Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP NGHỀ: CÔNG TÁC XàHỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:    /QĐ­TCĐCGNB ngày…….tháng….năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
  2. Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể  được phép dùng  nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành  mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giao tiếp là hoạt động mang tính quy luật của con người. Qua giao tiếp  con người tăng   khả  năng nhận thức và tăng hiểu biết lẫn nhau.  Nhờ đó, tâm lý, ý thức con người cũng  được  phát triển.  ết trin
  3.   Giáo trình  Kỹ  năng giao tiếp  được biên soạn theo chương trình dạy nghề  trình độ  Cao  đẳng  nghề  Công tác xã hội của Trường Cao đẳng Cơ  giới Ninh Bình.  Môn học sẽ  cung cấp  những kiến thức cơ bản, nền tảng về kỹ năng giao tiếp cần thiết cho sinh viên để  sau này ứng   dụng trong thực tế nghề công tác xã hội của mình.  Môn học gồm 4 bài:  Bài 1. Khái quát chung về giao tiếp  Bài 2. Thực hành các kỹ năng giao tiếp cơ bản   Bài 3. Giao tiếp trực tiếp  Bài 4. Giao tiếp gián tiếp    Giáo trình được biên soạn trên cơ  sở  tham khảo và sử  dụng tài liệu của một số  giảng   viên, nhà nghiên cứu về  Kỹ năng giao tiếp  ở  Việt Nam và trên thế giới. Giáo trình này đã được  Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt. Là giáo trình được biên soạn lần đầu tại Trường, do đó không tránh khỏi những thiếu sót,  chúng tôi mong nhận được sự  đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và bạn đọc để  giáo trình   ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!                              Ninh Bình, ngày…....tháng…...năm 2018 Tham gia biên soạn: 1. Đỗ Thị Thu Hằng                                                              2. Nguyễn Thị Lành MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Kỹ năng giao tiếp Mã mô đun: MĐ 10 Vị trí, tính chất, vai trò và ý nghĩa của mô đun:
  4. ­ Vị trí mô đun: Kỹ năng giao tiếp là mô đun chuyên môn quan trọng của chương trình đạo tạo   công tác xã hội. Mô đun này được tổ chức dạy trước các mô đun, môn học chuyên môn nghề.  ­ Tính chất của mô đun: Là mô đun đào tạo cơ sở bắt buộc. Mục tiêu của mô đun: ­ Về kiến thức + Trình bày được khái niệm, mục đích, chức năng của giao tiếp, xác định được vai trò,  nguyên tắc của giao tiếp, phân biệt được các phong cách giao tiếp; + Trình bày và vận dụng các kỹ năng giao tiếp trong công tác xã hội. ­ Về kỹ năng: + Vận dụng các kỹ năng giao tiếp c ơ  bản và chuyên nghiệp vào thực tế cuộc sống bản   thân và hướng dẫn, tập huấn cho các đối tượng; + Thực hành tiến trình giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp vào các tình huống cụ  thể; + Vận dụng các kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tế. ­ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  + Tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp + Tích cực vận dụng các kiến thức về giao tiếp vào công việc và cuộc sống. + Rèn luyện được sự tự  tin trong cuộc sống, giao tiếp đúng mực, luôn chủ  động và tích  cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống + Có ý thức tự học, chăm chỉ, tích cực nghiên cứu bổ sung kiến thức theo yêu cầu công   việc  Nội dung của mô đun: BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP Mã bài: MĐ 10_B01 Mục tiêu: ­ Kiến thức: + Trình bày được khái niệm, mục đích, chức năng của giao tiếp, xác định được vai trò,  nguyên tắc của giao tiếp; + Phân biệt được các phong cách trong giao tiếp. ­ Kỹ năng: Vận dụng linh hoạt các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong công tác xã hội. ­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức tự học, chăm chỉ tích cực nghiên cứu bổ sung kiến thức + Tự tin trong giao tiếp, rèn luyện sự tôn trọng trong giao tiếp. ết trin
  5. Nội dung chính: 1. Khái niệm giao tiếp 1.1. Định nghĩa và bản chất của giao tiếp Giao tiếp xã hội là một hiện tượng xã hội, là một mặt của sự tồn tại của cuộc sống xã hội  và là cơ  sở, nền tảng để  các hoạt động xã hội, các mối quan hệ  của con người diễn ra trên  đó.Giao tiếp là một dạng thức cơ bản của hành vi con người. Giao tiếp có tầm quan trọng đặc  biệt đối với đời sống con người. Hiệu quả  của giao tiếp  ảnh hưởng lớn đến hiệu quả  hoạt   động. Do vậy, giao tiếp được nhiều ngành khoa học đề cập và nghiên cứu như tâm lý học, điều   khiển học, ngôn ngữ  học, văn hóa học... Trong đó, tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học xã hội là   ngành khoa học nghiên cứu sâu nhất, cơ  bản nhất về  giao tiếp. Giao tiếp là đối tượng nghiên  cứu của ngành khoa học cho nên có rất nhiều định nghĩa về  giao tiếp và mỗi định nghĩa nhấn  mạnh những mặt khác nhau của giao tiếp Nhà tâm lý học người Mỹ Cooley định nghĩa: Giao tiếp như là một cơ chế cho các mối liên  hệ của con người tồn tại và phát triển. Nhà tâm lý học Xô viết A. A. Leonchiev đưa ra định nghĩa: Giao tiếp là một hệ  thống   những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác  trong hoạt động tập thể, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và   sử dụng phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ.    Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện trong cuốn từ điển tâm lý học định nghĩa: Giao tiếp là sự trao  đổi giữa người và người thông qua ngôn ngữ nói, viết,cử chỉ.        Ts. PGS. Ngô Công Hoàn trong cuốn Giao tiếp sư phạm định nghĩa: Giao tiếp là hình thức  đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý   và được biểu hiện ở các trao đổi thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại. Mỗi định nghĩa trên đều đã theo một quan điểm và quan tâm đến các khía cạnh cuả  giao  tiếp xã hội.Tuy nhiên các định nghĩa này đều nêu ra những nét chung và cơ bản sau của giao tiếp: ­ Nói đến giao tiếp là nói tới sự tiếp xúc, quan hệ tương tác giữa người với người bị quy  định bởi xã hội. ­ Nói tới giao tiếp là nói đến sự  trao đổi, chia sẻ  thong tin, tư  tưởng, tình cảm bằng các   phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ. Từ việc phân tích các định nghĩa trên có thể khái quát lại như sau: giao tiếp là quá trình tiếp   xúc, trao đổi thông tin, suy nghĩ, cảm xúc…giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử  chỉ,   điệu bộ… Giao tiếp là một quá trình phức tạp và nhiều mặt. Vì vậy, có thể nghiên cứu giao tiếp như  là quá trình tác động qua lại của các cá thể, cũng như quá trình thông tin, thái độ của người với   người, quá trình ảnh hưởng lẫn nhau của họ và là quá trình gây cảm xúc và hiểu biết lẫn nhau.
  6. 1.2. Mục đích, yếu tố trong giao tiếp 1.3. Chức năng của giao tiếp 1.3.1. Chức năng thông tin  Chức năng này bao quát tất cả các quá trình truyền và nhận thông tin. Chức năng này chính  là thực hiện mục đích giao tiếp (truyền, nhận thông tin và xử lý thông tin ở cả hai phía chủ thể­  đối tượng giao tiếp). Nội dung thông báo có thể  là những hiện tượng trong đời sống sinh hoạt   hàng ngày, những vấn đề  thời sự,những tri thức mới trong các lĩnh vực khoa học. NộI dung   thông tin cũng có thể là suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc, thái độ. Trong quá trình giao tiếp người này thông báo cho người kia về vấn đề gì đó và đồng thời  biểu lộ thái độ, quan điểm của mình về  vấn đề  này và cũng lại thu nhận được, biết được thái   độ quan điểm, phản ứng của người đối thoại về vấn đề đó. Sự  thông báo truyền thông tin được thực hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn   ngữ  (cử  chỉ, điệu bộ, nét mặt, tư  thế…). Để  giao tiếp được dễ  dàng cả  người phát và người   nhận phải có chung hệ thống mã hoá và giải mã thông tin và cả  hai phía đều là những chủ  thể  tích cực luôn đổi vai trò cho nhau tạo nên sự liên hệ ngược lại. 1.3.2. Chức năng nhận thức Cá nhân ý thức được mục đích giao tiếp, nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao tiếp,  phương tiện giao tiếp; ngoài ra còn có thể hiểu đặc trưng được của giao tiếp là khả  năng nhận   thức và hiểu biết lẫn nhau của các chủ  thể  giao tiếp, nhờ  đó tâm lý, ý thức con người không   ngừng được phát triển. Nếu không giao tiếp với những người xung quanh, đứa trẻ  không nhận   thức được. Giao tiếp giúp con người nhận thức về sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, về  người khác, về chính bản thân mình thông qua quá trình tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin.  Giao tiếp giúp con người mở  rộng tầm hiểu biết, nâng cao kiến thức, kỹ  năng của mình  trong mọi lĩnh vực khoa học. Khả  năng nhận thức trong giao tiếp phụ  thuộc vào khả  năng huy động các giác quan để  phản ánh, vào óc phán đoán, suy nghĩ khái quát hoá, trừu tượng hoá các thông tin đã thu được và   đặc biệt phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân. 1.3.3. Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành động Thông qua giao tiếp, cá nhân không chỉ có khả năng điều chỉnh hành vi của mình mà còn có   thể  điều chỉnh hành vi của người khác. Chức năng này chỉ  có ở  người với sự  tham gia của quá   trình nhận thức, của ý chí và tình cảm. Khi tiếp xúc, trao đổi thông tin với nhau, các chủ thể giao   tiếp đã hoặc đang ý thức được mục đích, nội dung giao tiếp, thậm chí còn có thể dự đoán được   kết quả  đạt được sau quá trình giao tiếp. Nhằm đạt được mục đích mong muốn, các chủ  thể  thường linh hoạt tuỳ  theo tình huống thời cơ  mà lựa chọn, thay đổi cách thức hoặc phương  hướng, phương tiện giao tiếp sao cho phù hợp. Chức năng này thể hiện khả năng thích nghi lẫn   nhau của các chủ thể giao tiếp, ngoài ra nó còn thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt của các phẩm   ết trin
  7. chất tâm lý cá nhân trong giao tiếp. Hơn thế nữa, chức năng này còn thể hiện vai trò tích cực của   các chủ thể giao tiếp trong quá trình giao tiếp, điều này chỉ có được trong giao tiếp xã hội. Giao tiếp bao giờ  cũng là một quá trình tiếp xúc có mục đích, nội dung, đối tượng và  nhiệm vụ  cụ  thể. Do đó trong giao tiếp cá nhân (chủ  thể  giao tiếp) cần lựa chọn cách thức và   phương tiện giao tiếp để phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp. Mục tiêu của giao tiếp là  làm thay đổi nhận thức, thái độ  và hành vi của con người. Do vậy có thể  nói giao tiếp là quá   trình điều khiển. Trước hết giao tiếp điều khiển chính bản thân chủ thể  giao tiếp. Khi giao tiếp với người   khác, cá nhân (chủ  thể) phải lựa chọn, điều chỉnh hành vi, cử chỉ, điệu bộ… của mình sao cho   phù hợp với nội dung, đối tượng giao tiếp, môi trường giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. Mặt khác  khi giao tiếp cá nhân lại phải ứng xử thế nào để làm cho đối tượng cùng nhận thức được, cùng   cảm nhận và hiểu được mình   (hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, suy nghĩ… của mình). Đó  chính là quá trình điều khiển, điều chỉnh sự  nhận thức, thái độ  và hành vi của đối tượng theo   mục đích của chủ thể giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp các cá nhân nhận được những phản hồi từ  người khác và từ  đó  điều chỉnh hành vi  ứng xử của mình cho phù hợp với tình huống. Việc điều chỉnh hành vi giúp  các cá nhân thích nghi lẫn nhau, thích nghi với hoàn cảnh, giúp cá nhân tự  hoàn thiện những   phẩm chất nhân cách của mình. Trong giao tiếp nhóm, các chuẩn mực xã hội, các nguyên tắc nhóm được thể  hiện qua các  hiện tượng tâm lý xã hội như bắt chước, lây lan, thuyết phục, ám thị, do đó mỗi cá nhân học hỏi   hành vi và xã hội hoá chính bản thân mình.   Ngoài các chức năng trên chúng ta có thể  tham khảo thêm cách phân loại chức năng mang  tính chát cụ  thể  hơn của nhà tâm lý học Xô Viết A. Karencô. Ông đã phân các chức năng của   giao tiếp thành các chức năng cụ thể sau: Chức năng tiếp xúc: giao tiếp là nền tảng cho mối quan hệ tiếp xúc người­người, tạo tâm   thế sẵn sàng trao đổi và tiếp nhận thông tin.   Chức năng thông báo: đó chính là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ, cảm  xúc… giữa các chủ thể giao tiếp. Chức năng thúc đẩy tính tích cực của các chủ thể cùng giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp  các cá nhân không chỉ trao đổi thông tin một cách thụ  động mà còn tích cực, chủ  động trao đổi   thông tin. Chức năng phối hợp cộng tác: quá trình giao tiếp giúp các cá nhân định hướng, tìm hiểu lẫn   nhau và đi đến sự nhất trí, cộng tác trong hoạt động. Chức năng giúp các cá nhân nhận thức lẫn nhau và hiểu biết lẫn nhau. Chức năng biểu cảm: Biểu lộ và trao đổi cảm xúc cho nhau trong giao tiếp. Chức năng thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các đối tác.
  8. Chức năng gây tác động (đến tri thức, tình cảm và toàn bộ nhân cách) ảnh hưởng lẫn nhau,  làm thay đổi hành vi, tâm trạng và thái độ của nhau, cũng như các xu hướng nhân cách. 2. Nguyên tắc của giao tiếp 2.1. Chấp nhận thế giới quan của người khác Khiêm tốn không tự  cao tự  đại.Tạo sự  bình đẳng, tạo điều kiện để  đối tượng được bộc   lộ, thể hiện nhu cầu, mong muốn, thái độ. Không áp đặt, lấn át họ. Lắng nghe họ, không cắt ngang, không tỏ thái độ  chống đối, thù địch ngay cả  khi họ  có ý  kiến trái ngược với ý kiến của mình. Trang phục lịch sự, hài hoà, phù hợp hoàn cảnh. Trang phục có ý nghĩa lớn trong việc gây   ấn tượng ban đầu và cho cả mối quan hệ tiếp theo, tỏ sự tôn trọng đối tượng giao tiếp, bởi vậy  người đời có câu: “Gặp nhau nhìn quần áo, tiễn nhau nhìn tâm hồn” Cách sử dụng ngôn ngữ mang tính văn hoá, nhẹ nhàng từ tốn, không xúc phạm, không mỉa  mai cạnh khoé hách dịch.  Hành vi, cử chỉ lịch thiệp có văn hoá. Tránh những hành vi thô thiển, lơ đãng không chú ý  đến đối tượng như  mắt liếc ngang liếc dọc, hay nhìn đi chỗ  khác, không để  ý đến người nói,   mắt luôn nhìn đồng hồ, khi nói chuyện tỏ ra nhăn nhó, khó chịu. Kính trọng, thừa nhận những điểm mạnh, chấp nhận điểm tồn tại của đối tượng. Muốn  được tôn trọng là nhu cầu cấp cao của con người. Chẳng ai muốn mình bị  xúc phạm. Phải tôn   trọng con người ngay cả khi họ mắc khuyết điểm. Đứng trước một lỗi lầm nhỏ nhặt, ta nên có  đầu óc hài hước, đứng trước một lỗi lầm nghiêm trọng, ta cần sự tỉnh táo. Biết kiềm chế  cảm xúc. Chỉ  rõ khuyết điểm của con người nhưng luôn giữ  thái độ  tôn  trong người đó.  * Nguyên  tắc này còn thể hiện ở sự chấp nhận nhau, chấp nhận hoàn cảnh của nhau  Chấp nhận cả những điểm mạnh cũng như điểm tồn tại của đối tác Mỗi người một hoàn cảnh, có lúc sung sướng, lúc đau khổ, có lúc may mắn, lúc hoạn nạn   khó khăn do vậy cần chấp nhận nhau cả lúc vui lẫn lúc khổ, cả khi hạnh phúc lẫn khi hoạn nạn   khó khăn, cả lúc khoẻ cũng như lúc yếu.Có như vậy mới tạo được mối quan hệ có chiều sâu và   bền vững.  *Sống“mình vì mọi người, mọi người vì mình”  Đó là cách sống, giao tiếp biết người, biết ta, không ích kỷ, không chỉ  biết lợi ích riêng   của mình, phải biết quan tâm đến người khác, không sống theo kiểu cá lớn nuốt cá bé, không áp  chế  người dưới tranh phần lợi về  mình, không lấn át vi phạm quyền lợi của người khác, biết   cách sống trong tập thể. Các nguyên tắc giao tiếp như  tôn trọng, chấp nhận, lắng nghe đối tượng cũng là những   nguyên hành động của nhân viên xã hội trong hoạt động của mình. Thực hiện tốt những nguyên   tắc đó nhân viên xã hội sẽ đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp với đối tượng, cũng như trong  việc hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề.  ết trin
  9. *Kiên nhẫn và biết chờ đợi: Sự chờ đợi giúp cho đôi bên hiểu nhau và nhận thức đúng về vấn đề cần giao tiếp. Không   nên nôn nóng, vội vàng kết luận về khía cạnh nào đó về đối tượng  khi chưa có đầy đủ căn cứ.   Bởi vì nếu đó là đánh giá tiêu cực  thì nó sẽ gây ảnh hưởng không thuận lợi cho cả quá trình giao   tiếp về sau. Sự chờ đợi chính là tạo ra thời gian để các bên hiểu nhau và hoà nhập với nhau. 2.2. Nói rõ ràng, chính xác  Thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng, chuẩn xác, tránh dùng những từ  ngữ  (hoặc   những cách mã hóa khác) mập mờ, có thể hiểu hai, ba cách khác nhau. Thông tin truyền đạt càng rõ ràng, dễ  hiểu thì càng giảm thiểu được những rủi ro trong  giao tiếp, hiệu quả giao tiếp càng cao. Thông tin truyền đạt phải chính xác là nguyên tắc quan trọng để  đảm bảo cho giao tiếp  thành công.Thực tế đã chứng minh rằng: “Thông điệp càng chính xá thì giao tiếp càng đạt hiệu  quả cao. “ Chính xác” ở đây bao hàm cả việc dùng từ ngữ, nêu sự kiện chính xác, nêu con số chính   xác và chính xác cả về khả năng thực hiện lời cam kết của mình. 2.3. Vui vẻ trong giao tiếp Cởi mở là sự bộc lộ bản thân mình với người khác.  Theo Sidney: cởi mở nghĩa là vén màn bí mật, làm cho rõ ràng, hoặc bộc lộ mình.  Tự  cởi mở là hành động bộc lộ mình để  người khác có thể  hiểu được mình. Cá nhân có   thể chia sẻ những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc, tâm trạng của mình với người khác, chia sẻ niềm   tin, giá trị, những kinh nghiệm của mình, kể  cả  những cảm xúc tiêu cực như  tức giận,  ấm  ức,   những nỗi đau khổ, những điều thầm kín của mình với người khác. Đối với nhiều người cởi mở  không phải là điều dễ  dàng, mà là điều đáng sợ, sợ  bị  chê  cười, bị  khước từ, bị  cho là ngớ  ngẩn. Do mặc cảm, có người che dấu ý nghĩ, cảm xúc của   mình, tránh né đối thoại. Họ tự che dấu mình bằng cách quan hệ sáo rỗng, hình thức, bề ngoài.   Chính điều này dẫn tới sự cô đơn và ngày càng tách rời họ với xung quanh.  Sự  cởi mở  bản thân là khả  năng nói về  mình trung thực , đầy đủ  và cần thiết cho một   cuộc giao tiếp có hiệu quả. Mỗi cá nhân không thể  giao tiếp một cách thực sự với người khác   hoặc biết về người khác trừ phi anh ta có khả năng cởi mở bản thân. Cửa sổ Johari:   Đây khái là niệm do hai tác giả Joseph Luft và Harry Ingham xây dựng giúp làm sáng tỏ  sự tác động qua lại giữa tự cởi mở và phản hồi một cách xây dựng, qua đó  xác định mức độ cởi   mở của cá nhân.         Cửa sổ   gồm 4 ô, tượng trưng cho 4 vùng: Mình biết                 Mình không biết
  10. Người khác biết Vùng mù (2) Người khác không biết Vùng che dấu (3) Vùng không biết (4)          Vùng 1: vùng mở, là vùng  chứa   đựng   những   thông   tin   về   cá  nhân mà bản thân họ và ngườI khác cùng biết ( ví dụ : tên tuổi, học vị, vị trí xã hội…)     Vùng 2: vùng mù, là vùng chứa đựng những thông tin chính bản thân cá nhân không biết  mà người khác lại biết về  họ  ( ví dụ: những thói quen, tật xấu như  khi nói nhướn mắt, quơ  tay…)   Vùng 3: vùng che dấu, là vùng gồm những thông tin mà chỉ  cá nhân biết, người khác   không biết, có thể  do cá nhân chưa muốn bộc lộ  hoặc chưa có dịp bộc lộ  hoặc thực sự  muốn   giữ kín ( ví dụ những cảm giác của bản thân…) Vùng 4: vùng không biết, là vùng bao gồm những thông tin mà cả cá nhân lẫn người khác đều  không biết đến ( ví dụ tiềm năng nào đó của cá nhân chưa được phát hiện) Ranh giới của các vùng này không cố định, chúng có thể thay đổi (  được mở  rộng hoặc  thu nhỏ) trong quá trình giao tiếp. Vào giai đoạn đầu của mối quan hệ vùng mở  ( vùng 1) thường nhỏ  hơn các vùng khác,   trong tiến trình giao tiếp thông qua sự cởi mở, bộc lộ của chủ thể giao tiếp và sự phản hồi của   đối tượng giao tiếp thì vùng mở  của cá nhân ngày càng được mở  rộng, còn các vùng khác thu  hẹp lại.   Có những điều mà chính bản thân cá nhân không biết ( vùng mù), qua giao tiếp với   người khác họ mới được biết thêm thông tin về mình, hiểu thêm về mình cho nên vùng mù nhỏ  đi và vùng mở lớn thêm. Tuy nhiên, vùng mở dù có ngày một rộng ra nhưng không bao giờ chiếm   hết các vùng khác bởi mỗi người đều phải giữ những điều riêng tư nhất của mình. Đặc điểm của cởi mở: Cởi mở là nhu cầu của mọi người, đó là nhu cầu được chia sẻ, được giải toả tâm lý, và   là nhu cầu giao tiếp.  Cởi mở chính là sự tin tưởng của chủ thể giao tiếp vào những người khác và   sẵn sàng   bộc lộ chia sẻ với họ về ý tưởng, cảm xúc, kinh nghiệm của mình. Khái niệm bản thân tiêu cực làm cản trở sự cởi mở của cá nhân. Do mặc cảm, thiếu tự  tin họ không dám nói lên ý kiến riêng, sợ bị chê cười. Họ che dấu những suy nghĩ, cảm xúc thật  của mình, và tìm cách xây dựng bức tường ngăn cách để  không cho mọi người nhìn thấy được   mình là người thế nào. Người như thế rất khó tạo lập mối quan hệ hài hoà với người khác.       Người ta cởi mở  và trở  nên dễ  dàng giao tiếp hơn khi người ta chấp nhận người mà   mình đang giao tiếp, tôn trọng nhân cách của họ, chấp nhận những điểm tốt cũng như  nhược  điểm ở họ. Mặt khác khi ta cởi mở người khác cũng dễ dàng cởi mở với ta. ết trin
  11.  Để cởi mở cần phải hiểu về mình và chấp nhận mình. Việc chấp nhận bản thân giúp ta   không còn mặc cảm, không cố  che dấu về  mình, dám nhìn thẳng vào thực tế  của mình, điểm  yếu, hoàn cảnh của mình. Chính vì vậy ta cảm thấy thoải mái, tự  tin với chính bản thân, với   những tình huống giao tiếp và sẵn sàng hợp tác chia sẻ  với người khác mà không sợ  bị  người  khác phát hiện ra điểm yếu của mình.       Nguyên tắc này còn thể hiện sự có thiện chí trong giao tiếp  Hãy luôn tin tưởng và có suy nghĩ tích, cực tốt đẹp về đối tượng, từ  đó tạo tiền đề  cho   việc tạo lập mối quan hệ thiện cảm để hợp tác (tránh yêu nên tốt, ghét nên xấu). Không cố chấp   với những khuyết điểm, tồn tại của đối tượng giao tiếp. Thành thật, chân thành và cởi mở trong giao tiếp, không nghi ngờ, định kiến Không sử dụng giao tiếp phục vụ cho lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho đối tác. Không tính hơn thiệt, không ghen tị với thành tích của người khác, không chế giễu, cười  chê thất bại của người khác. 2.4. Thấu cảm trong giao tiếp   Muốn giao tiếp đạt hiệu quả, ngoài việc có kiến thức về mục đích ,nội dung, hình thức,  phương tiện giao tiếp ta còn cần phải nắm được các nguyên tắc giao tiếp cơ  bản. Từ  những   kinh nghiệm đối nhân xử thế của nhiều người, người ta đã rút ra một số nguyên tắc mang tính “  chỉ nam” trong quan hệ giao tiếp ứng xử nhằm giúp cho giao tiếp có hiệu quả. Thực hiện những   nguyên tắc này có nghĩa là mọi hành vi hoạt động giao tiếp của con người cần được ý thức đầy   đủ, có định hướng rõ ràng. Nguyên tắc giao tiếp là những yêu cầu mang tính chỉ đạo, định hướng cho hành vi, ứng xử,  thái độ trong quá trình trao đổi, tiếp xúc của các chủ thể giao tiếp nhằm đảm bảo hiệu quả của   quá trình giao tiếp.    Thấu cảm là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong giao tiếp Nghệ thuật thấu   cảm là xác định được, hiểu được quan điểm và tình cảm của người khác. Qua sự thấu cảm, ta   có thể  đánh giá cao cảm xúc của người khác mà không quá bị   ảnh hưởng tình cảm làm  ảnh   hưởng đến việc đánh giá của ta. Thấu cảm sẽ mở rộng tính nhân bản của bạn, mở mang sự hiểu biết của bạn, truyền cho   bạn sự  bao dung và tính kiên trì, lòng thương và tính vị  tha trong công việc của bạn. Chúng ta  cầncân nhắc kỹ câu tục ngữ sau: “Đừng đánh giá một người chừng nào bạn chưa hiểu rõ về bản thân anh ta”.  Trong cuộc sống mỗi người đều có kinh nghiệm, nhu cầu, mong muốn riêng, lợi ích riêng, quan   điểm riêng. Nếu ai cũng muốn làm theo cách nghĩ riêng của mình sẽ  không có sự  hợp tác. Do   vậy cần gạt bỏ  những điểm riêng tư  có thể  được để  tìm lấy điểm chung cùng giao tiếp, cùng   hợp tác.
  12. 3. Các hình thức và phong cách giao tiếp 3.1. Hình thức giao tiếp Có nhiều cách phân loại giao tiếp và dựa vào các tiêu chí khác nhau: 3.1.1. Căn cứ vào tính chất tiếp xúc ­ Giao tiếp trực tiếp Trong loại hình giao tiếp này các cá nhân tham gia vào quá trình giao tiếp, đối thoại trực  tiếp với nhau, mặt đối mặt, xảy ra trong cùng một khoảng không gian và thời gian nhất định, có   sự tham gia của ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ biểu cảm: nét mặt, giọng nói, ánh mắt. Giao tiếp trực tiếp diễn ra theo hai hình thức đối thoại và độc thoại. Đối thoại  là khi các cá nhân trò chuyện, phỏng vấn, bàn luận, trao đổi trực tiếp với nhau.   Trong hình thức giao tiếp này có sự thay đổi mối quan hệ chủ thể ­ khách thể, thay đổi vị trí của   các cá nhân giao tiếp. Độc thoại là khi chỉ có một người nói mà không có sự đáp lại của những người khác như  diễn thuyết, giảng bài. ­ Giao tiếp gián tiếp Giao tiếp gián tiếp là giao tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện trung gian như  điện thoại, thư tín, sách báo, tivi. Trong thời đại hiện nay, giao tiếp gián tiếp thuận lợi, nhanh chóng và đỡ mất thời gian so   cới giao tiếp trực tiếp. Tuy vậy, giao tiếp gián tiếp ít sinh động hơn và phải tuân theo những yêu  cầu nhất định của ngôn ngữ  nói và viết, cũng như  sự  phụ  thuộc vào điều kiện máy móc kỹ  thuật.Trong giao tiếp gián tiếp vai trò của các kênh phi ngôn ngữ không được phát huy. 3.1.2. Căn cứ vào mục đích của giao tiếp ­ Giao tiếp chính thức:  là giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm hoặc giữa các  nhóm chính thức (cơ  quan, công sở) được thực hiện theo các nghi lễ  nhất định, được quy định   bởi cac chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật. Trong giao tiếp chính thức nội dung thông báo rõ ràng,   khúc triết, ngôn ngữ  đóng vai trò chủ  đạo, thể  hiện  ở các hình thức như  hội họp, bàn luận, ký   kết. ­ Giao tiếp không chính thức: hình thức giao tiếp này thường nhằm thỏa mãn nhu cầu tiếp  xúc, giải trí, nên bầu không khí trong giao tiếp mang tính chất than mật, gần gũi có sự hiểu biết   lẫn nhau. 3.1.3. Căn cứ vào các thành phần tham gia vào giao tiếp ­ Giao tiếp song đôi là giao tiếp trong đó chủ thể và đối tượng là hai cá nhân tiếp xúc với   nhau. Đây là hình thức giao tiếp cơ bản của con người trong đời sống hàng ngày  Loại giao tiếp  này thể hiện rõ nhất trong giao tiếp thuộc quan hệ gia đình, vợ chồng, con cái, trong quan hệ bạn  bè hay tình yêu đôi lứa… ết trin
  13. Giao tiếp song đôi khi mang tính chất công việc thường diễn ra nhanh gọn và dễ đạt hiệu   quả  cao do có sự  tham gia của nhiều kênh thông tin và có sự  phản hồi tức thời, nghi thức giao  tiếp giản dị, gần gũi, thân thiện. Giao tiếp nhóm là giao tiếp giữa cá nhân với nhóm hoặc giữa các thành viên trong nhóm và   ngoài nhóm với nhau. Hình thức giao tiếp này liên quan đến nhiều người nên thường có yêu cầu nhất định về  thời gian. địa điểm, khung cảnh, nguyên tắc nhất định. Hạt nhân của giao tiếp nhóm là sự  liên   kết để tìm tiếng nói chung giữa các thành viên trong nhóm. Giao tiếp xã hội rộng lớn mang tính quốc gia, quốc tế: giao tiếp giữa các quốc gia, các tổ  chức quốc tế cũng là một dạng giao tiếp nhóm nhưng là giao tiếp nhóm lớn. 3.1.4 Căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp: Giao tiếp sư phạm Giao tiếp kinh doanh Giao tiếp toà án… Các loại giao tiếp này mang tính đặc trưng của một nghề nhất định  Trong giao tiếp theo tÝnh chất nghề nghiệp, các đặc điểm nghề nghiệp hầu như bao trùm   lên phong cách ứng xử của các chủ thể giao tiếp; nó ảnh hưởng tới tính cách, hành vi, cử chỉ, tư  thế, trang phục của cá nhân. Nội dung thông tin, cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp cũng chịu   sự tác động của đặc trưng nghề nghiệp nhất định. 3.2. Các phong cách giao tiếp 3.2.1. Phong cách dân chủ  Phong cách “dân chủ”: Các thành viên tham gia giao tiếp biểu hiện sự nhiệt tình, thiện ý,  tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp. Các thành viên biết lắng nghe, biết quan tâm, dễ  dàng thiết lập mối quan hệ tốt trên cơ sở hiểu biết tâm tư của các bên.  Biểu hiện Bình đẳng, coi trọng đối tượng giao tiếp, lắng nghe, tin vào đối tượng giao tiếp, tạo ra các   cơ hội để đối tượng giao tiếp tự bộc lộ, không dùng các biện pháp mệnh lệnh, áp đặt, gợi lòng   hăng hái, tự tin của đối tượng. Đặc trưng của phong cách này là luôn luôn tôn trọng mọi người. Nhà quản lý nêu những  nhiệm vụ, sau đó cung cấp cho cấp dưới những tri thức cần thiết, nêu ý kiến của mình và giải  thích tại sao ý đồ của mình như thế. Khi mọi người bàn bạc, nhà quản lý có thể tranh thủ ý kiến   của mọi người để đi đến quyết định mang tính chất xác thực, khả thi. Vì vậy, cách ứng xử giữa  mọi người với nhau trên cũng như  dưới là tế  nhị, lịch lãm, ngọt ngào, tự  do tư  tưởng. Nhờ  đó   tạo ra bầu không khí thân mật, gần gũi, yêu thương giữa con người. Đặc biệt phong cách này đã   giải phóng con người khỏi cường quyền, làm cho đầu óc con người tỉnh táo, sức suy nghĩ sáng   láng, giải phóng tư tưởng làm cho con người cũng như xã hội phát triển, tiến bộ, văn minh. Do  đó, giúp nhà quản lý nhà hơn, nâng cao ý thức trách nhiệm của cấp dưới. Đặc trưng nữa của 
  14. phong cách giao tiếp này là mọi người giao tiếp với nhau trên cơ sở một nền pháp luật tiến bộ,   hoàn chỉnh, được mọi người dân tự nguyện chấp hành. Tất cả mọi người sống và làm việc theo  khoa học và phát luật. Tuy nhiên, phong cách này mất thì giờ, đôi khi có những việc bàn trở nên   phức tạp, rối ren. Nếu nhà quản lý không quyết đoán thì sẽ  khó giải quyết vấn đề  và   mất   khoảng cách. Phong cách giao tiếp này, hiện nay đang được hình thành và phát triển, được nhân dân ủng   hộ, đón chào và mong muốn. Chúng ta vốn là nước nghèo nàn, lạc hậu, đã phải trải qua mấy   nghìn năm phong kiến ngự  trị, trên 80 năm thực dân đô hộ  nên phong cách gia trưởng đã tập   nhiễm khá sâu sắc trong mỗi con người. Chúng ta vừa trải qua những năm chiến tranh nên việc tẩy  rửa những tàn dư phong kiến cũ vẫn còn rơi rớt đó đây, đang ngăn cản tự do và sức sáng tạo của con   người. Trong nhiều gia đình vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, quan hệ vợ chồng chưa thật sự  bình đẳng. Ngoài xã hội cũng như vậy, đòi hỏi chúng ta phải mau chóng khắc phục tàn dư này mới   mong hòa nhập được vào thế giới cởi mở văn minh, tiến bộ. Muốn thực hiện được phong cách  này  đòi hỏi mỗi người thực hiện tốt một số nguyên tắc trong giao tiếp. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm của phương pháp này là làm tăng khả năng sáng tạo của đối tượng giao tiếp, giúp   mọi người thân thiện, gần gũi và hiểu nhau hơn, tạo mối quan hệ tốt khi làm việc. Nhược điểm  của phương pháp này là dân chủ quá có thể dẫn đến việc rời xa các lợi ích của tập thể.  Chúng ta cố gắng rèn luyện để  theo phong cách giao tiếp “dân chủ” nhưng tránh dân chủ  quá trớn.. 3.2.2. Phong cách độc đoán Phong cách “độc đoán”: Các thành viên tham gia giao tiếp không quan tâm đến đặc điểm  riêng của đối tượng giao tiếp dẫn tới thiếu thiện chí, hay va chạm và gây căng thẳng. Người  giao tiếp không gây được thiện cảm, khó thiết lập mối quan hệ hợp tác, khó chiếm được cảm  tình của đối tác.  Biểu hiện Lấy công việc và sự hoàn thành công việc là mục tiêu duy nhất, không tính đến đặc điểm  cá nhân, hoàn cảnh cụ  thể  của đối tượng, giao tiếp bằng cách cưỡng chế, mệnh lện, có thể  được việc tuy nhiên thường gây ra sự căng thẳng. Ưu điểm và hạn chế  Ưu điểm của phong cách giao tiếp độc đoán là có tác dụng trong việc đưa ra những quyết  định nhất thời, giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng.  Nhược điểm là làm mất đi sự  tự  do, dân chủ  trong giao tiếp, kiềm chế  sức sáng tạo của   con người, giảm tính giáo dục và tính thuyết phục 3.2.3. Phong cách tự do Phong cách “tự do”: Các thành viên tham gia giao tiếp linh hoạt quá mức, dễ thay đổi mục   đích, chiều theo ý đối tác giao tiếp. Phong cách này dễ dàng thiết lập các quan hệ nhưng cũng dễ  ết trin
  15. mất các mối quan hệ, không sâu sắc, thiếu lập trường, thế nào cũng được. Phong cách tự  do là   kiểu phong cách linh hoạt, cơ  động, mềm dẻo, dễ  thay đổi theo đối tượng và hoàn cảnh giao   tiếp.   Biểu hiện:   Không tôn trọng người khác, không theo chuẩn mực, dễ  thay đổi, linh hoạt  mềm dẻo vô nguyên tắc dẫn đến không làm chủ bản thân, coi nhẹ các chuẩn mực, các quy định,   dễ bị coi thường. Ưu điểm và hạn chế   Ưu điểm của phong cách này là phát huy được tính tích cực cuả con người, có kích thích   tư duy độc lập và sáng tạo.  Nhược điểm là không làm chủ  được cảm xúc của bản thân, thường hay phụ  thuộc hoặc  bắt chước, dễ phát sinh tự do quá trớn. 4. Truyền thông trong giao tiếp 4.1. Quá trình truyền thông giữa hai cá nhân 4.1.1. Mô hình truyền thông  Quá trình trao đổi thông tin gồm nhiều thành tố: người gửi,người nhận, thông điệp, các   kênh trao đổi thông tin, thông tin phản hồi và những yếu tố cản trở quá trình trao đổi.  Mô hình truyền thông • Mã hóa là quá trình biểu đạt ý nghĩ thành lời nói, chữ  viết hay đấu hiệu, ký hiệu, các   phương tiện phi ngôn ngữ khác.....  • Kênh là phương tiện qua đó thông điệp di chuyển từ người gửi đến người người nhận.  • Giải mã là quá trình trong đó các biểu tượng được diễn đạt bởi người nhận  • Sau khi giải mã và nhận thức bản thông điệp, người nhận phản hồi tới người gửi thực   sự là thông điệp khác thể hiện hiệu quả của việc thông tin.  • Trong việc truyền thông điệp và nhận sự phản hồi, thông điệp có thể bị nhiễu  4.1.2. Hoàn thiện quá trình truyền thông giữa các cá nhân:
  16. Truyền thông có hiệu quả  phụ  thuộc vào chất lượng của các khâu trong quá trình truyền  thông. Muốn thông tin được truyền và nhận có hiệu quả, trước hết cần hoàn thiện ở  các khâu  phát và nhận:  Yêu cầu đối với người phát   Muốn truyền thông có hiệu quả, trước hết người phát nhằm vào các vấn đề bằng cách trả  lời câu hỏi: How? Wh­ Question? (What ?, Why?, Who?, When?, Where?)   Chúng ta truyền những cái gì và tại sao phải truyền thông tin đó. Đối tượng giao tiếp với  mình là ai (về trình độ hiểu biết, văn hóa, tuổi tác, địa vị ). Lúc nào thì bắt đầu thông tin. Truyền   thông đến những nơi nào, bằng cách nào cho hiệu quả. Nếu những vấn đề  trên chưa đuợc xác   định rõ ràng và đầy đủ thi việc truyền thông sẽ không hiệu quả, đối tượng sẽ không nhận được   đúng ý.   Khi truyền thông cần phải tìm hiểu kỹ  về  nhu cầu quyền lợi trình độ  của người nhận.  Không nghiên cứu kỹ  3 yếu tố  này việc truyền thông sẽ  không cần thiết, không thỏa mãn đối   tượng và đối tượng sẽ không hiểu rõ những điều ta muốn truyền cho họ.   Ngoài ra thông tin truyền đi phải rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu. Phải tạo được trạng thái tâm   lý thoải mái, hòa hứng  ở  đối tượng nhận tin. Lặp lại thông tin đã truyền bằng các cách khác  nhau.   Song song với việc truyền tin, người phát cũng phải lượng giá được sự truyền thông băng  cách theo dõi những phản hồi từ  đối tượng. Nếu truyền thông trực tiếp thì phản hồi được thể  hiện qua lời nói, ánh mắt, cử  chỉ, sắc diện. Nếu truyền thông gián tiếp thì phản hồi được thu   thập qua các cấp trung gian, những thư phúc đáp, khiếu nại, những sự chấp hành của họ.  Yêu cầu đối với người nhận  Trong giao tiếp điều quan trọng là biết nghe hơn là biết nói, phải biết tiếp nhận những gì  đối tác đang nói để phản ứng cho đúng đắn.  Khi nhận tin chúng ta cũng nên áp dụng những vấn đề trong 6 chữ :  ­ Cái gì (What) (họ đang nói cái gì ? vấn đề gì ?)  ­ Tại sao họ nói (Why) (vì những nhu cầu, quyền lợi, động cơ thúc đẩy nào?)  ­ Ai, người nào (Who) (đối tượng giao tiếp là ai, thành phần giai cấp, địa vị )  ­ Bao giờ, lúc nào (When) (họ nêu ý kiến, khiếu nại, phản đối, xây dựng sau khi nhận tin   hay sau đó bao lâu, để đo lường mức độ quan trọng của phản ứng)  ­ Nơi nào, ở đâu (Where) (Phản ứng của họ phát xuất ở đâu, họ nói ở đâu?)  ­ Bằng cách nào (How) (họ phản ứng bằng cách nào, hình thức nào, phương cách nào?)  Trong tiếp nhận thông tin cũng phải tìm hiểu kỹ thái độ, tình cảm của đối tượng. Phải đặt  mình vào vị trí của họ để tìm hiểu xem họ nói với thái độ như thế nào, xây dựng hay đã phá; tình  cảm của họ ra sao, có tha thiết với vấn đề hay không?  ết trin
  17.   Ngoài ra cần phải gạt bỏ  những mặc cảm, thành kiến, cố  tìm những lẽ  phải của đối  tượng. Muốn thế khi nghe cũng cần phải làm chủ  và kiềm chế cảm xúc của mình, vì cảm xúc   thường làm cho ta tiếp nhận lệch sai thông tin.     Ngoài những yêu cầu đối với người phát và người nhận ra, thì muốn thông tin có hiệu   quả cần chú ý tới chất lượng của các kênh truyền thông và khử các yếu tố gây nhiễu. 4.2. Truyền thông trong nhóm 4.2.1. Khái niệm về tổ chức nhóm:  Tổ chức là tập hợp người có cơ cấu nhất định, cùng tiến hành một hoạt động nào đó vì lợi   ích chung  4.2.2. Các hình thức truyền thông trong tổ chức nhóm:  ­ Truyền thông chính thức: Là truyền thông theo hình thức được quy định hoặc bản thân   quá trình truyền thông là một bộ phận của công việc. Những hình thức truyền thông chính thức   phổ biến trong tổ chức là báo cáo, tờ trình, thông báo, biên bản… ­ Truyền thông không chính thức: người phát đi bản thông điệp đó chỉ với tư cách cá nhân,  không thay mặt ai hay đại diện cho ai chính thức  ­ Chiều truyền thông:  + Thông tin từ trên xuống  + Thông tin từ dưới lên  + Thông tin theo chiều ngang  ­ Mạng truyền thông:  • Mạng truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả  hoạt động của tổ  chức vì chính  nó là mạch máu của tổ chức. Có 5 loại mạng 
  18. • Mạng dây chuyền: Trưởng nhóm chỉ  có thể  giao tiếp với 1 người gần mình nhất Tính  chính xác của thông tin cao, tuy nhiên nó không tạo ra nhiều mối quan hệ  và tốc độ truyền thông   chậm. • Mạng chữ Y: Thông tin chỉ truyền theo chiều dọc , không có trao đổi thông tin theo chiều   ngang  • Mạng bánh xe: Một người đóng vai trò trưởng nhóm và giao tiếp với tất cả  thành viên  còn lại, nhưng các thành viên khác không thể  giao tiếp với nhau và chỉ  giao tiếp với trưởng   nhóm. • Mạng vòng tròn: Một thành viên có thể giao tiếp với hai người gần mình. • Mạng đan chéo: tất cả  thành viên đều giao tiếp được với nhau , quan hệ  không bị  hạn  chế, tốc độ truyền thông nhanh  BÀI 2: THỰC HÀNH CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN Mã bài: MĐ 10_B02 Mục tiêu: ­ Kiến thức: Trình bày các kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp cơ bản trong công tác xã hội. ­ Kỹ  năng: Vận dụng các bài tập thực hành để  rèn luyện các kỹ  năng giao tiếp với thân   chủ; ­  Năng lực tự  chủ  và trách nhiệm:  Cởi mở  trong giao tiếp với đồng nghiệp và tạo môi  trường thân thiện cho thân chủ. Nội dung chính: 1. Kỹ năng lắng nghe 1.1. Khái niệm, lợi ích của việc lắng nghe 1.1.1. Khái niệm Nói chỉ là một mặt của truyền thông giao tiếp. Nếu bạn muốn thành công, khi giao tiếp với   mọi người bạn không phải chỉ nghe mà phải dành hơn một nửa thời gian để lắng nghe. Nghe là   một hoạt động vật lý, một hoạt động tự  nhiên của con người, khi nghe con người sẽ đón nhận  tất cả mọi âm thanh đến tai. Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Theo Paul Tory Rankin (1930), trong   giao tiếp bằng ngôn ngữ con người dùng 42,1% tổng số thời gian cho việc nghe, 32,9% cho việc   nói, 15% cho việc đọc và 11% cho việc viết. Như vậy trong giao tiếp ngôn ngữ, lắng nghe chiếm   gần tổng nửa số thời gian 1.1.2. Lợi ích của việc lắng nghe Trong giao tiếp, việc lắng nghe đem lại nhiều lợi ích: ết trin
  19. ­ Thỏa mãn nhu cầu của người nói: ai cũng muốn được tôn trọng.Thật là khó chịu khi bạn   nói mà không ai them nghe. Vì vậy, việc lắng nghe giúp chúng ta tạo được ấn tượng tốt ở người  đối thoại. ­ Thu thập được nhiều thông tin: người ta chỉ thích nói với những ai biết lắng nghe. Do đó,   việc chú ý lắng nghe người đối thoại không những giúp chúng ta hiểu và nắm bắt được những   điều họ nói mà còn kích thích họ nói nhiều hơn, cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn. ­ Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp: khi bạn chú ý lắng nghe người đối thoại,   bạn sẽ hiểu được điều họ  nói, cái họ muốn, đồng thời bạn cũng có thời gian để  cân nhắn xem  nên đối đáp như  thế  nào cho hợp ly, nghĩa là có thể  tránh được những sai sót do hấp tấp, vội   vàng. ­ Tạo không khí lắng nghe nhau trong giao tiếp: điều này sẽ  tạo nên không khí tôn trọng,  biết lắng nghe nhau trong giao tiếp. ­ Giúp giải quyết được nhiều vấn đề: Có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn không giải  quyết được chỉ vì các bên không chịu lắng nghe để hiều nhau. Bằng thái độ tôn trọng, biết lắng   nghe nhau, mỗi bên sẽ hiểu rõ hơn về quan điểm, lập trường của bên kia, xác định được nguyên   nhân gây mâu thuẫn và từ đó cùng đưa ra giải pháp để xóa bỏ xung đột. Như vậy, lắng nghe đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Không phải ngẫu nhiên mà những  người từng trải, những người khôn ngoan thường là những người nói ít, nghe nhiều, họ  chỉ  lên  tiếng khi thật sự cần thiết. 1.2. Các bước lắng nghe hiệu quả Để  lắng nghe có hiệu quả, chúng ta phải nghe  ở  mức độ  nghe chăm chú và đặc biệt là  nghe thấu carm. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần chú ý rèn luyện một số kỹ năng sau ­ Kỹ năng tạo không khí bình đẳng, cởi mở: Để  tạo được không khí bình đẳng và cởi mở  cần chú ý đến khoảng cách giữa bạn và  người đối thoại, vị trí, tư thế, các động tác cử chỉ của mình, cụ thể: + Khoảng cách không quá xa (tùy vào mối quan hệ) + Tư  thế  ngang tầm đối diện: cùng đứng hoặc cùng ngồi, hướng vào nhau, đứng và ngồi   ngang tầm nhau (tránh người đứng chỗ cao, người đứng chỗ thấp, hoặc một bên ghế thấp, một   bên ghế cao), không khoanh tay trước ngực hoặc đút tay vào túi quần vì những điệu bộ, cử  chỉ  này biểu hiện sự khép kín, không muốn tham gia. ­  Kỹ năng bộc lộ sự quan tâm: Thể  hiện qua tư  thế, điệu bô, cử  chỉ, ánh mắt của mình. Tức là thể  hiện sự  qân tâm của   mình đến người đối thoại và lời nói của họ như: + Tư thế dấn than: nghiêng người về phía người đối thoại; + Tiếp xúc bằng mắt: nhìn người đối thoại một cách chân thành, nhẹ  ngàng nhưng không  tập trung vào một điểm nào đó mà tựa như bao quát toàn bộ con người của họ.
  20. + Các động tác đáp ứng như: gật đầu, động tác của tay….cần tránh những động tác biểu lộ  sự không chú ý như: bẻ tay, dùng ngón tay mân mê một vật nào đó,… ­ Kỹ năng gợi mở: Nghe là một hành động tích cực, muốn nghe nhiều bạn cần biết khuyến khích người đối   thoại trút bầu tâm sự bằng một số thủ thuật sau: + Tỏ ra am hiểu vấn đề, hiểu và thông cảm với người đối thoại (lời nói, ánh mắt, nét mặt,   nụ cười, gật đầu…) chẳng hạn: “ Tôi hiểu”, “Tôi hiểu tại sao anh nói như vậy”…. + Chú ý lắng nghe và phản hồi một cách thích hợp bằng lời nói và cả điệu bộ, cử chỉ,… + Thỉnh thoảng đặt câu hỏi: “ Rồi sau đó ra sao?”, “ Chắc lúc đó anh giận lắm nhỉ?,… Việc  đưa ra một số câu hỏi như vậy vừa giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề, vừa chứng tỏ bạn rất quan tâm  đến câu chuyện của người đối thoại. ­  Kỹ năng phản ánh lại: sau khi nghe người đối thoại trình bày một vấn đề nào đó, bạn có   thể  diễn đạt lại nội dung đó theo cách hiểu của mình. Ví dụ: “ Theo tôi hiểu thì ý anh là… có   phải không?”. Việc phản ánh lại của bạn vừa cho người đối thoại biết bạn đã hiểu họ như thế  nào, có cần giải thích, bổ sung, đính gì không, vừa cho họ thấy là họ đã được chú ý lắng nghe. 2. Kỹ năng thuyết trình 2.1. Khái niệm và lưu ý khi thuyết trình 2.1.1. Khái niệm: Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ  thể: hiểu,   tạo dựng quan hệ và thực hiện.       + Trình bày : Một nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển, lĩnh vực chuyên môn…       + Thuyết phục: Người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ với   mình, hành động theo ý muốn của mình. 2.1.2. Những lưu ý khi thuyết trình Đứng trước đám đông, thuyết trình viên phải bình tĩnh, tự  tin trong  ứng xử. Khi thuyết   trình cần lưu ý những nguyên tắc sau: ­ Nói chứ không phải là đọc bài ­ Đứng thuyết trình trừ khi bị bắt buộc phảỉ ngồi nói ­ Thỉnh thoảng di chuyển và có điệu bộ chứ không nên đứng một chỗ ­ Nói đủ  lớn để  mọi người nghe rõ, phát âm chuẩn xác, không nói quá nhanh hay quá  chậm ­ Thay đổi âm lượng, nhịp điệu, âm điệu của giọng nói. Tránh nói đều đều một cách  buồn tẻ ­ Tập trung vào điểm chính, tránh sa đà vào chi tiết.  ­ Phải thường xuyên kiểm soát thời gian để hoàn thành bài thuyết trình đúng giờ ­ Tổng kết những điểm chính trước khi nói và sau khi kết thúc bài thuyết trình 2.2. Phương pháp tiến hành ết trin
nguon tai.lieu . vn