Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN HỌC: BÓNG RỔ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƢU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN HỌC: BÓNG RỔ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Ngọc Linh Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Cơ Bản Email: nguyenngoclinh@hotec.edu.vn TRƢỞNG KHOA TỔ TRƢỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI Huỳnh Thị Tuyết Hồng Nguyễn Thị Lan Em Nguyễn Ngọc Linh HIỆU TRƢỞNG DUYỆT LƢU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. LỜI GIỚI THIỆU Bóng rổ là một trong những môn thể thao hội tụ đầy đủ và thể hiện rất cao về tính đối kháng, tính tập thể. Bóng rổ giúp phát triển rất tốt các tố chất như: Nhanh – mạnh – bền – khéo léo và kỹ thuật. Cho nên các Chuyên gia về thể dục thể thao, cá huấn luyện viên, Giảng viên thể dục thể thao thường lấy môn bóng rổ nhằm phát triển và bổ trợ cho nhiều môn thể thao khác. Bản thân môn bóng rổ có một sức hút rất lớn với mọi người, Đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên tham gia tập luyện. Cuốn giáo trình bóng rổ này dành cho các sinh viên Trrường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì vậy sinh viên phải nắm vững các kỹ thuật thực hành, kỹ năng, kỹ sảo của môn thể thao này. Ngoài ra sinh viên cần phải nắm vững về luật và phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài của môn bóng rổ. Giáo trình gồm 3 chương: Chương I: Lịch sử và quá trình phát triển của môn bóng rổ ngoài và trong nước. Chương II: Kỹ thuật môn bóng rổ. Chương III: Những điều luật cơ bản trong bóng rổ. Trong quá trình biên soạn mặc dù đã rất cố gắng nhưng như trên đã trình bày, do chương trình và thời lượng dành cho môn học còn ít, nên giáo trình này viết chưa thật sâu và rộng so với sự mong muốn. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp để giáo trình này ngày càng hoàn thành hơn. Xin Cảm Ơn Tphcm, ngày…9…tháng…7…năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Ngọc Linh
  5. MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: Lịch sử Bóng rổ .................................................................................................. 1 1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của môn bóng rổ trên thế giới.......................... 1 1.1. Nguồn gốc............................................................................................................. 1 1.2. Lịch sử phát triển bóng rổ ở thế giới ................................................................. 2 1.3. Lịch sử phát triển bóng rổ ở Việt Nam ............................................................. 4 Chƣơng 2: Kỹ thuật Bóng rổ ............................................................................................... 6 2. Các động tác kỹ thuật ................................................................................................... 6 2.1. Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị và di chuyển ............................................. 6 2.2. Kỹ thuật dẫn bóng................................................................................................ 9 2.3. Kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng hai tay trước ngực ................................. 10 2.4. Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay ........................................................................ 10 2.5. Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trước ngực ....................................................... 12 2.6. Kỹ thuật hai bước ném rổ ................................................................................. 12 Chƣơng 3: Luật Bóng rổ..................................................................................................... 15 Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................................... 39 Danh Mục Hình Ảnh ........................................................................................................... 40
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC BÓNG RỔ Tên môn học: BÓNG RỔ Mã môn học: MH3109106 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Bóng rổ là một môn thể thao quần chúng được phát triển rộng rãi tại việt nam cũng như các nước trên thế giới. Đối với các trường cao đẳng, đại học thì môn bóng rổ là môn học nằm trong chương trình môn tự chọn 30 tiết bao gồm Lý thuyếtt và thực hành. - Tính chất: Chương trình môn bóng rổ bao gồm một số nội dung cơ bản; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. - Ý nghĩa và vai trò của môn học bóng rổ: Bóng rổ là môn thể thao đồng đội thi đấu với nhau, di chuyển tấn công đối kháng có sự va chạm và gần như chấn thương trong suốt quá trình chơi. - Rèn luyện thân thể và thể dục thể thao ngày càng được nâng cao. Hoạt động thể thao được diễn ra một cách khoa học, trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống và được đưa vào chương trình giảng dạy đối với sinh viên Mục tiêu của môn học bóng rổ: - Về kiến thức: + Trình bày được mục đích , tác dụng , yêu cầu , kỹ thuật cơ bản và phương pháp tập luyệ n của môn bóng rổ. - Về kỹ năng: + Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản và tập luyệ n đún g phương pháp của môn bóng rổ được học trong chương trình và tự tập luyện , rèn luyện thể nhằm bảo đảm sức khỏe, phát triển thể lực chung. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày đúng các kỹ thuật và phương pháp tập luyệ n được học để phát triển thể lực , phục vụ học tập, lao động và trong các hoạt động khác.
