Xem mẫu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 NỘI DUNG:.........................................................................................................1 1. Khái niệm:..........................................................................................................................1 2. Những yếu tố cơ bản trong bố cục tranh.........................................................................4 2.1. Ý tưởng.......................................................................................................................4 2.2. Hình mảng và đậm nhạt.............................................................................................5 2.3. Hình tượng...................................................................................................................6 2.4. Đường nét và nhịp điệu..............................................................................................8 2.5. Màu sắc......................................................................................................................11 3. Quan hệ giữa nội dung và hình thức...............................................................................14 4.2. Bố cục hình tam giác................................................................................................16 4.3. Bố cục hình chữ nhật và các dạng bố cục khác.....................................................17 5. Phương pháp xây dựng bố cục tranh ..............................................................................18 5.1. Nghiên cứu lựa chọn nội dung chủ đề, tìm ý tưởng bố cục...................................18 5.2. Tìm tư liệu để xây dựng bố cục tranh.....................................................................19 5.3. Xây dựng hình tượng nhân vật.................................................................................21 5.4. Lựa chọn hình thức bố cục.......................................................................................21 5.5. Phác thảo bố cục mảng đen trắng, màu..................................................................22 5.6. Thể hiện tranh( phóng hình, tìm hình, vẽ màu).......................................................23 8. Bài tập thực hành : .........................................................................................................27 8.1. Bài tập 1: Đề tài tự do 25 tiết (10 + 15) – Khổ giấy 30 cm x 40 cm......................27 8.2. Bài tập 2: Đề tài Thiếu nhi 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm.................27 8.3. Bài tập 3: Đề tài sinh hoạt 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm..................28 8.4. Bài tập 4: Đề tài lễ hội 30 tiết ( 15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm......................28 8.5. Bài thi học phần theo đề thi 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm...............29 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:..........................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................31 BỐ CỤC 1 1. TÊN HỌC PHẦN: BỐ CỤC 1 ( 5T lý thuyết + 145T bài tập nghiên cứu ) 2. SỐ TÍN CHỈ : 02 3. TRÌNH ĐỘ: Đại học sư phạm mỹ thuật MỞ ĐẦU Bố cục là một môn học tổng hợp và nâng cao trong chương trình đào tạo sinh viên mỹ thuật, nhằm rèn luyện khả năng cảm thụ và phát triển tư duy nghệ thuật, sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật hội họa qua đó trở lại tác động tới các môn học khác trong đào tạo mỹ thuật. Như vậy môn học bố cục rất quan trọng đối với người học mỹ thuật. Mỗi năm học có những yêu cầu cụ thể về từng trình độ khác nhau. Trong học phần bố cục 1 giúp các em bắt đầu làm quen với môn học hiểu được thế nào là bố cục trong hội họa, những điều cơ bản nhÊt của việc xây dựng được một bức tranh bố cục và tập làm quen với những bài tập thực hành đơn giản, sử dụng chất liệu bột màu. Mục tiêu: ­ Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản của Bố cục tranh ­ Kỹ năng: Vẽ được một số tranh với những đề tài gần gũi cuộc sống của sinh viên, có thể dạy tốt môn vẽ tranh ở các bậc học: Đại học, Cao đẳng, THCN, THCS và Tiểu học ­ Thái độ: Hiểu và nâng cao vẻ đẹp của Hiện thực, thấy được giá trị của tác phẩm Hội họa trong đời sống Điều cần biết trước: ­ Để thực hiện tốt bài tập này, người học cần biết và nắm vững các kiến thức cơ bản về màu sắc trong các bài học Trang trí. ­Biết vận dụng các kiển thức từ những bài học môn hình họa đậm, nhạt, tương quan giữa các yếu tố tạo hình ­ Nắm được kiến thức về Luật xa gần, Giải phẫu tạo hình ­ Biết cách ghi chép lấy tư liệu phục vụ học tập bộ môn NỘI DUNG: 1. Khái niệm: Trong các loại hình nghệ thuật, Hội hoạ là loại hình nghệ thuật thị giác, nó mang tính tạo hình trực tiếp thông qua các yếu tố hình khối, màu sắc, đường nét, nhịp điệu. Hội họa còn là một loại hình nghệ thuật không gian, nó tái tạo không 1 gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều theo kiểu phương Tây hoặc là không gian ước lệ theo tạo hình phương Đông. Để vẽ được một bức tranh mang giá trị nghệ thuật đòi hỏi người học phải nắm được những cơ sở khoa học đó của hội họa, trong đó bố cục là một môn học không thể thiếu của sáng tác hội họa. Bố cục chính là phương pháp tự rèn luyện bằng nhận thức và thực hành, của học sinh­ sinh viên mỹ thuật. Có thể nói, bố cục là phương pháp tìm tòi, xác định một hình thức biểu đạt thích hợp cho một nội dung tranh có trong ý đồ của người vẽ. Quá trình này vừa là quá trình làm việc vừa là quá trình nghiên cứu thể nghiệm và sáng tạo. Khái quát hơn nữa, bố cục là phương pháp làm việc mang tính chiến lược, trước khi đi vào diễn tả hoàn chỉnh, nhằm xác định hình thức biểu đạt hữu hiệu nhất cho việc xây dựng một hình tượng nghệ thuật­ một nội dung. bằng ngôn ngữ của nghệ thuật hội họa như: Đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm, nhạt, chất cảm...Người nghệ sĩ bằng những năng lực sáng tạo của mình đã tái tạo hiện thực khách quan trên tác phẩm nghệ thuật. Như vậy Bố cục là dùng ngôn ngữ của hội họa như hình mảng, đường nét, đậm nhạt, màu s¾c, chất cảm để sắp xếp trên một mặt phẳng, trong một khuôn khổ nhất định về một nội dung, chủ đề mà người vẽ cần thể hiện. Bố cục là sự sắp xếp, sắp đặt các yếu tố của nghệ thuật tạo hình sao cho hợp lý và đẹp mắt. Nói cách khác, bố cục là phương pháp rèn luyện cả bằng nhận thức và trong thực hành của sinh viên mỹ thuật là phương pháp làm việc tổng hòa các yếu tố như đường nét, hình thể, đậm nhạt, màu sắc, chất cảm,…tìm ra một giải pháp tối ưu cho bức tranh. Bố cục còn gọi là sự tìm tòi, xác định một hình thức biểu đạt thích hợp nhất cho một nội dung tranh có trong ý tưởng của tác giả. Quá trình này vừa là quá trình làm việc, vừa là quá trình nghiên cứu, thể nghiệm và sáng tạo. Bố cục còn được hiểu là sự sắp xếp các ngôn ngữ tạo hình bao gồm: Đường nét, màu sắc, hình khối theo một trật tự logíc được tạo trên không gian, mặt phẳng. Tuỳ thuôc vào mỗi loại hình Nghệ thuật mà có những cách thức bố cục khác nhau. 2 Hội họa diễn tả không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. Nói như vậy không có nghĩa là không gian ước lệ của hội họa phương đông, không tả chiều sâu khối tích thì không gọi là hội họa mà ở đây là do những quan niệm tạo hình khác nhau. Với người Phương Tây thì thiên nhiều về “Tả”, là tả thực. Điều này thấy rất rõ trong lịch sử Mỹ thuật Phương Tây. Còn với hội họa Phương Đông lại với quan niệm “Gợi” chứ không “Tả”, và là Gợi cái gì? Đó là gợi cái thần, cái hồn, cái tình trong tranh. Vậy nên nhìn vào một tác phẩm hội họa Phương đông không thể lấy tiêu chí của hội họa Phương tây để nhận xét, không phải để xem họa sỹ tả khối, tả chất, tả ánh sáng, không gian hay tả màu sắc như thế nào mà ở đó nó thuần túy về tinh thần, là vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan của họa gia lồng trong đó.. Hai quan điểm về nghệ thuật không giống nhau dẫn đến cách xây dựng tác phẩm hội họa cũng khác nhau bởi vì thế xây dựng một bố cục cũng không giống nhau. Với hội họa Phương tây từ ký họa, phác thảo đến xây dựng hoàn thiện tác phẩm là một trật tự nhất định, nhưng đối với họa gia Trung Quốc, Nhật Bản không cần phải như vậy. Sự tích luỹ sẽ tạo điều kiện cho sáng tạo bố cục mà không cần phác thảo. Nó vẫn là một quá trình làm việc từ tiệm tiến đến đột biến và thông qua thị giác trực tiếp. Đó là cách nghiên cứu của Từ Bi Hồng khi vẽ ngựa. 3 Tranh ngựa của Từ Bi Hồng 2. Những yếu tố cơ bản trong bố cục tranh 2.1. Ý tưởng Người vẽ vốn có thị giác nhạy cảm, không phải đối với những thông tin thông báo mà chủ yếu là những thông tin thẩm mỹ, tức là cái đẹp. Do thị giác đem lại và có những kích thích, những rung động hay còn gọi là những cảm hứng, nhạy bén với thông tin thẩm mỹ và nhẹ hơn với thông tin lý trí. Nói cho đúng thì bất kỳ ở đâu, lúc nào, đối với người vẽ cũng có thể phát hiện những ý vị hài hòa của thiên nhiên và cuộc sống từ đó nảy sinh trong họ nguồn hứng khởi trực tiếp với đối tượng ghi nhận được. Nhờ tiếp xúc nhiều lần những thứ đó nguồn cảm hứng sẽ đi vào trí nhớ. Từ những kích thích ban đầu của thị giác và những cảm hứng, họ có nhiều diễn biến tâm lý khác nhau do cá tính, do có liên tưởng họ sẽ có mong muốn được tái hiện bằng các yếu tố tạo hình hoặc ở hình nét, màu sắc hoặc ở ánh sáng, không gian hay ở nhịp điệu cấu trúc … ý đồ để nảy sinh nguồn hứng khởi là những điều vô cùng phong phú đa dạng, nhưng chắc chắn rằng, người ta đã chấp nhận những khó khăn và trăn trở. Chúng ta biết có rất nhiều bố cục đã được hình thành rất mau lẹ trong những giây phút nổi hứng của người họa sĩ .Trong sáng tạo nghệ thuật ở bất cứ loại hình nào, sự cảm nhận trước thiên nhiên, cuộc sống và con 4 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn