Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: DU LỊCH SINH THÁI NGÀNH/NGHỀ: HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. TP. HCM, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU  Xuất xứ của giáo trình: Giáo trình là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên ngành Hướng dẫn du lịch trình độ Cao đẳng.  Quá trình biên soạn: Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu về lĩnh vực du lịch, giáo trình là sự tổng hợp kiến thức từ cuốn sách:Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM, 2005.  Mối quan hệ của tài liệu với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình: Giáo trình Du lịch sinh tháicung cấp các kiến thức sát với chương trình đào tạo nghề Hướng dẫn du lịch trình độ Cao đẳng. Kết cấu của giáo trình được chia thành 4 chương. + Chương 1. Những vấn đề cơ bản về du lịch sinh thái + Chương 2. Ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái + Chương 3. Du lịch sinh thái ở Việt Nam + Chương 4. Vai trò, nhiệm vụ của HDV du lịch sinh thái Mỗi chương đều có những nội dung kiến thức lý thuyết và các câu hỏi ôn tậpgiúp người học tổng hợp lại kiến thức đã học và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho công việc hướng dẫn viên du lịch của mình sau này. Tp. HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2021 Người biên soạn Hoàng Thị Nên Thơ 1
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH SINH THÁI .................. 5 1. Khái niệm về du lịch sinh thái............................................................... 5 2. Nhiệm vụ của du lịch sinh thái.............................................................. 6 3. Những nguyên tắc của du lịch sinh thái ............................................... 6 4. Một số chính sách về du lịch sinh thái trên thế giới............................ 7 5. Các biện pháp điều chỉnh nhằm đạt đến tính bền vững trong du lịch sinh thái ............................................................................................................. 12 5.1 Tạo cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững ........... 13 5.2 Đẩy mạnh công tác quy hoạch cho du lịch sinh thái ........................ 13 5.3 Tăng cường và đẩy mạn đầu tư, phát triển hoạt động du lịch sinh thái14 5.4 Thúc đẩy công tác quảng bá cho du lịch sinh thái ............................ 14 5.5 Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho hoạt động du lịch sinh thái ........................................................................................................... 15 5.6 Ban hành và đẩy mạnh việc quản lý tài nguyên và giáo dục môi trường 15 6. Đánh giá tính bền vững của du lịch sinh thái .................................... 17 7. Tổ chức sự tham gia của cộng đồng vào quản lý và tiến hành hoạt động du lịch sinh thái .............................................................................................. 20 CHƯƠNG 2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNGDU LỊCH SINH THÁI ................................................................................................................. 23 1. Định nghĩa về môi trường và ô nhiễm môi trường ........................... 23 1.1 Định nghĩa về môi trường.................................................................. 23 1.2 Định nghĩa về ô nhiễm môi trường.................................................... 24 2. Tác động của du lịch đến sự suy thoái và ô nhiễm của môi trường 24 2.1 Ô nhiễm và suy thoái môi trường do hoạt động du lịch ................... 24 2.2 Du lịch và vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường............................. 25 3. Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch sinh thái. .................................................................................................... 26 2
