Xem mẫu

  1. BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ GIÁO TRÌNH Môn học: Kế toán Du lịch và Khách sạn NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Quyết định số: 120/QĐ- ngày 25 tháng 2 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Hà Nội, năm 2013
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dung nguyên bản hoặc trích dung cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Vài nét giới thiệu xuất xứ giáo trình: Giáo trình này được viết theo Dự án thí điểm xây dựng chương trình và giáo trình dạy nghề năm 2011 – 2012 của TCDN – BLĐTBXH để làm tài liệu dạy nghề trình độ cao đẳng nghề. Quá trình biên soạn: Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu của các chuyên gia về lĩnh vực kế toán, kết hợp với yêu cầu thực tế của nghề Quản trị nhà hàng, Giáo trình này được biên soạn có sự tham gia tích cực có hiệu quả của các giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy môn Kế toán. Mối quan hệ của tài liệu với chương trình, mô đun/ môn học: Căn cứ vào chương trình dạy nghề và thực tế hoạt động nghề nghiệp, phân tích nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề, Kế toán Du lịch và Khách sạn là môn học bổ trợ cho nghề Quản trị nhà hàng. Ngày nay, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng cao do đó hoạt động kinh doanh du lịch - khách sạn cũng phát triển rất mạnh. Để đảm bảo quá trình kinh doanh du lịch - khách sạn hiệu quả thì việc nắm vững các kiến thức cơ bản về kế toán du lịch khách sạn là rất cần thiết. Cấu trúc chung của giáo trình Kế toán Du lịch và khách sạn bao gồm 7 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán Chương 2: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu Chương 3: Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Chương 4: Kế toán tài sản cố định Chương 5: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chương 6: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chương 7: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Sau mỗi chương đều có hệ thống các câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức cho người học. Cuốn giáo trình được biên soạn trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước và tham khảo nhiều tài liệu liên quan có giá trị trong nước. Song chắc hẳn quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban biên soạn mong muốn và thực sự cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, các thầy cô đóng góp cho việc chỉnh sửa để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày…..tháng…. năm 2012 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Th.s. Trần Thị Thanh 2. CN. Đào Thúy Hằng 2
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2 MỤC LỤC .........................................................................................................3 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN .............................. 10 1. Khái niệm kế toán ........................................................................................ 10 1.1. Khái niệm kế toán ..................................................................................... 10 1.2. Các thước đo sử dụng ............................................................................... 11 2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán ...................................................................... 11 2.1. Vai trò của kế toán .................................................................................... 11 2.2. Nhiệm vụ của kế toán ............................................................................... 12 3. Đối tượng nghiên cứu của kế toán ............................................................... 12 3.1. Tài sản ...................................................................................................... 13 3.2. Nguồn vốn ................................................................................................ 14 4. Các phương pháp kế toán............................................................................. 14 4.1. Phương pháp chứng từ kế toán .................................................................. 15 4.2. Phương pháp tài khoản kế toán ................................................................. 18 4.3. Phương pháp tính giá ................................................................................ 20 4.4. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán ................................................. 21 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 ............................................................. 23 CHƯƠNG 2. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU ..... ........................................................................................................................ 25 1. Kế toán vốn bằng tiền .................................................................................. 25 1.1. Kế toán tiền mặt ........................................................................................ 