấn mạnh về cảnh mặt nước, cảnh trên mặt đất thì để đường chân trời ở 1/3 trên. Sự gợi cảm bằng đường nét Sự phù hợp giữa đường nét và tâm hồn: Ta phải tập nhìn ra đường nét ngay lúc đóng khung cho ảnh để chụp để có thể áp dụng những quy tắc bố cục. Có bốn loại đường nét thường dùng trong bố cục : Đường ngang Đường dọc Đường chéo Đường cong Những loại đường này có thể dùng riêng biệt hoặc phối hợp tùy theo loại và tùy theo chủ đề của ảnh. Làm sao những đường nét chỉ có hình thức trừu tượng mà lại có mãnh lực rung cảm? Nếu chúng ta nghiên cứu một số những tác phẩm hội họa thì ta thấy bố cục của những họa sĩ danh tiếng thường đặt căn bản trên vài hình thức kỷ-hà-học. Không phải chỉ có hội họa mà còn cái gì do người tạo ra đều tìm đến hình thức sắp xếp của Kỷ-hà- học vì nhãn quan của người ta đã bị giáo dục theo cái cân xứng sắp xếp đó, vô tình chúng ta đã tìm những đường mạnh của bố cục để căn cứ vào đó mà suy tưởng và cảm xúc. Bố cục của vũ trụ đặt căn bản trên hình thức kỷ-hà-học nên làm cho cảm giác chúng ta bị những hình thức kỷ hà ăn sâu và chi phối. Thí dụ khi nói đến kim-tự-tháp Ai-Cập là ta nghĩ ngay đến hình chóp bốn góc, khi nói đến nhà thờ ta nghĩ ngay đến tháp chuông cao vút với vẻ uy nghi. 8
  9. Như vậy là có sự liên quan chặt chẽ giữa sự xây dựng đường nét của ảnh với sự truyền cảm của tâm hồn. Nếu ta chú ý đến sự phù hợp đó ta sẽ kiểm điểm được bố cục của ta. Ngôn ngữ rung cảm của đường nét : Ta nhận thấy những loại đường nét gợi cho trí óc chúng ta cái cảm tưởng khá rõ ràng để nhận định cái ý nghĩa riêng biệt của nó. Cũng đôi khi cái cảm tưởng đó vượt khỏi tầm phân tách của ta. Những sự phù hợp sẵn có giữa đường nét và cảm giác đã được nghiên cứu kỹ càng và được dùng cho bộ môn kiến trúc và trang trí, thì người nhiếp ảnh chúng ta cũng có thể áp dụng nó được. Như vậy ta có thể khái niệm rằng: đường thẳng có nghĩa riêng là phù hợp với nghị lực và bền bỉ biểu lộ sự cương quyết mà đường cong không có được , vì nó chỉ có thể gợi cho ta ý mềm dẻo, yếu đuối và kết tụ. Đường cong cũng thuận cho cách gợi ra đều đặn, quý phái mà khi ngắm đường gẫy khúc không thể có được. Đường gẫy khúc khi cứ kéo dài mãi thì với sự chập chờn và run rẩy của nó cho ta cảm tưởng linh động. Nhưng đường nét lại còn cho ta nhiều cảm tưởng đặc biệt tùy theo vị trí của nó và cách xếp đặt. Ai lại không biết là đường ngang gợi cảm giác bình thản, buồn bã biểu lộ sự lâu dài. Trái lại đường dọc gợi cho cảm giác sôi nổi và phát sinh ra cảm tưởng trang nghiêm, cao quý. Chúng ta chợt có những cảm giác lạ khi ta ngắm đường ngang mặt biển trải rộng mênh mông hầu như vô tận trước tầm mắt chúng ta, hay khi ngắm cây tháp cao vút của ngôi giáo đường, ta thấy lân lâng lên mãi như dễ đụng tới từng mây. Những cảm giác đó tăng độ lực và phát hiện với những đường lập đi lập lại và giảm bới đi khi có những đường nghịch với nó. Góc cạnh là do sự gặp nhau của hai đường hội tụ mà thành và gợi cho những cảm giác do đường nghiêng nghiêng của cạnh. Góc cạnh càng thu hẹp thì cảm tưởng càng nhiều và giống như cảm tưởng phát sinh bởi cái ngắn của đường dọc. Góc cạnh càng mở rộng cảm giác có thể gần gũi đến lẫn lộn với cái ngắn của đường ngang. Như thế những đường của hình chóp và hình tam giác cho ta ý niệm lạ, lâu dài,, bền bỉ, vững vàng. Tùy theo hình dáng cân xứng của hình tam giác mà ta sẽ thấy hợp với đường ngang hay với đường dọc: hình tam giác cạnh dưới (đáy) hẹp và mỏng mảnh sẽ thoảng thấy như đường dọc. Hình tam giác cạnh dưới (đáy) rộng sẽ thấy như đường ngang. Hình tam giác gợi cảm giác vững chắc và sống động mà khi thêm vào đó những đường chéo sẽ cho cảm tưởng hoạt động và nhịp nhàng. Đường hội tụ cũng có thể gợi cho ta sự thoát ra, sự vô tận. Tùy theo vị trí của điểm tụ mà những đường đó cho ta cảm tưởng đi lên hay cảm tưởng về chiều sâu. 9