  5. 3.1 Định nghĩa về tài nguyên .................................................................. 26 3.2 Tài nguyên DLST.............................................................................. 26 CHƯƠNG 3. DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM .............................................. 43 1. Các loại hình DLST ở Việt Nam ......................................................... 43 1.1. Du lịch dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng........... 43 1.2 Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa ........................................................................................................... 44 1.3 Du lịch hội nghị, hội thảo ................................................................. 44 1.4 Du lịch về thăm chiến trường xưa..................................................... 44 1.5 DLST rạn San hô............................................................................... 44 2. Một số điểm DLST ở Việt Nam........................................................... 46 2.1 Vườn quốc gia. .................................................................................. 46 2.2 Các khu bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử........................ 47 2.3 Các vườn chim. ................................................................................. 49 3. Tình hình phát triển DLST ở Việt Nam............................................. 50 3.1 Những năm trước đây ....................................................................... 50 3.2 Tình trạng hiện nay ........................................................................... 50 CHƯƠNG 4. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA HƯỚNG DẪN VIÊNDU LỊCH SINH THÁI ................................................................................................................. 56 1. Yêu cầu chính của một Hướng dẫn viên du lịch sinh thái ............... 56 2. Một số nhiệm vụ chính HDV du lịch sinh thái ................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 60 3
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học:DU LỊCH SINH THÁI Mã môn học:MH29 I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là môn học thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cao đẳng Hướng dẫn Du lịch - Tính chất: Là môn học lý thuyết cần thiết để nhấn mạnh cho học sinh thấy được tầm quan trọng của du lịch sinh thái trong hệ thống tài nguyên du lịch Việt Nam và tiềm năng phát triển cho ngành du lịch của nước nhà, đánh giá kết quả bằng kiểm tra hết môn. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Nhằm trang bị cho người học những kiến thức, hiểu biết về du lịch sinh thái, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời thấy được trách nhiệm của mình trong vai trò quảng bá, kêu gọi khách du lịch tham gia du lịch có ý thức để cùng bảo vệ môi trường tự nhiên một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. II. Mục tiêu của môn học: 1. Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về du lịch sinh thái (DLST) và tầm quan trọng của du lịch sinh thái đối với mội trường tự nhiên và phát triển du lịch 2. Về kỹ năng: Thuyết minh về các nét đặc trưng của các điểm du lịch sinh thái. Xây dựng phát triển DLST, làm việc tại các khu du lịch, khu bảo tồn, Vườn quốc gia. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Xây dựng và phát huy tối đa tinh thần tự học thông qua đọc thêm sách, các tài liệu trên mạng internet... + Chia sẻ, tuyên truyền cho bạn bè và người thân những kiến thức và thông tin về du lịch sinh thái, qua đó kêu gọi mọi người tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bào vệ và phát huy giá trị của các tài nguyên du lịch sinh thái ở Việt Nam. Nội dung của môn học: 4
  7. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH SINH THÁI Giới thiệu: Du lịch sinh thái là một kiểu du lịch dòi hỏi sự trách nhiệm của người trải nghiệm, đến các khu vực tự nhiên thúc đẩy để bảo tồn, mang lại sự hài hòa giữa các cộng đồng và duy trì cuộc sống của người dân địa phương. Du lịch sinh thái là một công cụ để nâng cao nhận thức về môi trường và giáo dục chính bản thân bạn về bảo tồn thiên nhiên, môi trường. Bài học này giới thiệu đến người học những vấn đề cơ bản về du lịch sinh thái, từ khái niệm cho đến những nguyên tắc cũng như các vấn đề liên quan đến sự phát triển của du lịch dinh thái. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là du lịch sinh thái - Biết được nhiệm vụ và những nguyên tắc của du lịch sinh thái - Phân tích được sự ảnh hưởng của cộng đồng vào sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái. Nội dung chính: 1. Khái niệm về du lịch sinh thái Từ năm 1987 đến nay, trên thế giới đã có nhiều định nghĩa khác nhau về DLST của các nhà khoa học và của các quốc gia. Tiêu biểu như các định nghĩa của Hector Ceballos-Lascurain (1987); Wood (1991); Allen (1993); Bukley (1994); định nghĩa của Nêpan; Malaixia; Ôxtrâylia; Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế. Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất. Định nghĩa về DLST ở Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch du thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 5
