Xem mẫu

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM GIÁO TRÌNH: KỸ NĂNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VIỆC LÀM Tác giả: 1. TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Chủ biên) 2. ThS. Phạm Thái Sơn 3. ThS. Hoàng Thị Thoa TP.HCM 6/2018. Lưu hành nội bộ
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................ 3 1. HƯỚNG NGHIỆP LÀ GÌ?............................................................... 4 2. VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN KHI HƯỚNG NGHIỆP .................... 5 3. BA TIÊU CHÍ CỦA MỘT NGHỀ NGHIỆP ĐÚNG...................... 7 4. MÔ HÌNH "CÂY NGHỀ NGHIỆP" ............................................... 8 5. QUY TRÌNH TỰ HƯỚNG NGHIỆP:........................................... 14 6. MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG ĐỂ CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VIỆC LÀM ........................................................................... 15 1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HỘI NHẬP TIẾN ĐẾN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 .............................................. 21 1.1. Thị trường lao động và hội nhập ................................................. 21 1.2. Thị trường lao động tiến đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) ........................................................ 21 1.3. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xu hướng việc làm .............................................................................................. 24 2. NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC NG ÀNH TRỌNG ĐIỂM..... 25 3. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH G IAI ĐOẠN 2018 - 2020 ĐẾN 2025 ................................ 27
  3. LỜI NÓI ĐẦU Các bạn sinh viên thân mến! Nghề nghiệp, việc làm đó luôn là vấn đề quan tâm, suy nghĩ hàng đầu của các bạn trẻ chuẩn bị quá trình tự lập, tự chịu trách nhiệm cho những vấn đề của bản thân mình. Sự phát triển của xã hội mang lại cho người cuộc sống tốt hơn, nhiều cơ hội hơn. Ngày nay, các bạn trẻ không còn chật vật “chạy ăn từng bữa” như thời cha ông ở thế kỷ trước. Việc học đại học không còn quá khó khăn, to tát như trước, ra trường và tìm một công việc để tự nuôi sống bản thân được xem là hiển nhiên. Tuy nhiên, để thành công, để thực hiện được ước mơ, để làm được điều mình thích thì không phải ai cũng đạt được. Thực tế không ít các bạn trẻ bước chân vào giảng đường đại học mà không xác định được mục tiêu nghề nghiệp, không hiểu được ngành nghề mình đang học. Để rồi khi tốt nghiệp, các bạn lại lúng túng khi tìm việc làm. Chúng tôi mong muốn rằng với quyển giáo trình KỸ NĂNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VIỆC LÀM sẽ giúp các bạn trẻ tìm ra được còn đường phù hợp để phát triển bản thân, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội. Chúc các bạn thành công! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 06 năm 2018
  4. KỸ NĂNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VIỆC LÀM 1. HƯỚNG NGHIỆP LÀ GÌ? Hướng nghiệp là hoạt động chọn lựa nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng và nguyện vọng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho địa phương/ xã hội. Hướng nghiệp không chỉ dành cho học sinh Trung học phổ thông mà sinh viên cũng cần phải xác định vị trí cụ thể mình nhắm tới khi ra trường. Ví dụ: Quản trị kinh doanh chỉ là "ngành", phạm vi làm việc sau khi làm việc rất rộng. Nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ngành này làm rất nhiều vị trí cụ thể khác nhau, gọi là các "ngách", hay còn gọi là "vị trí nghề" như: giám đốc điều hành, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng marketing, quản lý thương hiệu, quản lý sản xuất, chuyên viên sales, chuyên viên quản lý dự án, chuyên viên chăm sóc khách hàng... Trong khi các "vị trí nghề" này rất khác nhau và cần có một lộ trình "cá biệt hoá" song song với lộ trình chung đã được nhà trường vạch sẵn. Do đó, từ thời sinh viên, ngoài kiến thức nền của ngành mà bạn phải biết, bạn nên chuyên sâu vào một hoặc vài vị trí nghề nghiệp cụ thể nào đó để thật sự có "tay nghề cao" trong các vị trí này. Đó sẽ là lợi thế cạnh tranh của riêng bạn khi ra trường so với các bạn khác cùng thế hệ.