  10. Đường chéo gợi sự hoạt động, tốc độ. Nếu bắt chéo nhau, nó biểu lộ sự lẫn lộn, sự không thăng bằng, sự hằng hà sa số. Nếu nó vượt khỏi một điểm thì đó là phóng ra, là tia ra, là đụng chạm và là bạo hành. Nếu nó được phân chia đều đặn, nó cho ta cảm giác vững vàng. Đường cong cũng không có được tính chất rõ ràng như đường thẳng. Ta cũng thấy những đường cong rất mỹ miều hấp dẫn như trong thế giới thảo mộc, trong thế giới động vật lúc còn nhỏ và nó mất dần đi khi cằn cỗi già nua, và cũng như thấy đường cong đậm tính chất uy nghi gần nghĩa điều hòa khi nó mô tả đạn đạo vòng cầu. Đường cong dùng để nối liền những yếu tố trong bố cục và ráp lại những phần trong bố cục. Vì sự quan trọng của nó nên trong nhiều trường hợp nếu thiếu nó thì bố cục không thành. Hình: 1.1 Hình 1.2. Hình 1.3 Hình 1.4 Hình: 1.5 Hình 1.6 Hình 1.7 10
  11. Hình 1.8 Hình 1.9 11
  12. 1.3. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa, điêu khắc Ngôn ngữ điêu khắc Khái niệm: Nói tới Điêu khắc là nói tới đục dẽo, khắc, chạm trên bề mặt của các vật cứng hay tạc, đổ, đắp, nặn bằng các vật liệu khác nhau để tạo ra hình khối. Các bề mặt vật liệu như: đá gỗ, kim loại, thạch cao, chất dẻo… nhằm khắc họa cuộc sống, mang đến cho người thưởng thức những tư tưởng, tình cảm, những cảm xúc nhất định. Nghệ thuật điêu khắc tạo hình bằng cách phối hợp các hình khối trong không gian, qua đó nhà điêu khắc biểu hiện những ý tưởng nghệ thuật của mình. Tác phẩm điêu khắc mang những đặc trưng khác với các loại hình nghệ thuật khác. Nó tồn tại như một vật thể có trọng lượng, khối, có thể tích và chiếm lĩnh không gian. Ngôn ngữ của điêu khắc chính là hình khối, màu sắc, đường nét. Khối: Khái niệm về khối bao gồm ba tương quan chủ yếu: Sự chiếm chỗ trong không gian Cảm giác về tính chất vật lý của chất liệu Cảm giác về hình – như là một sự trừu tượng hóa khối lên một bề mặt Nếu ngôn ngữ của hội họa là hình khối, màu sắc, đường nét, là biểu hiện không gian thực trên mặt phẳng hai chiều thì ngôn ngữ của điêu khắc là mảng khối, là quan hệ của tác phẩm điêu khắc với không gian đa chiều xung quanh Ngôn ngữ khối của điêu khắc được khai thác rất đa dạng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các nhà điêu khắc hiện đại không chỉ sử dụng tròn, chắc, đóng kín mà đi vào khai thác những khối tương phản đối lập như khối lồi, lõm, đặc, thủng, khối đóng, khối mở… việc kết hợp khối tương phản này đã tạo ra nhiều hiệu quả mới lạ và đầy biểu hiện đối với thị giác Khi ánh sáng chiếu vào một vật nào đó trong không gian sẽ giúp ta cảm nhận được hình khối của vật đó. Khối lồi và khối lõm, sự tương phản về khối sẽ gợi ra những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau hoặc ngược chiều Đường nét: Trong điêu khắc, đường nét đôi khi được tạo nên chính bởi sự xử lý các khối. Và một phần khác, chính các nghệ sĩ sử dụng nét để xử lý cùng đồng thời phối hợp hiệu quả cùng với khối, hòa nhập ăn ý với nhau để tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm Bề mặt tượng: Bề mặt tượng cũng là một yếu tố ngôn ngữ. Khối không chỉ được cảm thụ ở sự chiếm chỗ của nó trong không gian mà còn cảm thụ cả tính vật chất của khối đó nữa. Do con mắt làm được một phần chức năng của xúc giác nên tuy không sờ vào mặt tượng, mắt ta vẫn có cảm giác về các tính chất của vật chất này.Bề mặt tượng và kết cấu tượng cho một cảm giác cụ thể. 12
