Xem mẫu

  1. Chương 3 TRÌNH TỰ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ THEO NHÂN TRẮC HỌC Mục tiêu chương 3: Sau khi học xong chương này, các sinh viên có khả năng:  Trình bày được trình tự các bước công việc cần làm khi tiến hành xây dựng HTCS theo phương pháp nhân trắc học.  Xác định được các mốc đo và thiết lập cách đo cho một số sản phẩm.  Xây dựng và thực hiện được các bước trong trình tự đo.  Thực hiện xử lý số liệu thu thập được theo thống kê toán học.  Trình bày và áp dụng được các tiêu chí chọn kích thước chủ đạo và bước nhảy cho trang phục thông dụng.  Đề xuất hệ cỡ số tối ưu cho đối tượng nghiên cứu. Nội dung chương 3: 3.1 CHUẨN BỊ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1.1 Xác định đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu phải tương đối thuần nhất, mức độ thuần nhất tùy theo tình hình nghiên cứu. Để đối tượng nghiên cứu thuần nhất, phải lựa chọn đối tượng nghiên cứu đảm bảo các điều kiện sau: - Cùng chủng tộc. - Cùng điều kiện xã hội, hoàn cảnh địa lý và nghề nghiệp. - Cùng giới tính. - Cùng tuổi: với người trưởng thành, ngoài 25 tuổi trở đi, việc xếp vào từng nhóm năm một có thể không cần thiết, nhưng đối với tuổi rất nhỏ, từ 3 – 7 tuổi, việc xếp nhóm từng năm một lại chưa đủ thuần nhất, mà phải xếp theo từng 6 tháng một, vì các kích thước thay đổi rõ ràng trong khoảng thời gian này,… Vấn đề xếp theo nhóm tuổi để đảm bảo thuần nhất có thể xếp như sau: 44
  2. Tuổi Xếp nhóm Sơ sinh – 1 tháng 15 ngày/nhóm 1 tháng – 1 năm 45 ngày/nhóm 1 tuổi – 3 tuổi 3 tháng 3 tuổi – 7 tuổi 6 tháng 8 tuổi – 25 tuổi 1 năm Trên 25 tuổi 10 năm Tùy theo mục đích nghiên cứu mà số lượng đối tượng nghiên cứu phải đủ tới mức tối thiểu để đạt được một khoảng tin cậy nhất định trong tính toán thống kê. 3.1.2 Xác định số lượng đối tượng nghiên cứu Trong thực tế, muốn nghiên cứu một kích thước hay một đặc điểm nào đó trên cơ thể người Việt Nam ở một lứa tuổi nhất định không thể tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ người Việt Nam mà các nhà nghiên cứu nhân trắc sẽ chọn ra một số cá thể hoàn toàn ngẫu nhiên để thực hiện việc nghiên cứu, rồi từ đó suy ra toàn bộ cho người Việt Nam. Các cá thể được chọn ra gọi là mẫu và toàn bộ gọi là đám đông. Muốn từ mẫu suy ra đám đông, phải có hai điều kiện sau: - Việc chọn mẫu phải tuân theo một nguyên tắc để đảm bảo hoàn toàn tính chất ngẫu nhiên của sự lựa chọn (tham khảo các bài toán chọn mẫu tối ưu trong thông kê toán học). - Đám đông phải có dạng phân phối xác định, thường là phân phối chuẩn. Như vậy,, sau khi xác định đối tượng cần nghiên cứu việc quan trọng tiếp theo là chọn mẫu (số lượng đối tượng nghiên cứu) sao cho đảm bảo độ tin cậy và mang tính chất đại diện cho đám đông. 3.1.3 Xác định số lượng các thông số kích thước cần đo Việc thiết kế để sản xuất hàng loạt đòi hỏi tính toán phân chia nhiều cỡ vóc sao cho kinh tế và dựa trên cơ sở nghiên cứu sâu về nhân chủng học, thẩm mỹ học, xã hội học, yếu tố tâm sinh lý của con người theo từng lứa tuổi, giới tính. Khi sáng tác thiết kế mẫu quần áo, điều quan trọng là phải nghiên cứu thật kỹ cơ thể và tâm lý con người. Quần áo 45