  5. Sơ đồ: Minh hoạ ngành và ngách trong việc hướng nghiệp * Lưu ý: Ngoài kiến thức và kỹ năng nền của ngành, bạn có thể chọn duy nhất 1 ngách để luyện sâu (một nghề cho chín còn hơn chín nghề). Song song đó, trong xu thế tương lai, một số nghề riêng lẻ sẽ biến đổi thành nghề tích hợp nên sẽ đòi hỏi người lao động phải có "năng lực liên ngành". Nếu nghề bạn đang theo học thuộc nhóm nghề này, thì bạn cần chọn vài ngách (chứ không chỉ một) để luyện thành năng lực liên ngành. Thông thường, kiến thức và kỹ năng chung (của ngành) được thể hiện qua chương trình đào tạo chung cho tất cả các sinh viên theo học ngành đó. Ngoài ra, kiến thức và kỹ năng của vị trí nghề nghiệp cụ thể (ngách) thì thường phải do sinh viên tự thiết kế cụ thể cho riêng mình. 2. VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN KHI HƯỚNG NGHIỆP Có một nguyên lý trong việc quản lý hiệu quả khi làm bất cứ việc gì, gọi là nguyên lý thùng gỗ. Thùng gỗ do nhiều tấm ván ghép lại, nhưng quyết định lượng nước trong thùng lại không phải do tấm ván dài quyết định mà là do tấm ván ngắn nhất. Sinh viên thường vướng phải các "tấm ván ngắn nhất" sau đây khiến cho việc chuẩn bị hành trang việc làm gần như "đổ sông đổ biển": a. Không quan tâm, không nghiêm túc trong việc định hướng nghề nghiệp sẽ làm sau khi ra trường. Từ đó, sẽ dẫn đến sinh viên "3 không": - Không có mục tiêu nghề nghiệp, không biết mình ra trường sẽ làm vị trí cụ thể nào trong lĩnh vực ngành đang theo học.
  6. - Không có danh sách các tiêu chí yêu cầu của nghề nghiệp mà mình cần phải đạt trước khi ra trường. - Không có lộ trình học tập khôn ngoan trong 4 năm đại học để thoả mãn tất cả các tiêu chí yêu cầu nên trên. Đây là cái "không" nghiêm trọng nhất, vì học tập không có chiến lược thì khó mà đạt thành công trong nghề. Việc học diễn ra một cách thiếu tính toán, thiếu tập trung. Việc lựa chọn môn học thiếu chiến lược, chọn môi trường thực tập không theo chiến lược của bản thân, chọn đề tài nghiên cứu & đề tài tốt nghiệp cũng ngẫu nhiên, thiếu định hướng, chọn sách để đọc rất dàn trải hay không nghĩ đến việc tham dự các lớp bồi dưỡng nào thêm bên ngoài, việc đào tạo bản thân không tập trung vào một mũi nhọn chuyên môn/ một mục tiêu vị trí nghề nghiệp cụ thể nào cả. Từ đó, ra trường bị thiếu kỹ năng này, thiếu chuyên môn kia, thiếu chứng chỉ nọ và gấp gáp bổ sung hoặc phải đi học lại, doanh nghiệp phải đào tạo lại. Nhiều sinh viên ngày nay ra trường rồi mới nghĩ đến việc làm nghề gì, xin việc gì, "rải hồ sơ" khắp nơi, ở đâu gọi thì đến phỏng vấn, rớt thì đi nơi khác, đậu thì đi làm thử, làm không hợp thì nghỉ. Do đó, cuộc đời cứ trôi dạt lông bông không có sự tập trung trên một con đường khôn ngoan để nhanh đến đích. b. Không biết tiêu chí của một nghề nghiệp đúng. Từ đó, nhiều sinh viên hay chọn vị trí nghề nghiệp nào dễ "giàu" như: quản lý, kinh doanh... hoặc nhắm tới quá nhiều những vị trí mình cảm thấy thích hoặc hoang mang phân vân giữa quá nhiều lối đi mà không ra quyết định được nên chọn lối đi nào. Đây là những sinh viên thiếu mô hình chọn nghề hay cụ thể là không biết những tiêu chí nào để đưa ra thành một bộ khung "chấm điểm" các hướng đi. c. Bỏ qua khâu khám phá ưu thế bản thân, chưa định vị được năng lực bản thân mà đã quyết định chọn nghề. d. Chưa định hướng mục tiêu cuộc đời, không có ước mơ, không biết mình hứng thú gì. Chọn nghề là một bước đi lớn, tuy nhiên vẫn phải nằm trong con đường chiến lược chung của cả cuộc đời. Ví dụ: nếu cuộc đời bạn thích tự do, nhưng chọn nghề lại chọn công việc ổn định, gắn liền với công sở, mang tính lặp đi lặp lại thì rất dễ tuột năng lượng và dễ bỏ nghề. Ngược lại, nếu thích cuộc đời ổn định nhàn hạ, nhưng lại chọn môi trường công việc phải đi nhiều, mạo hiểm, liên tục phải đổi mới, phải thử thách bản thân... thì sẽ vô cùng khổ sở. e. Chưa tìm hiểu kỹ nghề nghiệp (yêu cầu của nghề, thu nhập, nhu cầu xã hội, điều kiện tuyển dụng...) nhưng đã lựa chọn.