  13. Bề mặt tượng có hai khía cạnh, một là nó đại diện mặt cắt trừu tượng của một khối nào đó và hai là bề mặt tự nhiên do chất liệu sinh ra. Quá trình gia công chất liệu là biểu hiện vật chất cụ thể của quá trình sáng tác điêu khắc. Do vậy kết cấu bề mặt, tính chất của chất liệu thể hiện qua bề mặt là một phần của ngôn ngữ khối, quan hệ của khối với bề mặt của nó là không thể tách rời Vẻ đẹp chuẩn mực, thánh thần của tượng “Người ném đĩa” hay “Vệ nữ Milô” hay phù điêu Pác-tê-nông… của điêu khắc Hy Lạp cổ điển có được một phần nhờ chất nhẵn của đã cẩm thạch. Chất đá xanh rắn với khối vuông vức, bề mặt nhẵn đanh lại là một phẩm chất của điêu khắc Ai Cập. Điêu khắc Ấn Độ, Chàm… ưa thích cái nóng ấm da thịt, ưa cái xốp, bắt nắng, bắt sáng ấm áp của các loại đá cát. Bề mặt tượng còn liên quan tới yếu tố đường nét trên tượng, như ta thường thấy trong nhiều chùa, tượng Phật thường nhẵn láng kết hợp với đường nét mềm mại, thể hiện sự nhu hòa, còn các vị La Hán thường thô nhám và khúc khuỷu, thể hiện sự khắc khổ. Không gian: Điêu khắc là nghệ thuật chiếm chỗ trong không gian và kiến trúc là nghệ thuật phân chia không gian trong các khối. Vậy nên cũng có thể coi khối và không gian là một. Bản chất của khối là tạo không gian và bản chất của không gian là tạo khối. Khối rỗng chứa trong lòng nó một phần không gian, khối đặc thì vật chất của khối chiếm phần không gian ấy Có ba loại không gian khối: Không gian bao bọc lấy khối xung quanh bề mặt của tác phẩm, khối gây cảm giác chiếm chỗ mạnh mẽ, chắc chắn. Khối có sự len lỏi của không gian bên ngoài vào bên trong lòng nó. Sự chiếm chỗ ít khẳng định hơn, giao lưu giữa khối và không gian vây quanh tích cực hơn. Khối chính là không gian bên ngoài vào bên trong lòng nó. Tác phẩm điêu khắc được gắn với không gian thực. Không gian đặt tượng cũng góp một phần làm tăng giá trị cho tác phẩm điêu khắc. Nếu đặt đúng chỗ, đúng điều kiện ánh sáng, đúng môi trường sẽ làm cho tác phẩm đẹp thêm lên, và ngược lại. Trước khi làm một tác phẩm điêu khắc, ngoài việc suy nghĩ tìm ra cho tác phẩm một cách thể hiện, thì việc tìm hiểu về môi trường, nơi sẽ đặt tác phẩm cũng vô cùng quan trọng. Tác phẩm điêu khắc có liên quan mật thiết với cảnh quan, môi trường, kiến trúc. Đó là môi trường “sống” của một tác phẩm điêu khắc. Có được như vậy, nó mới phát huy hết chức năng của mình. 13
  14. Tính đa chiều của sự xử lý khối cũng tạo nên hiệu quả khi không gian và khối tượng sẽ tạo những đường hướng phong phú, nhà điêu khắc phải nghĩ tới ánh sáng, môi trường xung quanh. Tuy nhiên có những vị trí đặt tượng mà không cần phải xử lý ở nhiều đầy đủ các hướng mà tập trung giải quyết ở hướng chính, hướng quan trọng nhất, tuy nhiên vẫn luôn phải đảm bảo sự phụ trợ xử lý khối thành công ở các hướng phụ. → KL: Việc giải quyết không gian tượng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các hướng đi của người xem được xem xét như một yếu tố biểu đạt. Những khối tượng được tính toán các hướng nhìn, tầm nhìn chính phụ khác nhau. Mặt chính, hướng chính, không gian tiếp cận chính được ưu tiên và nhấn mạnh. Chủ đề tượng cũng như nghệ thuật thể hiện ở hướng chính cũng là trọng tâm về nội dung và hình thức tác phẩm. Thưởng thức: Khi thưởng thức một tác phẩm điêu khắc, người xem không chỉ được thỏa mãn một giác quan thị giác mà còn có thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan khác. Người thưởng thức có thể cảm nhận được sự mềm, lạnh, trơn nhẵn của đá; sự thô ráp, rắn chắc của xi măng, sự ấm áp, sự thô mộc của gỗ… Như vậy, với tác phẩm điêu khắc, nhất là tượng tròn, ta có thể đi xung quanh ngắm nhìn, thưởng thức vẻ đẹp của pho tượng, có thể sờ mó để cảm nhận xúc cảm thẩm mỹ đưa lại từ chất liệu. Hình: 1.10 14
  15. Hình: 1.11 1.4. Đặc trưng ngôn ngữ đồ họa Đường nét, chấm, vạch Trong hội họa, đường và nét luôn đi song hành với nhau, đường chỉ ra một hướng, đường làm nên nét, tập hợp của nhiều đường đơn lẻ tạo ra nét vẽ và ngược lại, sự tập hợp củ nhiều né vẽ cũng tạo ra đường hướng nhất định trong tranh. Cũng tương tự như vậy, đồ họa sử dụng đường nét, chấm, vạch là ngôn ngữ chính, chủ yếu và cơ bản để thể hiện. Trong một số tác phẩm yếu tố mảng à màu trở thành thứ yếu, đường và nét trở thành cơ sở đầu tiên quan trọng nhất tạo nên đường viên, tạo hình cho tác phẩm. Mảng, màu Song song với các đường nét, chấm vạch đồ họa còn dùng mảng màu. Các mảng trong đồ họa có khi do đường nét bao quanh mà thành, có khi do tập hợp củ nhiều chấm, nhiều nét tạo nên. Mảng tạo cho hình vững chãi, tạo độ đậm nhạt, khả năng diễn tả nông sâu, khả năng tạo khối. Màu và mảng góp phần tạo nên tiếng nói của tác phẩm với người xem. 15
  16. Chương 2: Thể loại và chất liệu hội họa Giới thiệu: Hội họa có những thể loại nào? Hội họa dùng những chất liệu gì để vẽ tranh? Lịch sử phát triển của cá thể loại và chất liệu vẽ tranh như thế nào? Tất cả các yếu tố đó là nội dung của chương 2. Có những kiến thức về thể loại và chất liệu vẽ tranh sẽ giúp ta phân biệt rõ ràng các loại tranh, hiểu sâu hơn về hội họa. Mặt khác, trong quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm hộ họa, đây cũng là những yếu tố quan trọng. Mục tiêu: + Người học trình bày được khái niệm, phân biệt được các thể loại và chất liệu vẽ tranh. + Phân biệt được đặc điểm của từng thể loại hội họa. Nội dung bài: 2. Thể loại và chất liệu hội họa 2.1. Thể loại hội họa 2.1.1. Khái niệm Hội hoạ là loại hình nghệ thuật tạo hình, dựa vào nội dung, đề tài, tác phẩm thể hiện mà phân chia thành những thể loại nhỏ hơn. Bức tranh vẽ về con người và bộc lộ cá tính, tính cách, đặc điểm riêng về ngoại hình, nội tâm… được gọi là tranh chân dung. Tác phẩm vẽ về con người, nhưng những con người chung chung đặt trong các sinh hoạt, hoạt động, công việc… lại được gọi là tranh sinh hoạt. Ngoài ra, người ta còn dựa vào đặc điểm, tính chất, hình thức thể loại hay khuôn khổ của bức tranh mà Hội hoạ có thể phân chia thành các thể loại: Hội hoạ giá vẽ và tranh tường (bích hoạ). Ngoài hai cách phân chia trên, còn cách phân chia thể loại dựa vào đặc điểm địa lý của từng quốc gia, từng khu vực (phương Đông, phương Tây…) Ở đây xin tập trung tìm hiểu cách phân thể loại theo kiểu châu Âu (thể loại tranh sinh hoạt, tranh chân dung, tranh lịch sử, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật). 2.1.2. Các thể loại hội họa Tranh sinh hoạt Khái niệm: Tranh sinh hoạt là thể loại tranh diễn tả về những hoạt động trong cuộc sống của con người diễn ra hàng ngày. Đề tài rất phong phú và đa dạng, tất cả mọi khía cạnh, mọi hoạt động của của con người đều được khai thác và xây dựng thành tác phẩm. Lịch sử và sự phân loại 16