  7. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BÓNG RỔ  Giới thiệu chƣơng Bóng rổ là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, mỗi đội có năm người trên sân. Mục đích của trận đấu là nhằm ghi nhiều điểm bằng cách cố gắng đưa bóng vào rổ đối phương một cách đúng luật và hạn chế không cho đối phương ném bóng vào rổ mình. Bóng rổ là một trong những môn thể thao thịnh hành và được ưa chuộng nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Philippines.  Mục tiêu chƣơng Hiểu biết sự phát triển bóng rổ thế giới và trong nước, hình thành kỹ năng thực hành các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung của bóng rổ, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và trong hoạt động thể dục ở các trường cũng như công tác phong trào. Ý nghĩa, tác dụng của luyện tập môn bóng rổ đối với sinh viên. Nội dung 1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của môn bóng rổ trên thế giới 1.1 Nguồn gốc Bóng rổ ra đời năm 1891, do Dr.James Naismith – giảng viên giáo dục thể chất của học viện Springfield thuộc bang Massacusets (Mỹ) phát minh. Khi sáng tạo ra môn bóng rổ, ông đã sử dụng và phát triển môn này từ những trò chơi đơn giản và đã phổ biến từ rất lâu ở Mỹ. từ hơn 2500 trước đây, những người bộ tộc da đỏ In – ki và Mause sống trên lãnh thổ Mehico hiện nay đã có trò chơi “Poc –tô-poc”. Hình thức trò chơi này là những người tham gia tìm cách dùng vai, thân hoặc chân (không được dùng tay) để đưa bóng vào một cái vòng bằng đá gắn trên tường cao. Để cho giờ học thể dục trong nhà tập vào mùa đông thêm sinh động. Naismith đã suy nghĩ ra một trò chơi mới. Ông gắn 2 chiếc rỗ bằng gỗ để dùng khi đi hái đào vào tay vịn hành lang phòng tập để làm chỗ ném bóng vào. Trò chơi đã tỏ ra hết sức hấp dẫn, cuốn hút và kết quả thu được vượt ra ngoài sự tưởng tượng. Lúc đầu mỗi đội có 9 người chơi, sau đó giảm xuống còn 7 và sau củng chỉ còn 5 người trên sân. Năm 1892 NaiSmith đã soạn thảo ra sách “Luật bóng rổ” gồm có 15 điều luật được áp dụn g cho những trận thi đấu bóng rổ đầu tiên. Và cơ bản phần lớn trong những điều luật này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Khoa Cơ Bản 1
  8. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH 1.2 Lịch sử phát triển bóng rổ ở thế giới * Giai đoạn đầu (1892 - 1918): Thời kỳ hình thành của môn bóng rổ mới. Từ một trò chơi để làm cho bài tập thể dục thêm sinh động, dần dần qua thực tế bóng rổ đã trở thành một môn thể thao mang sắc thái riêng biệt. Từ năm 1892 sau khi luật bóng rổ chính thức đầu tiên được ban hành và có những cuộc thi đấu chính thức theo luật này thì hệ thống kỹ - chiến thuật bóng rổ được hình thành và phát triển rất nhanh. Trong chiến thuật đã bắt đầu xuất hiện chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ; xác định được vị trí và chức năng của từng đấu thủ trên sân. Về sau, môn bóng rổ phát triển dần sang các nước phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin rồi sang Châu Âu và Nam Mỹ. Tại thế vận hội Olympic lần thứ 3 ở Saint loui (Mỹ) năm 1904 môn bóng rổ chính thức được thi đấu biểu diễn. Năm 1913, giải Vô địch bóng rổ đầu tiên của Châu Á được ổ chức ở Manila – Thủ Đô của Philippin. *Giai đoạn thứ hai (1919 - 1931): Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của môn bóng rổ. Các hiệp hội bóng rổ của các nước được thành lập và bắt đầu có những cuộc thi đấu giao hữu quốc tế. Năm 1923 các cuộc thi đấu bóng rổ quốc tế đầu tiên của phụ nữ được tổ chức ở Pháp giữa các đội Ý, Pháp và Tiệp Khắc. *Giai đoạn thứ ba (1932 – 1948): Giai đoạn phát triển rộng rãi của môn bóng rổ trên thế giới. Liên Đoàn Bóng Rổ Thế Giới, gọi tắt là FIBA (Federation International Basketball Amateur) được thành lập ngày 18 – 6 – 1932, lúc này mới có 8 nước tham gia là Achentima, Hy Lạp, Ý, Latvia, Bồ Đào Nha, Rumani, Thụy Điển và Tiệp Khắc. Năm 1935 Ủy Ban Olympic Quốc tế đã công nhận bóng rổ là một môn thể thao trong chương trình thi đấu của Thế Vận Hội, cùng năm ấy tại Geneve (Thụy Sĩ) đã tổ chức thi đấu giải vô địch Châu Âu cho các đội nam thuộc các nước ven biển Bantic. Năm 1936, bóng rổ lần đầu tiên được đưa vào Thế vận hội lần thứ 11 tổ chức tại Berlin (Đức) với 21 nước tham dự và đội tuyển Mỹ đã giành chức vô địch. Năm 1938, giải Vô Địch đầu tiên của nữ Châu Âu được tổ chức tại Roma (Ý) đội nữ của Ý vô địch. Sau đại chiến thế giới lần thứ II, từ năm 1947 các đội bóng rổ của Liên Xô (cũ) và các nước XHCN khác bắt đầu tham dự giải của Thế Vận Hội Olympic và giải vô địch thế giới. Năm 1948, số nước có chân trong Liên Đoàn Bóng rổ Thế Giới lên tới con số 50. Trong thời kỳ này môn bóng rổ không những phát triển theo chiều rộng mà còn phát triển theo chiều sâu. Nhiều kỹ thuật, chiến thuật xuất hiện; bắt đầu có sự phân chia các nhóm kỹ, chiến thuật phù hợp với thực tế thi đấu. *Giai đoạn thứ tƣ (1949 đến nay): Là giai đoạn kỹ, chiến thuật của bóng rổ có những bước nhày vọt, Liên Đoàn Bóng Rổ Thế Giới đã có vị trí quan trọng trong các tổ chức thi đấu thể thao quốc tế, FIBA đã tổ chứ nhiều giải thi đấu với qui mô lớn. Khoa Cơ Bản 2
  9. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Năm 1950 ở Achentina lần đầu tiên tổ chức riêng giải bóng rổ chon am, sau đó ba năm ở Chi – lê đã tổ chức lần đầu tiên giải Vô địch bóng rổ đầu tiên của nữ. Từ đó về sau thường kỳ cứ 4 năm lại tô chức giải Vô địch bóng rổ Thế Giới một lần. Từ năm 1950, vì kỹ - chiến thuật tấn công trong thi đấu có những bước tiến nhảy vọt nên tấn công đã tỏ ra trội hơn phòng thủ. Ở các đội xuất hiện nhiều đấu thủ cao to hoạt động dưới rổ làm nhiệm vụ “thường trực” dứt điểm. Dần dần trong thi đấu, bóng rổ mất tính chất quyết liệt, nhịp điệu thi đấu bị hạ thấp do luật thi đấu không hạn chế thời gian giữ bóng của từng cầu thủ và của một đội khi có bóng. Vì vậy khi đội nào trội điểm hơn thường giữ bóng hoặc dẫn bóng để kéo dài thời gian tấn công. Do đó yêu cầu phải thay đổi và bổ sung một số điều luật để có sự tấn công tích cực hơn, hạn chế bớt ưu thế của các đấu thủ cao lớn đã được đặt ra và thực hiện. Những thay đổi về luật đã làm cho các trận đấu bóng rổ thêm sinh động, làm kỹ thuật cá nhân đấu thủ ngày càng phong phú, thúc đẩy trình độ bóng rổ không ngừng hoàn thiện và tiến bộ vượt bật. Năm 1965FIBA đã có 122 thành viên của các nước khác nhau trên thế giới tham gia. Ngày nay, môn bóng rổ được phát triển ở nhiều nước trên thế giới và trở thành một trong những môn thể thao hấp dẫn có đông đảo người tham gia tập luyện nhất. Nó được xếp bên cạnh những môn thể thao hàng đầu khác như bóng đá, quyền anh và với con số thành viên đã lên tới 208 nước thì Liên Đoàn Bóng Rổ thế giới đã trở thành 1 trong 5 tổ chức thể thao hung mạnh nhất của thế giới. Như vậy, sau khi trải qua một chặng đường phat triển và hoàn thiện trên 1 thế kỷ cho đến nay môn thể thao Bóng rổ đã thu hút hàng trăm triệu người tham gia tập luyện và thi đấu. Nó đã tạo ra sức hấp dẫn làm say mê biết bao người trên hành tinh sự thành công của nó còn vượt qua cả những ước mơ táo bạo nhất mà Dr.James Naismith đã từng mơ ước. Các su thế phát triển của bóng rổ thế giới trong thời gian hiện nay Hiện nay, cùng phát triển song song với Liên Đoàn Bóng Rổ Thế Giới (FIBA) là các tổ chức bóng rổ nhà nghề của một số nước như Mỹ, Úc, Tr ung Quốc, Philippin, Hàn Quốc . Theo đánh giá chung, tuy các tổ chức này có qui mô không bằng FIBA nhưng chất lượng nhiều hơn. Chẳng hạn như các trận đấu do Liên đoàn bóng rổ Mỹ (NBA) luôn cuốn hút sự theo dõi của hàng trăm triệu khan giả trên thế giới và hàng ngàn vận động viên bóng rổ nổi tiếng trên toàn thế giới đều luôn mong ước được đầu quân cho NBA. Có thể nói, các trận thi đấu bóng rổ đỉnh cao ngày càng nhanh, chuẩn xác và biến hóa hơn. Nó thể hiện nổi bật cái đẹp và sự hấp dẫn trong những cuộc thi đấu quyết liệt mà chủ thể sang tạo chính là các đấu thủ tài ba ở trên sân. Theo sự nhận xét và đánh giá của các chuyên gia thì quá trình huấn luyện bóng rổ hiện nay đang được định hướng theo 4 xu thế tất yếu, đó là xu thế tăng tốc, tăng độ chuẩn xác, tăng về chiều cao và lượng vận động cực hạn. Do đó, muốn huấn luyện bóng rổ đỉnh cao đạt hiệu quả tốt thì ngay từ khâu tuyển chọn người ta đã đặc biệt chú trọng đến các cá nhân không những có biểu hiện ưu trội về tầm vóc, về trình độ kỹ - chiến thuật mà còn phải có độ nhạy bền cao và có một nền tảng thể lực sung mãn để nhanh chóng thích nghi với những yêu cầu ngày càng cao trong tập luyện và thi đấu. Khoa Cơ Bản 3
  10. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH 1.3 Lịch sử phát triển bóng rổ ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương đã có những trò chơi tương tự như môn bóng rổ mà đến nay ở một số nơi vẫn còn tổ chức trong các ngày lễ hội. Ví dụ như môn bóng ném Còn ở Lạng Sơn hoặc môn vật Cù ở tĩnh Nghệ An. Từ thời Pháp thuộc, môn bóng rổ hiện đại đã du nhập vào Việt Nam và cũng có những thời kỳ phát triển sôi nổi ở cả hai miền Nam – Bác. Năm 1930, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn đã có một số ít đội tham gia tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên, do phong trào bóng rổ trong thời gian này chỉ phục vụ riêng cho giai cấp thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và bè lũ phong kiến tay sai nên không thể phát triển sâu rộng được và trình độ kỹ - chiến thuật cũng như về thể lực của vận động viên cũng còn lạc hậu, yếu kém, thể hiện tư tưởng cay cú ăn thua rất nặng nề. Năm 1945, Cách Mạng Tháng Tám thành công, Đảng và chính phủ rất quan tâm dến phong trào thể dục thể thao, trong đó có môn Bóng rổ. Tháng 12 năm 1946, Pháp trở lại xâm chiếm nước ta. Toàn quốc kháng chiến, các môn thể dục thể thao nói chung tạm ngưng hoạt động. Năm 1954 hòa bình lập lại ở miền Bắc phong trào thể dục thể thao phát triển rất nhanh. Từ năm 1957, giải Bóng rổ vô địch toàn miền Bắc đã được tổ chức hằng năm. Năm 1964, Hội bóng rổ miền Bắc được thành lập. ở miền Nam vào thời kì năm 1975 phong trào bóng rổ cũng có đôi chúng tiếng tăm và đã có vận động viên được chọn vào đội tuyển các ngôi sao bóng rổ Châu Á. Tháng 11 năm 1992, Hội bóng rổ Việt Nam được đổi tên thành Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam, viết tắt là VBF (Vietnam Basketball Federation. Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đòan Bóng rổ Quốc tế. Theo báo cáo trong Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam khóa II (1997 – 2001) thì trên cả nước hiện đang có khoảng 15.000 người tham gia tập luyện bóng rổ thường xuyên. Có 7 đội mạnh, 13 đội Á (5 đội nữ và 14 đội trẻ). Trên thực tế có khoảng 500 vận động viên chia làm 4 tuyến hiện đang tham gia tập luyện. Tuy nhiên nếu so sánh với trình độ bóng rổ của các nước trong khu vực thì vận động viên Việt Nam vẫn còn kém về chuyên môn, về chiều cao và cả thể lực do đó cần phải có sự quan tâm thích đáng hơn trong khâu tuyển chọn và có kế hoạch tập luyện tích cực để bù lấp những mặt năng lực vẫn còn hạn chế của lực lượng vận động viên bóng rổ nước nhà. CÂU HỎI 1. Trình bày nguồn gốc môn bóng rổ? 2. Trình bày sự phát triển môn bóng rổ trên thế giới? 3. Trình bày sự phát triển môn bóng rổ ở việt nam? Khoa Cơ Bản 4
  11. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ  Giới thiệu chƣơng Môn bóng rổ với nhiều động tác tự nhiên đa dạng khác nhau như đi, chạy,nhảy,dừng quay người, bắt, ném và dẫn bóng trong điều kiện thi đấu đối kháng khác nhau, bóng rổ có tác động củng cố hệ thần kinh, cơ quan vận động của các bộ phận trên cơ thể. Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản của bóng rổ như di chuyển, chuyền bóng, bắt bóng, ném rổ.  Mục tiêu chƣơng Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản của môn bóng rổ Vận dụng các kiến thức đã học vào tập luyện và thi đấu Phân tích được kỹ thuật môn bóng rổ. Thực hiện khá chính xác kỹ thuật cơ bản. Tự giác tập luyện tích cực hơn để hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoàn thiện kỹ thuật của bản thân.  Nội dung 2. Các động tác kỹ thuật 2.1 Cách cầm bóng, tƣ thế chuẩn bị và di chuyển 2.1.1 Cách cầm bóng - Cách cầm bóng phụ thuộc vào việc mà vận động viên muốn làm tiếp theo : chuyền, ném, dẫn bóng; - Luôn cầm bóng với cổ tay để hểnh lên và thư giãn, các ngón tay sẽ điều khiển quả bóng; - Không được để bóng lộ liễu mà phải che chắn; - Trải rộng các ngón tay to nhất có thể; - Cầm bóng thiệt chắc để thời gian bóng tiếp xúc với bàn tay lâu nhất có thể, thời gian bóng ở ngoài tay càng lâu càng để lộ nhiều sơ hở cho đối thủ; - Để cánh tay còn lại trong trạng thái che chắn, mắt luôn nhìn lên quan sát đối thủ và đồng đội chứ không nhìn bóng. 2.1.2 Tƣ thế chuẩn bị Đứng chân trước, chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp và dồn đều vào 2 chân, 2 gối hơi khuỵu mắt quan sát hướng chuyền. Hai tay cầm bóng ở 2 Khoa Cơ Bản 6
  12. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH bên lùi về nửa sau của bóng, các ngón tay xòe tự nhiên, bóng tiếp xúc vào phần chai tay và các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, bóng để ở phía trước bụng trên. 2.1.3 Di chuyển Di chuyển của vận động viên bóng rổ trên sân là một phần của hệ thống những động tác nhằm giải quyết nhiệm vụ tấn công một cách cụ thể. Nhờ có những động tác này vận động viên có thể chọn vị trí đúng, thoát khỏi sự kèm bám của đối phương để bắt bóng, chuyền bóng, dẫn bóng đồng thời lôi kéo đối phương theo mình để tạo khoảng trống cho đồng đội thực hiện mục đích tấn công của đội. Các động tác di chuyển là cơ sở của kỹ thuật bóng rổ. Để di chuyển trên sân, vận động viên sử dụng các động tác: đi, chạy, nhảy, dừng và quay người. Đi: Trong thi đấu bóng rổ, động tác đi chỉ để sử dụng khi thay đổi vị trí trong t hời gian ngắn hoặc giảm cường độ thi đấu. Khác với đi bộ bình thường, trong bóng rổ khi đi gối hơi co và điều này giúp vận động viên luôn có khả năng tăng tốc bất ngờ. Chạy: gồm có chạy lùi, chạy nghiêng và chạy biến hướng. Chạy lùi: trong bóng rổ khi cần quan sát ngược với hướng di chuyển thì người ta sử dụng kỹ thuật chạy lùi. Chạy lùi là phương pháp tốt nhất để nhận những quả bóng từ dưới lên, hoặc chạy lùi trong phòng thủ để quan sát tình hình tấn công của đối phương trên sân. Khi chạy đầu gối hai chân luôn gấp, thân trên hơi ngả về trước, lưng quay về hướng định di chuyển. Chạy nghiêng: trong thi đấu bóng rổ để dễ quan sát được tình hình trên sân, vận động viên thường sử dụng động tác chạy nghiêng. Khi chạy nghiên động tác chạy như chạy tự nhiên, hai mũi chân luôn hướng về phía di chuyển song thân trên và mặt vẫn quay về phía có bóng để quan sát. Chạy biến hướng: đang chạy vận động viên đột ngột thay đổi hướng di chuyển nhằm mục đích thoát khỏi người kèm. Khi chạy muốn đổi hướng cần sử dụng chân nghịch với hướng muốn di chuyển đạp xuống đất sau đó cả thân người xoay về hướng đó để di chuyển. Muốn chạy chuyển hướng có kết quả khi có người phòng thủ thì phải dấu được ý định trước khi làm động tác, tốc độ trước khi di chuyển chậm, sau đó chuyển hướng phải nhanh. Nhảy: trong bóng rổ nhảy được sử dụng như những động tác độc lập và là một phần quan trọng của nhiều động tác kỹ thuật khác. Trong thi đấu các động tác tranh bóng, chuyền bắt bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ đều yêu cầu vận động viên cần có kỹ thuật bật nhảy tốt. Có 2 cách thực hiện kỹ thuật nhảy: nhảy bằng 2 chân và nhảy bằng 1 chân. Nhảy bằng 2 chân: Động tác này thường được thực hiện khi đứng tại chỗ và được dùng nhiều trong nhảy tranh bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ. Trước khi nhảy, 2 chân khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm sau đó dùng sức mạnh đạp 2 chân từ gót chuyển lên mũi bàn chân vươn mạnh thân đồng thời 2 tay vung từ dưới đưa ra trước – lên trên để thực hiện tranh bóng. Khoa Cơ Bản 7
  13. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Nhảy bằng 1 chân: Thường được thực hiện khi có chạy đà. Để sử dụng tối đa quán tính chạy đà, bước cuối cùng trước khi dậm nhảy cần dài hơn bước trước đó và đặt gót chân chạm đất. Tiếp đó khuỵu gối để hạ thấp trọng tâm và khi bật lên thì đạp mạnh chân từ gót lên mũi, đồng thời 2 tay vung từ thấp lên cao, chân lăng đánh mạnh từ sa u ra trước, lên trên để góp phần đẩy cơ thể lên cao. Sau khi bật nhảy lên cao để thực hiện các động tác kỹ thuật vận động viên cần chuẩn bị để có thể tiếp đất nhẹ nhàng bằng việc gập chân để giảm chấn động. Dừng: Là loại động tác được thực hiện đột ngột để thoát khỏi người phòng thủ. Người tấn công đang di chuyển đột nhiên dừng lại để thoát khỏi đối phương khi có bóng trong tầm tay, hoặc để nhận bóng của đồng đội chuyền cho. Có 2 loại dừng: dừng bằng 2 bước và nhảy dừng. Dừng bằng 2 bước: thường áp dụng khi tốc độ di chuyển nhanh. Khi đang chạy muốn dừng lại bằng 2 bước thì bước thứ nhất đặt gót chân và xoay ra phía ngoài so với hướng chạy, trọng tâm hạ thấp. Bước thứ hai miết bàn chân xuống đất để giảm tốc độ, người xoay chếch theo mũi bàn chân của bước thứ nhất. Nhảy dừng: thường áp dụng khi tốc độ di chuyển vừa phải. Khi đang chạy muốn dừng lại thì dùng một chân đạp đất để nhảy lên không, thân trên hơi ngả sau. Khi rơi xuống hai chân cùng một lúc hoặc lần lượt chạm đất. Khi chạm đất người hơi ngả về phía sau, 2 chân khuỵu dùng mép bàn chân miết xuống đất. Hình 2. 1 - Dừng Quay ngƣời: thường dùng để thoát khỏi người phòng thủ, tránh được hành động phá cướp bóng của đối phương. Có hai cách quay người: quay trước và quay sau. Nếu chân di chuyển quay ra trước mũi chân trụ thì gọi là quay trước. Nếu chân di chuyển quay ra sau gót chân trụ thì gọi là quay sau. Khi quay người, hai gối chùng, trọng tâm thấp, hai chân tách rộng bằng vai, trọng tâm dồn vào chân trụ. Chân trụ tiếp đất ở nửa trước của bàn chân và khi quay thì đạp mạnh kết hợp với động tác xoay thân trên về trước hoặc sau. Trọng tâm khi quay không nhấp nhô. Khoa Cơ Bản 8
  14. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Hình 2.2 - Quay người 2.2. Kỹ thuật dẫn bóng Kỹ thuật dẫn bóng trong bóng rổ có hai kiểu quen thuộc là dẫn bóng cao tay và thấp tay. Và cách nào thì vận động viên cũng phải chơi tốt cả 2 tay nếu không muốn bị lạc nhịp. Tốc độ dẫn bóng phụ thuộc trước hết vào độ cao bật lại của bóng từ mặt sân và vào góc nghiêng tạo thành đường bay của bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân. Bóng bật lại càng cao và góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi bóng bật lại thấp và gần so với chiều thẳng đứng, vận động viên dẫn bóng chậm và có thể thực hiện dẫn bóng tại chỗ, hai gối khuỵu, trọng tâm thấp, thân lao về phía trước và hơi nghiêng về phía có bóng, mắt quan sát tình hình trên sân, bàn tay xòe rộng tự nhiên, cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên. Kỹ thuật dẫn bóng cao tay là kỹ thuật dẫn bóng cơ bản, được sử dụng khi không có đối phương kèm chặt. Động tác chân: chân chạy tự nhiên như bình thường, người hơi đổ về phía trước. Động tác tay: tay xòe tự nhiên, bám vào bóng ở các chai tay, ở phía trên của bóng. Bóng cách người 1 cánh tay, ở phía trước, ngang tầm ngực. Động tác toàn thân: khi dẫn bóng thì bóng nằm trên mặt phẳng của chân và tay dẫn bóng, bóng cao ngang tầm ngực, cách người 1 cánh tay, người hơi đổ về phía trước. Tay tiếp xúc bóng có độ bám vào bóng sau đó ép bóng xuống đều về phía trước. Khi bóng bật lên thì đón bóng từ dưới, hoãn xung lên ngang tầm ngực sau đó tiếp t ục ép bóng xuống. Động tác ép bóng xuống sử dụng cánh tay và gập bàn tay là chủ yếu. Lúc đầu mới tập có thể nhìn vào bóng. Khi cảm giác tốt hơn thì tầm nhìn chủ yếu là về phía trước và hai bên. Kỹ thuật dẫn bóng thấp tay Động tác chân: khi bị đối phương kèm chặt thì trọng tâm sẽ hạ thấp, hạ gối tạo cho cơ thể độ vững vàng khi va chạm với đối phương. Khi tấn công tốc độ thì chân sẽ chạy tốc độ như chạy 100m, người đổ về phía trước. Động tác tay: Tay xòe rộng, bám vào bóng ở các chai tay, ở phía bên của bóng. Bóng ở cạnh người, bên tay dẫn bóng, ngang tầm thắt lưng. Động tác toàn thân: khi dẫn bóng thì bóng không nằm trên mặt phẳng của chân và tay dẫn bóng mà bóng sẽ hơi lệch về phía tay dẫn bóng, bóng cao ngang tầm từ đầu gối đến thắt lưng, người đổ về phía trước khi dẫn bóng tốc độ. Tay tiếp xúc bóng ở bên bóng, có độ bám vào bóng sau đó ép bóng xuống theo chiều từ phải sang trái. Khi bóng bật lên thì đón bóng từ dưới, hoãn xung lên ngang tầm gối đến thắt lưng sau đó tiếp tục ép bóng xuống. Động tác ép bóng xuống sử dụng cánh tay và gập bàn tay là chủ yếu. Lúc đầu mới Khoa Cơ Bản 9
  15. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH tập có thể nhìn vào bóng. Khi cảm giác tốt hơn thì tầm nhìn chủ yếu là về phía trước và hai bên. Hình 2.3 - Dẫn bóng 2.3 Kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng hai tay trƣớc ngực Tư thế đứng chuẩn bị: đứng chân trước, chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp và dồn đều vào 2 chân, 2 gối hơi khuỵu mắt quan sát hướng chuyền. Hai tay cầm bóng ở 2 bên lùi về nửa sau của bóng, các ngón tay xòe tự nhiên, bóng tiếp xúc vào phần chai tay và các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, bóng để ở phía trước bụng trên. Hình 2.4 - Cách cầm bóng Khi chuyền người ngả nhanh về trước, chân sau đạp đất, 2 tay đưa từ dưới lên trên tạo thành một đường vòng cung nhỏ, cổ tay hơi bẻ và duỗi cánh tay về hướng chuyền. Khi tay đã gần thẳng hết dùng lực cổ tay, các ngón tay (trỏ, giữa và cái) đẩy bóng. Bóng rời tay cuối cùng ở ngón trỏ và giữa. Để tạo nên đường bóng đi mạnh, các ngón tay phải miết vào bóng và khi bóng rời tay lòng bàn tay hơi xoay ra ngoài. Sau khi bóng rời khỏi tay, 2 tay duỗi thẳng, trọng tâm dồn về hướng chuyền, kết thúc động tác hai lưng bàn tay hướng vào nhau. 2.4 Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay Bắt bóng bằng 2 tay là động tác được sử dụng nhiều trong thi đấu, có thể bắt bóng từ mọi hướng đến vì nó rất cơ bản, bắt dễ dàng, bảo vệ bóng tốt, tiện cho làm động tác tiếp theo, song phạm vi bắt bóng hẹp. Tư thế chuẩn bị: hai chân đứng song song hoặc chân trước, chân sau tách rộng bằng vai, gối khuỵu, thân trên quay về hướng bóng đến. Khi bắt bóng hai tay đưa thẳng về hướng bóng đến, các ngón tay mở thả lỏng tự nhiên, hình thành giống như chiếc phễu, khoảng cách giữa hai bàn tay nhỏ hơn đường kính của bóng, 2 ngón tay cái tạo thành hình chữ A. Khoa Cơ Bản 10
  16. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Hình 2.5 - Tay bắt bóng Bộ phận tiếp xúc bóng đầu tiên là các ngóng tay, sau đó nhanh chóng hoãn xung đưa bóng nằm gọn vào 2 lòng bàn tay, đồng thời khép cổ tay gần vào nhau và hai tay hơi gập lại ở khớp khuỷu kéo về ngực để bảo vệ bóng và chuẩn bị làm động tác tiếp theo. Hình 2.6 - Bắt bóng bằng hai tay 2.5 Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trƣớc ngực Kỹ thuật này lợi dụng sức của 2 tay để ném rổ từ những khoảng cách xa, nếu không có sự cản phá tích cực của người phòng thủ. Phương pháp ném này được tiếp thu nhanh bởi vì cấu trúc động tác của nó gần giống với chuyền bóng 2 tay trước ngực. Tư thế chuẩn bị: đứng chân trước chân sau, hoặc song song, hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp, 2 gối khuỵu. Các ngón tay của 2 bàn tay cầm bóng xòe rộng tự nhiên, giữ bóng 2 bên chếch nửa phía sau quả bóng, 2 đầu ngón tay cái hơi chếch hình chữ “bát”. Bóng tiếp xúc vào các ngón tay và phần chai của bàn tay, lòng bàn tay không tiếp xúc bóng, cổ tay thả lỏng, 2 cẳng tay đưa bóng lên phía trước. Khi ném rổ: hai chân đạp đất vươn người lên cao về phía trước đồng thời đưa bóng theo đường vòng cung nhỏ từ dưới lên trên. Khi bóng lên tới trước ngực, hơi xoay cổ tay vào trong, rồi nhanh chóng duỗi thẳng tay đưa bóng về phía trước và chếch lên cao. Khi bóng sắp rời khỏi tay thì dùng sức chủ yếu là các ngón cái, trỏ và giữa đẩy bóng đi. Để tạo độ xoáy của bóng khi bay cần dùng đầy ngón tay miết vào bóng. Khi kết thúc động tác, thân người vươn thẳng trọng tâm dồn vào chân trước. Khoa Cơ Bản 11
  17. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Hình 2.7 - Ném rổ bằng hai tay trước ngực 2.6 Kỹ thuật hai bƣớc ném rổ Kỹ thuật 2 bước lên rổ, hay còn được nhiều người gọi là lay-up là một kỹ thuật ném rổ trong bóng rổ, lối ném này sẽ giúp vận động viên ghi được 2 điểm dễ dàng. Kỹ thuật này là việc thực hiện chạy 2 bước từ vòng 3 điểm của đối phương đến phía dưới của rổ và thực hiện việc nhảy lên đưa bóng vào rổ. Gồm các bước sau: Bƣớc 1 – Chọn cự ly: vận động viên nên chọn cho mình một cự ly di chuyển phù hợp, bởi vận động viên chỉ có 2 bước chạy nên tùy vào thể chất của mỗi người chúng ta nên chọn cho mình cự ly hợp lý. Cự ly thông thường mà nhiều cầu thủ chuyên nghiệp chọn để lên rổ là vòng 3 điểm. Bƣớc 2 – Chọn tay thuận: chọn tay thuận là một điều rất quan trọng trong rất nhiều môn thể thao, và bóng rổ cũng thể. Nếu vận động viên chọn được tay thuận chính xác thì cú ném của vận động viên sẽ có lực mạnh hơn và chính xác hơn. Vận động viên thuận tay ném bên nào thì vận động viên chọn hướng ném bên đó và vận động viên phải đứng chệch một góc 45 0 so với vị trí bảng và rổ. Bƣớc 3 – Chuẩn bị: nếu thuận tay phải thì vận động viên sẽ thực hiện việc đứng chân trái lên trước và chân phải ở phía sau, không cần phải cách nhau nhiều, bởi động tác này chỉ giúp kiếm được thăng bằng để khỏi ngã. Sau đó, thân vận động viên hơi cúi và nghiên hướng về phía chạy (hướng về rổ và bảng). Bƣớc 4 – Chạy đà: chạy đà là giai đoạn quan trọng trước khi vận động viên thực hiện lên rổ. Vận động viên sẽ phải chạy đà 2 bước và trong quá trình chạy đà vận động viên hãy dùng 2 tay giữ lấy bóng ở trước ngực hay bụng và dần dần đưa cao lên đầu. Sau khi vận động viên thực hiện chạy đà bước 2 xong, đầu gối của chân phải (nếu vận động viên thực hiện ném bằng tay phải) sẽ co dần lên để chuận bị thực hiện bước nhảy cao và lên rổ. Khoa Cơ Bản 12