  7. f. Mâu thuẫn với gia đình trong phương án chọn nghề, chọn theo ý muốn của cha mẹ. 3. BA TIÊU CHÍ CỦA MỘT NGHỀ NGHIỆP ĐÚNG Muốn có một nghề nghiệp hợp lý nhất, phải thỏa mãn cả 3 tiêu chí chọn nghề như sau: Một là cái mình giỏi. Đây có thể là thế mạnh chuyên môn do mình rèn luyện, hoặc năng khiếu sẵn có và được mài giũa thêm. Hai là cái mình thích. Đây là cái mình hứng thú làm, mang đến cho mình niềm vui, sự "hưởng thụ" ngay trong quá trình làm việc, giúp mình không còn là làm việc mà thực sự là đang sống theo ý thích. Nhờ sự hứng thú này, mình có động lực để say mê theo đuổi thật sâu tạo ra các thành phẩm cực kỳ công phu. Nhờ sự hứng thú này, mình có động lực để sáng tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công việc. Nhờ sự hứng thú này, mình cảm thấy cuộc sống hạnh phúc khi đi làm, vui vẻ bước đến nơi làm việc. Ba là cơ hội nghề nghiệp. Đây là công việc có nhiều cơ hội tìm việc hoặc có nhiều cơ hội để sinh viên tự tạo việc làm. Những ngành nghề xã hội cần lao động nên dễ có thu nhập tốt hoặc thu nhập ổn định. ---- BÀI TẬP ỨNG DỤNG: a. Bước 1: Từ mô hình trên, bạn hãy liệt kê ra: + Những khả năng mình giỏi + Những điều mình thích trong công việc + Những nhu cầu mà thị trường đang cần
  8. b. Bước 2: Liệt kê ra tất cả những vị trí nghề có vẻ sẽ thoả mãn các tiêu chí bạn vừa liệt kê. c. Bước 3: Chấm điểm từng vị trí nghề theo các tiêu chí đó. + Mỗi tiêu chí có thang điểm từ 0 đến 10. + Tiêu chí nào quan trọng, bạn có thể nhân hệ số 1,5 hoặc hệ số 2 hoặc hệ số 3, tuỳ vào mức quan trọng của tiêu chí đó. + Tiêu chí nào kiên quyết phải có, hoặc tối thiểu phải từ 5 điểm trở lên, hoặc từ bao nhiêu điểm trở lên là tuỳ bạn. d. Bước 4: Tổng kết điểm của tất cả các vị trí nghề và chọn vị trí nghề nào cao điểm nhất. ---- 4. MÔ HÌNH "CÂY NGHỀ NGHIỆP" Bạn có thể sáng tạo ra mô hình chọn lựa nghề nghiệp của riêng mình sao cho phù hợp với thực tế của mình nhất, với thang giá trị của mình nhất. Sau đây là một ví dụ về mô hình "CÂY NGHỀ NGHIỆP", ứng dụng cụ thể hoá từ 3 nhóm tiêu chí đã tìm hiểu ở trên: + Bên dưới các rễ cây là CÁI MÌNH GIỎI (các khả năng) + Bên trái tán lá là CÁI MÌNH THÍCH (các tiêu chí) + Bên phải tán là là CÁI LÀM RA TIỀN (nhu cầu của thị trường lao động/ cơ hội việc làm & mức thu nhập)
  9. Sơ đồ: Mô hình cây nghề nghiệp Ví dụ, một bạn sinh viên học chuyên ngành Quản trị kinh doanh (hoặc marketing, hoặc những ngành tương tự) tự phân tích cây nghề nghiệp của mình như sau: a. Bước 1: + CÁI MÌNH GIỎI: * Khả năng viết lách tốt (do ngày xưa học Văn giỏi, bài viết báo tường thường được khen, hay tham gia các cuộc thi viết và cũng có vài giải nho nhỏ, các bài viết trên facebook thường được nhiều người like & share) * Nhiều ý tưởng (hay nghĩ ra các ý tưởng lạ, ý tưởng điên rồ không giống ai) * Kiến thức marketing (do học ở trường và tự tìm hiểu sâu) * Hiểu tâm lý (hiểu tâm lý sở thích của những người xung quanh, thường được khen là tâm lý)
  10. + CÁI MÌNH THÍCH: * Làm việc trong lĩnh vực quảng cáo * Thời gian tự do * Công việc có thể tự động hoá để bản thân được tự do nhiều hơn, hoặc có thể tái sử dụng sản phẩm để không phải làm việc quá nhiều * Được tự do sáng tạo theo ý tưởng của mình, không bị triệt tiêu sự sáng tạo trong những môi trường bảo thủ; hoặc ít nhất là có thể sáng tạo trong khuôn khổ không quá chật hẹp, chẳng hạn như sáng tạo theo tiêu chí do khách đặt hàng. + CÁI LÀM RA TIỀN: * Lĩnh vực kinh doanh online đang "hot", chẳng hạn như thương mại điện tử, báo online, quảng cáo online... * Thu nhập: Tối thiểu là 15 triệu/ tháng, mục tiêu lý tưởng là đạt 50 triệu/tháng.
  11. Sơ đồ: Ví dụ về mô hình cây nghề nghiệp của một sinh viên đang học trong lĩnh vực kinh doanh b. Bước 2: Liệt kê ra tất cả những vị trí nghề có vẻ sẽ thoả mãn các tiêu chí vừa liệt kê: + Vị trí 1: Giám đốc một công ty quảng cáo (tự khởi nghiệp) + Vị trí 2: Trưởng phòng kinh doanh (điều hành chiến lược kinh doanh/ kế hoạch kinh doanh chung) + Vị trí 3: Chuyên viên quản lý thương hiệu/ hoặc brand manager (đi sâu về brand) + Vị trí 4: Chuyên viên tổ chức sự kiện (sâu vào mảng event) + Vị trí 5: Chuyên viên trong các phòng marketing truyền thống + Vị trí 6: Biên tập viên quảng cáo/ Copywriter chuyên viết kịch bản quảng cáo + Vị trí 7: Chuyên viên viết quảng cáo facebook & chạy quảng cáo trên công cụ facebook ads manager (theo dạng vừa làm cho một công ty quảng cáo – làm theo dự án, vừa nhận làm freelancer) + Vị trí 8: Chuyên viên quảng cáo google adwords c. Bước 3: Chấm điểm từng vị trí nghề theo các tiêu chí đó. + Vị trí 1: 70đ + Vị trí 2: 65đ + Vị trí 3: 60đ + Vị trí 4: 63đ
  12. + Vị trí 5: 71đ + Vị trí 6: 75đ + Vị trí 7: 83đ + Vị trí 8: 77đ (Ghi chú: Số điểm trên là theo đánh giá chủ quan và theo cảm nhận chủ quan của riêng mỗi người. Ở sinh viên khác, kết quả tổng điểm có thể khác.) d. Bước 4: Chọn vị trí nghề nào cao điểm nhất: Vị trí 7: Chuyên viên viết quảng cáo facebook & chạy quảng cáo trên công cụ facebook ads manager Nếu kết quả vị trí 7 là vị trí nghề mà bạn sinh viên này thích nhất, có thể làm tốt và thoả mãn tiêu chí thu nhập thì bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu 3 thứ rất quan trọng: + Một là danh sách các tiêu chí yêu cầu của nghề này (nghề này cần bạn phải có những kiến thức – kỹ năng – phẩm chất – bằng cấp – chứng chỉ - kinh nghiệm nào?) + Hai là lộ trình rèn luyện bản thân để trở thành một chuyên viên viết quảng cáo facebook chuyên nghiệp & chạy quảng cáo trên công cụ facebook ads manager chuyên nghiệp ---- BÀI TẬP ỨNG DỤNG: Hãy lập "Cây nghề nghiệp" để chọn lựa một vị trí công việc cụ thể sau khi ra trường. ----
  13. 5. QUY TRÌNH TỰ HƯỚNG NGHIỆP: Từ các phân tích trên, có thể tóm tắt các việc cần làm để tự hướng nghiệp một cách hiệu quả cho bản thân như sau: Sơ đồ: Quy trình các bước để tự hướng nghiệp ---- BÀI TẬP ỨNG DỤNG: a. Bổ sung những bước còn thiếu để đảm bảo vị trí nghề nghiệp bạn lựa chọn là gần như tối ưu cho bản thân bạn nhất. b. Hãy lập lộ trình công danh để định hướng cho quá trình rèn luyện bản thân, chuẩn bị hành trang việc làm từ giờ cho đến sau khi ra trường.
