Xem mẫu

ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 1. Học viên: từ cấp 1 đến cấp 8. 2. Hướng dẫn viên: từ cấp 9 đến cấp 11. 3. Huấn luyện viên sơ cấp: từ cấp 12 đến cấp 14. 4. Huấn luyện viên trung cấp: từ cấp 15 đến cấp 16 (lứa tuổi từ 20 trở lên). 5. Huấn luyện viên cao cấp: cấp 17 (lứa tuổi từ 25 trở lên). 6. Võ sư: cấp 18 (lứa tuổi 27 trở lên). HUẤN LUYỆN THỂ LỰC TRONG VÕ CỔ TRUYỀN: 1.1.Huấn luyện thể lực và vai trò của nó trong huấn luyện thể thao Theo PGS – PTS Nguyễn Toán “ cơ sở lý luận và đào tạo vận động viên” nhà xuất bản TDTT – 1998, trang 180) đã nêu: huấn luyện thể lực đó là quá trình huấn luyện bằng các phương tiện của TDTT (chủ yếu là các bài tập thể lực), để tác động có chủ đích đến sự phát triển và hoàn thiện về hình thái, chức năng, tố chất thể lực (sức nhanh, sức bền, sức mạnh, sự mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động) và sức khỏe của VĐV. Trong công trình nghiên cứu nói trên của mình ông cũng đã khẳng định rằng: “ huấn luyện thể lực là cơ sở của huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật” (trang 181). Trình độ sức khỏe và phát triển toàn diện các tố chất thể lực giúp cho VĐV có thể nắm bắt được tốt hơn các kỹ chiến thuật phức tạp, chịu đựng được những lượng vận động lớn trong tập luyện gay go, căng thẳng, nâng cao không ngừng thành tích thể thao. Ngoài ra, trình độ thể lực tốt còn giúp cho VĐV tránh được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ thành tích thể thao. 1.2. Yêu cầu cơ bản về huấn luyện thể lực Để cho việc tiến hành huấn luyện thể lực cho VĐV đạt hiệu quả cao thì theo PGS – PTS Nguyễn Toán ( Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV. Nhà xuất bản TDTT – 1998): trong quá trình tiến hành huấn luyện, huấn luyện viên (HLV) cần phải nắm bắt được những yêu cầu cơ bản sau: Huấn luyện thể lực phải toàn diện. Qua huấn luyện toàn diện, năng lực chức năng được nâng cao nhiều mặt, cân đối, tạo cơ sở vững chắc cho năng lực thể thao chuyên sâu. Cụ thể hơn, các tố chất thể lực được phát triển toàn diện, vốn kỹ năng phong phú, nhiều mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, cải thiện các tố chất thể lực chuyên môn cùng các kỹ thuật ở môn chuyên sâu. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 30 ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Huấn luyện thể lực toàn diện phải làm cho cơ thể phát dục, phát triển toàn diện, lành mạnh về sức bền, sức nhanh, độ dẻo và khả năng phối hợp vận động. Trên cơ sở phát triển toàn diện về thể lực chung và nâng cao các tố chất thể lực chuyên môn. Huấn luyện thể lực cần theo kế hoạch từng năm và nhiều năm: kết hợp tốt giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn, giữa huấn luyện thể lực và huấn luyện kỹ thuật, có khi dùng một loại phương tiện như chạy hoặc bơi mà đạt được mục đích huấn luyện về nhiều mặt. Cần phải căn cứ vào nhiệm vụ huấn luyện từng thời kỳ, môn thể thao và từng người cụ thể mà xác định kỹ kết hợp giữa huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong kế hoạch huấn luyện toàn năm. Lượng vận động trong huấn luyện thể lực có vượt lượng vận động trong thi đấu về thời gian, số lượng, độ khó, mức căng thẳng… Sử dụng lượng vận động cụ thể và tập trung rõ nhất trong giai đoạn hai của thời kỳ chuẩn bị. Nội dung chủ yếu của huấn luyện thể lực là phát triển các tố chất thể lực. Mỗi tố chất thể lực đều có sự phát triển khác nhau theo lứa tuổi và giới tính về tốc độ và mức độ, cũng như khả năng cải tiến. Tố chất nào cũng có thời kỳ phát