  3. phải tạo được cảm giác khoan khoái, dễ chịu trong khi mặc, không làm biến dạng cơ thể vốn có của con người mà chỉ được phép làm cho nó đẹp hơn ngay cả những cơ thể có khuyết tật. Câu hỏi đưa ra là cần có bao nhiêu kích thước nhân trắc để thiết kế thỏa mãn các yêu cầu trên. Ta thấy rằng việc lựa chọn số lượng các thông số kích thước phục vụ cho thiết kế công nghiệp không chỉ phụ thuộc vào hình dáng cơ thể người, kết cấu sản phẩm mà còn phụ thuộc rõ rệt vào công thức thiết kế quần áo của mỗi nước. Đây chính là cơ sở để lựa chọn số lượng thông số kích thước thiết kế cần đo nhân trắc trên cơ thể người. Để thấy rõ hơn vấn đề này, có thể tham khảo một số kích thước cơ bản thiết kế công nghiệp được sử dụng cho từng nước xây dựng phù hợp với hình dáng cơ thể, kết cấu từng loại sản phẩm quần áo và công thức thiết kế riêng của từng nước phía dưới. Số lượng thông số kích thước thiết kế càng nhiều thì càng thuận lợi cho việc tạo mẫu với nhiều kết cấu sản phẩm quần áo đáp ứng đa dạng các hình thái vóc dáng cơ thể người tiêu dùng. Tuy nhiên số lượng thông số kích thước thiết kế càng nhiều thì thời gian, kinh phí nghiên cứu thu thập số liệu bằng phương pháp đo trực tiếp càng cao. Dưới đây là một số thông số kích thước cần đo trong xây dựng hệ thống cỡ số trang phục để người đọc tham khảo. a. Các kích thước để thiết kế quần áo học sinh theo TCVN 5782 – 1994 Bao gồm 11 kích thước: 1. Chiều cao cơ thể 2. Chiều cao từ C7 đến mặt đất 3. Chiều cao từ vòng bụng đến mặt đất 4. Chiều cao từ C7 đến eo 5. Dài tay 6. Dài đùi 7. Rộng vai 8. Vòng cổ 9. Vòng bắp tay 10. Vòng ngực 11. Vòng mông 46
  4. b. Các kích thước cơ bản thiết kế quần áo công nghiệp của Anh Bao gồm 43 kích thước: 1. Vòng đầu (Head Circumference) 2. Vòng ngực (Bust) 3. Vòng chân ngực (Midriff) 4. Vòng eo (Waist) 5. Vòng mông (Hip) 6. Vòng giữa cổ (Mid – Neck) 7. Vòng chân cổ (Neck at Base) 8. Chiều rộng vai (Cross shoulder) 9. Đường cạnh vai (Side Shoulder) 10. Chiều rộng ngực ngang nách (Cross Front) 11. Chiều rộng lưng ngang nách (Cross Back) 12. Chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến vòng eo (Center Back Neck to Waist) 13. Chiều dài từ lõm cổ đến vòng eo (Center Front Neck to Waist) 14. Chiều dài hai đầu ngực qua cổ (Bust Points Around Neck) 15. Chiều rộng hai đầu ngực (Bust Point Width) 16. Vòng nách tay (Armhole) 17. Chiều dài từ ngực đến eo theo đường cong cơ thể (Side Upper Torso) 18. Chiều dài tay tính từ vai (Arm Length from shoulder) 19. Chiều dài tay tính từ gốc cổ vai (Arm Length from High Point of Shoulder) 20. Chiều dài tay tính từ đốt sống cổ thứ 7 (Arm Length from Center Back Neck) 21. Chiều dài cánh tay (Upper Arm Length) 22. Chiều dài cẳng tay (Forearm length) 23. Chiều dài bên trong cánh tay (Inside Arm Length) 24. Vòng bắp tay khi co (Biceps) 47
  5. 25. Vòng khuỷu tay khi co (Elbow) 26. Vòng cổ tay (Wrist) 27. Chiều dài từ eo đến hông theo đường cong cơ thể (Waist to Hip) 28. Chiều dài từ eo đến gối theo đường cong cơ thể (Waist to Knee) 29. Chiều cao đến eo (Waist Height) 30. Chiều cao đến hông (Hip Height) 31. Vòng đáy (Crotch Length) 32. Khoảng cách từ đường ngang đáy đến mắt cá chân (Crotch to Ankle) 33. Chiều cao đến đường ngang đáy (Crotch Height) 34. Chiều cao đến khớp gối (Knee Height) 35. Chiều cao đến mắt cá chân (Ankle Height) 36. Vòng đùi (Thigh) 37. Vòng khớp gối (Knee) 38. Vòng bắp chân (Caft) 39. Vòng mắt cá chân (Ankle) 40. Vòng bắp đùi khi ngồi (Seat spread) 41. Vòng toàn thân (Total Torso) 42. Chiều cao đến đốt sống cổ thứ 7 (CB Neck height) 43. Chiều cao đứng (Height) c. Các kích thước cơ bản thiết kế quần áo công nghiệp của Nga Bao gồm 43 kích thước: 1. Cao đứng 2. Cao thân 3. Cao ức 4. Cao hõm cổ 5. Cao gốc cổ vai 6. Cao mỏm cùng vai 7. Cao nách 48
  6. 8. Cao đầu ngực 9. Cao eo 10. Cao mào chậu 11. Cao đầu gối 12. Cao nếp lằn mông 13. Vòng cổ 14. Vòng ngực ngang nách 15. Vòng ngực lớn nhất 16. Vòng ngực chéo 17. Vòng chân ngực 18. Vòng bụng 19. Vòng mông lồi bụng 20. Vòng mông 21. Vòng đùi 22. Vòng gối 23. Vòng bắp chân 24. Vòng cổ chân 25. Vòng bắp tay 26. Vòng cổ tay 27. Vòng mu bàn tay 28. Dài chân đo bên ngoài 29. Dài chân đo giữa phía trước 30. Dài chân đo bên trong 31. Dài vai 32. Dài khuỷu tay 33. Dài tay 34. Dài ngực trên 35. Dài ngực 36. Dài eo trước 49
  7. 37. Dài nách chéo 38. Cung vòng nách (cung mỏm vai) 39. Dài nách sau 40. Dài lưng 41. Rộng ngực 42. Khoảng cách hai đầu ngực 43. Rộng lưng d. Các kích thước cơ bản thiết kế quần áo công nghiệp của Úc Bao gồm 17 kích thước: 1. Chiều cao cơ thể 2. Vòng ngực lớn nhất 3. Vòng eo 4. Vòng mông 5. Vòng cổ 6. Vòng đùi 7. Vòng gối 8. Vòng bắp tay 9. Chiều dài eo trước 10. Hạ mông khi ngồi 11. Hạ đáy 12. Rộng vai 13. Rộng ngực 14. Khoảng cách hai đầu ngực 15. Dài vai 16. Dài tay đo từ vai đến cổ tay 17. Dài tay đo từ nách đến cổ tay e. Các kích thước để thiết kế quân trang cho quân đội Việt Nam Bao gồm 52 kích thước: 1. Chiều cao cơ thể 50
  8. 2. Chiều cao từ đốt sống cổ thứ 7 đến gót chân 3. Chiều cao từ chân cổ đến gót chân 4. Chiều cao từ mỏm cùng vai đến gót chân 5. Chiều cao từ vòng ngực đến gót chân 6. Chiều cao từ nếp lằn mông đến gót chân 7. Chiều cao từ hõm ức cổ đến gót chân 8. Chiều cao từ đầu vú đến gót chân 9. Chiều cao từ háng đến gót chân 10. Chiều cao từ đầu gối đến gót chân 11. Chiều rộng thân qua bờ trên mào chậu 12. Rộng hông 13. Dày hông 14. Chiều dài từ đốt cổ thứ 7 đến núm vú phía trước 15. Chiều dài từ đốt cổ thứ 7 đến vòng bụng phía trước 16. Chiều dài từ đầu trong vai đến núm vú 17. Chiều dài từ đầu trong vai đến vòng bụng phía trước 18. Chiều dài từ hõm ức cổ đến vòng bụng 19. Chiều dài phía trước chi dưới 20. Chiều rộng ngực ngang nách 21. Khoảng cách hai núm vú 22. Chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến ngang nách phía lưng 23. Chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến vòng bụng phía lưng 24. Chiều dài từ đầu trong vai đến vòng bụng phía lưng 25. Chiều rộng vai to 26. Chiều rộng vai con 27. Đoạn xuôi vai 28. Rộng lưng ngang nách 29. Dài cùng mỏm vai 30. Chiều dài bên ngoài chi dưới 51