  17. Là thể loại tranh ra đời sớm nhất, ngay từ thời Nguyên thuỷ, đã có rất nhiều bức họa mô tả các hoạt động trong đời sống hàng ngày của người nguyên thuỷ (săn thú, đánh cá…) Ở thời Cổ đại, tranh tường về đề tài sinh hoạt xuất hiện nhiều trong các lăng mộ, đền thờ làm nhiệm vụ minh hoạ, tả, kể về cuộc sống lao động, các hoạt động tôn giáo…(bích hoạ Ai Cập) Lúc đầu tranh sinh hoạt chủ yếu tập trung vào đề tài cung đình và cuộc sống trong cung đình. Đến thế kỷ XVII, tại Hà Lan xuất hiện những tranh sinh hoạt của thị dân. Nhưng đến thế kỷ XIX mới có những cảnh sinh hoạt giản dị đề cập đến mọi mặt của đời sống thị dân (Cuốc-bê, Vec-me) Bên cạnh những cảnh sinh hoạt của thị dân còn có thể loại tranh mô tả những cảnh sinh hoạt của thần thánh theo kiểu “thần nhân đồng hình”, đề tài được lấy từ nguồn “Thần thoại Hy Lạp”… và xuất hiện nhiều nhất ở thời Phục Hưng (tranh minh hoạ). Tranh sinh hoạt được chia thành các loại: + Tranh sinh hoạt hiên thực + Tranh sinh hoạt thần thánh + Tranh sinh hoạt tôn giáo + Tranh sinh hoạt lịch sử Trong đó có thể thấy 3 mảng đề tài: Cung đình, thị dân và hiện thực. Đặc điểm của tranh sinh hoạt Tranh sinh hoạt thường mang tính chất mô tả, diễn tả hiện thực thẩm mỹ đã làm rung động cảm xúc của người hoạ sĩ Tranh sinh hoạt mang đậm tính chân thực và sống động. Hình: 2.1. 17
  18. Những người thợ đập đá – Cuốc bê Hình: 2.2 Thể loại tranh chân dung Tranh chân dung có vị thế quan trọng và lâu đời trong lịch sử hội họa, trải qua thời gian dài của lịch sử sáng tạo, tranh chân dung luôn được các họa sĩ tìm tòi, thể nghiệm và đã có nhiều kiệt tác nghệ thuật. Tranh chân dung tự bản thân nó mang một cái nhìn về một con người cụ thể, sống động. Tái hiện chân thực hình tượng nhân vật về diện mạo, về thần khí, về tính cách và gắn kết nhân vật với cuộc sống hiện tại. Khái niệm Tranh chân dung là một thể loại căn bản của hội hoạ. Tranh thường vẽ một người hay một nhóm người. Đối tượng của tranh chân dung là các nhân vật quan trọng, các anh hùng, vĩ nhân, các nhà văn hoá, các nhà khoa học… mà hình ảnh của họ được giữ gìn và lưu truyền cho đời sau.. Ngoài tranh chân dung về một con người hay một nhóm người cụ thể mà còn có loại tranh mang tính tiêu biểu cho một tầng lớp người nào đó trong xã hội, lý tưởng hoặc bắt nguồn từ trí tưởng tượng nào đó của hoạ sĩ. Cũng có khi hoạ sĩ tự lấy hình ảnh của mình để gửi gắm và bộc lộ những tâm tư tình cảm và những quan điểm sống – chân dung tự hoạ. Lịch sử phát triển và sự phân chia thể loại của tranh chân dung 18