triển tốt nhất của nó (còn gọi là thời kỳ nhạy cảm). Trong quá trình đào tạo VĐV phải nắm được những thời kỳ thuận lợi đó để phát triển một cách tối ưu. Rèn luyện thể lực thường mệt mỏi, tốn nhiều năng lượng và các phương tiện tập luyện lại tương đối khô khan, đơn điệu. Do đó, ngoài sự cố gắng đa dạng hóa về hình thức, phải chú trọng đến công tác giáo dục ý thức, tư tưởng, sao cho VĐV thấy rõ tầm quan trọng của huấn luyện thể lực, mối quan hệ của nó đối với thành tích thể thao, để chịu khó rèn luyện tinh thần, ý chí kiên trì, chịu đựng gian khổ trong tập luyện. 1.3. Các phương tiện, tố chất thể lực trong võ thuật Trong xu thế ngày nay người ta coi các môn võ thuật như các môn thể thao khác để đạt được thành tích cao cũng phải trải qua quá trình huấn luyện bao gồm: huấn luyện thể lực chung, huấn luyện chuyên môn, huấn luyện tâm lý, huấn luyện cá biệt và trang bị lý thuyết cơ bản. BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 31 ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - Huấn luyện thể lực chung nhằm phát triển hệ thống cơ, tăng cường độ chắc của hệ thống xương, độ linh hoạt của các khớp, tăng chức hệ thống tim mạch và hệ thống hô hấp… - Huấn luyện chuyên môn nhằm trang bị các tố chất cần thiết cho từng môn võ riêng biệt như phản xạ, phản ứng, sức nhanh linh hoạt, sức bền chuyên môn, nâng cao kỹ thuật, kỹ chiến thuật trong môn võ thuật. - Huấn luyện tâm lý đóng vai trò quan trọng, trong thi đấu võ thuật ngoài yếu tố trình độ thể lực và chuyên môn phụ thuộc vào tâm lý của các võ sĩ, yếu tố tâm lý gắn liền với nỗ lực của từng võ sĩ. - Huấn luyện cá biệt là cơ sở xây dựng quá trình huấn luyện với tài năng bẩm sinh, độ thông minh, sự phát triển thể chất, tư chất cũng như tư duy sáng tạo của từng võ sĩ - Cuối cùng trang bị lý thuyết nhằm cho người tập võ thuật nắm bắt được khái niệm, bản chất, nội dung mình tập luyện những vấn đề về kỹ thuật, kỹ chiến thuật cũng như là luật thi đấu của môn mình tập luyện. Trong các phương tiện để phát triển các tố chất thể lực thì các bài tập phát triển thể lực chung luôn là phương tiện đầu tiên, và quan trọng nhất. Khi sử dụng các bài tập phát triển thể lực chung sẽ làm biến đổi cơ thể người tập, làm thay đổi chức năng vận động của các cơ quan, phát triển thể lực. Ngoài sự phát triển thể lực, bài tập phát triển thể lực chung còn tác động ở mức độ khác nhau như tâm lý, sinh lý, sinh hóa… Trong các môn thể thao có những yêu cầu đặc biệt cho từng môn thì việc chuẩn bị thể lực chiếm vị trí hàng đầu so với các nhiệm vụ khác. Trong môn võ nói riêng và các môn thể thao nói chung phát triển thể lực chung giúp nâng cao được khối lượng bài tập chuyên môn. Ngoài ra việc hoàn thiện các kỹ thuật thể thao bằng khối lượng các bài tập thì VĐV đó cần phải có một nền tảng thể lực tốt. Do đó, trong nhiều môn thể thao, việc tập luyện các bài tập chuyên môn chiếm một phần lớn trong khối lượng tập luyện chung. Theo Dietrichtaroce và Netreep (1983) cho rằng “Trong huấn luyện thể thao hiện đại, dù bất cứ ở giai đoạn nào của quá trình đào tạo vận động viên công tác huấn luyện thể lực chung được coi là then chốt bởi thể lực chung cùng thể lực chuyên môn được coi là nền tảng của viêc đào tạo thành tích cao” BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 32 ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Theo S.CochRan (chuyên gia sức mạnh và thể lực và thể lực, thành viên của hiệp hội sức mạnh và thể lực quốc gia Mỹ - NSCA – chuyên gia nghiên cứu về các môn võ thuật) đã tổng