  8. 9/9/1999: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh cũng là hình du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” (Lê Huy Bá – 2000) 2. Nhiệm vụ của du lịch sinh thái – Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên. – Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng. – Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch v.v… 3. Những nguyên tắc của du lịch sinh thái  Có hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường Một trong những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái để nhìn nhận một cách khác biệt với các loại hình du lịch khác đó chính là giáo dục, truyền tải giúp nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên hoang dã, để đảm bảo rằng du khách sau khi kết thúc chuyến đi sẽ hiểu rõ hơn về thiên nhiên, hệ sinh thái cũng như con người và văn hóa nơi mà họ đã đến trải nghiệm để từ đó nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên hơn.  Bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái và đa dạng sinh học Nguyên tắc thứ hai không kém phần quan trọng đó chính là việc trải nghiệm và cùng nhau bảo tồn hệ sinh thái, du lịch sinh thái cũng sẽ bị thay đổi bản chất và giống 6
  9. các loại hình du lịch khác nếu như du khách và cộng đồng không có ý thức giữ gìn và bảo tồn thiên nhiên hoang dã, có thể đối với các loại hình du lịch khác đây không phải là một trong những nguyên tắc hàng đầu của họ tuy nhiên, đối với du lịch sinh thái thì đây được xem là nguyên tắc căn bản và mục tiêu của du lịch sinh thái, bởi vì thiên nhiên được bảo tồn thì du lịch sinh thái mới được duy trì và phát triển.  Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng Nguyên tắc thứ ba chính là giữ gìn và bảo tồn nền văn hóa nguyên sơ, bản sắc dân tộc, những giá trị mà văn hóa cộng đồng đem lại cũng ảnh hưởng đến du lịch sinh thái, bởi lẽ, nếu nền văn hóa, tập tục nơi địa phương bị thay đổi hoặc xuống cấp hay ngày càng hòa nhập với văn hóa hiện đại sẽ làm mất đi sự nguyên bản và làm ảnh hưởng trực tiếp đến nền du lịch sinh thái. Chính vì vậy, việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa cũng được xem là nguyên tắc quan trọng không kém.  Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Có thể nói, tao cơ hội việc làm vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu mà các hoạt động du lịch sinh thái hướng đến, du lịch sinh thái thường sẽ trích một khoản từ nguồn thu lợi nhuận để hỗ trợ cộng đồng giúp nâng cao cuộc sống và môi trường cho người dân nơi đây, bên cạnh đó, các hoạt động du lịch sinh thái thường sẽ rất cần sự hỗ trợ đến từ phía người dân bản địa như hướng dẫn tham quan, nơi ở, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực,... và qua các việc này sẽ làm tăng lên nguồn thu cho người dân, từ đó nâng cao chất lượng sống. 4. Một số chính sách về du lịch sinh thái trên thế giới Để phát triển du lịch cần có các chính sách cụ thể và hiệu quả, đặc biệt là với các khu du lịch quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho các khu du lịch quốc gia của Việt Nam mang ý nghĩa cấp thiết. 7
  10. 4.1 Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia ở một số nước trên thế giới 4.1.1 Khu du lịch quốc gia Goseokjeong, Hàn Quốc Khu du lịch Goseokjeong là một trong 8 tuyệt cảnh tại Cheolwon, Gangwondo, Hàn Quốc, được công nhận là khu du lịch quốc gia vào năm 1977. Khu vực Goseokjeong bao gồm một dòng suối trong vắt uốn quanh các dãy đá cổ thạch với nhiều hình thù đa dạng. Dòng suối khu vực thượng lưu có chiều dài khoảng 2km, nơi đây còn có khu vực thác tại hạ lưu cũng khoảng 2km. Đây là một trong các tuyệt cảnh mà các vị vua thời Goryeo thường đến thưởng ngoạn. Nơi đây trở nên nổi tiếng hơn từ sau điển tích về anh hùng Lim Keok Jeong thời Chosun – được ví như Robinhood của Hàn Quốc. Với nhiều tuyệt cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Goseokjeong luôn luôn thu hút khách du lịch đến thăm vào cả bốn mùa trong năm với các hoạt động ngắm cảnh hay chèo thuyển cảm giác mạnh. Đây cũng là điểm khởi đầu cho các tour du lịch DMZ như Chiến trường hình tam giác Iron (Iron Triangle Battlefield), Trung tâm Bảo tồn và vào mùa đông, du khách có thể chiêm ngưỡng các đàn chim di cư. Trong phát triển du lịch tại khu du lịch quốc gia Goseokjeong, chính phủ Hàn Quốc đã có một số chính sách quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch tại dây, trong đó phải kể đến các chính sách kích cầu và xúc tiến quảng bá du lịch phong phú thông qua yếu tố văn hóa, giải trí Hàn Quốc. Hàng năm lượng du khách đến tham quan Hàn Quốc nói chung và các điểm du lịch, trong đó có Khu du lịch quốc gia Goseokjeong, không ngừng tăng lên, mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ khổng lồ, phát triển đất nước. Theo những báo cáo gần đây về số lượng khách du lịch đến Hàn Quốc, hơn một nửa số khách châu Á đặt chân tới quốc gia này bị hấp dẫn bởi những đoạn quảng cáo, phim truyền hình, và đặc biệt là những bài hát của Hàn Quốc.Và Goseokjeong cũng là địa điểm quay hình của nhiều 8
  11. phim truyền hình cổ trang lẫn hiện đại, show truyền hình cũng như phim điện ảnh nổi tiếng toàn châu Á cũng như thế giới, tiêu biểu như phim “Gió thổi mùa đông năm ấy”, “Bác sĩ Jin”, “Chiến binh Baek Dong Soo”... 4.1.2 Khu du lịch quốc gia núi Tam Thanh, Trung Quốc Núi Tam Thanh nằm ở phía Bắc huyện Ngọc Sơn, Thượng Nhiêu thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, có niên đại khoảng 1 tỷ năm trước, là nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Năm 2005, núi Tam Thanh được công nhận là một điểm danh lam thắng cảnh quốc gia quan trọng, một khu du lịch quốc gia cấp 4A (cấp cao nhất ở Trung Quốc là 5A), một di sản thiên nhiên quốc gia và một công viên địa chất quốc gia. Năm 2008, núi Tam Thanh được UNESCO công nhận là "Di sản Thiên nhiên thế giới". Để phát triển du lịch tại đây, Chính phủ Trung Quốc cũng như chính quyền tỉnh Giang Tây và thành phố Thượng Nhiêu đã áp dụng rất nhiều chính sách, trong đó phải kể đến một số chính sách sau: Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống giao thông và các phương tiện vận chuyển khi đi du lịch đến Giang Tây. Hệ thống đường cao tốc được đầu tư giúp du khách dễ dàng di chuyển giữa các tỉnh, huyện. Có các tuyến xe khách, xe buýt đến thẳng những địa điểm tham quan nổi tiếng. Ngoài ra, đi tàu thuyền cũng là một lựa chọn thêm cho du khách. Hệ thống cảng ở Giang Tây rất phát triển. Có cả cảng phục vụ hàng hóa và hành khách. Một phương thức khác là đi tàu hỏa. Ở Giang Tây có cả tàu sắt truyền thống và tàu cao tốc. Hệ thống khách sạn ở tỉnh Giang Tây và thành phố Thượng Nhiêu rất phát triển để phục vụ cho du lịch. Đến các điểm tham quan tại Giang Tây, trong đó có Khu du lịch núi Tam Thanh, du khách sẽ có nhiều sự lựa chọn với các cơ sở lưu trú đa dạng và chất lượng. 9
  12. Chính sách bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch ở Trung Quốc cũng rất được coi trọng. Trong những năm gần đây, khách du lịch tới các thành phố lớn tại Trung Quốc ngày càng giảm do tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng. Chính phủ Trung Quốc vì vậy đã có những chính sách đầu tư bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn để thúc đẩy du lịch. Núi Tam Thanh là điểm du lịch mang giá trị tự nhiên rõ nét, các yếu tố địa chất mang giá trị lịch sử quý giá cùng với những cảnh quan độc đáo kỳ vĩ chính là điểm nhấn của khu du lịch này. Do vậy, tại đây, chính phủ Trung quốc cũng như chính quyền thành phố Thượng Nhiêu luôn cố gắng gìn giữ cảnh quan và môi trường tự nhiên, tránh ảnh hưởng tới môi trường du lịch của Khu du lịch Núi Tam Thanh. Khu vực trung tâm thành phố Thượng Nhiêu đã xây dựng hoặc cải tạo một loạt các công viên thành phố như công viên Nhân dân, công viên Tử Dương, công viên hồ Long Đàm, vườn thực vật thành phố Thượng Nhiêu…; xây dựng hoặc cải tạo hơn 20 tuyến đường cây xanh và vành đai xanh như đại lộ núi Tam Thanh, đại lộ Quảng Tín, đại lộ Quy Phong…, cơ bản đã hình thành xương sống xanh hóa đường xá. Hiện nay, thành phố Thượng Nhiêu nghiêm túc thực thi chế độ quản lý vành đai xanh và “chế độ con dấu màu xanh”, tăng cường kiểm tra quy hoạch các hạng mục xanh hóa đồng bộ và quản lý nghiệm thu hoàn công, bảo đảm cho các phương án thiết kế được thực thi triệt để. Thành phố Thượng Nhiêu cũng đã cho ra đời 14 văn kiện và chế độ quản lý ngành nghề mang tính quy phạm, công tác quản lý vườn cảnh thành phố đang từng bước đi vào quỹ đạo chế độ hóa. Bên cạnh đó, điểm đến này còn mang trong mình cả giá trị lịch sử, văn hóa, vì thế nhiều chính sách về bảo tồn và phát huy văn hóa đã được đưa ra. Hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa đàn tranh Trung Quốc, khiến càng nhiều người hiểu biết về đàn tranh, tìm hiểu về đàn tranh và yêu thích đàn tranh, đồng thời thúc đẩy sự quan tâm, tham gia và theo dõi của khách du lịch nội địa 10