  9. 31. Chiều dài đùi 32. Vòng cổ 33. Vòng ngực ngang nách 34. Vòng ngực ngang vú 35. Vòng bụng 36. Vòng mông 37. Vòng mông đo theo phương thẳng đứng 38. Vòng đùi 39. Vòng nghiêng đùi 40. Vòng gối đứng 41. Vòng dưới gối đứng 42. Vòng bắp chân 43. Vòng bắp tay 44. Vòng bắp tay cử động 45. Chiều dài tay 46. Chiều dài tay đến khuỷu 47. Chiều dài tay từ đốt sống cổ thứ 7 đến mắt cổ tay khi cử động 48. Vòng đầu 49. Chiều dài thân 50. Chiều cao chậu hông 51. Vòng gối ngồi 52. Vòng cổ tay 3.1.4 Xác định phương pháp đo và dụng cụ đo a. Phương pháp đo trực tiếp Phương pháp đo trực tiếp là phương pháp được tiến hành đo ngay trên cơ thể người bằng dụng cụ đo theo quốc tế quy định (bộ thước đo Martin). * Dụng cụ đo Sử dụng bộ thước đo nhân học R. Martin do Thụy Sỹ sản xuất bao gồm: 52
  10.  Thước đo chiều cao có khắc số đến milimét.  Thước dây, compa đo độ rộng, compa trượt chia số đến milimét (dùng để đo các kích thước vòng, đo chiều rộng và đo bề dày).  Dây phụ trợ bằng dây vải mảnh không co giãn để đánh dấu một số ranh giới trên cơ thể giúp việc đo các kích thước khác. Hình 3.1 Dụng cụ đo nhân trắc Martin Hình 3.2 Thước dây và thước kẹp Đối với hàng may sẵn (dùng cho sản xuất công nghiệp) thì phải đo nhiều kích thước trên cơ thể người và đo cho nhiều người, sai số cho phép là 0,1 – 0,2cm. 53
  11. b. Phương pháp đo gián tiếp Phương pháp đo gián tiếp là phương pháp đo thông qua máy chụp ảnh tự động 3D bằng thiết bị điện tử sử dụng tia hồng ngoại, thực hiện tính toán xử lý số liệu các kích thước bằng máy tính trong một chu trình khép kín. Thiết bị này giúp người nghiên cứu có thể có được tất cả các kích thước một cách chính xác trên cơ thể đối tượng được đo, phục vụ cho công tác thiết kế trang phục công nghiệp mà không tốn thời gian, nhân công và kinh phí khi thực hiện thu thập số liệu bằng phương pháp đo trực tiếp bằng các dụng cụ đo đạc chuyên dùng trước đây. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là giá thành của thiết bị đo rất cao. Một số nước đã và đang ứng dụng phương pháp này gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Ở nước ta, phương pháp đo gián tiếp trên cơ thể người bằng thiết bị chụp ảnh 3D chưa được ứng dụng vào các công trình nghiên cứu nhân trắc liên quan đến việc thu thập các kích thước cơ thể con người do kinh phí đầu tư cho thiết bị này quá cao vượt quá khả năng của các cơ quan thực hiện công trình nghiên cứu. Chính vì vậy mà các công trình nghiên cứu ứng dụng phương pháp nhân trắc học cho ngành may hiện nay ở nước ta vẫn sử dụng phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể người. Hình 3.3 Thiết bị 3D đo cơ thể người 3.1.5 Xác định nguyên tắc và tư thế khi đo Để giảm sai số việc đo đạc được tiến hành trong phòng đảm bảo đủ ánh sáng để đọc các số ghi ở các dụng cụ được dễ dàng, đủ độ rộng để cả 54