  18. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH Hình 2.8 - Hai bước ném rổ Bƣớc 5 – Lên rổ: khi thực hiện lên rổ bằng tay phải thì chân phải của vận động viên cũng là bước đầu tiên trong chạy đà và bước tiếp theo sẽ là chân trái. Sau khi chân trái chạm đất thì vận động viên dùng hết lực chân trái để bật người lên và đồng thời chân phải co lên song song với mặt đất. Bƣớc 6 – Ném bóng: khi vận động viên nhảy lên bằng chân trái thì lúc này bóng trong tay vận động viên đã gần đưa lên tới đầu, và vận động viên dùng lực cổ tay phải để vẫy bóng lên cao và đưa vào rổ. Sau khi việc ném bóng thực hiện hoàn thành, 2 chân của vận động viên phải chạm đất cùng lúc và hơi uốn cong đầu gối chứ không nên đứng thẳng. Việc này nhằm giúp vận động viên giữ thăng bằng, không bị ngã. CÂU HỎI * Cách cầm bóng và tƣ thế chuẩn bị và di chuyển 1. Nêu cách cầm bóng? 2. Trình bày tư thế chuẩn bị và di chuyển? * Kỹ thuật dẫn bóng 1. Trình bày kỹ thuật di chuyển dẫn bóng ? * Kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trƣớc ngực 1. Mục đích, yêu cầu khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng? * Kỹ thuật bóng bóng bằng hai tay 1. Những điểm chú ý khi thực hiện chuyền bóng hai tay? * Kỹ thuật ném rổ hai tay trƣớc ngực 1. Mục đích ném rổ hai tay trước ngực ? Các giai đoạn thực hiện kỹ thuật? * Kỹ thuật hai bƣớc ném rổ 1. Nêu các bước kỹ thuật hai bước ném rổ Khoa Cơ Bản 13
  19. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCKH BÀI TẬP * Cách cầm bóng và tƣ thế chuẩn bị và di chuyển 1. Thực hiện kỹ thuật nhồi bóng tại chổ 2. Thực hiện kỹ thuật nhồi bóng 2 tay, xoay vòng * Kỹ thuật dẫn bóng 1. Tập di chuyển đường thẳng 2. Tập di chuyển lượn qua cọc. * Kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trƣớc ngực 1. Tập chuyền bóng trước mặt. 2. Tập chuyền bóng bật đất. 3. Tập chuyền bóng trên cao. * Kỹ thuật bóng bóng bằng hai tay 1. Tập mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng hai tay. 2. Tập chuyền bóng tầm chung. 3. Tập chuyền bóng tầm cao. 4. Tập chuyền bóng tầm thấp * Kỹ thuật ném rổ hai tay trƣớc ngực 1. Tập mô phỏng ném rổ hai tay trước ngực. 2. Thực hiện kỹ thuật ném rổ hai tay trước ngực . * Kỹ thuật hai bƣớc ném rổ 1. Thực hành mô phỏng kỹ thuật hai bước . 2. Thực hành kỹ thuật hai bước ném rổ . Khoa Cơ Bản 14
  20. CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ  Giới thiệu chƣơng Bóng rổ ngày càng được phổ biến và phát triển trên khắp thế giới. Vận động viên Bóng rổ ngày càng nhảy cao hơn, tốc độ thi đấu nhanh hơn và mạnh hơn. Các trận đấu ngày càng được nhiều người chú ý. Nhưng luật Bóng rổ thì không đơn giản và vì mục đích phát triển của Bóng rổ, trong từng giai đoạn, FIBA đã thay đổi luật để khán giả được thích thú hơn khi xem các trận thi đấu.  Mục tiêu chƣơng Cung cấp cho sinh viên cơ sở lý luận, kỹ năng, kiến thức, phù hợp với yêu cầu luật thi đấu bóng rổ, phương pháp tổ chức và trọng tài môn bóng rổ. Từ đó sinh viên hiểu và biết vận dụng vào học tập môn học cũng như sau này ra công tác. Hình thành kỹ năng thực hành các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung của bóng rổ, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và hoạt động trong công tác thể dục ở các trường cũng như công tác phong trào. Qua học phần bóng rổ sinh viên thấy được vai trò, ý nghĩa của môn học, xác định được động cơ học tập đúng đắn 3. NỘI DUNG LUẬT BÓNG RỔ Bất kỳ một môn thể thao nào cũng cần phải có những điều luật qui định cụ thể về cách chơi cũng như cách xác định việc thắng hoặc thua trong thi đấu. Các điều luật này được ban hành và áp dụng thống nhất cho các cuộc thi đấu được tổ chức ở từng vùng, từng quốc gia hoặc trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế do trình độ chuyên môn hóa của các môn thể thao luôn có chiều hướng đi lên nên các điều luật này cũng thường có những sự điều chỉnh mang tính tất yếu về nội dung để kịp thời tiếp cận và phù hợp với sự phát triển của từng môn thể thao hơn. Biểu hiện đặc trưng của những biến chuyển là tính khoa học vả sự chặc chẽ trong khâu vận dụng nhằm giải quyết một cách có hiệu quả những mâu thuẫn mang tính khách quan đã phát sinh từ quá trình thi đấu trước đó và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy trình độ thể thao phát triển ngày càng cao hơn trong các giai đoạn kế tiếp sau. Luật bóng rổ nói riêng và luật của các môn thể thao nói chung chính là một hệ thống gồm nhiều điều luật cụ thể đã được sắp xếp theo 1 trình tự nhất định. Việc bổ sung, hạn chế hoặc sửa đổi về nội dung của bất kỳ điều luật nào trong hệ thống này dù là nhỏ Khoa Cơ Bản 15
nguon tai.lieu . vn