Xem mẫu

  1. GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT CHƯƠNG III NGHỆ THUẬT THỜI PHỤC HƯNG 1. THỜI KỲ PHỤC HƯNG. Từ “Phục Hưng” dùng để chỉ một thời kỳ canh tân văn hóa trải dài 3 thế kỷ, là sự quay trở lại với truyền thống văn học, triết học và những sáng tạo nghệ thuật, kỹ thuật của thời Hy -La cổ đại. Hội họa thời kỳ này ra đời vào cuối thế kỷ 13, tạo nên một giai đoạn hội họa mới, lấy cuộc sống thực tế con người làm cơ sở, mà ảnh hưởng của nó nhanh chóng lan tràn khắp Châu âu, đạt cực điểm vào cuối thế kỷ 15, và mất dần ảnh hưởng từ khi thời kỳ “kiểu cách” hình thành ở thế kỷ 16. 1.1. PHỤC HƯNG SƠ KHAI Người mở đường thời Phục Hưng là Giotto (1267-1337), người được xem là ông Tổ của hội họa Phương Tây, tuy thuộc vào thời kỳ Gô Tích trước đó, nhưng ý thức về tính hiện thực của ông đã báo trước cho phong trào Phục Hưng. - Masaccio (1401-1428): Họa sĩ người ý theo bước Giotto, nhưng mới là nhà sáng lập cách mạng của nền hội họa thời Phục Hưng. Thuần thục hơn trong việc ứng dụng về hình thể ba chiều, không gian kiến trúc thực và phép phối cảnh. + “Adam và Eve bị đuổi khỏi thiên đường” (LSHH-tr.72-h.8): Đau đớn vì mù quáng, than khóc không chút giả dối. + “ Chúa Ba Ngôi”: Các nhân vật rất thực với vẻ mặt đầy thương xót, đau khổ trước cái chết của Chúa. Trên vách đá mô tả trong bích họa có dòng chợ: “ Tôi đã là người như bạn và bạn sẽ là bộ xương như tôi”. Càng khẳng định thêm tính chất tạm bợ của cuộc đời. - Angelico (1400-1455): Là một tu sĩ người ý, sau trở thành họa sĩ. Tuy chỉ vẽ về đề tài tôn giáo thiêng liêng nhưng tranh của ông rất hiện thực. Trước khi vẽ, ông cầu nguyện rất lâu và thành kính, sau đó mới vẽ. ông không bao giời thay đổi một nét bút, bởi tin rằng Chúa bề trên dang dẫn dắt tay ông vẽ. Vì sùng đạo như thế mà suốt đời ông chỉ vẽ tranh cho nhà thờ. + “Trảm hình” (NCCHH- tr.8-h.1): Mô tả cái chết của các thánh rất thực tế. + “Truyền tin” (MàU & SắC Độ -tr.12): Màu sắc sử dụng để giúp diễn tả những cảm xúc sâu sắc. - Mantegna (1431-1506): Họa sĩ vĩ đại đầu tiên của Bắc ý, là người khát vọng tự do và cô độc. Nghệ thuật của ông gạt bỏ phong cách hội họa mềm dẻo và vẽ hết sức nghiêm túc, rất TRẤN VĂN TÂM Trang 1
  2. GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT thích những phẩm chất hiện thực mạnh mẽ của điêu khắc, nhưng mang tinh thần bảo thủ khắc nghiệt. + “Cái chết của Chúa Jesus” (MANTEGNA-tr.18): Là bức tranh độc đáo hoàn thiện luật viễn cận và thể hiện kỹ thuật toàn sắc xám ảnh hưởng chất đá của điêu khắc. + “Judith và Holopherne” (MANTEGNA-tr.11): Nhấn mạnh sự dững dưng, lãnh đạm. - Botticelli (1444-1510): Họa sĩ người ý, là người không mấy quan tâm đề tài từ Kinh Thánh như các nghệ sĩ cùng thời, mà thích vẽ các thần Hy Lạp. Tranh ông thể hiện cảm xúc mạnh mẽ với chất lãng mạn trữ tình. Đặc biệt có lối vẽ chân phụ nữ dài rất độc đáo. Đôi chân trông không đi mà như đang khiêu vũ, xiêm áo thì trong suốt và để lộ thân hình tuyệt đẹp. + “Mùa Xuân” (BOTTICELLI-tr.5): Vẻ đẹp của nàng Xuân mình phủ đầy hoa cùng dáng vẻ các nhân vật thanh thoát. Thần Venus giơ bàn tay ban phát tình yêu cho muôn loài, trong không khí vui tươi của mùa xuân bất tận. + “Sự ra đời của thần Vệ nữ” (BOTTICELLI-tr.20): Mô tả cảnh ra đời của nữ thần tình yêu, tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh cữu, mà đối với Phương Tây thì Venus của Botticelli là “ hoa hậu “ của mọi thời đại. 1.2. PHỤC HƯNG CAO TRÀO Đây là thời kỳ đã sản sinh ra những nghệ sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại. - Leonard de Vince (1452-1519): Họa sĩ người ý, là thiên tài độc nhất vô nhị, một trí tụê bách khoa toàn năng, một nhà bác học lớn, một họa sĩ vĩ đại, một huyền thoại của thời Phục Hưng, người hoàn thiện nguyên tắc vẽ phối cảnh. ông chỉ vẽ 30 tác phẩm và còn lại 20 tác phẩm trong các bảo tàng. Để lại 23 cuốn vở dầy 25.000 trang ghi chép những sáng tạo, phát minh về kiến trúc, thủy lợi, thiên văn, toán học, cơ học, vật lý, âm nhạc, giải phẫu và nhiều lĩnh vực khác. + “Mona Lisa” (LEONARDO-tr.18): Hay “La Gioconda”, với nụ cười bí hiểm. Nó luôn thay đổi theo thời điểm khi xem tranh với tâm trạng và kinh ngiệm sống của người xem. Có giả thuyết cho rằng nàng buồn rầu vì mới mất người con gái. ông phải tìm người pha trò, tấu nhạc để nàng vui, làm cho nàng có nụ cười thoáng qua rồi tan biến. Bức tranh đã gây ra biết bao nhiêu tranh cãi và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế hệ họa sĩ về sau: Bản sao của L.H.O.O.Q; Mona Lisa của Bettero … + “Chân dung của Ginevra Benci” (LEONARDO-tr.9): Vẻ đẹp kiêu kỳ, kín đáo như cố kiềm chế cảm xúc của nhân vật. + “Bữa ăn tối cuối cùng” (LEONARDO-tr.12): Lựa chọn đỉnh điểm tâm lý, diễn tả tuyệt vời nội tâm của 12 vị thánh tông đồ. Đúng vào lúc Chúa vừa nói: “Một người trong các ngươi sẽ phản ta” TRẤN VĂN TÂM Trang 1
  3. GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT Để thể hiện chân thật cảm xúc của nhân vật trong tranhÂ, ông đã quan sát kỹ mọi trạng thái tâm lý của những người câm điếc. - Michelangelo (1475-1564): Là họa sĩL, nhà điêu khắc, nhà thơ lừng danh của nước ý thời Phục Hưng. Tính cách khác hẳn Leonard de Vince, là người thẳng thắn và khó tính. ông trở thành nhà điêu khắc nổi tiếng trước khi là một họa sĩ vĩ đại. + Tranh vẽ trên trần nhà thờ Sixtine (MICHELANGELO-tr.9,10,11): Một loạt các bức tranh với hình thể cường tráng, cơ bắp cuộn như là “tượng nặn”, thể hiện chỉ trong bốn năm rưỡi. + “Ngày phán xét cuối cùng” (MICHELANGELO-tr.11): Một trong những tranh vẽ tại nhà thờ Sixtine. + “Cô đồng Erythereé” (LSHH-tr.133-h.13). - Raphael (1483-1520): Là họa sĩ người ý, có sức lao động mãnh liệt và sáng tác hàng nghìn bức tranh. Người vẽ Đức Mẹ nhiều nhất và bằng những nét đẹp thánh thiện, hoàn hảo nhất. Hình tượng Đức Mẹ trong tranh ông trở thành điển hình của sự dịu dàng, trong sáng nhất. + “Đức Mẹ Madonna” (RAPHAEL-tr.2): Nét đẹp thánh thiện, hài hòa nhất. Tuy vẻ đẹp ấy mơ hồ trong trí tưởng tượng mỗi con người. + “Lễ đăng quang của Đức Mẹ Maria” (RAPHAEL-tr.8). + “Trường Athene”: (RAPHAEL-tr.12,13): Là bức tranh hoành tráng. Tập trung các nhà toán học, thiên văn, các triết gia của thế giới cổ Hy Lạp. - Tiziano (Titien.1480,1490-1576): Là họa sĩ hiện đại nhất thời Phục Hưng. Tranh ông thường ẩn dấu ý đồ chính trị hay những suy ngẫm về cuộc đời thông qua các đề tài Kinh Thánh, thần thoại Hy Lạp. + “Danae” (TIZIANO-tr.17): ông muốn làm nổi bật vẻ tươi trẻ và nồng nhiệt của cô gái, với sự tàn tạ của vẻ đẹp phù du trước thời gian (người hầu già). + “Vệ nữ và Adonis” (TIZIANO-tr.21): Phô bày vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể nhưng cũng là sự cảnh báo một kết cục bi thảm cho sự bồng bột, nông nổi của tuổi trẻ. - Tintoret (1518-1594): Cũng là họa sĩ người ý. Nặng về bản năng, vẽ trong xúc cảm cao độ, đường nét linh hoạt, chuyển động. + “Christ đi trên mặt nước” (LSHH-h.17-tr.168). + “Thiên đàng”: Cao 10m, rộng 25m, gồm Chúa Ky tô, Đức Mẹ đồng trinh và hơn 500 nhân vật là các thánh và thiên thần. + “Chuyển thi thể của Thánh Marc” (NGHệ THUậT LG -tr.114-h.283): áp dụng luật phối cảnh.A TRẤN VĂN TÂM Trang 1
  4. GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - Durer (1471-1528): Người Đức. Là họa sĩ vĩ đại nhất của nền nghệ thuật Phục Hưng ở Bắc âu thế kỷ 15-16. Nổi tiếng về tranh chân dung và tranh khắc hoành tráng. + “Chân dung tự họa” (DURER-tr.7): Một thanh niên quý phái, kiêu kỳ, là ý thức về nhân phẩm, có ẩn ý đồng nhất mình với Chúa Cứu thế. Phản ứng lại với đánh giá chỉ như là thợ thủ công, là dân tỉnh lẻ của người đơiỡ. + “Bốn vị thánh tông đồ” (DURER-tr.14,15): Hiện thân cho bốn tính cách, hợp thành một thể thống nhất, cũng như sự thống nhất tạo nên Giáo hội, xã hội loài người. • ĐIÊU KHẮC: - Michelangelo (1475-1564): Vừa là nhà điêu khắc, nhà thơ, họa sĩ vĩ đại của ý thời Phục Hưng. + “Trận đánh của người Centauri” (MICHELANGELO-tr.3): Phù điêu, 1490. Tác phẩm đầu tiên của ông, tôn thờ sức mạnh. + “Pieta” (MICHELANGELO-tr.8): Đá,1498-1499. “Thánh mẫu của ông thể hiện sự trong sạch, vẻ tươi mát vĩnh cửu của tuổi thanh xuân”. + “David” (MICHELANGELO-tr.14): Đá cẩm thạch,1501-1504. Người anh hùng David chiến thắng người khổng lồ Goliat trong thần thoại Hy Lạp, là mẫu mực hoàn hảo nhất của cơ thể con người. + “Thần đưa tin” (THờI PHụC HưNG 1-tr.bìa1,m.trong): Của Giambologna. 2. THỜI KỲ KIỂU CÁCH Ở Ý (manierisme – 1520-1580). Đặc điểm của thời kỳ này là vẽ rất kỹ và tỉa tót. Là thứ nghệ thuật cung đình vô cùng tinh tế và luôn tìm kiếm cái lạ, thường quá đáng, kết hợp màu sống động và sắc bén, bố cục phức tạp và phóng túng, là sự táo bạo về kỹ thuật với đường nét ẻo lả. - Correggio (1489-1534): Họa sĩ người ý, là thiên tài của vẻ đẹp duyên dáng bình dị, là bậc thầy về sự hòa hợp tuyệt vời của ánh sáng và bóng tối. + “Chúa Giê -su và Maddlain”: (CORREGGIO-tr.8): Đề tài mang tín giáo dục. + “Giáng sinh” (CORREGGIO-tr.23): ánh sáng từ hài nhi tỏa ra. - El Greco (1541-1614): Họa sĩ người Tây Ban Nha có biệt tài kéo dài thân thể không hề giống bất cứ ai, ánh sáng kỳ ảo khó tìm ra cách lý giải, màu sắc đậm đà và là bậc thầy về tranh hoành tráng. + “Đám tang công tước Oragaz” (EL GRECO-tr.22): Tác phẩm là sự kết tinh mọi thàmh tựu nghệ thuật thiên tài của họa sĩ. TRẤN VĂN TÂM Trang 1
  5. GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT + “Thánh Martin và người ăn mày” (EL GRECO-tr.12): Mô tả người đàn ông vừa thanh tú vừa mạnh mẽ, tình cảm. TRẤN VĂN TÂM Trang 1
nguon tai.lieu . vn