  14. ---- 6. MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG ĐỂ CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VIỆC LÀM a. Ba mảng lớn cần rèn luyện để chuẩn bị hành trang: Dù bạn chọn bất cứ nghề nghiệp nào đi chăng nữa, hành trang việc làm cũng cần phải có ba mảng lớn như sau: Sơ đồ: Các mảng cần phải sẵn sàng trong hành trang việc làm của sinh viên - Một là: Bạn phải giỏi CHUYÊN MÔN trong nghề nghiệp đó - Hai là: Bạn phải có đủ KỸ NĂNG MỀM cần thiết trong quá trình làm việc - Ba là: Bạn phải rèn luyện các THÁI ĐỘ làm việc sao cho chuyên nghiệp (hay còn gọi là cách phẩm chất nhân cách/ các tính cách) Trong ba mảng trên, mảng thái độ là quan trọng nhất, quyết định đến hai mảng còn lại. Ví dụ 1: Trong quá trình học tập lẫn quá trình làm việc, nếu THÁI ĐỘ của bạn luôn là "hết mình": biểu hiện qua việc rất chăm học, chịu khó đọc sách, chịu khó tập nghiên cứu khoa học, thực tập hết mình, lăn xả ngoài thực tế,... khi còn học
  15. đại học; khi đi làm thì chịu khó học hỏi các anh chị đi trước, học hỏi từ sếp, tự bồi dưỡng bằng các khoá đào tạo bổ sung, siêng năng dự các hội thảo cần thiết, lăn xả trong công việc để trưởng thành... thì bạn sẽ tự động GIỎI CHUYÊN MÔN và ĐỦ KỸ NĂNG MỀM. Ví dụ 2: Khi tuyển dụng, dù bạn có chuyên môn giỏi, kỹ năng tốt, tuy nhiên thái độ kiêu kỳ, khó chịu, đòi hỏi yêu sách quá đáng... thì nhà tuyển dụng cũng không bao giờ dám tuyển. Ví dụ 3: Khi làm việc, dù bạn có chuyên môn giỏi, kỹ năng tốt, tuy nhiên thái độ lười biếng, ngại khó, thiếu ý thức, văn hoá cá nhân không hoà nhập với văn hoá chung của doanh nghiệp, thiếu trung thực, trộm cắp dữ liệu hoặc tài sản của công ty... thì chắc chắn sẽ rất nhanh chóng bị đào thải ra khỏi doanh nghiệp đó. ---- BÀI TẬP ỨNG DỤNG: Hãy cấu trúc lại lộ trình công danh của bạn theo 3 mảng trên để định hướng cho quá trình rèn luyện bản thân, chuẩn bị hành trang việc làm. ---- b. Các hoạt động rèn luyện 3 mảng lớn trong hành trang việc làm: Sau đây là danh sách gợi ý 15 hoạt động thời sinh viên phải trải qua để rèn luyện bản thân đủ cả 3 mảng nêu trên:
  16. c. Lưu ý về phương pháp học đại học để chuẩn bị tốt cho hành trang việc làm: - Sau đây là một số sự khác biệt chủ yếu khi học THPT và Đại học mà sinh viên cần biết để thay đổi tâm thế học tập của mình:
  17. Sơ đồ: So sánh một số điểm khác nhau giữa bậc THPT và bậc đại học Trong đó, sinh viên cần nhớ, khi học đại học: + Học là để đi làm, vì vậy, học phải gắn liền với thực hành, làm bài tập, áp dụng vào thực tế, đi thực tập, đi làm thêm một số việc liên quan đến vị trí tương lai (thậm chí làm không công) để có cơ hội áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế. + Khi sang đại học, sinh viên phải chuyển từ "bộ rễ chùm" khá nông của thời THPT sang 3 chiếc "rễ cọc" cắm sâu vào 3 đối tượng để hút kinh nghiệm làm việc cho mình: Giảng viên – Sách – Thực tế. Ba nguồn trên là tương đương nhau, giảng viên sẽ đúc kết những kinh nghiệm tinh hoa để bạn rút ngắn quá trình mày mò học tập, sách sẽ mở rộng trí tuệ của bạn thông qua trí tuệ của người viết, thực tế là nơi bạn sẽ làm việc trong tương lai nên sẽ có những kinh nghiệm sát với thực tế nhất. + Bước sang thời đại học, giảng viên chỉ là phụ, tự học với lộ trình mình lập ra là chính. Do đó, lộ trình này cần lập một cách kỹ càng, khôn ngoan, có chiến lược, được thầy cô hướng dẫn, được những người hành nghề thực tế góp ý, phản biện. + Các kỳ thi chỉ là dịp để bạn tự đánh giá lại xem mình đã đạt được mục tiêu của môn học hay chưa. Đừng xem điểm số là mục tiêu của việc học, chính kiến thức – thái độ - kỹ năng ẩn hàm trong môn học đó mới là mục tiêu thực sự. + Tóm lại, học đại học, bạn phải ở vai trò hoàn toàn chủ động: 1. Chủ động khám phá bản thân 2. Chủ động khám phá các vị trí nghề nghiệp 3. Chủ động chọn mục tiêu nghề nghiệp cụ thể 4. Chủ động tìm hiểu yêu cầu trong nghề đó 5. Chủ động lập lộ trình nghề nghiệp, trong đó có lộ trình học tập cho 4 năm đại học & lộ trình tự học để nâng cấp bản thân sau khi ra trường 6. Chủ động thực hiện lộ trình, kế hoạch đã lập 7. Chủ động kiểm tra đánh giá bản thân, chủ động bù khuyết Chính bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cho hành trang việc làm của chính mình, nghề nghiệp của chính mình, cuộc đời của chính mình chứ không phải là giảng viên. - Sau đây là quy trình học tập của một sinh viên thất bại để bạn rút kinh nghiệm:
  18. Sơ đồ: Các bước học tập của một sinh viên thất bại - Sau đây là quy trình học tập của các sinh viên thành công để bạn tham khảo và tiến hành: Sơ đồ: Các bước học tập của một sinh viên thành công + Bước 1: Tìm hiểu mục tiêu của môn học trước khi học môn đó. Bạn phải biết: Môn này học để làm gì? Môn này ứng dụng gì cho quá trình đi làm? Môn này tôi cần tiếp thu kiến thức nào – hình thành kỹ năng nào – rèn luyện thái độ nào?
  19. + Bước 2: Tìm các sách liên quan đến mục tiêu của môn học đó để đọc, đây mới là khâu học chính. Cuộc sống sinh viên của bạn phải trải qua đa phần ở thư viện. + Bước 3: Lên lớp nghe giảng, thực hành các bài tập giả định mô phỏng những bài tập bạn sẽ giải quyết thực tế trong quá trình đi làm. Lưu ý: khi lên lớp, phải đặt câu hỏi để khai thác kinh nghiệm của thầy cô, đừng chỉ nghe đơn thuần. Để có câu hỏi khai thác thầy cô, bạn phải tiến hành Bước 1 & Bước 2 từ trước thì trong kho nhận thức mới có dữ liệu hay thắc mắc để đặt câu hỏi. + Bước 4: Tìm cách để tiếp cận với thực tế càng sớm càng tốt, để trả lời 4 câu hỏi sau: "Thực tế nó ra sao? Có khớp với cái mình học không? Mình có thể áp dụng những điều đã học vào thực tế? Mình cần phải học thêm nội dung nào để thích nghi được với thực tế này khi ra trường?". Bạn có thể tham khảo các hình thức tiếp cận thực tế sau: * Cách 1: Xin làm trợ lý (không công) cho một người đang hành nghề thực sự * Cách 2: Xin thực tập (không công) cho một cơ sở hành nghề/ công ty/ xí nghiệp * Cách 3: Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài phải mang tính ứng dụng vào thực tiễn. Thông qua đề tài nghiên cứu, bạn có thể làm thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm ngoài thực tế, xin vào công ty/ xí nghiệp để tham quan khảo sát và nghiên cứu, phỏng vấn các chuyên gia trong nghề. + Cách 4: Đi thực tập, thực tế theo kế hoạch và bố trí của trường. + Cách 5: Tham gia các hội thảo khoa học có những người đang hành nghề báo cáo. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG CÁCH MẠNG 4.0 & DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC NGÀNH TRỌNG ĐIỂM Giai đoạn 2018 - 2020 đến 2025
nguon tai.lieu . vn