  19. Hình: 2.3 Thể loại tranh chân dung xuất hiện sớm, từ thời Cổ đại, trong các hầm mộ với những bức chân dung sống động cực thực (quan niệm linh hồn người chết cần có ngôi nhà để đi về). Đến thế kỷ XV, giá trị của con người được đề cao (tư tưởng chủ đạo của nghệ thuật PH-Lê, Mi, Ra…) tranh chân dung phát triển rực rỡ. Với những bức chân dung Giáo hoàng, chân dung phụ nữ đến ngày nay vẫn nguyên giá trị. Thế kỷ 17, xuất hiện những trường hoạ chân dung nổi tiếng ở Hà Lan và đại diện tiêu biểu là Phờ-răng-xơ Han (Frans Hals), Rem-bờ-răng (Rembrandt), Giắc-cơ Lui Đa- vít (Jacques Louis David), Đô-mi-níc-cơ Anh-grơ (Dominique Ingres). Và có nhiều hoạ sĩ nổi tiếng với những bức chân dung tự hoạ như: Vangogh, Gauguin, Rembrandt.. Ở Việt Nam Tranh chân dung phát triển cùng các thể loại khác với các hoạ sĩ TNV, TVC, Huỳnh Văn Gấm… tuy nhiên thì số lượng và chất lượng còn hạn chế so với thế giới. Phân chia Có nhiều tiêu chí phân chia thể loại tranh chân dung. Ở đây, chúng ta sẽ chia các thể loại tranh chân dung theo tiêu chí hiện thực, lý tưởng và chân dung tự hoạ. Tranh chân dung hiện thực Đặc tả về tâm lý, ngoại hình, tính cách, nội tâm sâu kín của nhân vật, người xem có thể cảm nhận được tâm trạng, toan tính, suy tư… và những dấu ấn của từng chặng đường trong cuộc đời một nhân vật có thật. 19
  20. Với mục đích diễn tả cái đẹp, cái chân thực cụ thể của từng người, từng khuôn mặt. Đồng thời qua vẻ đẹp ngoại hình bộc lộ được bản chất bên trong và lưu giữ được hình ảnh một con người với đầy đủ dáng vẻ, diện mạo và tính cách của họ. Bên cạnh đó còn có loại tranh chân dung tập thể. Là tập hợp nhiều người được sắp xếp bố cục rõ ràng nhưng phải mang đặc điểm riêng về chân dung và đặc điểm cụ thể của từng cá nhân riêng biệt. (Tuần đếm, còn có thể có những tác phẩm nào nữa?). Tranh chân dung tự hoạ Hầu hết các hoạ sĩ vẽ tranh chân dung đều có tranh tự hoạ. Tự họa là đối thoại, là thông qua hình ảnh của bản thân mình để bộc lộ những tình cảm, tâm trạng, là biểu hiện thế giới quan của mình đối với thực tế, biểu hiện quan điểm sống… tất cả như một bản tự sự của tác gải đối với người thưởng thức để khẳng định mình và như để được chia sẻ và cảm thông. Các họa sĩ vẽ chân dung tiêu biểu: Rembrandt, Vangogh, Picasso. Ở Việt Nam có Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Phan Chánh... Tranh chân dung lý tưởng Là thể loại được xây dựng dựa trên những đặc điểm tiêu biểu, tượng trưng, mẫu mực cho một kiểu, mẫu người nào đó trong xã hội. Những hình thức biểu đạt của tranh chân dung Chân dung chỉ diễn tả gương mặt Chân dung bán thân: chú ý đến những đặc điểm chi tiết và những nét biểu hiện tình cảm, cảm xúc, diễn bếin tâm lý của nhân vật. Chân dung bán thân: biểu hiện nửa người, thêm phần tay – đôi bàn tay góp phần quan trọng bộc lộ tính cách, cuộc sống và thần thái của nhân vật. Chân dung toàn thân: cho người xem biết đặc điểm gương mặt, tình cảm, cá tính và còn biểu hiện dáng vẻ, hình ảnh hoàn thiện của một con người, một nhóm người trong những dáng động phong phú. Thường thì những chân dung loại này còn kết hợp với không gian thực, một số tuỳ thân, hoa hay các con thú nuôi như chó, mèo, chân dung các quý tộc, hoàng thân thường được vẽ đang cưỡi ngựa với trang phục uy nghiêm. Thể loại tranh lịch sử Khái niệm Là loại tranh phản ánh về lịch sử xã hội loài người, có thể để cập đến một sự kiện lịch sử, một nhân vật trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử nhân loại, một giai đoạn cách mạng… Đề tài lịch sử được quan tâm và đặc biệt coi trọng ở châu Âu trong nhiều thế kỷ, từ Phục Hưng đến tận thế kỷ XIX và đề tài ưa thích là không khí hào hùng thời La Mã cổ đại. Ngày nay thì dòng tranh này ít được ưa chuộng và kém phát triển so với các dòng tranh khác. Lịch sử phát triển của tranh lịch sử 20
nguon tai.lieu . vn