25 1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng ....................................................................... 28 2. Kế toán các khoản phải thu .......................................................................... 32 2.1.Kế toán các khoản phải thu khách hàng ..................................................... 32 2.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ .............................................. 34 2.3. Kế toán các khoản phải thu khác ............................................................... 36 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 ............................................................. 39 CHƯƠNG 3. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ .. 43 1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ............ 43 1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ................... 43 1.2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ .............................................. 44 3
  5. 2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, CCDC.............................................. 45 2.1. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, CCDC nhập kho ........................... 45 2.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, CCDC xuất kho ............................ 46 3. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng ........................................................ 48 3.1. Chứng từ kế toán sử dụng ......................................................................... 49 3.2. Tài khoản kế toán sử dụng ........................................................................ 49 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ............................... 50 4.1. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu........................................................ 50 4.2. Phương pháp kế toán công cụ dụng cụ ...................................................... 54 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3 ............................................................. 56 CHƯƠNG 4. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ................................................ 58 1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định ................................................... 58 1.1. Khái niệm ................................................................................................. 58 1.2. Đặc điểm................................................................................................... 58 2. Phân loại tài sản cố định .............................................................................. 59 2.1. Căn cứ vào hình thái biểu hiện .................................................................. 59 2.2. Căn cứ vào quyền sở hữu .......................................................................... 60 3. Xác định nguyên giá tài sản cố định............................................................. 60 4. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng ........................................................ 62 4.1. Chứng từ kế toán sử dụng ......................................................................... 62 4.2. Nội dung kết cấu tài khoản ....................................................................... 62 5. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ............................... 63 5.1. Kế toán tăng tài sản cố định ...................................................................... 63 5.2. Kế toán giảm tài sản cố định ..................................................................... 65 6. Kế toán khấu hao TSCĐ .............................................................................. 68 6.1. Khái niệm ................................................................................................. 68 6.2. Phương pháp tính khấu hao ....................................................................... 69 6.2.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng ................................................... 74 6.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ............................ 75 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4 ............................................................. 77 CHƯƠNG 5. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG .......................................................................................................... 79 1. Những vấn đề chung về kế toán tiền lương .................................................. 79 4
