Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN HỌC: BƠI TRƢỜN SẤP CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƢU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN HỌC: BƠI TRƢỜN SẤP CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Ngọc Linh Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Cơ Bản Email: nguyenngoclinh@hotec.edu.vn TRƢỞNG KHOA TỔ TRƢỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI Huỳnh Thị Tuyết Hồng Nguyễn Thị Lan Em Nguyễn Ngọc Linh HIỆU TRƢỞNG DUYỆT LƢU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. LỜI GIỚI THIỆU Bơi lội là một môn thể thao cơ bản nhằm giáo dục một mặt kỹ năng quan trọng của con ngƣời. Kỹ năng vận động dƣới nƣớc, giúp con ngƣời tự vệ trƣớc các hiểm họa trên sông nƣớc, đồng thời phục vụ đắc lực cho sản suất, quốc phòng và tăng cƣờng thể chất cho ngƣời luyện tập. Do vậy, bơi lội đã trở thành môn học trong hệ thống giáo dục thể chất các cấp. Đối với nƣớc ta. Do điều kiện cơ sở tập luyên, dụng cụ sân bãi còn nhiều hạn chế nên bơi lội phát triển chƣa rộng khắp, môn bơi lội nhƣ là một môn tự chọn trong chƣơng trình giáo dục thể chất. Do tính quan trọng của môn thể thao bơi lội trong hiện tại và tƣơng lai. Đƣa môn bơi trƣờn sấp vào giảng dạy cho sinh viên dựa trên cơ sở đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chƣơng trình đào tạo, trình độ Cao đẳng liên thông. Chúng tôi đã tham khảo nhiều sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy về bơi lội của Nga, Trung Quốc, nhất là giáo trình của PGS Nguyễn Văn Trạch chắt lọc đƣa vào giáo trình bơi trƣờn sấp dùng ch ung lƣu hành nội bộ Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo trình không những phục vụ cho học tập học phần môn tự chọn giáo dục thể chất mà còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên trong quá trình tập luyện . Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do biên soạn lần đầu, giáo trình bơi trƣờn sấp không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình bơi trƣờn sấp đƣợc hoàn chỉnh hơn. Xin Cảm Ơn Tphcm, ngày…9…tháng…7…năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Ngọc Linh
  5. MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: Lịch sử Bơi lội .................................................................................................... 1 1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của môn bơi lội trên thế giới............................ 1 1.1. Nguồn gốc............................................................................................................. 1 1.2. Lịch sử bơi lội qua các chế độ xã hội của loài ngƣời ...................................... 2 1.3. Lịch sử phát triển bơi lội ở Việt Nam ............................................................... 3 Chƣơng 2: Kỹ thuật Bơi trƣờn sấp .................................................................................... 8 2. Các động tác kỹ thuật ................................................................................................... 8 2.1. Làm quen vời nƣớc, phƣơng pháp thở nƣớc và thả nổi .................................. 8 2.2. Động tác chân và tay ......................................................................................... 11 2.3. Phối hợp tay và chân ......................................................................................... 13 2.4. Phối hợp tay và chân có thở ............................................................................. 14 2.5. Kỹ thuật xuất phát.............................................................................................. 14 2.6. Kỹ thuật quay vòng ........................................................................................... 15 2.7. Kỹ thuật về đích ................................................................................................. 16 Chƣơng 3: Luật Bơi lội ....................................................................................................... 18 Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................................... 37 Danh mục hình ảnh.............................................................................................................. 38
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC BƠI LỘI Tên môn học: BƠI LỘI Mã môn học: MH3109106 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Bơi lội là một môn thể thao quần chúng đƣợc phát triển rộng rãi tại việt nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới. Đối với các trƣờng cao đẳng, đại học thì môn bơi lội là môn học nằm trong chƣơng trình môn tự chọn 30 tiết bao gồm Lý thuyết và thực hành. - Tính chất: Chƣơng trình môn bơi lội bao gồm một số nội dung cơ bản; giúp ngƣời học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. - Ý nghĩa và vai trò của môn học bơi lội: Bơi lội là môn thể thao cá nhân và đồng đội, di chuyển đƣờng bơi song song nhịp nhàng với nhau, hạn chế sự va chạm và gần nhƣ không có chấn thƣơng trong suốt quá trình bơi thi hoặc thi đấu. - Rèn luyện thân thể và thể dục thể thao ngày càng đƣợc nâng cao. Hoạt động thể thao đƣợc diễn ra một cách khoa học, trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống và đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy đối với sinh viên Mục tiêu của môn học bơi lội: - Về kiến thức: + Trình bày đƣợc mục đích , tác dụng , yêu cầu , kỹ thuật cơ bản và phƣơng pháp tập luyệ n của môn bơi trƣờn sấp. - Về kỹ năng: + Thực hiện đƣợc các kỹ thuật cơ bản và tập luyệ n đúng phƣơng pháp của môn bơi trƣờn sấp đƣợc học trong chƣơng trình và tƣ̣ tập luyện , rèn luyện thể nhằm bảo đảm sức khỏe, phát triển thể lực chung. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày đúng các kỹ thuật và phƣơng pháp tập luyệ n đƣợc học để phát triển thể lực , phục vụ học tập, lao động và trong các hoạt động khác.
  7. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI BM31/QT02/NCKH CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI  Giới thiệu chƣơng Chƣơng trình đề cập tới các vấn đề về lợi ích, ý nghĩa tác dụng môn bơi lội. Nắm vững nguyên lý kỹ thuật cơ bản bơi. Các nội dung này nhằn giúp học sinh viên có đƣợc cách nhìn khái quát về môn bơi lội, đồng thời qua đó tăng thêm sự yêu thích tập luyên bơi và có đƣợc kiến thức để giáo dục sinh viên và mọi ngƣời yêu thích bơi.  Mục tiêu chƣơng - Hiểu biết sự phát triển bơi lội thế giới và trong nƣớc, hình thành kỹ năng thực hành các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung của bơi lội. - Giúp sinh viên nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản của bơi: tƣ thế thân ngƣời, động tác đạp chân, động tác quạt tay, phối hợp tay với thở, phối hợp tay với chân và phối hợp toàn bộ kỹ thuật động tác. Nội dung 1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của môn bơi lội trên thế giới 1.1 Nguồn gốc Lịch sử phát triển môn bơi lội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời. Do quá trình lao động sản xuất và đấu tranh sinh tồn, con ngƣời dần dần tạo đƣợc những thói quen vận động đơn giản nhƣ leo, trèo. Chạy. Nhảy. Ném, bơi, lặn. Biển, sông, hồ, ao, lạch, suối cũng đƣợc quen thuộc dần với cuộc sống của họ. Từ đó mà phát sinh môn bơi lội, cũng từ đó bơi lội gắn liền với cuộc sống của con ngƣời và thực sự cần thiết cho sự sinh tồn của họ. Do vậy, bơi lội có lịch sử lâu đời và trở thành môn thể thao thi đấu sớm hơn nhiều môn thể thao khác. Qua các tài liệu đã công bố, ta thấy nhiều nhà khoa học đã dựa vào những cứ liệu lịch sử: � Tƣ liệu khảo cổ học. � Tƣ liệu lịch sử. �Địa vật lý… Đồng thời với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà khoa học đã đƣa ra các cứ liệu khảo cổ nhƣ: các bình gốm, sứ, các bức tranh tạc trên đá ở các ngôi mộ cổ đã chạm trổ hình ngƣời bơi, lặn dƣới nƣớc. Những di vật khảo cổ này đƣợc tìm thấy ở Hy Lạp, La Mã và Ai Cập. Các nhà khảo cổ cũng đã xác định niên đại các báu vật đó có cách đây khoảng 5000 năm và hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Viện bảo tàng Luân Đôn (Anh) và ở Tua (Pháp). Khoa Cơ Bản 1
  8. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI BM31/QT02/NCKH Từ những di vật trên, các nhà nghiên cứu khẳng định: Bơi lội đã hình thành cùng thời, hoặc sớm hơn với sự xuất hiện các bức chạm trổ trên đá, đồ gốm sứ đó - Bơi lội đã ra đời cách đây khoảng 5000 năm. 1.2 Lịch sử bơi lội qua các chế độ xã hội của loài ngƣời 1.2.1 Chế độ cộng sản nguyên thủy Đặc điểm phát triển môn bơi lội: Bơi lội đƣợc phát triển theo khu vực, vùng, miền(địa lý) và điều kiện tự nhiên, ở nơi nào có biển, sông, hồ ao, kênh, lạch, nơi đó phát triển, còn nơi nào không có thì bơi lội chậm phát triển. Kỹ thuật bơi lội đƣợc hình thành và phát triển theo cách truyền thụ trực tiếp thông qua hình thức bắt chƣớc. Tính chất, mục đích của bơi lội thời kỳ này nhằm phục vụ cho đi lại, kiếm sống, bảo vệ tính mạng và vui chơi giải trí. Nó không mang tính chất giai cấp. 1.2.2 Chế độ nô lệ – phong kiến, bơi lội phát triển mạnh thời Hy Lạp, La Mã Lúc đó bơi lội đã đƣợc sử dụng trong chiến đấu để tranh giành quyền lợi giữa các bộ tộc, bộ lạc, giữa các nhà nƣớc phong kiến. Vì vậy từ xƣa ngƣời Hy Lạp cổ cho rằng ngƣời không biết đọc và không biết bơi là “dốt nát” Đặc điểm phát triển môn bơi lội thời kỳ này là tiếp tục kế thừa nền bơi lội của chế độ cộng sản nguyên thủy, song do xã hội đã phân chia giai cấp, nên xuất hiện các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, bộ lạc, giữa các nƣớc phong kiến mà các cuộc chiến tranh này diễn ra hầu hết trên chiến trƣờng có sông nƣớc nên yêu cầu chiến đấu đã đòi hỏi phải có thủy binh. Vì vậy bơi lội đƣợc phát triển nhanh hơn, mặt khác trong xã hội nô lệ- phong kiến đã xuất hiện nghề trồng lúa nƣớc, cùng với nghề săn, đánh bắt cá. Do vậy nhu cầu nắm kỹ năng vận động trong môi trƣờng nƣớc ngày càng cao và bức thiết, bởi vậy bơi lội lại càng có điều kiện phát triển. Phƣơng thức phát triển vẫn theo kiểu truyền thống là bắt chƣớc, về tính chất các hoạt động bơi lội đã hình thành và mang dần tính giai cấp nhằm phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, làm thú vui cho giai cấp bóc lột trong những ngày hội mà điển hình là các Olympic cổ đại. 1.2.3 Chế độ tƣ bản Từ cuối thế kỷ 19 các bể bơi đã đƣợc xây dựng. Ở Châu Âu đã thúc đẩy phát triển bơi lội, ở các nƣớc nhƣ: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Áo, đặc biệt chế độ tƣ bản càng mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa, chiếm đoạt các nguồn nhiên liệu và boc lột nhân công rẻ mạt nên chủ nghĩa thực dân ra đời, các nƣớc tƣ bản phát triển nhanh chóng lực lƣợng hải quân. Bơi lội đã đƣợc tạo thêm động lực phát triển. Vì lẽ đó ta dễ hiểu vào năm 1876 Pháp đã đƣa bơi lội vào thành một khoa mục quân sự của trƣờng đại học quân sự và chính ở trƣờng này cuốn sách bơi lội đầu tiên trên thế giới ra đời. Có thể nói chủ nghĩa tƣ bản đã mở rộng ra một giai đoạn mới cho sự phát triển nhiều mặt của môn bơi lội. Tính chất và mục đích của bơi lội trong chế độ tƣ bản chủ nghĩa: Trong chế độ tƣ bản chủ nghĩa mọi lĩnh vực đều trở thành hàng hóa nên bơi lội cũng nhƣ các môn thể thao khác đều trở thành hàng hóa kiếm lời cho các ông chủ tƣ bản. Khoa Cơ Bản 2
  9. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI BM31/QT02/NCKH 1.2.4 Bơi lội trong chế độ xã hội chủ nghĩa Đặc điểm sự phát triển - Do tính chất xã hội xã hội chủ nghĩa và mục đích Thể dục thể thao trong chế độ XHCN, nên bơi lội phát triển với quy mô rộng lớn và với nhịp độ nhanh, sự phát triển có tổ chức và bình đẳng giữa các dân tộc và giữa các thành viên trong xã hội. - Do sự phát triển cao về khoa học kỹ thuật nên bơi lội cũng đƣợc sự quan tâm nhƣ một môn khoa học nên tốc độ phát triển của nó rất nhanh cả về số lƣợng thành tích, về cơ sở vật chất, về các công trình khoa học, về lý thuyết và thực hành. Đặc điểm về tính chất và mục đích: Nhằm mục đích phục vụ sức khỏe toàn dân, phục vụ sản xuất, phục vụ quốc phòng. 1.3 Lịch sử phát triển bơi lội ở Việt Nam Theo tài liệu khảo cổ học thì Việt Nam đã có nền văn hóa Đông Sơn (cách đây 5000 năm). Qua những tƣ liệu này đã chứng minh: Việt Nam cũng là cái nôi của loài ngƣời. Qua các cuốn lịch sử của Đào Duy Anh, Trần Huy Liệu đã phần nào chứng minh dân tộc ta có lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc hơn 4.000 năm. Với một dân tộc có lịch sử lâu đời, lại nằm ở một vùng đất có khí hậu và địa lý ƣu đãi cho bơi lội, với chiều dài hơn 3.000 km bờ biển và 3.112 con sông ngòi, kênh rạch, hàng ngàn hồ ao là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển môn bơi lội. Bởi lẽ đó, bơi lội đã đi vào truyền thuyết, vào tục ngữ trong đời sống dân gian của nhân dân ta. Sơn Tinh, Thủy Tinh là chuyện cổ mang tính hiện thực nói lên khả năng chế ngự dòng nƣớc bằng tài bơi lặn của ông cha ta. Câu tục ngữ: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo” là sự mong muốn con cháu sống trên mảnh đất Việt Nam phải có tài bơi lội trên sông nƣớc. Song cho đến nay ngoài cuốn sử học Việt Nam của Đào Duy Anh có đoạn: “Dân tộc ta xƣa búi tóc xăm mình đi bộ nhƣ gió, đi thuyền nhƣ ngựa, thoắt đến thoắt đi ” nói lên tài năng trên sông nƣớc của ông cha ta vẫn chƣa có chứng cứ khẳng định niên hạn ra đời cho môn bơi lội Việt Nam. Song với cách nhìn biện chứng, chúng ta có thể khẳng định bơi lội ra đời ở Việt Nam cũng rất sớm. 1.3.1 Lịch sử bơi lội Việt Nam thời kỳ cận đại Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của ông cha ta đã ghi lại nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm. Năm 938 Ngô quyền đánh tan quân Nam Hán, tƣớng giặc Hoàng Thao phải chết đuối trên sông bạch Đằng. Năm 1288 Trần Hƣng Đạo đánh tan quân Nguyên cũng trên dòng sông lịch sử này. Cửa Hàm Tử, Nến Chƣơng Dƣơng, Trần Quang Khải đánh bại chiến thuyền Nguyên- Mông. Yết Kiêu lặn xuống Lục đầu giang đục thủng hàng chục thuyền chiến của giặc. Thế kỷ 15, Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, Bùi Bị, từng đội cỏ tranh trên đồng lầy đánh giặc. Khoa Cơ Bản 3
  10. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI BM31/QT02/NCKH Điều đó cho phép ta khẳng định bơi lội ở Việt Nam thời kỳ cận đại đã khá phát triển. Song sự kìm hãm của chế độ phong kiến, nhất là trong thời kỳ Bắc thuộc, hàng trăm năm nội chiến, nền kinh tế và khoa học kỹ thuật kém đã hạn chế kìm hãm sự phát triển của môn bơi lội nƣớc nhà. Thời kỳ này bơi lội tồn tại đƣợc là nhờ sự phát triển tự phát trong cuộc sống của ngƣời lao động. 1.3.2 Lịch sử bơi lội việt nam thời kỳ Pháp thuộc Thực dân Pháp đô hộ nƣớc ta từ cuối thế kỷ 19. Trong khi ông Pie đơ Cu Béctanh là ngƣời sáng lập ra Olympic hiện đại (năm 1896) và thế vận hội Olympic lần thứ II năm 1900 tổ chức ngay ở thủ đô Pari của Pháp thì ngay thời đó trên đất nƣớc Việt Nam thuộc địa, chính phủ Pháp thực hiện chính sách ngu dân. Vì vậy một đất nƣớc có hàng triệu dân không có lấy một bể bơi. Mãi tới đầu năm 1928 thực dân Pháp mới xây dựng xong một bể bơi duy nhất ở Đông Dƣơng dành cho các võ quan và hải quân Pháp tập luyện và thi đấu ở Thủ Đức – Gia định (thuộc Sài Gòn cũ). Năm 1928 ngƣời Việt Nam bắt đầu học bơi thể thao và chẳng bao lâu các kỷ lục Đông Dƣơng do ngƣời Pháp lập đã bị hầu hết các danh thủ Việt nam phá nhƣ Nguyễn văn Danh, Phạm Văn Đƣơng, Nguyễn Văn Củ. Tuy vậy từ năm 1928 – 1945 thành tích kỷ lục bơi ở Đông Dƣơng vẫn rất thấp so với Châu Á và thế giới. Ngƣời Pháp có xây thêm bể bơi ở Há Nội, đồng thời một số k ỷ lục bơi đƣợc nâng lên. Hầu nhƣ trong 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, chúng chỉ để lại cho ta một nền thể thao bơi lội với 2 bể bơi loại xoàng và một vài cán bộ huấn luyện viên sơ cấp mà thôi. 1.3.3 Bơi lội Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975) Thời kỳ chống Pháp Tháng 8/1945 Cách mạng Tháng 8 thành công, trƣớc tình hình chồng chất khó khăn, Bác Hồ vẫn quan tâm tới công tác Thể dục thể thao nói chung, trong đó có bơi lội. Ngày 27 tháng 3 năm 1946 Bác ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Nhà Thể dục thể thao đã phát động phong trào tậpl luyện Thể dục thể thao trong cả nƣớc, trong đó có phong trào tập luyện bơi lội. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, bơi lội đã đƣợc duy trì và phát triển trong dân quân du kích và các đội quân chủ lực, các đội dân công hỏa tuyến. Các chiến công của chiến sĩ sông Lô, của Nguyễn Quang Vinh đánh đắm tàu giặc trên sông Đáy, các chiến sĩ của lực lƣợng chủ lực sƣ 312, 307 và 320 đã dùng tài bơi lội để đánh sân bay Cát Bi Hải Phòng và các đồn bót địch trên cả nƣớc. Có thể nói bơi lội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã đƣợc các chiến sĩ và nhân dân ta coi nhƣ một loại vũ khí quan trọng góp phần làm nên chiến thắng đánh đuổi giặc Pháp giải phóng đất nƣớc. Thời kỳ chống Mỹ Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã lập lại hoà bình ở Đông Dƣơng, nhƣng đất nƣớc ta lại bị chia cắt làm đôi. Năm 1958 Nhà nƣớc đã quyết định thành lập Ủy Ban Thể dục thể thao, đồng thời cử một số cán bộ đi học lớp ngắn hạn ở Trung Quốc. Khoa Cơ Bản 4
  11. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI BM31/QT02/NCKH Năm 1959 cùng với việc cử học sinh đi học Đại học Thể dục thể thao đầu tiên ở Trung Quốc thì Trƣờng. Trung cấp Thể dục thể thao cũng đƣợc thành lập để đào tạo cán bộ thể dục thể thao cho đất nƣớc. Về bơi lội quần chúng Ngay sau khi thành lập Ủy ban Thể dục thể thao, ngành Thể dục thể thao đã triển khai các hoạt động bơi lội sôi nổi nhƣ phong trào bơi lội lấy bằng phổ thông, bơi vƣợt sông Hồng. Năm 1960 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã vạch ra đƣờng lối cách mạng cho cả nƣớc, trong đó có công tác Thể dục thể thao. Nghị quyết Đại hội Đảng III nêu rõ: “Phát triển công tác Thể dục thể thao vì mục đích tăng cƣờng thể chất cho nhân dân, phục vụ sản xuất và quốc phòng. ” Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng III, các nơi sôi nổi phong trào tập luyện thể dục thể thao, trong đó có bơi lội. Các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà, Thanh Hóa triển khai xây dựng, tu tạo lại hồ bơi, bể bơi. đặc biệt phong trào bơi lội đƣợc phát triển mạnh mẽ trong các lực lƣợng vũ trang. Trƣớc tình hình đòi hỏi bức bách của phong trào, Hội bơi Việt Nam đƣợc thành lập. Ong Kha vạng Cân- Bộ Trƣởng Bộ Công nghiệp nhẹ đƣợc mời làm Chủ tịch; Ông Cổ Tấn Chƣơng đƣợc bầu làm Tổng thƣ ký; Ông Nguyễn Hữu Lẫm là trƣởng Bộ môn bơi lội của Ủy ban Thể dục thể thao. Cũng năm 1963, khóa Đại học Thể dục thể thao đầu tiên của nƣớc ta đƣợc khai giảng, trong đó có 12 sinh viên thuộc chuyên ngành bơi lội. Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, đặt cả nƣớc ta trong tình trạng có chiến tranh. Năm 1956, Ủy ban Thể dục thể thao đã chuyển hƣớng hoạt động Thể dục thể thao vào trọng tâm các môn: Chạy, nhẩy, bơi, bắn, võ, để phục vụ trực tiếp sản xuất và chiến đấu. vì vậy phong trào lan rộng vào nhiều vùng nông thôn, thành thị và lực lƣợng thanh, thiếu niên, dân quân tự vệ và các lực lƣợng vũ trang. Chính phong trào sôi động đó đã góp phần đào tạo nên nhiều vận động viên giỏi và nhiều tài năng trên sông nƣớc để họ trở thành những chiến sĩ hải quân, các chiến sĩ giao thông vận tải thủy, các chiến sĩ đặc công nƣớc góp lửa dội lên đầu thù ở khắp các chiến trƣờng trên cả nƣớc. Năm 1970 Trung Ƣơng Đảng có chỉ thị 170 về phát triển phong trào Thể dục thể thao quần chúng. Quán triệt chỉ thị đó, nhiều nơi đã xây dựng hồ bơi đơn giản, xây dựng các đơn vị toàn xã biết bơi, toàn chi đoàn biết bơi. Đặc biệt sau cuộc thi bơi vƣợt sông Bạch Đằng truyền thống năm 1970, phong trào tập luyện bơi lội trên sóng biển càng trở nên sôi động hơn. Trong khi đó các vùng giải phóng ở Miền Nam, việc rèn luyện thể thao nói chung và bơi lội nói riêng cũng đƣợc phát triển mạnh mẽ. Về bơi lội thể thao thành tích cao Khoa Cơ Bản 5
  12. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI BM31/QT02/NCKH Sau khi Ủy Ban Thể dục thể thao đƣợc thành lập, một số huấn luyện viên và vận động viên cũ đã đứng ra thành lập đội bơi lội Hà Nội- hạt nhân và nòng cốt cho đội tuyển quốc gia sau này, nhƣ các anh Cổ Tấn Chƣơng, Nguyễn Kim Thể, Nguyễn Hữu Lẫm, Trịnh Căn, Nguyễn Đình Luân, NguyễnVăn Trọng, Phan Mạnh Hòa. Năm 1960 chuyên gia Liên Xô Mácslốp giúp đỡ ta huấn luyện. Cũng trong năm này, kỷ lục Đông Dƣơng cũ đã bị phá và có kỷ lục đạt tới đỉnh cao của Đông Nam Á và Châu Á lúc bấy giờ nhƣ kỷ lục 100m bơi ếch của Đổng Quốc Cƣờng năm 1961 với thành tích 1’13”9 (kỷ lục thế giới 1’10”3). Từ năm 1963 đến năm 1965, hàng năm chúng ta tổ chức hai giải bơi lội toàn miền Bắc ở nông thôn và thành phố. Vì vậy nhiều nơi đã thành lập đội tuyển tỉnh, thành, ngành nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà, Quân đội (Hải quân) , công an đƣờng sắt, giao thông thủy… Cùng trong thời gian này ngoài các Vận động viên già chúng ta đã tuyển lựa thêm nhiều các Vận động viên trẻ đạt thành tích tốt vào đội tuyển Quốc gia. Năm 1964 đội bơi lội nƣớc ta tham dự GANEFO Châu Á, đội chỉ dành đƣợc 1 huy chƣơng đồng ở cự ly 100m bơi trƣờng sấp nữ của Đặng Thị Nga (đƣờng sắt). Nhƣng đã khích lệ công tác huấn luyện nâng cao nền bơi lội của chúng ta. Từ năm 1968 trở đi do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan đã dẫn tới sự giải tán đội tuyển quốc gia năm 1970. 1.3.4 Bơi lội Việt Nam từ năm 1975 tới nay Về phong trào bơi lội quần chúng Sau khi đất nƣớc thống nhất, Đảng, Chính phủ ta cho phép mở thêm 1 trƣờng Đại học ở phía Nam và trƣờng Trung cấp ở Đà Nẵng. Các Ty, Sở Thể dục thể thao cũng có các trƣờng năng khiếu. Các trƣờng phổ thông và trung học, đại học đã đƣa môn bơi lội vào giảng dạy chính khóa. Từ những năm 1988 trở lại đây, nền kinh tế thị trƣờng đã bắt đầu phát huy tác dụng, nhất là các tỉnh phía Nam nhƣ TP.HCM, Long An đã nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động bơi lội quần chúng. Còn các tỉnh phía Bắc, do đổi mới cơ chế quản lý Thể dục thể thao có nơi còn quá chậm hoặc trình độ kinh tế thấp phong trào bơi lội sút kém rõ rệt nhƣ Hà Nam Ninh, Hải Hƣng, Thái Bình, Hà Tây, Hà Bắc. Từ năm 1993 đến nay, phong trào bơi lội Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, cả nƣớc ta đã có hàng chục bể bơi đƣợc xây dựng ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẳng, Hà Nội, Tây Ninh, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phú Nhìn tổng thể phong trào bơi lội quần chúng trong những năm gần đây trên phạm vi cả nƣớc vẫn chƣa đƣợc phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy chúng ta vẫn tin tƣởng rằng dân tộc ta có truyền thống thƣợng võ, với khối óc thông minh và với điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi cho bơi lội phát triển. Với một đất nƣớc nhƣ vậy bơi lội nhất định sẽ phải đƣợc phát triển mạnh mẽ. Về bơi lội thể thao thành tích Ngay sau ngày giải phóng đất nƣớc do nhận biết đƣợc vai trò và tầm quan trọng của thể thao thành tích cao. Nhiều tỉnh, thành, ngành chẳng những đã duy trì mà còn phát triển các đội tuyển của mình. Các huấn luyện viên cơ sở đã tìm tòi nghiên cứu và đã có kinh nghiệm nhất định trong huấn luyện. Do vậy, hàng năm ta vẫn tổ chức đƣợc các giải Khoa Cơ Bản 6
  13. CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ BƠI LỘI BM31/QT02/NCKH bơi vƣợt sông Bạch Đằng truyền thống, các giải bơi đội mạnh v..v… Thành tích và kỷ lục ngày càng nâng cao. Để tham gia Olympic lần thứ XXII năm 1980 ở Matxcơva, Tổng cục Thể dục thể thao đã quyết định cho thành lập đội tuyển quốc gia vào năm 1978. Tại Đại hội Thể dục thể thao thế giới này ta đã phá đƣợc nhiều kỷ lục quốc gia, trong đó có kỷ lục bơi 100m trƣờn sấp của Tô văn Vệ với thành tích 56”75, phá kỷ lục của Trƣơng Ngƣ cũ năm 1966 là 56”9; kỷ lục 100m ếch của Nguyễn Mạnh Tuấn và Trần Dƣơng Tài v..v… Năm 1985 Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc đã đƣợc tổ chức tại hà Nội. Trong Đại hội này, môn thi đấu bơi đ ã có hàng chục kỷ lục quốc gia đƣợc lập. đội bơi thành phó Hồ Chí Minh đã giữ vị trí vô địch toàn quốc. Năm 1988, Đội tuyển bơi lội Việt Nam lần thứ 2 tham dự Đại hội Olympic. Tại Đại hội Olympic 24 Sêun (Nam Triều Tiên) chỉ có hai vận động viên tham dự và mặc dù không lọt vào chung kết, nhƣng đã lập đƣợc kỷ lục mới ở Việt Nam với cự ly 200m ếch: 2’39”69 của Quách Hoài nam và 100m bƣớm 1’07”96 và 200m bƣớm 2’3”69 của Kiều Oanh. Năm 1990 đội bơi của Việt Nam tham dự Đại hội Thể dục thể thao Châu Á tổ chức tại bắc Kinh. Dự Đại hội có 3 vận động viên (Nguyễn Kiều Oanh, Trƣơng Hải Phong, Trần Vinh Quang), cả 3 vận động viên đều lập kỷ lục quốc gia mới. Năm 1991 chúng ta có 4 vận động viên tham dự SEA Games tổ chức tại Philippin. Tuy thành tích đứng ở vị trí thứ 7/10 nƣớc Đông Nam Á, nhƣng cũng đã lập đƣợc các kỷ lục Quốc gia mới. Cho đến nay qua các SEA Games 17, 18, 19, vị trí bơi lội của Việt Nam vẫn chỉ xếp ở hàng thứ 7 và chƣa dành đƣợc 1 huy chƣơng bơi lội nào. Điều đó đòi hỏi Hiệp hội thể thao dƣới nƣớc cũng nhƣ mỗi cán bộ huấn luyện viên cần phải phấn đấu rất cao mới có thể đƣa đƣợc nền bơi lội nƣớc ta sánh vai với các nƣớc khu vực và châu lục. SEA Games 30 của Đoàn Thể thao Việt Nam có 9 vận động viên tham dự ở 6 nội dung. Sau vòng loại, chúng ta có 7 vận động viên giành quyền vào chung kết là Huy Hoàng, Kim Sơn, Mỹ Thảo, Ánh Viên, Thanh Bảo, Nguyễn Paul và Phƣơng Trâm 23 vàng, 27 bạc, 25 đồng CÂU HỎI 1. Trình bày nguồn gốc môn bơi lội? 2. Trình bày sự phát triển môn bóng bàn trên thế giới qua các thời kỳ? 3. Trình bày sự phát triển môn bóng bàn ở việt nam qua các thời kỳ? Khoa Cơ Bản 7
  14. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP  Giới thiệu chƣơng Giúp sinh viên nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản của kỹ thuật bơi trƣờn sấp nhƣ tƣ thế thân ngƣời, động tác đạp chân, động tác quạy tay, phối hợp tay với thở, phối hợp tay với chân.  Mục tiêu chƣơng Thực hiện đƣợc các kỹ thuật cơ bản của môn bơi trƣờn sấp Vận dụng các kiến thức đã học vào tập luyện và thi đấu Tự giác tập luyện tích cực hơn để hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoàn thiện kỹ thuật của bản thân  Nội dung 2. Các động tác kỹ thuật 2.1. Làm quen với nƣớc, phƣơng pháp thở nƣớc và thả nổi Cách xuống và lên bể bơi. Hình 2.1 - Cách xuống Cách lên Hình 2.2 - Cách lên Khoa Cơ Bản 8
  15. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH Tập nín thở lâu dƣới mặt nƣớc Động tác này rất quan trọng, bởi vì, nếu ngƣời học bơi không biết nín thở và nằm ngang trên nƣớc và lƣớt nƣớc thì không thể tập bơi đƣợc. Hãy tập nín thở dƣới nƣớc (Càng lâu càng tốt, tƣ thế nhƣ hình vẽ), nín thở ít nhất từ 10 giây -20 giây trở lên (nhẩm đếm). Nắm thành bể, hít thật sâu, ngồi xuống, đầu chìm trong nƣớc, nín thở càng lâu càng tốt. Tập hít, thở dƣới nƣớc Cách hít thở khi bơi khác với trên bờ. ngƣời tập cần phải tập nhiều lần cho quen. Nắm thành bể hoặc chống gối, gập ngƣời lại, mặt úp xuống nƣớc “thổi” hết không khí, tống hơi ra thành những bọt khí trong nƣớc (thở ra). Sau đó, bãnh hãy ngẩng đầu lên hay nghiêng đầu qua một bên há miệng (hít vào) bằng miệng và mũi (Chủ yếu bằng miệng, vì tránh không cho nƣớc vào mũi). Nắm thành bể, hụp lên hụp xuống nhiều lần, liên t ục (hụp xuống thổi bong bóng ra, trồi lên há miệng hít hơi vào). Tập nổi ngƣời Mực nƣớc ngang bụng, hít vào thật sâu rồi nín thở, ngồi xuống ôm gối, khoanh tròn nhƣ quả trứng. Lúc đầu ngƣời sẽ chìm, nhƣng từ từ thân ngƣời sẽ nổi hẳn lên. Hình 2.3 - Tập nổi ngƣời Khi ngƣời nổi hẳn lên, ngƣời tập duổi tay và chân thẳng ra nhƣ tấm ván và khi nào hết hơi, ngƣời tập co chân lại, đứng lên. Khoa Cơ Bản 9
  16. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH Hình 2.4 - Tập nổi ngƣời Lƣớt nƣớc Bƣớc 1: Tựa lƣng vào thành bể, hít hơi vào, nín thở. - Hãy duỗi thắng tay về phía trƣớc. - Hai tay khép sát 2 bên tai, thu nhỏ 2 vai tạo thành mũi nhọn (ít bị cản nƣớc) Hình 2.5 - Bƣớc 1 Lƣớt nƣớc Bƣớc 2: Mặt úp xuống nƣớc. - Ngƣời hơi nghiêng về phía trƣớc. - Đƣa mông lên cao, co 2 chân lên cao. Hình 2.6 - Bƣớc 2 lƣớt nƣớc Bƣớc 3. Đạp mạnh vào thành bể. Phóng mình về phía trƣớc. Duỗi thẳng chân. Hình 2.7 - Bƣớc 3 lƣớt nƣớc Khoa Cơ Bản 10
  17. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH Bƣớc 4. Thân ngƣời nằm thẳng, lƣớt nhẹ nhàng trên mặt nƣớc. Hình 2.8 - Bƣớc 4 lƣớt nƣớc Tập đứng lên - Khi đang lƣớt nƣớc, muốn đứng lại. - Ngƣời tập hãy co 2 chân về phía trƣớc ngực. Kéo 2 tay về phía sau. Quạt nƣớc từ trƣớc ra sau bằng cả hai tay. - Sau đó lấy thăng bằng, đứng thẳng lên (thật dễ dàng). Hình 2.9 - Tập đứng lên 2.2. Động tác chân và tay - Động tác chân: Có hai nhiệm vụ chính. - Giữ thăng bằng cho cơ thể trên mặt nƣớc. - Tạo thêm một phần lực đẩy cơ thể về phía trƣớc. Quan trọng kỹ thuật của động tác đập chân bơi trƣờn sấp là: Hai chân duỗi thẳng tự nhiên, hai mũi bàn chân hơi xoay chúc vào nhau để sử dụng má trong bàn chân nhằm tăng thêm diện tích đập nƣớc, cổ chân thả lỏng, khớp hông phát lực trƣớc, dùng đùi kéo theo cẳng chân, bàn chân để đập vút xuống dƣới (theo kiểu vút roi) luân phiên giữa hai chân. Biên độ đập nƣớc rộng khoảng 30cm - 40cm, Bàn chân và cẳng chân khi đập nƣớc không đƣợc nhô lên khỏi mặt nƣớc. Đồng thời đập chân nên tạo ra một ít bọt Khoa Cơ Bản 11
  18. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH nƣớc trắng và gọn. Hiệu quả động tác đập chân quyết định bởi việc phát lực vút chân và độ linh hoạt của khớp cổ chân. Khi đập chân xuống, đùi phát lực để ép đùi xuống dƣới. Do t ác dụng của quán tính, lúc này cẳng chân và bàn chân vẫn tiếp tục di chuyển lên trên làm cho khớp gối gập lại một góc khoảng 150 0. Khi hết lực quán tính, do đùi ép xuống kéo theo cẳng chân và mu bàn chân đập nƣớc xuống dƣới. Chính lúc này tạo ra hai loại lực, một lực làm cho cơ thể nổi lên một lực thành phần đẩy cơ thể tiến ra phía trƣớc. Do vậy, khi nâng chân lên cần phải dùng một lực tƣơng đối nhỏ. Song đập chân xuống cần phải dùng lực lớn mới có thể tạo ra đƣợc lực tiến và lực nổi lớn. Hình 2.10 - Giai đoạn co chân Động tác tay: Một chu kỳ động tác tay có thể chia làm hai phần: phần hiệu lực và phần chuẩn bị. - Giai đoạn vào nƣớc - Giai đoạn tỳ nƣớc (ôm nƣớc) - Giai đoạn quạt nƣớc - Giai đoạn rút tay ra khỏi mặt nƣớc Phần chuẩn bị gồm có giai đoạn tay chuyển động trên không về phía trƣớc. Tƣ thế ban đầu vào nƣớc: Khi tay vào nƣớc, khuỷu tay hơi co lại và cao hơn bàn tay, các ngón tay khép và duỗi thẳng tự nhiên, ngón tay đƣa vào nƣớc từ trên mặt nƣớc chếch xuống dƣới ở trƣớc đầu và lòng bàn tay nghiêng ra ngoài vào nƣớc ở trục vai phía trƣớc đầu. Động tác vai thả lỏng tự nhiên. Khi cơ thể quay nghiêng, cánh tay cũng vừa đúng nằm ở phía dƣới thân ngƣời. Nhƣ vậy, sẽ làm cho động tác quạt nƣớc có hiệu quả hơn. Thứ tự của động tác vào nƣớc nhƣ sau: ngón tay, bàn tay, cẳng tay, cánh tay. Tỳ nƣớc (Ôm Nƣớc): Sau khi vào nƣớc, tích cực vƣơn xa ra phía trƣớc ở dƣới nƣớc, đồng thời bắt đầu gập dần cổ tay, khuỷu tay, khi khuỷu tay co lại thông qua động tác xoay trong củakhớp vai mà hơi khuỳnh dần ra ngoài. Đồng thời phải giữ cho khuỷu tay cao hơn bàn tay. Khoa Cơ Bản 12
  19. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH Hình 2.11 - Giai đoạn tỳ nƣớc Khi kết thúc động tác ôm nƣớc để chuyển sang động tác quạt nƣớc, cánh tay tạo với mặt nƣớc một góc khoảng 40 0 , bàn tay và cẳng tay gần vuông góc với mặt nƣớc lúc này khỷu tay co lại ở góc khoảng 150 0. Toàn bộ cánh tay giống nhƣ đang ôm một quả bóng lớn trƣớc mặt. Quạt nƣớc: Động tác quạt nƣớc đƣợc bắt đầu lúc cánh tay tạo với mặt nƣớc 40 0 đến khi quạt ra sau để tạo cánh tay thành góc 15 0 - 200 với mặt nƣớc ở phía sau vai. Đây là giai đoạn tạo ra lực tiến chủ yếu của cơ thể, giai đoạn này đƣợc chia thành hai giai đoạn nhỏ là kéo nƣớc (từ lúc bắt đầu quạt nƣớc đến khi cả cánh tay vuông góc với mặt nƣớc) và giai đoạn đẩy nƣớc (từ lúc cánh tay vuông góc với mặt nƣớc tới khi tạo với mặt nƣớc góc 15 0 - 200 ở phía sau vai). Rút tay khỏi nƣớc: Sau khi kết thúc quạt nƣớc, quán tính của động tác đẩy nƣớc làm cho cánh tay nhanh chóng tiếp cận mặt nƣớc. Nhân đà đó, ngƣời bơi nên dùng sức ở cánh tay để nâng cánh tay lên khỏi mặt nƣớc. Hình 2.12 - Rút tay khỏi nƣớc Động tác rút tay khỏi nƣớc cần phải nhanh và không đƣợc dừng, đồng thời nên mềm mại, cẳng tay và bàn tay cố gắng thả lỏng hết mức. Tay chuyển động trên không ra trƣớc là sự tiếp tục của động tác rút tay khỏi nƣớc nên không đƣợc chậm và ngắt quãng. Khi vung tay động tác phải thả lỏng tự nhiên, cố gắng không làm ảnh hƣởng tới tƣ thế hình dáng lƣớt nƣớc của cơ thể. Đồng thời phải phối hợp nhịp nhàng với tay đang làm động tác ở dƣới nƣớc, nữa đầu giai đoạn vung tay ra trƣớc, động tác của cẳng tay và bàn tay di chuyển tƣơng đối chậm và thƣờng ở phía sau, khuỷu tay tiếp tục co lại. 2.3. Phối hợp tay- chân Kỹ thuật phối hợp tay và chân chính xác, hợp lý là một trong những yếu tố làm cho cơ thể tiến về phía trƣớc với tốc độ đều. Phối hợp tay và chân hợp lý sẽ tạo điều kiện các cơ bắp ở hai vai tích cực tham gia vào động tác hiệu lực. Khoa Cơ Bản 13
  20. CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT BƠI TRƢỜN SẤP BM31/QT02/NCKH 2.4. Phối hợp tay - chân - thở Khi bơi trƣờn sấp có thể thở hai bên hoặc một bên. Một chu kì động tác tay thực hiện một lần thở ra và một lần hít vào. - Có hai cách thở chính - Hít vào thở ra liên tục Động tác thở thực hiện cuối giai đoạn quạt nƣớc. Ngƣời bơi quay đầu về hƣớng bên, trong lúc một tay bắt đầu vào nƣớc và tay kia hoàn thành quạt nƣớc. Lúc này bắt đầu hít vào, sau đó quay đầu về vị trí cũ và thở ra từ từ trong nƣớc. Thở ra bằng miệng và một phần qua mũi, thở ra phải từ từ khi kết thúc thì phải thở mạnh và hết. Hít vào bằng miệng mà không qua mũi, vì qua mũi nƣớc sẽ tràn qua hốc mũi gây phản xạ sặc nƣớc. Hít vào phải nhanh và sâu. - Thở ra hít vào và nhịn thở Cách này khác với cách thở trên là sau khi hít vào thì nhịn thở. Khi đầu quay về hƣớng định thở thì bắt đầu thở ra, lúc miệng nhô lên khỏi mặt nƣớc thì lập tức hít vào, hít vào xong, đầu quay về vị trí cũ và nhịn thở cho đến lúc quay đầu về hƣớng bên thì thở ra. Thở ra yêu cầu phải nhanh, mạnh và hết, hít vào phải sâu. Hình 2.13 - Phối hợp 2 tay có thở 2.5. Kỹ thuật xuất phát Tƣ thế chuẩn bị: Khi xuất phát, hai chân đứng ở phần trƣớc của mặt bục, điểm rơi của trọng tâm cơ thể ở sát mép trƣớc của bục xuất phát. Ở tƣ thế này trọng tâm mất ổn định và thân ngƣời sẽ đổ về phía trƣớc. Vì vậy ở tƣ thế chuẩn bị, vận động viên phải đặt hai bàn chân tách ra song song khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng hông. Ngón chân cái bám sát vào mép bục để tránh bị trƣợt chân, gối hơi gấp, gập khớp hông, làm cho thân ngƣời gần song song với mặt nƣớc. hai tay duỗi xuống ra phía sau, trọng tâm rơi vào điểm sát mép trƣớc của bục và ở khoảng giữa hai bàn chân. Bật nhảy: Bắt đầu từ gập gối, bật mạnh chân, vung tay, t hân ngƣời giữ tƣ thế ngang bằng với nƣớc. Hiệu quả của động tác này phụ thuộc vào ba điểm sau: Khoa Cơ Bản 14
nguon tai.lieu . vn