Xem mẫu

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và HSSV trường Cao đẳng nghề An Giang được thuận lợi và thống nhất trong tổ bộ môn cũng như trong nhà trường. Giáo trình này được biên soạn theo thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ban hành chương trình môn học giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng. Giáo trình được biên soạn một số nội dung cơ bản theo thông tư dành cho giáo viên và HSSV nghiên cứu trong quá trình dạy và học trong trường Cao đẳng nghề An Giang. Dựa theo giáo trình này các đồng chí giáo viên có thể thay đổi hoặc bổ sung một số bài tập, nội dung khác sau cho phù hợp với chương trình dạy và học trong trường dạy nghề. Mặt dù đã cố gắng nhiều, song vì điều kiện còn hạn chế và tài liệu tham khảo hiếm và đã lâu nên cuốn giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo để cuốn giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn. An Giang, ngày 16 tháng 2 năm 2010 Tham gia biên soạn: NGUYỄN QUANG HUY 1
  2. MỤC LỤC 1. LỜI GIỚI THIỆU: …………………………………………………….. 1 2. BÀI MỞ ĐẦU: …………………………………………………………. 5 CHƯƠNG I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG. 1. BÀI 1: THỂ DỤC CƠ BẢN:………………………………………….... 8 2. BÀI 2: ĐIỀN KINH:………………………………………………….. 21 CHƯƠNG II: CHUYÊN ĐỀ VỀ THỂ THAO TỰ CHỌN. 1. CHUYÊN ĐỀ 1: BÓNG ĐÁ:…………………………………………. 39 2. CHUYÊN ĐỀ 2: BÓNG CHUYỀN:…………………………………. 86 3. CHUYÊN ĐỀ 3: CẦU LÔNG:……………………………………… 143 4. CHUYÊN ĐỀ 4: ĐÁ CẦU:………………………………………….. 164 2
  3. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Mã môn học: MH03 Vị trí, tính chất của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học Giáo dục thể chất là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng. - Tính chất: Chương trình môn học bao gồm một số nội dung cơ bản về thể lực, thể thao; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Mục tiêu môn học Sau khi học xong môn học này, người học đạt được: - Về kiến thức: Trình bày được tác dụng, các kỹ thuật cơ bản và một số quy định của môn thể dục thể thao được học để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung. - Về kỹ năng: Tự tập luyện, rèn luyện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao được học. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác. 3
  4. Nội dung môn học 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời gian (giờ) TT Chương/ bài Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra I BÀI MỞ ĐẦU 1 1 Chương I: GIÁO DỤC THỂ II CHẤT CHUNG 1 Bài 1: Thể dục cơ bản 6 1 5 2 Bài 2: Điền kinh 8 1 7 3 Kiể m tra giáo du ̣c thể chấ t chung 1 1 III Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ 14 1 12 1 CHỌN (chọn 1 trong các chuyên đề sau) 1 Chuyên đề 1: Môn bơi lội 14 1 12 1 2 Chuyên đề 2: Môn cầu lông 14 1 12 1 3 Chuyên đề 3: Môn bóng chuyền 14 1 12 1 4 Chuyên đề 4: Môn bóng rổ 14 1 12 1 5 Chuyên đề 5: Môn bóng đá 14 1 12 1 6 Chuyên đề 6: Môn bóng bàn 14 1 12 1 7 Chuyên đề 7: Môn thể dục thể 14 1 12 1 thao khác Cộng 30 4 24 2 4
  5. BÀI MỞ ĐẦU Mục tiêu Sau khi học xong bài này người học đạt được: - Về kiến thức: Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học. - Về kỹ năng: Biết vận dụng các nội dung và phương pháp để tập luyện nâng cao sức khỏe. - Về thái độ: Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện TDTT hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác. Nội dung Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn GDTC là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. - Tính chất: Là một hoạt động xã hội: cùng với sự tiến bộ không ngừng của loài người và thực tiễn. Thể dục thể thao ngày càng phong phú với hàm nghĩa bên trong và bên ngoài của nó không ngừng thay đổi. Ngày nay hàm nghĩa thể dục với nghĩa rộng lớn là một quá trình giáo dục đồng thời cũng là một hoạt động văn hóa, xã hội. HSSV ngoài học chương trình môn học GDTC, thì hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo 5
  6. phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: Thực hiện được các động tác cũng như bài tập trong thể dục cơ bản để tăng cường sức khỏe. - Về kỹ năng: Biết vận dụng các động tác, bài tập vào trong cuộc sống để tập luyện nâng cao thể lực. - Về thái độ: Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện TDTT hàng ngày. Về nội dung: 1 Giáo dục thể chất chung: - Thể dục cơ bản gồm: Đội hình, đội ngũ, các động tác cơ bản luyện tập phát triển cơ thể toàn diện, thể dục thực dụng, thể dục dụng cụ, thể dục tự do, thể dục nghệ thuật, nhào lộn. - Điền kinh gồm: Đi bộ, các môn chạy, nhảy, ném đẩy. 2. Chuyên đề thể thao tự chọn: Bao gồm các môn: Bơi lội, cầu lông, Đá cầu, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng bàn và các môn thể thao khác. 3. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập. 6
  7. - Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương pháp tích lũy mô đun hoặc tín chỉ, quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp. - Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập: Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH. 7
  8. CHƯƠNG I. GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG BÀI 1: THỂ DỤC CƠ BẢN Mục tiêu. Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Về kiến thức: Trình bày được tác dụng và kỹ thuật các động tác của một số bài thể dục cơ bản. - Về kỹ năng: Biết vận dụng các động tác của bài thể dục cơ bản được học vào trong cuộc sống để tăng cường sức khỏe đáp ứng được yêu cầu trong học tập cũng như công tác sau này. - Về thái độ: Thái độ phải nghiêm túc, tự giác để trở thành thói quen luyện tập hàng ngày. Nội dung. 1. Giới thiệu về thể dục cơ bản. Trong chương trình này chỉ giới thiệu cho chúng ta một số bài tập thể dục cơ bản như: Đội hình, đội ngũ; bài thể dục tay không liên hoàn; bài thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản. Để giảng dạy và rèn luyện cho các em tác phong nghiêm túc, ý thức tổ chức kỹ luật đồng thời giúp các em có tinh thần tự giác trong tập luyện TDTT ứng được yêu cầu trong học tập. 2. Thể dục tay không liên hoàn. 2.1. Tác dụng của thể dục tay không liên hoàn: Khi tập với bài tập thể dục tay không, kích thích được sự phát triển bình thường và toàn diện của cơ thể, uốn nắn tư thế cho các em. Luyện tập thường xuyên làm cho cơ thể các em phát triển cân đối, toàn diện, hạn chế được những cố tật do thiếu ý thức gây nên. 8
  9. 2.2. Các động tác kỹ thuật: 2.2.1. Đội hình đội ngũ: - Tập hợp hàng dọc, gióng hàng, điểm số: + Tập hợp hàng dọc: . Khẩu lệnh: “Thành 1 (2,3,4) hàng dọc … tập hợp”. Trước khi hô khẩu lệnh tập hợp, có thể hô “Toàn lớp chú ý” hoặc thổi một hồi còi dài sao cho toàn thể học sinh trong lớp đều nghe thấy để chuẩn bị sẵn sàng làm theo điều lệnh của giáo viên. Sau khi hô khẩu lệnh “tập hợp” xong, giáo viên đứng quay mặt về phía học sinh. Tổ trưởng tổ 1 đứng đối diện và cách giáo viên 0,6m - 0,8m, tổ viên của tổ 1 lần lượt tập hợp đằng sau tổ trưởng của mình, em nọ cách em kia 1 cánh tay. Các tổ (2,3,4) tiếp theo lần lượt đứng bên trái tổ 1 và cách nhau 1 cánh tay. (H1) Hình 1 + Dóng hàng dọc: . Khẩu lệnh: “ Nhìn trước … thẳng ”. Em đứng đầu hàng phía bên phải (Tổ trưởng tổ 1) đứng nghiêm, tay trái duỗi thẳng và hơi áp vào đùi, tay phải giơ lên cao, mắt nhìn thẳng. Em đứng đầu hàng tổ 2 (Tổ trưởng tổ 2) chống tay phải vào hông và đứng sát cạnh em đứng đầu hàng tổ 1 sao cho khuỷu tay vừa chạm vào người bạn. Em đứng đầu hàng tổ 3, 4… cũng làm như em đứng đầu hàng 2. Những em đứng đằng sau của mỗi tổ đưa tay trái đặt vào vai bạn đứng trước rồi điều chỉnh cự ly sao cho khoảng cách bằng 1 cánh tay, 9
  10. đồng thời nhìn thẳng vào gáy bạn đứng trước để dóng hàng cho thẳng, sao cho không nhìn thấy bạn thứ 2 đứng trước mình. (H2) Hình 2 . Khẩu lệnh: “Thôi”, các em buông tay xuống và giữ nguyên vị trí đứng. Chú ý: Khi xếp hàng dọc, em thấp đứng trước, em cao đứng sau. + Điểm số theo đội hình hàng dọc: . Khẩu lệnh: “Từ 1 đến hết … điểm số”. Nghe dứt khẩu lệnh, thứ tự từ em đứng đầu hàng tổ 1 hô 1, em thứ 2 hô 2, cứ như vậy cho đến em cuối hàng. Tiếp theo hàng thứ 2 điểm số nối theo, rồi đến hàng thứ 3, 4…cho đến hết. Khi hô, các em làm động tác quay mặt về phía bên trái ra sau thật nhanh rồi trở về tư thế đứng nghiêm. Em cuối cùng điểm số xong hô “Hết”. - Tập hợp hàng ngang, gióng hàng ngang, điểm số: + Tập hợp hàng ngang: . Khẩu lệnh: “Thành 2 ( 4 ) hàng ngang … tập hợp”. Trước khi hô khẩu lệnh tập hợp, có thể hô “Toàn lớp chú ý” hoặc thổi một hồi còi dài sao cho toàn thể học sinh trong lớp đều nghe thấy để chuẩn bị sẵn sàng làm theo điều lệnh của giáo viên. 10
  11. Sau khi hô dứt khẩu lệnh “tập hợp” xong, giáo viên đứng vào vị trí định tập hợp, tay trái giơ ngang. Nghe dứt khẩu lệnh, học sinh hàng thứ 1 (tổ ) nhanh chóng đứng về phía tay trái của giáo viên. Em đứng đầu hàng thứ nhất (tổ 1) đứng sát tay của giáo viên, các em khác thứ tự đứng tiếp theo, em nọ cách em kia một khoảng cách tay chống hông, mặt quay về phía giáo viên. Các em của các (tổ) hàng còn lại theo hàng thứ nhất lần lượt xếp hàng theo. (H3) Hình 3 Chú ý: Điều chỉnh cự ly của mình cho thẳng hàng ngang, dọc. + Dóng hàng ngang: . Khẩu lệnh: “Nhìn phải (trái, giữa) … thẳng”. Cụ thể hơn có thể hạ khẩu lệnh: “Em A bên phải (trái, giữa)…làm chuẩn. Em được gọi tên hô to “Có” và giơ tay trái lên cao. Tất cả hàng và các hàng khác lấy đó làm chuẩn dồn hàng. Khi nghe khẩu lệnh, các em hàng thứ nhất quay mặt nhìn về phía người làm chuẩn dóng hàng cho thẳng, em nọ cách em kia một khoảng cách tay chóng hông (nhìn thẳng ở tầm ngực của các bạn cách mình 1, 2 người để dóng hàng). Các em ở hàng sau theo hàng trước điều chỉnh cự ly của mình cho thẳng hàng ngang, dọc. Khi có khẩu lệnh “Thôi”, em giơ tay làm chuẩn mới hạ tay xuống, các em trong hàng thứ nhất hạ tay chống hông xuống và quay mặt trở về tư thế đứng nghiêm. (H4) 11
  12. Hình 4 + Điểm số theo đội hình hàng ngang: . Khẩu lệnh: “Từ 1 đến hết … điểm số”. Nghe dứt khẩu lệnh, thứ tự từ em đứng đầu hàng ( bên phải của các em ) hô 1, em thứ 2 hô 2, cứ như vậy lần lượt đến hết. Khi hô, các em làm động tác quay mặt về phía bên trái và nhanh chóng trở về tư thế đứng nghiêm. Em cuối cùng điểm số xong hô “Hết”. Chú ý: Điểm số ở hàng ngang thực ra chỉ cần thực hiện ở hàng đầu, sau đó người chỉ huy thính theo số hàng mà luận ra số người có mặt. - Dàn hàng ngang, dồn hàng: + Dàn hàng ngang (giãn cách 1 cánh tay, một dang tay). . Khẩu lệnh: “Em B làm chuẩn tất cả giãn cách 1 cánh tay … bắt đầu”. . Động tác: Khi nghe thấy khẩu lệnh, em B đứng ở đầu hàng thứ nhất bên phải giơ tay trái lên cao, các em khác nhìn về phía người làm chuẩn dang một cánh tay ra ngang để giãn cách cự ly. (H5a) Hình 5(a) 12
  13. Hình 5 (b) Khi có khẩu lệnh “Thôi”, tất cả bỏ tay xuống đứng nghiêm. Chú ý: Khi thực hiện giãn cách 1 dang tay cũng làm như trên; chỉ khác là các em phải dang cả hai tay ra và điều chỉnh cự ly cho thẳng hàng. (H5b) Khi vận dụng thực tế, chỉ cần hàng trước dang tay, còn các hàng sau nhìn người đứng trước mà giãn cách. + Dồn hàng: . Khẩu lệnh: “Em B làm chuẩn tất cả … dồn hàng” . Khi nghe thấy khẩu lệnh, em B giơ tay trái lên cao, các em khác dồn hàng lại về phía em B như cũ. Khi có lệnh “Thôi”, em B hạ tay xuống đứng nghiêm. - Từ 1 hàng ngang (dọc) chuyển thành 2 hàng ngang (dọc) và ngược lại: + Một hàng ngang thành hai hàng ngang: . Khẩu lệnh: “Thành hai hàng ngang … bước”. . Động tác: Nghe khẩu lệnh “ bước ”, số lẻ đứng nguyên, số chẵn chân phải bước lùi về phía sau hơi chếch sang bên phải một bước, đồng thời rút chân trái về, lúc này số người chẵn đứng sau số người lẻ. (H6) 1 2 3 4 5 6 7 8 Hình 6 + Hai hàng ngang thành một hàng ngang: . Khẩu lệnh: “Thành một hàng ngang … bước”. 13
  14. . Động tác: Khi nghe khẩu lệnh “bước” số chẵn dùng chân trái tiến lên cạnh phía trái người trên, sau đó thu chân phải về thành lập một hàng ngang với người số lẻ. + Một hàng dọc thành hai hàng dọc: . Khẩu lệnh: “Thành hai hàng dọc … bước”. . Động tác: Khi nghe khẩu lệnh “bước”, số chẵn dùng chân phải bước chếch lên và sang phải ngang bằng người số lẻ (mà mình định thiết lập thành hai hàng dọc), đồng thời thu chân trái về thành tư thế đứng nghiêm. Lúc này ta có đội hình hai hàng dọc. (H7) 6 5 4 3 2 1 Hình 7 + Hai hàng dọc thành một hàng dọc: . Khẩu lệnh: “Thành một hàng dọc … bước”. . Động tác: Khi nghe khẩu lệnh “ bước ”, người số chẵn dùng chân trái bước về phía sau chếch sang trái đứng vào sau người số lẻ, đồng thời thu chân phải về thành tư thế đứng nghiêm. Lúc này ta có đội hình một hàng dọc. - Đội hình: 0 – 2 – 4: + Khẩu lệnh: “Thành đội hình 0 -2 - 4 … bước”. + Động tác: Số 0 tại chỗ, số 2 bước về trước 2 bước, số 4 bước về trước 4 bước. (H8) 0 24024 024 Hình 8 14
  15. Khi bước xong phải chỉnh hàng ngang, hàng dọc cho thẳng. + Khẩu lệnh: “Về vị trí cũ … bước”. + Động tác: Em số 2 và 4 làm động tác quay đằng sau và bước về chỗ đứng ban đầu theo số bước quy định (2 hoặc 4 bước của mình), sau đó quay đằng sau thành tư thế đứng như lúc đầu. Em số 0 đứng tại chỗ. Chú ý: Trước khi cho chuyển đội hình, giáo viên phải cho toàn thể học sinh điểm số 0 – 2 - 4 để các em ghi nhớ số của mình. - Chuyển đội hình: 0 - 3 - 6 - 9: + Khẩu lệnh: “Thành đội hình 0 - 3 - 6 - 9 … bước”. + Động tác: Số 0 đứng tại chỗ, số 3 bước về trước 3 bước, số 6 bước về trước 6 bước, số 9 bước về trước 9 bước. (H9) 0 36 9 03 6 9 Hình 9 Khi bước xong phải chỉnh hàng ngang, hàng dọc cho thẳng. + Khẩu lệnh: “Về vị trí cũ … bước”. + Động tác: Em số 3 - 6 - 9 làm động tác quay đằng sau và bước về chỗ đứng ban đầu theo số bước quy định (3 - 6 - 9 bước của mình), sau đó quay đằng sau thành tư thế đứng như lúc đầu. Em số 0 đứng tại chỗ. Chú ý: Trước khi cho chuyển đội hình, giáo viên phải cho toàn thể học sinh điểm số 0 – 3 – 6 - 9 để các em ghi nhớ số của mình. 2.2.2. Bài thể dục tay không liên hoàn: - TTCB: Đứng nghiêm. 15
  16. - Nhịp 1: Hai tay lăng từ dưới ra trước lên trên, áp sát mang tai, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay đồng thời kiễng gót - Nhịp 2: Hạ gót, hai tay lăng từ trên ra trước, xuống dưới ra sau, lòng bàn tay hướng vào nhau hai gối thẳng. Mắt nhìn về trước . - Nhịp 3: Bước chân trái lên một bước rộng, thành chân trái co chân phải thẳng. Hai tay lăng từ sau xuống dưới, ra trước và dang ngang, lòng bàn tay úp, thân thẳng. - Nhịp 4: Đá chân phải, hai tay vổ dưới đùi phải. - Nhịp 5: Hạ chân phải xuống, đá chân trái 2 tay vổ dưới đùi trái. - Nhịp 6: Hạ chân trái xuống trước chân phải một bước nhỏ, chân phải co phía sau, hai tay dang ngang lòng bàn tay úp đồng thời xoay người sang trái 900 . - Nhịp 7: Hạ hai tay và chân phải về tư thế đứng nghiêm. - Nhịp 8: Bước chân phải qua phải 1 bước rộng bằng vai, hai tay dang ngang lòng bàn tay úp, thân trên song song mặt đất, mắt nhìn về trước, hai gối thẳng. - Nhịp 9: Nghiêng người sang trái, tay phải chạm mũi chân trái mắt nhìn theo tay trái, hai gối thẳng. - Nhịp 10: Như nhịp 9, nhưng ngược lại - Nhịp 11: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay úp, thân thẳng. - Nhịp 12: Đưa chân trái về sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm. - Nhịp 13: Bước chân trái lên một bước nhỏ, cả bàn chân chạm đất, đồng thời đá chân phải ra phía trước lên trên, hai tay lăng từ dưới ra trước lên trên áp sát mang tai, lòng bàn tay hướng vào nhau, xoay người sang trái 1800. - Nhịp 14: Hạ chân phải xuống, thu chân trái lên sát chân phải. Hai tay lăng từ trên ra trước và dang ngang, lòng bàn tay hướng ra sau, hai gối thẳng, mắt nhìn trước. - Nhịp 15: Hạ hai tay xuống đất, khoảng cách rộng bằng vai, ngón cái hướng vào nhau, các ngón tay hướng về trước. Ngồi trên gót. 16
  17. - Nhịp 16: Dùng lực đưa hai chân về sau thành tư thế nằm sấp chống thẳng tay. - Nhịp 17: Hạ hai tay, nâng chân trái, mắt nhìn theo chân trái. - Nhịp 18: Hạ chân trái xuống, nâng hai tay lên về tư thế nhịp 16. - Nhịp 19: Như nhịp 17 nhưng chân phải nâng lên. - Nhịp 20: Như nhịp 18 nhưng hạ chân phải xuống. - Nhịp 21: Duỗi cổ chân ra đẩy thân người về trước, đồng thời cố định hai tay, thu người lại sao cho gót chạm mông, mắt nhìn xuống đất. - Nhịp 22: Giơ hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng về vào nhau, mắt nhìn thẳng. - Nhịp 23: Hạ hai tay xuống đất như nhịp15. Đồng thời bật người lên thành tư thế ngồi trên gót. - Nhịp 24: Nâng người lên thành tư thế ngồi lưng chừng, hai tay về sau lòng bàn tay hướng vào nhau, hai gối khuỵu mắt nhìn về trước. - Nhịp 25: Bật tại chỗ xoay người sang phải 900 rơi xuống nhanh chóng về tư thế đứng nghiêm. - Nhịp 26: Bước chân trái lên một bước nhỏ, thực hiện thăng bằng, bằng cách nâng chân phải lên cao phía sau, 2 tay dang ngang, lòng bàn tay úp. - Nhịp 27: Hạ và bứơc chân phải ra trước 1 bước. Sau đó chân trái bước lên 1 bước rộng, thành chân trái co, chân phải thẳng, vặn mình sang trái, tay trái thẳng, tay phải gập, 2 bàn tay úp, mắt nhìn theo tay trái. - Nhịp 28: Bước chân phải ra trước 1 bước rộng, thành chân phải co, chân trái thẳng, vặn mình sang phải, tay phải thẳng, tay trái gập, mắt nhìn theo tay phải, 2 bàn tay úp. - Nhịp 29: Đưa chân trái lên sát chân phải, 2 tay lăng ra trước xuống dưới ra sau, lòng bàn tay hướng vào nhau, 2 gối khuỵu, mắt nhìn về trước. - Nhịp 30: Bật nhảy ra trước, rơi xuống vẫn như nhịp 29. 17
  18. - Nhịp 31: Như nhịp 30. - Nhịp 32: Bật nhảy tai chổ dạng chân, rơi xuống nhanh chóng trở về TTCB. (H9) Hình 9 2.3. Bài thể dục cơ bản với dụng cụ. 2.3.1. Tác dụng của thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản. Thể dục cơ bản với dụng cụ là môn thể thao liên quan đến thực hiện các bài tập đòi hỏi tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sự phối hợp, cân bằng, uyển chuyển … Môn thể dục dụng cụ mang lại rất nhiều lợi ích trong đời sống xã hội, trong các nhà trường hiện nay như: Một cơ thể dẻo dai; phát triển chiều cao, cân nặng; cơ phát triển; giúp xương chắc khỏe; ngăn ngừa bệnh tật, giảm căng thẳng. 2.3.2. Các động tác kỹ thuật. 18
  19. - TTCB: Đứng nghiêm, hai tay cầm gậy rộng bằng vai buông xuôi phía dưới sát đùi ( lòng bàn tay hướng vào trong ). - Nhịp 1: Hai tay cầm gậy co trước ngực lòng bàn tay hướng ra trước. - Nhịp 2: Chân trái bước lên trước một bước rộng thành chân trái khuỵu gối, chân phải thẳng đặt cả bàn chân xuống đất, hai tay đưa gậy lên cao, mắt nhìn theo tay. - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Về TTCB. - Nhịp 5: Chân phải bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, tay phải cầm gậy hướng dọc theo thân người, tay trái lòng bàn tay úp, mắt nhìn thẳng. - Nhịp 6: Lấy gót chân trái và mũi chân phải làm trụ quay người sang trái 900 chân phải khiển gót, hai tay cầm gậy rộng bằng vai đưa ra trước ngang vai trước mặt. - Nhịp 7: Hạ gót chân phải xuống, gập người về trước, chân trái thẳng, chân phải khuỵu gối hai tay cầm gậy ngang chạm bàn chân trái, mắt nhìn thẳng. - Nhịp 8: Đứng thẳng, hai tay đưa gậy lên cao, chân phải khiển gót, mắt nhìn theo tay. - Nhịp 9: Hạ gót chân phải xuống, lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ quay người sang phải 900, mắt nhìn thẳng. - Nhịp 10: Nghiêng người (lườn) sang trái, chân trái khiển gót. - Nhịp 11: Đứng thẳng. - Nhịp 12: Nghiêng người (lườn) sang phải, chân phải khiển gót. - Nhịp 13: Đứng thẳng. - Nhịp 14: Gập người về trước hai tay cầm gậy ngang chạm hai mũi chân, hai gối thẳng. 19
  20. - Nhịp 15: Đứng thẳng, thu chân phải về với chân trái thành tư thế đứng nghiêm, hai tay cầm gậy co trước ngực, ngang vai. - Nhịp 16: Lấy chân phải làm trụ, chân trái co phía trước (mũi bàn chân thẳng hướng về trước), hai tay cầm gậy đưa trước mặt ngang vai. - Nhịp 17: Tay phải cầm gậy dọc trước mặt, tay trái đánh ra sau hợp với thân người khoảng 450, lòng bàn tay hướng vào trong. - Nhịp 18: Người ngồi xổm khiển hai gót chân, hai tay cầm ngang gậy hạ xuống chạm hai mũi chân, mắt nhìn thẳng. - Nhịp 19: Chân phải bước về trước một bước rộng thành chân phải khuỵu gối, chân trái thẳng đặt cả bàn chân xuống đất, hai tay cầm gậy đưa trước mặt ngang vai. - Nhịp 20: Hai tay cầm gậy xoay dọc theo thân người thành tay trái phía trên, tay phải phía dưới. - Nhịp 21: Thu chân phải về với chân trái thành tư thế đứng nghiêm, đồng thời đưa ngang gậy lên cao, mắt nhìn theo tay. - Nhịp 22: Hai tay cầm gậy hạ xuống ngang vai trước mặt, đồng thời chân trái đá lăng lên cao, phía trước chạm gậy (gối thẳng, bàn chân duỗi thẳng), chân phải khiển gót. - Nhịp 23: Chân phải hạ gót chân, đưa chân trái từ trên, xuống dưới, ra sau, mũi chân chạm đất, trọng tâm đỏ dồn vào chân phải, hai tay đưa ngang gậy lên cao, mắt nhìn theo tay. - Nhịp 24: Chân trái đá lăng ra sau ở tư thế thăng bằng đồng thời người ngã về trước. - Nhịp 25: Hạ chân và tay xuống về thành TTCB. - Nhịp 26: Nhảy hai chân dang rộng bằng vai, hai tay cầm gậy ngang đưa ra trước mặt ngang vai. - Nhịp 27: Bật nhảy về thành TTCB 20
nguon tai.lieu . vn