kết các yêu cầu đặc thù của từng môn võ thuật riêng biệt như sau: Sức bền Môn ưa khí Taekwondo Cao Judo – Vật Cao Karatedo Cao Kungfu Thấp Aikido Cao Muay Thai Cao Sức bền Linh hoạt yếm khí Cao Cao Cao Trung bình Cao Cao Thấp Thấp Cao Cao Cao Trung bình Sức mạnh Trung bình Cao Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Công suất (sức mạnh tối đa) Cao Cao Cao Thấp Cao Cao Dựa bảng trên chúng ta thấy rằng ở mỗi môn võ khác nhau có khi cần thể lực chuyên môn tương ứng khác nhau vì vậy việc huấn luyện thể lực chung nhằm phát triển cơ bắp, độ rắn chắc hệ thống xương và dây chằng, tăng cao độ linh hoạt các khớp, khả năng phối hợp vận động, kỹ năng giữ thăng bằng cơ thể, nâng cao hệ thống hô hấp và tuần hoàn. Các bài tập để huấn luyện thể lực chung thường thực hiện tại chỗ hoặc động tác di chuyển có dụng cụ, hoặc không có dụng cụ bổ trợ. Trên những trang thiết bị tập luyện, theo từng nhóm để phát triển các nhóm cơ, tập cá nhân một mình hoặc với đồng đội. Nội dung tập luyện bao gồm khối lượng, cường độ, lượng vận động phù hợp vào lứa tuổi, trình độ tập luyện, hay trình độ phát triển thể lực nó được xây dựng dưới mục đích nhiệm vụ của từng giai đoạn huấn luyện và từng buổi tập luyện[15]. Để đánh giá tính hiệu quả của huấn luyện thể lực chung được xác định bởi các huấn luyện viên, chuyên gia theo dõi y học có thể tự đánh giá từng võ sĩ. Tự kiểm tra giúp cho các võ sĩ BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 33 ĐẠI HỌC TDTT TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM theo dõi được sức khỏe của mình, sự phát triển thể lực của chính mình, có thể tiến hành bằng ghi nhật ký tập luyện tự điều chỉnh (không ít nhất một lần/1 tuần) cảm giác sức khỏe thế nào, khả năng tập luyện như thế nào, trọng lượng cơ thể hoặc mạch đập…[15] Phương pháp huấn luyện thể lực chung trong võ thuật phụ thuộc vào một số bài tập tùy theo đặc điểm của từng môn võ theo yêu cầu các tố chất chính trong từng môn đó, có nghĩa các bài tập phát triển chung của các môn võ như Taekwondo, Karatedo, Pencat-silat, Võ cổ truyền… Dù sao đi nữa thì tất cả các môn đều có chung bài tập phát triển chung độ dẻo và linh hoạt các khớp bắt đầu từ cổ, vai, cẳng tay, cổ tay, khớp bàn tay, bụng, hông, chân, đầu gối, cổ chân, bàn chân mỗi động tác xoay vòng trái phải ngược lại, hoặc trước sau mỗi động tác từ 10 – 15 lần. -Động tác xoay vòng, gập trước sau, trái phải, tỳ đầu xuống thảm trước sau chống tay, khuym tỳ cổ xuống thảm, ở dạng cầu vòng. -Động tác tay, cánh tay: xoay tròn các khớp vai, cổ tay, cuồi chỏ duỗi. gập trước sau trái phải, nằm sấp chống đẩy… -Động tác bụng: gập bụng phía trước sau, hai bên hông phối hợp với tay, nằm xuống gập cơ bụng, cơ lưng, vặn mình, bật ngồi dậy… -Động tác chân: đứng lên ngồi xuống, gập duỗi chân khi ngồi, nhảy, chạy zic zắc, bật cao tại chỗ… Khi thực hiện động tác trên phối hợp với động tác thở mỗi động tác 10 – 15 lần lặp lại. Nhiệm vụ chính của huấn luyện thể lực chung là phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền, dẻo và khéo léo đồng thời kỹ năng thở đúng. VỀ SỨC MẠNH: Sức mạnh là tố chất thể lực dùng để chống lại lực cản bên trong cũng như lực cản bên ngoài do sự nỗ lực của cơ bắp. Để phát triển sức mạnh sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh chung và sức mạnh chuyên môn. Thường sử dụng các bài tập với tạ nắm, tạ hình vòi, tạ đeo, thang going, xà đơn, BỘ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN Trang 34 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn