Xem mẫu

  1. ThS PHÙNG THỊ BÍCH DUNG (Chủ biên) ThS NGUYỄN THỊ THÚY GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG CỠ SỐ TRANG PHỤC (Giáo trình dùng cho sinh viên ngành Công nghệ may) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  2. LỜI NÓI ĐẦU Môn học Hệ thống cỡ số trang phục là môn học chuyên ngành dành cho sinh viên đại học ngành Công nghệ may ở học kỳ thứ ba trong toàn chương trình đào tạo. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành nhân trắc học, các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học, khái quát đặc điểm hình thái cơ thể người theo nhân trắc học và trình tự xây dựng hệ thống cỡ số trang phục theo phương pháp nghiên cứu ngang trong nhân trắc học. Ngoài ra, sau khi học xong môn học này, sinh viên có thể hiểu cách ký hiệu size và sự chuyển đổi cỡ số giữa một số nước trên thế giới trong các hệ cỡ số trang phục thông dụng. Giáo trình “Hệ thống cỡ số trang phục” được dùng làm tài liệu chính cho môn học Hệ thống cỡ số trang phục phục vụ cho chương trình đào tạo 150 tín chỉ. Giáo trình góp phần giúp cho người học dễ dàng nắm bắt kiến thức trên lớp, ôn tập kiến thức đã học đồng thời tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra, giáo trình còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên chuyên ngành Thiết kế thời trang. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Để nội dung tài liệu được hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sau, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của người học và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn. Tác giả 3
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa NTH Nhân trắc học HTCSTP Hệ thống cỡ số trang phục HCS Hệ cỡ số TSKT Thông số kích thước KTCĐ Kích thước chủ đạo BN Bước nhảy HET Hạ eo trước HES Hạ eo sau 4
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 3 MỤC LỤC ................................................................................................ 5 DANH SÁCH BẢNG BIỂU .................................................................... 9 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN TRẮC HỌC ......................... 11 1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC HỌC TRÊN THẾ GIỚI............................................................................ 11 1.2 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC Ở VIỆT NAM............................................................................................... 15 1.3 ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC VÀO NGÀNH MAY VIỆT NAM ........................................................... 19 1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC HỌC ............ 21 Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI............................. 23 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI ............................................... 23 2.1.1 Cấu tạo hệ xương ................................................................. 23 2.1.2 Cấu tạo hệ cơ ....................................................................... 27 2.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ NGƯỜI .................................. 28 2.2.1 Đặc điểm hình thái cơ thể người theo lứa tuổi .................... 29 2.2.2 Đặc điểm hình thái cơ thể người theo giới tính ................... 34 2.3 PHÂN LOẠI HÌNH DÁNG CƠ THỂ NGƯỜI ............................... 35 2.3.1 Phân loại theo tỷ lệ cơ thể .................................................... 35 2.3.2 Phân loại theo tư thế ............................................................ 37 2.3.3 Phân loại theo thể chất ......................................................... 39 2.3.4 Phân loại theo hình dáng các phần trên cơ thể .................... 39 2.4 CÁC CHỦNG TỘC NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI ............................. 41 2.5 CÁC CHỦNG TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM .................................. 42 Chương 3: TRÌNH TỰ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ THEO NHÂN TRẮC HỌC ........................................... 44 3.1 CHUẨN BỊ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 44 5
  5. 3.1.1 Xác định đối tượng nghiên cứu ........................................... 44 3.1.2 Xác định số lượng đối tượng nghiên cứu ............................ 45 3.1.3 Xác định số lượng các thông số kích thước cần đo ............. 45 3.1.4 Xác định phương pháp đo và dụng cụ đo ............................ 52 3.1.5 Xác định nguyên tắc và tư thế khi đo .................................. 54 3.1.6 Xác định các mốc đo nhân trắc ............................................ 56 3.1.7 Xây dựng cách đo ................................................................ 58 3.1.8 Lập phiếu đo ........................................................................ 64 3.1.9 Thiết lập trình tự đo và chia bàn đo ..................................... 66 3.2 XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG TOÁN XÁC SUẤT THỐNG KÊ........... 67 3.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong thống kê toán học............... 67 3.2.2 Các dạng sai số thường gặp ................................................. 67 3.2.3 Tính các đặc trưng thống kê cơ bản ..................................... 68 3.3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRANG PHỤC ....................... 70 3.3.1 Xác định các kích thước chủ đạo ......................................... 70 3.3.2 Bước nhảy ............................................................................ 71 3.3.3 Xác định tần suất các dạng người thường gặp ..................... 72 3.3.4 Đề xuất số lượng cỡ số tối ưu .............................................. 73 3.3.5 Xây dựng mô hình tương quan giữa kích thước chủ đạo và kích thước phụ thuộc .......................................................... 73 3.3.6 Xây dựng bảng thông số kích thước thiết kế ....................... 74 3.4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRẺ EM ...................................... 74 3.4.1 Đặc điểm hệ thống cỡ số trẻ em .......................................... 74 3.4.2 Chọn kích thước chủ đạo và bước nhảy ở trẻ em ................ 75 Chương 4: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRONG MAY CÔNG NGHIỆP .................................................. 78 4.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG CỠ SỐ ............. 78 4.1.1 Đặc điểm nhân chủng học.................................................... 78 4.1.2 Đặc điểm vùng dân cư ......................................................... 78 4.1.3 Yếu tố nghề nghiệp .............................................................. 79 6
  6. 4.1.4 Yếu tố thời gian ................................................................... 80 4.2 HỆ THỐNG CỠ SỐ MỞ RỘNG .................................................... 80 4.2.1 Kích thước chủ đạo của một số hệ thống cỡ số mở rộng (quần áo lót, tất, quần áo bơi, mũ, găng tay, giày,…) ............ 80 4.2.2 Hệ thống cỡ số đối với các loại vật liệu............................... 82 4.2.3 Hệ thống cỡ số đối với các dạng cơ thể ............................... 83 4.3 CÁC CÁCH KÝ HIỆU CỠ SỐ....................................................... 85 4.3.1 Các yêu cầu khi ký hiệu cỡ số ............................................. 85 4.3.2 Các kiểu ký hiệu cỡ số thông dụng ...................................... 87 4.4 GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG CỠ SỐ .................................. 89 4.4.1 Hệ thống cỡ số trên thế giới ................................................. 89 4.4.2 Hệ thống cỡ số Việt Nam .................................................... 93 4.5 BẢNG CHUYỂN ĐỔI CỠ SỐ GIỮA CÁC NƯỚC..................... 102 4.5.1 Bảng chuyển đổi size giữa các nước Anh, Mỹ, châu Âu và một số nước khác ............................................................... 102 4.5.2 Bảng chuyển đổi size giày theo TCVN 7316: 2003 .......... 108 4.5.3 Bảng chuyển đổi size của Công ty Sài Gòn 3 với các nước ....................................................................................... 112 4.5.4 Bảng chuyển đổi size của Công ty Việt Tiến .................... 113 4.6 CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG CỠ SỐ............................................................................ 113 7
  7. DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 2.1 Cấu tạo cột sống nhìn từ các hướng.......................................... 24 Hình 2.2 Hình dạng khung xương ngực khi nhìn nghiêng ...................... 25 Hình 2.3 Hình dáng xương tay khi nhìn nghiêng .................................... 26 Hình 2.4 Hình dáng khung xương chân ................................................... 27 Hình 2.5 Tỷ lệ của phôi thai và trẻ mới đẻ .............................................. 29 Hình 2.6 Tỷ lệ các đoạn thân thể trẻ em theo từng thời kỳ...................... 33 Hình 2.7 Phân loại các dạng hình dáng cơ thể người theo tư thế ............ 38 Hình 2. 8 Phân loại các dạng hình dáng cơ thể người theo thể chất ........ 39 Hình 2.9 Các dạng hình dáng cơ thể phụ nữ thường gặp ........................ 40 Hình 2.10 Minh họa dáng chân vòng kiềng và chân chữ bát .................. 41 Hình 3.1 Dụng cụ đo nhân trắc Martin .................................................... 53 Hình 3.2 Thước dây và thước kẹp ........................................................... 53 Hình 3.3 Thiết bị 3D đo cơ thể người ...................................................... 54 Hình 3.4 Hình minh họa tư thế đứng chuẩn khi đo ................................. 56 Hình 3.5 Minh họa phương pháp đo các kích thước theo chiều cao ....... 61 Hình 3.6 Minh họa phương pháp đo các kích thước vòng ...................... 62 Hình 3.7 Minh họa phương pháp đo các kích thước theo chiều dài ........ 63 Hình 3.8 Minh họa phương pháp đo các kích thước theo chiều ngang ....................................................................................... 64 Hình 4.1 Hướng dẫn đo dài và rộng bàn chân ........................................ 81 Hình 4.2 Hướng dẫn cách đo vòng đầu ................................................... 82 Hình 4.3 Hướng dẫn đo vòng tay/rộng bàn tay ....................................... 82 Hình 4.4 Vị trí gắn nhãn trên sản phẩm ................................................... 86 Hình 4.5 Vị trí gắn nhãn trên bao bì, mác giấy sản phẩm ....................... 86 Hình 4.6 Ký hiệu size trên bao bì sản phẩm ............................................ 87 8
  8. Hình 4.7 Ký hiệu size bằng chữ cái ......................................................... 88 Hình 4.8 Ký hiệu bằng hình vẽ trên nhãn sản phẩm ................................ 89 Hình 4.9 Nhãn size sản phẩm công ty may Việt Tiến ............................. 99 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Bảng size giày theo hai kích thước chủ đạo là chiều dài và ngang bàn chân ........................................................................ 81 Bảng 4.2 Bảng size nón bảo hiểm Andes ................................................ 82 Bảng 4.3 Bảng size găng tay xe mô tô..................................................... 82 9
  9. 10
  10. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NHÂN TRẮC HỌC Mục tiêu chương 1: Sau khi học xong chương này, các sinh viên có khả năng:  Trình bày vắn tắt lịch sử NTH trên thế giới.  Trình bày vắn tắt lịch sử NTH ở Việt Nam.  Trình bày các hướng nghiên cứu NTH ở Việt Nam.  Trình bày và so sánh hai phương pháp nghiên cứu NTH. Nội dung chương 1: 1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC HỌC TRÊN THẾ GIỚI Khái niệm nhân trắc học Nhân trắc học là khoa học về phương pháp đo trên cơ thể người và sử dụng toán học để phân tích những kết quả đo được nhằm tìm hiểu các quy luật về sự phát triển hình thái người đồng thời vận dụng các quy luật đó vào việc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học, kỹ thuật, sản xuất và đời sống. Từ ngàn xưa, những khái niệm sơ khai về hình thái và thể lực cơ thể đã được hình thành thông qua hoạt động đơn giản của con người đó là đo chiều cao cơ thể, cân trọng lượng cơ thể. Đây cũng chính là những bước đi đầu tiên để xây dựng nên một môn khoa học mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn hằng ngày được gọi là “nhân trắc học”. Trải qua nhiều năm dài lịch sử tiếp theo đó, việc nghiên cứu về hình thái và thể lực con người ngày càng được quan tâm và phát triển hơn. Tuy nhiên, trong thời gian này, con người chỉ làm nhân trắc một cách ngẫu nhiên (tùy hứng) hay nói cách khác nhân trắc đương thời chưa trở thành một môn khoa học. Mãi cho đến đầu thế kỷ XX, từ khi Fisher, một trong những người sáng lập môn di truyền học quần thể, đã xây dựng được môn thống kê toán học ứng dụng vào y học thì nhân trắc học mới thực sự trở thành môn khoa học với đầy đủ ý nghĩa của nó. Trong khoảng thời gian mấy chục năm nay, nhân trắc học đã có những bước tiến đáng kể với sự áp dụng những kỹ thuật hiện đại của các 11
  11. ngành khoa học khác, với số người chuyên nghiên cứu vấn đề này trên thế giới ngày càng tăng. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, Rudolf Martin, nhà nhân học đi tiên phong của người Đức đã đề xuất một hệ thống các phương pháp và dụng cụ để đo đạc kích thước cơ thể người. Năm 1919, ông đã cho ra đời cuốn sách “Giáo trình về nhân học” đầu tiên trình bày một cách đầy đủ các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học. Điểm nổi bật của cuốn sách này là toán học, đặc biệt là thống kê sinh học đã được đưa vào ứng dụng cho lĩnh vực nhân trắc học. Không dừng lại ở đó, năm 1924 ông tiếp tục xuất bản cuốn “Chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Đây là cuốn sách được xem là kim chỉ nam cho môn khoa học này và Rudolf Martin xứng đáng được giới chuyên môn và những nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới tôn vinh là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại. Các trường phái nhân trắc học tiếp sau đó đều dựa trên cơ sở phương pháp R. Martin mà bổ sung và hoàn thiện về lý thuyết và thực tiễn theo truyền thống khoa học của mỗi nước cũng như theo các mục tiêu ứng dụng khác nhau. Các công trình đánh dấu sự phát triển của việc ứng dụng phương pháp nhân trắc học vào thực tiễn trên thế giới: - Năm 1960, nhà nhân trắc học người Pháp Olivier, với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về nhân trắc ở một số nước châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, đã cho ra đời cuốn “Thực hành nhân Trắc”. Trong cuốn sách này, ông đã phân tích, đưa ra những phương pháp nghiên cứu nhân trắc một cách khá đầy đủ và được các nhà nhân trắc trên thế giới ứng dụng rộng rãi. - Năm 1961 có hai công trình nghiên cứu lớn là:  Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý đến sự tăng trưởng chiều cao cơ thể và chứng minh rõ những yếu tố ảnh hưởng đó là có thật của Nold và Volsuski.  Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu và chứng minh tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến sự gia tăng của các kích thước cơ thể, đặc biệt chiều cao và cân nặng của Graef và Cone. - Năm 1962, “Học thuyết về sự phát triển thể lực con người” của tác giả Baskirop bàn luận về các quy luật phát triển cơ thể người dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống. - Năm 1964, F. Vandervael, một thầy thuốc người Bỉ đã viết cuốn sách giáo khoa về nhân trắc học, đưa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và 12
  12. xây dựng các thang phân loại thể lực theo các chỉ số đánh giá thể lực với các đặc trưng thống kê trung bình cộng (tb) và độ lệch chuẩn (σ). Đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em đến trường học, việc ứng dụng phương pháp nhân trắc học vào nghiên cứu lứa tuổi này được thế giới quan tâm và tiến hành sớm hơn vào cuối thế kỷ XIX. Mặc dù trong thời kỳ này các công trình nghiên cứu còn hạn chế về số lượng và kích thước đo đạc, phương pháp nghiên cứu cũng chưa hoàn toàn thống nhất và các tính toán thống kê còn đơn giản. Theo Zack N. V. (1892) thì Buffon (cuối thế kỷ XIX) là người đầu tiên trên thế giới đã nghiên cứu đối tượng này. Cũng trong những năm 80 của thế kỷ XIX, các công trình về sinh trưởng của trẻ em cũng đã được giới thiệu khá đầy đủ như ở Hamburg năm 1977 (Theo Lenz Ort, 1959), ở Boxton và Aivakutu từ năm 1877 – 1880 (theo Meredith, Kortt, 1962; Cone, 1965), ở Vacxava năm 1880 (theo Wolanski, 1973), ở StockholmStockholm năm 1883 (theo Ljungetal, 1974). Bước vào thế kỷ XX, nhân trắc học ngày một phát triển cùng với các môn khoa học khác có liên quan như: di truyền học, sinh lý, sinh hóa, thống kê học,,… Những hội, ban, ngành, viện nghiên cứu về nhân học được thành lập và đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu nhân trắc có giá trị thực tiễn cao. Ở Liên Xô, chỉ trong vòng 50 năm đã có hàng trăm công trình. Ở Đức, Hungari, Tiệp Khắc, Ba Lan, Pháp, Anh, Mỹ, Bỉ, Nhật,,… số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu đều vượt bậc xa thế kỷ trước. Nội dung của các công trình này chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:  Sự tăng trưởng các kích thước tổng thể và phát triển cơ thể học sinh không giống nhau ở các lứa tuổi, mạnh nhất ở tuổi dậy thì do ảnh hưởng sự hoạt động của các cơ quan nội tiết trong thời kỳ chín sinh dục. Tốc độ tăng trưởng và sự kéo dài thời gian tăng trưởng phụ thuộc vào các điều kiện xã hội, ví dụ như theo Bunac (1941) sự tăng trưởng chiều cao ở nam giới phải tới 25 tuổi mới kết thúc nhưng theo Urưxon A. M. (1962) thì lại là 17 – 18 tuổi (với nữ) và 19 tuổi với (nam). Điều kiện kinh tế ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cơ thể trẻ em. Những trẻ em có thân hình gầy gò, thể lực phát triển yếu, đa phần là con em các gia đình có thu nhập thấp. Điều kiện xã hội, môi trường sinh thái cũng tác động mạnh đến sự tăng trưởng: trẻ em thành phố phát triển cơ thể tốt hơn trẻ em nông thôn hoặc trẻ em nữ ở các gia đình khá giả hoặc sống ở vùng khí hậu ôn hòa sẽ dậy thì sớm hơn so với trẻ em nữ sống ở gia đình nghèo khổ hoặc sống ở vùng khí hậu cận xích đạo và xích đạo. Sự chín sinh dục có quan hệ với sự tăng trưởng các kích thước hình thái. Soloviev V. S. (1964) nhận thấy 13
  13. nam 14 tuổi đã chín sinh dục cả về kích thước, về hình thái và chức năng sinh lý.  Vào khoảng 100 – 150 năm gần đây sự phát triển cơ thể và trưởng thành sinh lý của trẻ em và thiếu niên tăng nhanh mà ở các nước phát triển cao như Anh, Pháp, Mỹ…, hiện tượng này được thể hiện rõ rệt nhất. Tập hợp nhiều tài liệu về sự phát triển cơ thể học sinh phổ thông người ta ghi nhận được sự tăng nhanh chiều cao đứng, trọng lượng cơ thể cũng như các kích thước từng phần (các đoạn thân thể, chi, mô mỡ,…) trong vòng hơn 100 năm gần đây, chẳng hạn chiều cao đứng đã tăng lên 10 đến 15cm. Thời kỳ chín sinh dục của thiếu niên cũng sớm hơn 2 năm so với 100 năm trước. Tuổi có kinh nguyệt lần đầu còn sớm hơn nữa. Ví dụ, vào đầu thế kỷ trước tuổi có kinh trung bình ở các nước châu Âu phát triển là 16.5 – 17.5 thì ngày nay ở các thành phố công nghiệp chỉ còn là 12.5 – 13 tuổi. Sự phát triển cơ thể lâu nay được coi như là chỉ số đánh giá về tình trạng sức khỏe con người nói chung và trẻ em nói riêng. Trong đó, các chỉ tiêu như chiều cao, cân nặng, vòng ngực,,…, là các chỉ tiêu quan trọng nhất. Quan hệ giữa các chỉ số phát triển cơ thể và sức khỏe rất phức tạp. Do đó, người ta đã dùng các chỉ số thể lực để biểu thị mối quan hệ giữa các đặc điểm đặc trưng nhất trong sự phát triển cơ thể. Các chỉ số thể lực chính là sự tổng hợp các tương quan của nhiều dấu hiệu hình thái cơ thể dưới dạng công thức toán học. Loại chỉ số thể lực đơn giản nhất thể hiện mối tương quan giữa hai kích thước chiều cao đứng và cân nặng là chỉ số BMI. Ngoài ra còn có những chỉ số phức tạp hơn thể hiện mối tương quan của 3 – 4 kích thước. Thời kỳ đầu phương pháp dùng chỉ số được áp dụng rộng rãi vì dễ tính toán, dễ hiểu, nhưng về sau đã bộc lộ nhiều nhược điểm như không chính xác, hoặc vì phụ thuộc vào các lứa tuổi (nhất là trẻ em và thanh niên) nên cùng một trị số nhưng tùy theo lứa tuổi mà chỉ số có ý nghĩa khác nhau. Phương pháp Martin (1925) ra đời đã thay cho phương pháp chỉ số. Với quan niệm sự phát triển cơ thể mỗi người phải so sánh với sự phát triển cơ thể của một nhóm người mà người đó là thành viên, Martin đã lập bảng chuẩn nhiều đặc điểm cơ bản của cơ thể trong đó mỗi đặc điểm lại được chia ra làm nhiều loại căn cứ vào độ lệch chuẩn. Phương pháp này về sau đã được nhiều tác giả khác bổ sung (ví dụ như Stepheo) nhưng cũng vẫn có nhược điểm là coi chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực là 3 đặc điểm biến đổi độc lập, trong khi thực tế chỉ có chiều cao đứng biến đổi độc lập còn cân nặng và vòng ngực lại biến đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng. Vì vậy, người ta đã dùng phương pháp tương quan (chuẩn hồi quy) với quan niệm chiều cao đứng là đặc điểm biến đổi độc lập, vòng ngực biến đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng và cân nặng biến đổi phụ thuộc vào cả chiều cao đứng và vòng 14
  14. ngực. Mặc dù đã có nhiều phương pháp đánh giá sự phát triển cơ thể trẻ em và thiếu niên nhưng các nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm tòi những phương pháp mới nhằm đánh giá sát thực hơn lứa tuổi đang lớn. Gần đây, các tác giả Pháp M. Sempe, G. Pe1dron và M. P. Rog-Pernot đã xuất bản cuốn sách “Tăng trưởng phương pháp và sự nối tiếp” đề cập đến các phương pháp nghiên cứu về sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là nghiên cứu thể lực của trẻ em. Cuốn sách này là một trong những cuốn sách hoàn chỉnh nhất trong lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc. 1.2 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC Ở VIỆT NAM Nhân trắc học ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1930 của thế kỷ XX bằng một số công trình nghiên cứu lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước như chiều cao, cân nặng và vòng ngực của học sinh Hà Nội. Trong thời kỳ này, hầu hết các công trình nghiên cứu đều do một bác sĩ người Pháp và các cộng sự người Việt Nam thực hiện tại Ban Nhân học thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ (École d’ Extrême Orient) và Viện Giải phẫu học thuộc Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu về các kích thước cơ thể người các dân tộc Việt Nam, Hơ Mông, Ê Đê, Chàm, Thượng,... đã được công bố trong 9 tập tạp chí Công trình nghiên cứu của Viện Giải phẫu học, Đại học Y khoa Đông Dương xuất bản 1936 – 1944 do P. Huard làm chủ biên. Cuốn Hình thái học người và giải phẫu mỹ thuật là một trong những tác phẩm đầu tiên của Giáo sư Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp – nhà nhân trắc học đầu tiên của Việt Nam, cộng tác với Giáo sư P. Huard xuất bản năm 1942, đã tập hợp được nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc học trên người Việt nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu lúc bấy giờ cho kết quả còn rất hạn chế do chưa hệ thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu còn đơn sơ, xử lý thống kê toán học còn chưa triệt để và chính xác. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc (1945 – 1954), Giáo sư Đỗ Xuân Hợp đã cùng một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang, giày, mũ cho bộ đội. Sau khi đất nước được giải phóng, từ năm 1954 đến nay, các bộ môn nhân trắc học dần dần được thành lập ở một số viện nghiên cứu khoa học (Viện Khoa học Kỹ thuậtKhoa Học Kỹ Thuật Bảo hộ LLao động, Viện Khoa học LLao động, Viện VVệ sinh Dịch tễ học, Viện Đo lường Tiêu chuẩn, Viện Khảo sát học, Viện Bảo tàng LLịch sử,...) và trường đại học (Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm, Đại học 15