  12. người đo và người được đo thoải mái tránh mệt mỏi. Nhằm xác định các mốc đo nhân trắc được chính xác cần quy định về trang phục cho đối tượng được đo như sau: nam mặc quần đi bơi, nữ mặc áo tắm một mảnh. Khi đo các kích thước thẳng (chiều cao), người được đo phải đứng thẳng trong tư thế đứng chuẩn: hai gót chân chạm nhau, hai tay buông thẳng và bàn tay úp vào mặt ngoài đùi. Khi nhìn nghiêng thì ba điểm lưng, mông và gót chân nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất. Đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và lỗ tai ngoài tạo thành một đường thẳng ngang song song với mặt đất, mắt nhìn thẳng, bàn chân chạm đất. Khi đo các kích thước ngang thân thể, các kích thước ở đầu, mặt và cổ, một số kích thước vòng,… thì người được đo phải ở tư thế ngồi chuẩn: tức phải ngồi ngay ngắn trên mặt chiếc ghế, hai điểm lưng và mông nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất. Đầu ở tư thế đứng chuẩn. Thân và đùi, đùi và cẳng chân, cẳng chân và bàn chân tạo thành những góc vuông; hai tay đặt trên đùi, hai đầu gối và hai mắt cá chân trong đặt sát vào nhau, bàn chân đặt sát mặt đất. Khi có hai kích thước đối xứng qua trục cơ thể thì phải đo bên phải. Khi đo hạ dần thước từ số đo cao nhất (từ đỉnh đầu) tới số đo thấp nhất (chiều cao từ mắt cá chân). Khi đo các kích thước vòng, phải đặt thước dây đúng mốc đo và chu vi của thước phải tạo thành mặt phẳng ngang song song với mặt đất. Khi đo các kích thước ngang (đo bề dày) phải đặt hai đầu thước đúng vào hai mốc đo. Đối với những số đo chỉ có một mốc đo thì đầu kia của thước phải đặt vào vị trí sao cho mặt phẳng do thước tạo thành phải song song với mặt đất. Có một số kích thước đo cần sử dụng băng dây phụ trợ để đánh dấu ranh giới cần đo. (Ví dụ: dùng băng dây buộc quanh vòng eo để dễ dàng đo các kích thước như: dài eo trước (chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 qua đầu ngực đến vòng eo), dài lưng (chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến vòng eo về phía lưng),… Khi dùng dụng cụ đo là thước dây, người đo phải đặt thước êm sát trên cơ thể, không kéo căng hoặc để trùng. 55
  13. Hình 3.4 Hình minh họa tư thế đứng chuẩn khi đo 3.1.6 Xác định các mốc đo nhân trắc Để kết quả đo được chính xác và đồng bộ, ta cần xác định rõ mốc đo trên cơ thể người. Một số mốc đo phổ biến cần nhớ gồm: STT MỐC ĐO KÝ CÁCH XÁC ĐỊNH HIỆU Đỉnh đầu Điểm cao nhất của đỉnh đầu khi đầu ở 1. v (vertex) tư thế chuẩn Điểm giữa trán Điểm nằm trên đường giữa trán nhưng 2. m (metopion) ở vị trí lồi nhất. Đốt xương nằm trên đường chân cổ Đốt sống cổ 7 phía sau và trồi ra khi ta cúi đầu. Đây 3. c (cervicale) cũng chính là đốt sống cổ thứ 7 (đốt sống lồi) Hõm ức cổ Điểm giữa bờ trên xương ức. Chỗ lõm 4. Sst nhất nằm giữa đường chân cổ phía (suprasternale) trước. 56
  14. Mỏm cùng vai Điểm nhô ra phía ngoài nhất của mỏm 5. a (akromion) cùng xương vai. Gốc cổ vai Giao điểm của đường cạnh cổ với (điểm đầu trong 6. hps đường vai, nằm trên mép ngoài đường vai (high point chân cổ. of shoulder) Điểm đầu ngực 7. N Điểm ngay đầu mũi nhũ (nipples) Điểm nằm trên bầu ngực thuộc đường 8. Điểm trên ngực ngang nách xác định ranh giới giữa ngực và bầu ngực. Điểm nằm dưới bầu ngực thuộc đường chân ngực xác định ranh giới giữa bầu 9. Điểm dưới ngực ngực và lồng ngực. Lưu ý: ba điểm trên ngực, đầu ngực và dưới ngực nằm trên một đường thẳng. Rốn 10. om Điểm nằm ở giữa rốn. (omphalion) Đường thẳng ngang song song với mặt 11. Đường ngang eo đất nằm trên rốn 2cm và đi qua nơi hẹp nhất của phần thân. Điểm thấp nhất của phần xương chậu. 12. Điểm xác định giới hạn phía trên cùng Điểm đáy chậu của đũng quần. Đường thẳng ngang song song với mặt Đường ngang 13. đất nằm dưới cùng phần thân và đi qua đáy điểm đáy chậu (điểm giữa 2 chân). Đường thẳng ngang song song với mặt Đường ngang 14. đất đi qua nơi phần xương nhô ra phía gối trong đầu gối và xương bánh chè. Mắt cá chân 15. Sph Điểm thấp nhất của mắt cá trong. (sphyrion) Điểm gót chân 16. pte Điểm phía sau nhất của gót bàn chân. (pternion) 57
  15. Điểm nếp nách Điểm thấp nhất của nếp gấp nách phía 17. trước trước. Điểm thấp nhất của nếp gấp nách phía Điểm nếp nách 18. sau, nếp gấp nách phía sau cao hơn sau nếp gấp nách phía trước. Giao điểm của đường giữa phía trước Điểm eo phía 19. cơ thể với đường ngang eo và nằm trên trước đường ngang eo cơ thể. Giao điểm của đường giữa phía sau cơ Điểm eo phía 20. thể với đường ngang eo và nằm trên sau đường ngang eo cơ thể. Giao điểm của đường ngang eo với Điểm eo phía 21. đường viền bên hông cơ thể và nằm bên trên đường ngang eo cơ thể. Khi cơ thể người ở tư thế đứng, ta thấy Điểm nếp lằn đường mông phía sau có nếp lằn, điểm 22. mông nếp lằn mông là điểm thấp nhất của nếp lằn mông phía sau. 3.1.7 Xây dựng cách đo Người đọc nên tham khảo một số cách đo sau đây để xây dựng cách đo phù hợp với đối tượng nghiên cứu. a. Cách đo 32 thông số kích thước thiết kế quần áo nữ sinh tuổi 15 STT KÍCH KÝ PHƯƠNG PHÁP ĐO THƯỚC HIỆU Đo bằng thước đo chiều cao từ đỉnh đầu đến 1 Cao đứng Cđ mặt đất (h.3.5) Đo bằng thước đo chiều cao từ đốt sống cổ 7 2 Cao thân Ct đến mặt đất (h.3.5) Đo bằng thước đo chiều cao từ điểm eo sau 3 Cao eo Ce đến mặt đất (h.3.5) Cao nếp Đo bằng thước đo chiều cao tư nếp lằn mông 4 Cm lằn mông đến mặt đất (h.3.5) 58
  16. Đo bằng thước dây chu vi vòng đầu qua ụ trán 5 Vòng đầu Vđa giữa và chỗ nhô nhất về phía sau đầu (h.3.6) Đo chu vi chân cổ bằng thước dây, thước đi 6 Vòng cổ Vc qua điểm cổ 7, hai điểm gốc cổ vai và hõm cổ (h.3.6) Vòng ngực Đo bằng thước dây xung quanh ngực qua hai 7 VnI ngang nách bên khe nách và hai điểm trên ngực (h.3.6) Đo chu vi ngực tại vị trí nở nhất, thước dây đi Vòng ngực 8 VnII qua hai điểm đầu ngực và nằm trong mặt lớn nhất phẳng ngang (h.3.6) Đo chu vi vòng chân ngực bằng thước dây qua Vòng chân 9 VnIII hai điểm dưới ngực, thước dây nằm trong mặt ngực phẳng ngang (h.3.6) Đo chu vi ngang eo tại vị trí nhỏ nhất (trên rốn 10 Vòng bụng Vb 2cm), thước dây nằm trong mặt phẳng ngang (h.3.6) Vòng Đo chu vi ngang mông tại vị trí nở nhất, thước 11 Vm mông dây nằm trong mặt phẳng ngang (h.3.6) Đo chu vi ngang đùi tại vị trí dưới sát nếp lằn 12 Vòng đùi Vđu mông, thước dây nằm trong mặt phẳng ngang (h.3.6) Đo chu vi đầu gối, thước dây nằm trong mặt 13 Vòng gối Vg phẳng ngang và đi qua điểm đầu gối (điểm giữa xương bánh chè) (h.3.6) Vòng bắp Đo chu vi bắp chân ở vị trí nở nhất, thước dây 14 Vbc chân nằm trong mặt phẳng ngang (h.3.6) Vòng cổ Đo chu vi cổ chân ở vị trí nhỏ nhất, thước dây 15 Vcc chân nằm trong mặt phẳng ngang (h.3.6) Dài chân Đo bằng thước dây từ điểm eo phía bên qua 16 đo bên Dcn điểm nhô ra ngoài nhất của hông và thẳng đến ngoài mặt đất (h.3.7) Đo bằng thước dây từ điểm eo phía bên qua điểm nhô ra ngoài nhất của hông và dọc theo 17 Dài đùi Dđu đùi đến một điểm ngang mức với chính giữa xương bánh chè (h.3.7) 59
  17. Dài chân Đo bằng thước đo chiều cao từ điểm thấp nhất 18 đo bên Dct của khung chậu đến mặt đất (h.3.7) trong Đo chu vi bắp tay tại vị trí nở nhất ngay dưới Vòng bắp 19 Vbt gầm nách, thước nằm trong mặt phẳng ngang tay (h.3.7) Vòng cổ Đo chu vi vòng cổ tay tại vị trí ngang mắt cá 20 Vct tay ngoài của tay (h.3.7) Đo bằng thước dây từ gốc cổ vai đến mỏm 21 Dài vai Dv cùng vai (h.3.8) Dài khuỷu Đo bằng thước dây từ gốc cổ vai qua mỏm 22 Dkt tay cùng vai đến mấu khuỷu tay (h.3.7) Đo bằng thước dây từ gốc cổ vai qua mỏm cùng vai, thẳng qua khuỷu tay, xuống đến hết 23 Dài tay Dt mắt cá ngoài của tay, khi cẳng tay gập một góc 900 so với cánh tay (h.3.7) Đo bằng thước dây từ cổ 7 qua gốc cổ vai đến 24 Dài ngực Dng điểm đầu ngực (h.3.7) Đo bằng thước dây từ cổ 7 qua gốc cổ vai, qua Dài eo 25 Det điểm đầu ngực đến đường eo phía trước trước (h.3.7) Dùng một thước đặt ngang nếp nách sau, dùng Cung vòng thước dây đo từ cạnh trên thước phía sau qua 26 nách (cung Cvn mỏm cùng vai đến cạnh trên thước phía trước mỏm vai) (h.3.7) Dài nách Đo bằng thước dây từ cổ 7 đến điểm giữa 27 Dns sau ngang nách sau (h.3.7) Đo bằng thước dây từ cổ 7 đến điểm giữa eo 28 Dài lưng Dl phía sau (h.3.7) Đo bằng thước dây từ điểm nếp nách trước 29 Rộng ngực Rng bên này thẳng sang nếp nách trước bên kia (h.3.8) Khoảng Đo bằng thước dây từ đầu đỉnh ngực bên này 30 cách hai Kđng sang đầu đỉnh ngực bên kia (h.3.7) đầu ngực 60
  18. Đo bằng thước dây từ mỏm cùng vai bên này 31 Rộng vai Rv qua lưng sang mỏm cùng vai bên kia (h.3.8) Đo bằng thước dây từ điểm nếp nách sau bên 32 Rộng lưng Rlg này thẳng sang nếp nách sau bên kia (h.3.8) Hình 3.5 Minh họa phương pháp đo các kích thước theo chiều cao 61
  19. (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) Hình 3.6 Minh họa phương pháp đo các kích thước vòng 62
  20. (25) (24) (25) (28) (23) (19) (20) (16) (17) (23) (28) (27) (18) Hình 3.7 Minh họa phương pháp đo các kích thước theo chiều dài 63
nguon tai.lieu . vn