  6. 1.1. Khái niệm và nhiệm vụ ............................................................................. 79 1.2. Hình thức trả lương trong doanh nghiệp.................................................... 80 1.3. Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương ........................................... 82 2. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng ........................................................ 84 2.1. Chứng từ sử dụng ..................................................................................... 84 2.2. Tài khoản sử dụng..................................................................................... 85 3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ............................... 86 3.1. Phương pháp kế toán tiền lương................................................................ 87 3.2. Kế toán các khoản trích theo lương ........................................................... 88 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5 ............................................................. 90 CHƯƠNG 6. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH – KHÁCH SẠN .................................................................. 94 1. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh ............................................................ 94 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh ..................................................... 94 1.2. Phân loại chi phí sản xuất ......................................................................... 94 1.3. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất .................................. 96 2. Kế toán giá thành sản phẩm ......................................................................... 98 2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm ............................................................. 98 2.2. Phân loại giá thành.................................................................................... 98 2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm ................................. 98 3. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng ...................................................... 103 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ............................. 104 4.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp ............................................................ 104 4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp......................................................... 105 4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ............................................................... 106 4.4. Tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm ................................... 109 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 6 ........................................................... 111 CHƯƠNG 7. KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH – KHÁCH SẠN ................. 116 1. Kế toán bán hàng ....................................................................................... 116 1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 116 1.2. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng ................................................... 117 5
  7. 1.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu .......................... 119 2. Kế toán chi phí bán hàng ........................................................................... 121 2.1. Khái niệm ............................................................................................... 122 2.2. Tài khoản sử dụng................................................................................... 122 2.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu .......................... 122 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp .................................................................... 123 3.1. Khái niệm ............................................................................................... 124 3.2. Tài khoản sử dụng................................................................................... 124 3.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu .......................... 125 4. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ......................................... 126 4.1. Khái niệm ............................................................................................... 126 4.2. Tài khoản sử dụng................................................................................... 127 4.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ...................... 127 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 7 ........................................................... 130 GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ BÀI TẬP MẪU .................................................. 134 THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 150 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 150 6
  8. MÔN HỌC KẾ TOÁN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Mã môn học: MH10 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Kế toán Du lịch và Khách sạn là môn học kỹ thuật cơ sở trong chương trình dạy nghề trình độ Cao đẳng "Quản trị nhà hàng". Môn học này được bố trí học trước các môn chuyên môn nghề. - Tính chất: + Kế toán Du lịch và Khách sạn là môn học lý thuyết kết hợp với làm bài tập thực hành. + Đánh giá kết thúc môn học bằng hình thức kiểm tra hết môn. Mục tiêu của môn học: + Trình bày được những kiến thức cơ bản về kế toán: Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, và đối tượng của kế toán. + Phân loại được tài sản của đơn vị kế toán. + Nêu được các phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Du lịch – Khách sạn nói riêng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam. + Sử dụng được các phương pháp kế toán để ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào các tài khoản, sổ kế toán có liên quan. + Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập. + Tuân thủ những yêu cầu của nghề kế toán là trung thực, chính xác, khoa học. + Tuân thủ các quy định về chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành Nội dung của môn học: Thời gian Số Tên chương, mục Thực Kiểm TT Tổng Lý hành, tra số thuyết Bài tập I Những vấn đề chung về kế toán 4 4 0 - Khái niệm kế toán - Vai trò nhiệm vụ kế toán 7
  9. - Đối tượng kế toán - Các phương pháp kế toán II Kế toán vốn bằng tiền và các khoản 7 5 2 phải thu Kế toán vốn bằng tiền - Khái niệm và nguyên tắc kế toán - Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Kế toán các khoản phải thu - Khái niệm và nguyên tắc kế toán - Chứng từ sử dụng - Tài khoản sử dụng - Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu III Kế toán nguyên vật liệu và công cụ 10 5 4 1 dụng cụ - Khái niệm, đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu và CCDC - Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, CCDC - Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng - Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu IV Kế toán tài sản cố định 12 7 5 - Khái niệm, đặc điểm, phân loại tài sản cố định - Xác định nguyên giá TSCĐ - Chứng từ và tài khoản sử dụng - Phương pháp kế một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu - Phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ V Kế toán tiền lương và các khoản 5 3 2 8
  10. trích theo lương Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương VI Kế toán chi phí sản xuất và tính giá 11 7 3 1 thành sản phẩm Kế toán chi phí sản xuất Kế toán giá thành sản phẩm VII Kế toán bán hàng và xác định kết 11 7 2 1 quả kinh doanh - Kế toán bán hàng - Kế toán chi phí bán hàng - Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp - Kế toán xác định kết quả kinh doanh Cộng 60 42 14 4 9
  11. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN Mã chương: MH10-01 Giới thiệu: Chương 1 giới thiệu tổng quát các vấn đề chung về kế toán, cho học sinh cái nhìn tổng quát về kế toán (khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, các thước đo chính, và các đối tượng kế toán cụ thể…). Chương 1 cũng giới thiệu cho học sinh các phương pháp kế toán cụ thể: phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán Kết thúc chương có phần câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng cho các nội dung đã học. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán - Xác định được đối tượng kế toán (phân biệt được tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp). - Kể tên được các phương pháp kế toán - Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung chính: 1. Khái niệm kế toán Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm kế toán - Kể tên được các thước đo sử dụng trong kế toán - Xác định được các thước đo sử dụng trong công tác kế toán 1.1. Khái niệm kế toán Trong mọi hình thái kinh tế xã hội, con người đều phải tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh, tạo ra của cải vật chất là cơ sở để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Các quá trình hoạt động sản xuất đó được lặp đi lặp lại và không ngừng đổi mới, hình thành nên quá trình tái sản xuất xã hội. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất con người luôn quan tâm đến chi phí bỏ ra và kết quả lao động đem lại, luôn tích luỹ kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao. Từ đó hình thành hoạt động tổ chức và quản lý của con người đối với quá trình sản xuất, kế toán chính là một trong những hoạt động như vậy. Kế toán là môn khoa học thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Để hiểu một cách cụ thể hơn, có thể phân tích trên các mặt sau: 10
  12. - Về hình thức: Kế toán là việc tính toán và ghi chép bằng con số về mọi hiện tượng kinh tế - tài chính phát sinh trong đơn vị vào các loại chứng từ sổ sách có liên quan và qua đó lập ra được các báo cáo cần thiết. - Về nội dung: Kế toán là việc cung cấp thông tin về toàn bộ diễn biến thực tế trong quá trình hoạt động của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu kiểm soát, đánh giá và ra các quyết định kinh tế. - Về trạng thái phản ánh: Kế toán phản ánh cả trạng thái tĩnh và động nhưng trạng thái động là thường xuyên và chủ yếu 1.2. Các thước đo sử dụng Khái niệm kế toán đã chỉ rõ: “Kế toán là môn khoa học thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Do đó, để thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình, kế toán phải sử dụng 3 thước đo chính: - Thước đo giá trị: sử dụng đơn vị tiền tệ (VD: tiền Việt Nam như: VNĐ, nghìn đồng, trăm đồng, triệu đồng…; hay ngoại tệ như: USD, EUR,…) - Thước đo hiện vật: sử dụng các đơn vị đo có thể cân, đong, đo, đếm được trên các tài sản là các hiện vật cụ thể (VD: cái, chiếc, con, kg,…) - Thước đo thời gian lao động: sử dụng đơn vị thời gian lao động (VD: giờ công, ngày công, tháng, quý, năm…) 2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán Mục tiêu: - Trình bày được vai trò và nhiệm vụ của kế toán - Xác định được các đối tượng cần thiết sử dụng thông tin kế toán 2.1. Vai trò của kế toán Vai trò chủ đạo của kế toán trong nền kinh tế là cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng cần thiết sử dụng các thông tin kế toán. Các đối tượng cần thiết sử dụng thông tin kế toán bao gồm: - Các đối tượng bên trong doanh nghiệp: + Các nhà quản trị: có chức năng hoạch định và kiểm soát hoạt động của đơn vị. Để thực hiện chức năng của mình các nhà quản trị cần có các thông tin để ra các quyết định đúng đắn. Các thông tin này được thể hiện thông qua các báo cáo kế toán. + Đối với các chủ doanh nghiệp, Ban giám đốc: Những thông tin trên báo cáo tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp đánh giá trình độ cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời ra các quyết định về phân phối thu nhập ... 11
  13. - Các đối tượng bên ngoài có liên quan đến lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp: + Đối với người cấp tín dụng, cho vay: Cần đến những thông tin tài chính của doanh nghiệp để từ đó đánh giá đúng thực trạng, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán nợ ... để từ đó có quyết định nên cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không. + Đối với các nhà đầu tư tương lai: Họ xem xét khả năng sinh lợi, tiềm lực tài chính để có các quyết định nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. - Các đối tượng bên ngoài có liên quan đến lợi ích gián tiếp của doanh nghiệp: + Các cơ quan quản lý Nhà nước (Cơ quan thuế, cơ quan lập kế hoạch đầu tư, cơ quan thống kê…): Giúp cho Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, soạn thảo luật lệ kinh tế cho phù hợp 2.2. Nhiệm vụ của kế toán Để phát huy tốt vai trò của mình đối với công tác quản lý, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thu thập, xử lý thông tin kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thu chi, thanh toán cũng như tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của đơn vị, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm chính sách, chế độ về quản lý kinh tế - tài chính. - Thực hiện việc phân tích tình hình hoạt động nói chung và tình hình tài chính của đơn vị kế toán, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong việc ra quyết định kinh tế. - Tổ chức cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. 3. Đối tượng nghiên cứu của kế toán Mục tiêu: - Trình bày được các đối tượng nghiên cứu của kế toán - Phân loại được tài sản và nguồn vốn Để duy trì hoạt động, các đơn vị cần có một lượng tài sản nhất định, các tài sản đó được biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau (chủ yếu là hình thái tiền tệ) và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình hoạt động của đơn vị, tài sản luôn vận động và biến đổi cả về hình thái vật chất và giá trị, để theo dõi được từng loại tài sản và sự vận động của chúng, kế toán với tư cách là công cụ quản lý kinh tế quan trọng cần theo dõi chặt chẽ từng loại tài sản và sự vận động của các loại tài sản của đơn vị. Do đó đối tượng nghiên cứu của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị. 12
  14. 3.1. Tài sản Tài sản là giá trị biểu hiện bằng tiền của những thứ hữu hình tồn tại trong doanh nghiệp. Xét về đặc điểm luân chuyển tài sản trong doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại cơ bản tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. 3.1.1. Tài sản ngắn hạn Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị, có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Bao gồm: - Vốn bằng tiền: là tài sản của đơn vị tồn tại dưới hình thái giá trị. Bao gồm: tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng,… - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, gửi tiết kiệm có kỳ hạn… - Các khoản phải thu: là tài sản của doanh nghiệp đang trong quá trình thanh toán như: Phải thu của khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, Phải thu nội bộ, phải thu khác… - Hàng tồn kho: gồm nhiều loại khác nhau tuỳ đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá, thành phẩm… - Tài sản ngắn hạn khác: Tạm ứng, chi phí trả trước, cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn … 3.1.2. Tài sản dài hạn Là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Bao gồm: - Tài sản cố định: là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được dịch chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được nó sản xuất ra trong kỳ. Có 4 tiêu chuẩn để một tài sản là tài sản cố định + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, + Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy, + Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm, + Có giá trị từ 10.000.000đ trở lên. Tài sản cố định bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê ngoài… - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết… 13
  15. - Các TSCĐ dài hạn khác: Đầu tư xây dựng cơ bản, Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn, chi phí trả trước dài hạn… 3.2. Nguồn vốn Nguồn vốn là nguồn hình thành (nguồn tài trợ) nên tài sản. Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: 3.2.1. Nợ phải trả Là số tiền doanh nghiệp phải thanh toán do đi vay hoặc mua các yếu tố đầu vào, bao gồm : - Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp sẽ phải trả trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh: Vay ngắn hạn, Phải trả công nhân viên, Phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước… - Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà thời hạn thanh toán dài hơn 1 năm. Vay dài hạn, nợ dài hạn. - Nợ khác: Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn, chi phí phải trả… 3.2.2. Vốn chủ sở hữu Là số vốn do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn hoặc được bổ sung từ kết quả kinh doanh, bao gồm: - Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. - Các quỹ của doanh nghiệp: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính… thường có nguồn gốc trích từ lợi nhuận để lại. - Lợi nhuận chưa phân phối: là kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lợi nhuận này trong khi chưa phân phối được sử dụng cho kinh doanh và coi như một nguồn vốn chủ sở hữu. - Nguồn kinh phí và quỹ khác: Quỹ khen thưởng phúc lợi, Nguồn kinh phí, nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ… 4. Các phương pháp kế toán Mục tiêu: - Kể tên được các phương pháp kế toán - Trình bày được khái niệm chứng từ kế toán, tài khoản kế toán - Xác định được các yếu tố cơ bản trên 1 chứng từ - Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Trình bày được các yêu cầu và nguyên tắc tính giá 14
  16. 4.1. Phương pháp chứng từ kế toán 4.1.1. Khái niệm Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh hoạt động vào bản chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kế toán và quản lý doanh nghiệp. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán. 4.1.2. Các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán Là những yếu tố bắt buộc phải có trong mỗi bản chứng từ và tạo nên nội dung cơ bản của nó. Bao gồm: - Tên gọi của chứng từ: Phản ánh khái quát nội dung của nghiệp vụ kinh tế ghi trong chứng từ, là cơ sở cho việc phân loại, tổng hợp để ghi sổ kế toán như: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho … - Số hiệu chứng từ và ngày, tháng, năm lập chứng từ: Phản ánh số thứ tự, thời gian của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong chứng từ giúp cho việc ghi sổ kế toán, đối chiếu, kiểm tra số liệu theo thứ tự thời gian đảm bảo tính khoa học của công tác kế toán - Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân lập, nhận chứng từ: Yếu tố này nhằm đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ là cơ sở để xác định trách nhiệm vật chất của những người có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế ghi trên chứng từ. - Nội dung của nghiệp vụ kinh tế: Yếu tố này thể hiện tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế tài chính, cần diễn đạt gọn gàng, rõ ràng chính xác giúp cho việc kiểm tra, thanh tra nội dung nghiệp vụ kế toán và ghi sổ kế toán các hoạt động đó được đúng đắn. - Các đơn vị đo lường cần thiết: Yếu tố này phản ánh quy mô của hoạt động kinh tế tài chính. Mỗi loại hoạt động kinh tế tài chính phải sử dụng đơn vị đo lường thống nhất giúp cho việc kiểm tra tính hợp lệ của hoạt động kinh tế tài chính và ghi sổ kế toán hoạt động kinh tế tài chính đó. - Chữ ký, họ và tên người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. Ngoài ra, trong mỗi bản chứng từ còn có thể có một số yếu tố bổ sung nhằm phản ánh các chỉ tiêu mang tính đặc thù của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp cụ thể. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có đầy đủ các yếu tố quy định trên và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hoá mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. 15
  17. Ví dụ: Công ty TNHH Thành Long (Đ/c: Số 34/12 Lê Hồng Phong – Hải Phòng), trong tháng 4/2012, có nghiệp vụ kinh tế như sau: 1) Ngày 10/4/2012: Chị Nguyễn Thị Lan (Phòng Kế toán) rút tiền gửi tại ngân hàng ACB về nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp 50.000.000đ. 2) Ngày 15/4/2012: Chị Nguyễn Thị Lan tạm ứng tiền đi công tác cho anh Hoàng Văn An (Phòng Marketing) bằng tiền mặt số tiền là 8.000.000đ Mẫu chứng từ phiếu thu: Đơn vị: Cty TNHH Thành Long Quyển số: 01 Địa chỉ:34/12 Lê Hồng Phong/HP PHIẾU THU Số: 0012 Ngày 10 tháng 4 năm Nợ TK: 111 2012 Có TK: 112 Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Lan Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do nộp: Rút tiền gửi tại ngân hàng ACB về nhập quỹ tiền mặt Số tiền: 50.000.000 đ (Viết bằng chữ: Năm mươi triệu đồng chẵn) ……………………………………………………………………………………. Kèm theo: 01 Chứng từ gốc……………………………………………. Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Năm mươi triệu đồng chẵn Ngày 10 tháng 4 năm 2012 Người lập Người nộp Thủ quỹ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Mẫu 1.1: Mẫu chứng từ phiếu thu 16
  18. Mẫu chứng từ phiếu chi: Đơn vị: Cty TNHH Thành Long Quyển số: 01 Địa chỉ:34/12 Lê Hồng Phong/HP PHIẾU CHI Số: 0032 Ngày 15 tháng 4 năm 2012 Nợ TK: 141 Có TK: 111 Họ và tên người nhận tiền: Hoàng Văn An Địa chỉ: Phòng Marketing Lý do nộp: Tạm ứng tiền đi công tác Số tiền: 8.000.000 đ (Viết bằng chữ: Tám triệu đồng chẵn) ……………………………………………………………………………………. Kèm theo: 01 Chứng từ gốc……………………………………………. Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Tám triệu đồng chẵn Ngày 15 tháng 4 năm 2012 Người lập Người nộp Thủ quỹ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Mẫu 1.2: Mẫu chứng từ phiếu chi 4.1.3. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán Các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở những địa điểm khác nhau, thời gian khác nhau đều phải được tập trung về phòng kế toán của đơn vị. Khi nhận được chứng từ kế toán, bộ phận kế toán thực hiện việc xử lý và luân chuyển chứng từ theo một trình tự nhất định như sau: - Lập, tiếp nhận và xử lý chứng từ - Kiểm tra chứng từ - Hoàn chỉnh chứng từ - Tổ chức luân chuyển chứng từ - Bảo quản và lưu trữ chứng từ 17
  19. 4.2. Phương pháp tài khoản kế toán 4.2.1. Khái niệm Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng chung của kế toán thành các đối tượng kế toán cụ thể, để ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống, tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán, được sử dụng để phản ánh, kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. 4.2.2. Nội dung và kết cấu chung của tài khoản kế toán Nội dung của tài khoản kế toán: Mỗi tài khoản kế toán đều được phản ánh 3 nội dung. + Số dư đầu kỳ: Số dư cuối kỳ trước chuyển sang + Số phát sinh trong kỳ: Căn cứ vào chứng từ kế toán để phản ánh + Số dư cuối kỳ: Được tính bằng số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ - Số phát sinh giảm trong kỳ. Kết cấu chung của tài khoản kế toán Tài khoản kế toán dùng để phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán cụ thể.Mỗi đối tượng cụ thể phản ánh ở tài khoản kế toán khác nhau có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau, yêu cầu quản lý khác nhau,nhưng xét về mặt vận động thì bất kỳ đối tượng kế toán nào cũng có thể vận động theo 2 mặt đối lập: tăng – giảm, thu – chi, nhập – xuất, vay – trả… Để phản ánh hai mặt đối lập đó, kết cấu của tài khoản kế toán được xây dựng thành 2 bên theo mô hình sơ đồ chữ T: Nợ Tên tài khoản Có “Nợ” và “Có” chỉ mang tính chất quy ước để phản ánh 2 mặt vận động của 1 đối tượng kế toán. a) Kết cấu chung của tài khoản tài sản: Số dư đầu kỳ và cuối kỳ ghi bên Nợ Phát sinh tăng ghi bên Nợ 18
  20. Phát sinh giảm ghi bên Có b) Kết cấu chung của tài khoản nguồn vốn: Số dư đầu kỳ và cuối kỳ ghi bên Có Phát sinh tăng ghi bên Có Phát sinh giảm ghi bên Nợ c) Kết cấu của các tài khoản trung gian : Các tài khoản trung gian là các tài khoản trong quá trình kinh doanh như: Tài khoản doanh thu, Tài khoản chi phí, Tài khoản xác định kết quả kinh doanh... + Tài khoản chi phí : Phát sinh tăng ghi bên Nợ Phát sinh giảm ghi bên Có Không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ + Tài khoản doanh thu: Phát sinh tăng ghi bên Có Phát sinh giảm ghi bên Nợ Không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ + Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Dùng đề kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập và các khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh. 4.2.3. Định khoản kế toán Định khoản là việc xác định số tiền ghi Nợ, ghi Có cho các tài khoản liên quan đến một nghiệp vụ kinh tế phát sinh. a) Định khoản đơn giản: Là định khoản kế toán chỉ liên quan đến 2 tài khoản tổng hợp. tức là ghi Nợ một tài khoản đối ứng với Có 1 tài khoản khác và ngược lại. Ví dụ 1: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000.000đ Nợ TK 111: 20.000.000đ Có TK 112: 20.000.000đ Ví dụ 2: Chuyển khoản trả nợ người bán số tiền 15.000.000đ Nợ TK 331: 15.000.000đ Có TK 112: 15.000.000đ b) Định khoản phức tạp: Là định khoản kế toán liên quan ít nhất 3 tài khoản tổng hợp trở lên. Tức là ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có 2 tài khoản trở lên hoặc ngược lại. 19
nguon tai.lieu . vn