  15. Mỹ thuật, Đại học Văn hóa, Đại học Thể dục,...) để làm nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nhiều đối tượng người ở hầu hết các lứa tuổi của hầu hết các thành phần đã được điều tra nghiên cứu. Số kích thước và thông số đo đạc cho mỗi đối tượng lên tới hàng trăm, các chỉ số thể lực và các thông số sinh học dần dần được thiết lập. Toán thống kê cũng được vận dụng tối ưu để nhận định và đánh giá kết quả một cách chính xác hơn. Những kết quả nghiên cứu nhân trắc đã và đang có những đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau. Có thể tạm khái quát các kết quả nghiên cứu nhân trắc theo các hướng chính sau đây: Hướng 1: Các kết quả đi theo hướng tìm hiểu các đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng đồng người Việt Nam. Những tác giả và tác phẩm tiêu biểu gồm:  Nguyễn Đình Khoa với hai chuyên khảo “Các dân tộc ở Việt Nam” và “Nhân chủng học Đông Nam Á”.  Cố giáo sư Nguyễn Quang Quyền với các bài báo được đăng trong Tạp chí Khảo cổ học và một phần trong tác phẩm “Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam”. Ngoài ra còn có những công trình của những tác giả khác như Phó Giáo sư Tiến sĩ Võ Hưng, Nguyễn Duy, Trịnh Hữu Vách,, v.v... Hướng 2: Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng, phát triển về hình thái cơ thể người. Hội nghị “Hằng số sinh vật học” lần thứ nhất 1967 và lần thứ 2 năm 1972, cùng với tác phẩm “Hằng số sinh học người Việt Nam” xuất bản năm 1975 là các mốc đánh dấu một chặng đường trong lịch sử nghiên cứu sinh học của người Việt Nam. Tác phẩm đã tập hợp kết quả hơn 15 năm nghiên cứu của hầu hết các nhà sinh - y học Việt Nam, được chấp nhận thông qua hai hội nghị nói trên. Đây cũng là tài liệu lịch sử có giá trị định vị về thời gian để cho các công trình tiếp theo lấy làm tài liệu so sánh. Sau công trình “Hằng số sinh học người Việt Nam”, trong khoảng thời gian từ 1975 – 1980, các tác giả Nguyễn Quang Quyền, Lê Gia Vinh, Đỗ Như Cương, Thẩm Thị Hoàng Điệp,,... đã nghiên cứu trên thanh niên miền Bắc Việt Nam để xây dựng các thang xếp hạng thể lực cho người Việt Nam theo các chỉ số Broca, Quetelet, Kaup, Von-Pirquet, Pignet, Pimo, Ruffier, Spehl,... và xây dựng các công thức tính độ mỡ, độ nạc, diện tích da, dung tích sống. Các tác giả còn xây dựng thêm một số chỉ số đánh giá thể lực mới là chỉ số Q.V.C., dùng các đường vòng để thay thế cân nặng, thay thang phân loại. 16
  16. Các tác giả tiêu biểu theo hướng nghiên cứu này gồm: Đinh Kỷ, Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Hàn Nguyệt Kim Chi, Đào Huy Khê,...,... Các nghiên cứu của họ chủ yếu nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng, phát triển của trẻ em, thanh thiếu niên Việt Nam. Trong các năm 1972, 1973 Đinh Kỷ và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về một số kích thước hình thái và thể lực của học sinh phổ thông Thái Bình từ 7 đến 18 tuổi. Trong công trình này, tác giả đã bàn về sự phát triển cơ thể của học sinh và so sánh với các nhận định của Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền tiến hành nghiên cứu trên học sinh Hà Nội cùng lứa tuổi từ năm 1959. Năm 1991, đề tài nghiên cứu đặc điểm về hình thái kích thước, sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của trẻ em của Đào Huy Khuê đã khảo sát tới 50 chỉ tiêu nhân trắc trên 1478 em học sinh từ 6 đến 17 tuổi. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu tỉ mỉ để đánh giá về sức lớn của trẻ em Việt nam cả về mặt sinh lý và hình thái. Năm 1992, đề tài “Đặc điểm hình Thái và thể lực học sinh một trường phổ thông cơ sở Hà Nội” của Thẩm Thị Hoàng Điệp đã mang lại cho lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam một bứt phá mới khi lựa chọn phương pháp theo dõi dọc (Longgitudial study) để tiến hành theo dõi một nhóm học sinh trong 10 năm liên tục (1981 – 1992), từ đó đưa ra quy luật phát triển của trẻ em thông qua các quy luật phát triển như: quy luật phát triển về chiều cao, quy luật phát triển về cân nặng, quy luật phát triển của các kích thước vòng,... Từ đó đến nay phương pháp này cũng đã được nhiều người quan tâm và ứng dụng. Một số tác giả như Nguyễn Quang Quyền, Lê Gia Vinh, Bùi Thụ, Lê Gia Khải,… lại tập trung vào những công trình đánh giá tầm vóc thể lực của người lao động Hướng 3: Các công trình nghiên cứu ứng dụng cho ergonomics (nghiên cứu về lao động). Đây là một hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc. Từ những năm 1970 hướng nhân trắc ergonomics được hình thành do yêu cầu của thực tiễn sản xuất và tổ chức lao động khoa học. Nhân trắc ergonomics đã được ứng dụng ở Việt Nam trong các công trình nghiên cứu, đánh giá về mức độ phù hợp của các loại máy móc, thiết bị (đa số dược nhập từ nước ngoài vào) với người lao động Việt Nam. Những kiến nghị, đề xuất thay đổi kích thước máy, chỗ làm việc trên cơ sở kết quả các dẫn liệu nhân trắc đã được đưa ra. Cho đến những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các công trình nhân trắc ở Việt Nam đã có từ trước, một mặt còn ít các dẫn liệu về nhân 17
  17. trắc ergonomics, mặt khác đối tượng, phạm vi khảo sát còn hẹp chưa đủ đại diện cho các lứa tuổi và các vùng dân cư khác nhau. Để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về ergonomics, nhiệm vụ đặt ra trước tiên là phải xây dựng các dẫn liệu nhân trắc ergonomics theo quy định thống nhất trên một số đối tượng đủ lớn đại diện được cho các lớp người lao động, các lứa tuổi, các vùng dân cư khác nhau. Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động dưới sự chỉ đạo của PGS.TS Nguyễn An Lương và sự phối hợp nghiên cứu của nhiều cán bộ khoa học thuộc nhiều trường đại học, nhiều cơ quan khoa học đã nghiên cứu xây dựng ba tập Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động. Tập “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” (1986) do PGS.TS Võ Hưng làm chủ biên đã trình bày 138 dấu hiệu nhân trắc tĩnh được đo đạc trên 13.223 người đang trực tiếp lao động sản xuất trong nhiều ngành nghề khác nhau trên cả nước Việt nam. Công trình nghiên cứu đã tiến hành theo các phương pháp và dụng cụ đo theo tiêu chuẩn quốc tế. Đó là công trình nhân trắc học đầu tiên của Việt nam được xử lý thống kê bằng máy tính điện tử thời điểm đó. Tất cả 138 dấu hiệu nhân trắc trong Atlas được tính theo các giá trị ngưỡng 1%, 5%, 95% và 99%. Trong giai đoạn 1986 – 1990, tập Atlas thứ hai “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động - Dấu hiệu nhân trắc động về tầm hoạt động của tay” ra đời. Cuốn sách trình bày các số liệu thống kê về tầm hoạt động của tay trong không gian theo 9 mặt phẳng ngang của 1075 người lao động nam nữ từ 17 – 50 tuổi trong một số ngành công nghiệp phổ biến (cơ khí, dệt, may, chế biến lương thực, thực phẩm,...) ở một số địa phương của miền Bắc và miền Nam Việt Nam theo phương pháp của Kennedy (USA) và Eva Nowak (BaLan). Đến năm 1997, tập Atlas thứ ba “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động - Dấu hiệu nhân trắc động khớp và giới hạn trường thị giác” ra đời. Nội dung chủ yếu của cuốn Atlas nhân trắc này là trình bày các thông số thống kê cơ bản của 50 dấu hiệu hoạt động khớp đo trên 2267 nam nữ lao động từ 17 – 59 tuổi ở hai miền Nam, Bắc Việt Nam, cùng với những phân tích nhận định tổng quát về tầm hoạt động khớp theo giới tính, lứa tuổi và vùng lãnh thổ. Các tập Atlas nhân trắc học được ứng dụng vào nhiều mục tiêu khác nhau, đặc biệt là trong nghiên cứu, thiết kế đánh giá ergonomics. Tính khoa học và tính thực tiễn của chúng không chỉ được các nhà khoa học trong nước đánh giá cao mà cả những khoa học ở một số nước như Nga, Thuỵ Điển, Australia, Nhật bản, Philippines, Singapore, Thái Lan, Thụy Sỹ,... đặc biệt quan tâm. 18
  18. 1.3 ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC VÀO NGÀNH MAY VIỆT NAM Việc ứng dụng thực tế nhân trắc học không chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu thể lực, các hình thái đồ, các ứng dụng trong y tế học đường, thể dục thể thao và nghề nghiệp,… như đã trình bày ở phần trên mà đối với ngành may mặc việc ứng dụng nghiên cứu nhân trắc học cho một số công tác trong ngành may cũng chiếm một vị trí ý nghĩa quan trọng nhất định trong tiến trình phát triển ngành may mặc trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng phương pháp nhân trắc vào ngành may còn hạn chế. Ngoài các công trình nghiên cứu ứng dụng nhân trắc theo hướng ergonomics cho các lứa tuổi lao động trong ngành dệt may thì hầu hết nhân trắc học được áp dụng để xây dựng hệ thống cỡ số trang phục cho từng quốc gia. Ở các nước trên thế giới như Ý, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,... đã sớm ứng dụng phương pháp nhân trắc học vào nghiên cứu xây dựng cỡ số trang phục (quần, áo, giày, mũ, nón, găng tay) cho từng nước, do ngành may công nghiệp của các nước này phát triển sớm hơn hẳn nước Việt Nam. Riêng nước ta, một nước trải qua thời kỳ đô hộ, thuộc địa dài lâu, chiến tranh với giặc ngoại xâm liên miên cho đến 30/04/1975 mới hoàn toàn giải phóng, thống nhất hai miền Nam Bắc, nền kinh tế phát triển chậm, nhu cầu “ăn no” cấp thiết hơn nhu cầu “mặc đẹp” dẫn đến ngành may công nghiệp cũng phát triển chậm. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), GS Đỗ Xuân Hợp đã cùng với một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang cho bộ đội. Mặc dù phương pháp nghiên cứu nhân trắc học lúc này cho kết quả còn rất hạn chế do chưa hệ thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu còn đơn sơ, xử lý thống kê toán học còn chưa triệt để và chính xác, nhưng có thể nói đây là những công trình ứng dụng nhân trắc học đầu tiên ở Việt Nam vào nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang phục vụ ngành may. Những năm gần đây, khi nền kinh tế bắt đầu phát triển, nhu cầu làm đẹp tăng lên, các công ty may, cơ sở may công nghiệp nở rộ, hàng quần áo may sẵn phục vụ nội địa được mở rộng với kiểu dáng phong phú, chủng loại đa dạng tràn ngập thị trường. Vấn đề cấp thiết là xây dựng một hệ thống cỡ số thiết kế quần áo phục vụ đại đa số sự phát triển của những dạng người khác nhau ở Việt Nam được đặt ra. Năm 1994, Tiêu chuẩn Việt Nam – 5781 về “Phương pháp đo cơ thể người”, Tiêu chuẩn Việt Nam – 5782 về “Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo” đã được ban 19
  19. hành, cũng chính là kết quả của các công trình ứng dụng phương pháp nhân trắc học phục vụ cho ngành may đem lại. Cho đến nay, Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, ngành công nghiệp may trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và thị trường nội địa nói riêng cũng phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cỡ số quần áo của nước ta xây dựng từ năm 1994 đã trở nên quá lạc hậu để đáp ứng nhu cầu phục vụ người tiêu dùng trong nước, mặt khác từ sau khi gia nhập WTO sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may trong nước; giữa các doanh nghiệp may nước ta với các doanh nghiệp may ở nước ngoài càng trở nên khốc liệt, một trong những vấn đề tồn tại lớn nhất của ngành công nghiệp may vẫn là chưa xây dựng mới hệ thống cỡ số trang phục cho riêng người Việt Nam. Hầu hết từ các công ty may lớn cho đến các cơ sở sản xuất hàng may sẵn nhỏ lẻ thiết kế quần áo, hoặc dựa trên hệ thống cỡ số riêng của công ty được xây dựng từ kinh nghiệm sản xuất, hoặc vay mượn từ các hệ thống cỡ số của một số nước sau đó chỉnh sửa lại một số kích thước để phù hợp với các kích thước cơ thể của người Việt nam. Năm 2001, trong đề tài Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương pháp nhân trắc học TS Nguyễn Thị Hà Châu cùng các cộng sự đã tiến hành xây dựng thành công hệ thống cỡ số quân trang và được ứng dụng may quân trang cho cả nước. Đây cũng là công trình thể hiện sự hữu ích của phương pháp nhân Trắc học khi áp dụng cho ngành công nghiệp may. Ngoài ra, đề tài này cho kết quả triệt để và chính xác do áp dụng hệ thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu hiện đại, xử lý thống kê toán học bằng phần mềm chuyên dụng đánh dấu một bước chuyển vượt bậc của việc ứng dụng phương pháp nghiên cứu Nhân trắc học phục vụ ngành may tại Việt Nam. Cũng trong năm 2001, KS Trần Thị Hường và PGS.-TS. Nguyễn Văn Lân cũng ứng dụng phương pháp nhân trắc học vào đề tài cấp cơ sở “Thống kê cỡ số và thiết kế cơ bản trang phục nữ Việt Nam”. Đề tài này cũng đã xây dựng được hệ thống cỡ số của phụ nữ chưa sinh con và phụ nữ đã sinh con thông qua việc kiểm định các giả thiết trong quá trình xây dựng hệ thống cỡ số bằng cơ sở toán thống kê sinh học. Sau đó, kết quả nghiên cứu đã được đưa vào kiểm nghiệm trong thực tiễn Thời trang Hạnh. Đề tài này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành may công nghiệp đối với thị trường nội địa sản xuất hàng công nghiệp thời trang của nữ giới trong cả nước, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh. 20
  20. 1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC HỌC Từ lâu chúng ta đã biết sự phát triển về hình thái và thể lực của con người, ngoài quy luật do gen quyết định còn chịu ảnh hưởng lớn của đời sống kinh tế và môi trường. Có nhiều phương pháp để nghiên cứu các quy luật phát triển trên từ đó rút ra kết luận phục vụ nhu cầu thực tiễn hằng ngày như trong công tác y tế (điều tra, đánh giá sự phát triển thể lực, các yếu tố làm thay đổi hình thái cơ thể, đánh giá thể lực trong tuyển quân, tuyển sinh,…); trong các ngành kinh tế quốc dân (xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế các máy móc, các phương tiện sinh hoạt,…). Qua các công trình nghiên cứu nhân trắc đã trình bày trên, chúng ta có thể nhận thấy rõ có hai phương pháp nghiên cứu nhân trắc học chính sau:  Phương pháp nghiên cứu dọc (Longitudinal study): Nghiên cứu dọc là phương pháp được thực hiện nghiên cứu trên một số đối tượng cùng tuổi và theo dõi các đặc điểm nghiên cứu từng năm một của các đối tượng đó trong suốt thời gian dài, ví dụ như nghiên cứu về sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em. Nghiên cứu dọc khó thực hiện, tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên nhẫn và chuẩn bị kỹ thuật cao, đặc biệt đối với tốc độ tăng trưởng (sai số sẽ gấp đôi, vì so sánh giữa hai lần đo). Tuy nhiên, nghiên cứu này lại cho phép đánh giá tốc độ tăng trưởng trong quá trình lớn và phát triển của trẻ từ lúc mới sinh cho đến lúc trưởng thành, ngoài ra số lượng đối tượng nghiên cứu có thể ít hơn so với phương pháp nghiên cứu ngang. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong lâm sàng để đánh giá kết quả điều trị, đặc biệt với hóc môn tăng trưởng.  Phương pháp nghiên cứu ngang (Cross – sectional study) Nghiên cứu ngang được thực hiện nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau cùng lứa tuổi ở cùng một thời điểm. Nghiên cứu loại này tốn ít thời gian, không cần đợi thời gian theo dõi, nhưng số đối tượng nghiên cứu cần phải nhiều hơn phương pháp nghiên cứu dọc đề các nhận xét thống kê đủ tin cậy. Nghiên cứu ngang cho phép tìm ra số trung bình chuẩn của các đại lượng như chiều cao, cân nặng, chu vi các vòng, v.v. Nếu được tiến hành từng thời kỳ sẽ cho phép đánh giá được tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ của con người, cũng như điều kiện kinh tế xã hội của một nước, nhưng không nêu lên được tốc độ và các thời điểm đặc biệt của quá trình tăng trưởng, ví dụ bước tăng vọt của tuổi thanh thiếu niên 21
nguon tai.lieu . vn