  13. và quốc tế, thu hút họ đến thành phố Thượng Nhiêu, cũng như Khu du lịch núi Tam Thanh. Từ những chính sách đó, trong thời gian qua, Khu du lịch quốc gia Goseokjeong (Hàn Quốc) và Khu du lịch Núi Tam Thanh (Trung Quốc) vẫn luôn phát triển ổn định và bền vững. Đây là mục tiêu quan trọng trong các chính sách phát triển du lịch nói chung và phát triển khu du lịch quốc gia nói riêng tại bất cứ quốc gia nào. 4.2 Bài học rút ra cho các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam Trên cơ sở những kinh nghiệm về các chính sách phát triển du lịch đang được áp dụng tại các khu du lịch quốc gia ở một số quốc gia châu Á có thể rút ra một số bài học sau: Thứ nhất, Nhà nước cần xác định đúng vị trí, vai trò của ngành và quan tâm phát triển du lịch. Xác định đúng vai trò của du lịch trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch. Chính phủ cần có chính sách quốc gia xuyên suốt cho phát triển du lịch và coi trọng chiến lược pháttriển du lịch bền vững, quan tâm tới môi trường; cần xây dựng và cụ thể hóa các chiến lược du lịch tại từng địa phương, gắn chặt với phát triển bền vững, bảo tồn các giá trị văn hóa, cùng với những quy hoạch và hoạch định chính sách phù hợp để đảm bảo các khu du lịch quốc gia tại Đà Lạt (Lâm Đồng và Sapa (Lào Cai) có thể phát triển du lịch nhanh chóng nhưng vẫn bền vững, hiệu quả. Thứ hai, lập chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, làm tốt chiến lược maketing, tổ chức xúc tiến sản phẩm và điểm đến du lịch, xem đây là kênh giới thiệu sản phẩm du lịch đến với du khách. Coi trọng đầu tư cho chiến lược xúc tiến du lịch. Nhà nước ưu tiên hỗ trợ kinh phí quảng bá, ngoài ra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng phải đóng góp vì nó được coi là yếu tố mang lại lợi ích kinh tế cho chính họ. Thứ ba, đào tạo nhân lực du lịch, coi trọng bồi dưỡng, sử dụng nhân lực du lịch để xây dựng và phát triển du lịch hiệu quả. 11
  14. Thứ tư, xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Muốn vậy, cần quan tâm đến những yếu tố: phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng mang tính đặc trưng và những yếu tố hấp dẫn khác trong xây dựng sản phẩm du lịch; và coi trọng việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Thứ năm, liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia. Việc liên kết du lịch giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về vị trí trong giao thương, về hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật và các nguồn lực khác để phát triển du lịch. Đồng thời, liên kết du lịch giữa các chủ thể hành chính còn tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan nhằm thu hút đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước, thu hút khách du lịch đến mỗi địa bàn nhằm thu lợi nhuận, đồng thời giải quyết việc làm cho nguồn lao động địa phương. Thứ sáu, tạo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách tại các quốc gia điểm đến, nơi có các khu du lịch quốc gia. Đây cũng là sự lựa chọn ưu tiên của du khách cho những điểm đến du lịch trong tương lai. Phát triển du lịch đòi hỏi những chiến lược và chính sách dài hạn, trong sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự tham gia các tất cả các thành phần liên quan. Những kinh nghiệm trên đây là những bài học bổ ích về chính sách du lịch mà các khu du lịch quốc gia tại Việt Nam có thể và cần vận dụng để phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 5. Các biện pháp điều chỉnh nhằm đạt đến tính bền vững trong du lịch sinh thái Làm sao để phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững? Đây là bài toán khó, nhưng không phải thiếu cách giải, nếu ý thức và trách nhiệm của du khách, người kinh doanh, cộng đồng địa phương và cả cơ quan quản lý ở các cấp đều được nêu cao. Thực tế cho thấy, nếu được quản lý tốt, hoạt động du lịch sinh thái sẽ đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, thông qua việc đem lại thu nhập phục vụ cho công tác này, 12
  15. cũng như mang lại lợi ích cho cộng đồng. Ngay tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn, phát triển du lịch sinh thái cũng giúp thực hiện chức năng giáo dục khá hiệu quả.  Các biện pháp nhằm đạt đến tính bền vững trong du lịch sinh thái 5.1Tạo cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững Để hoạt động DLST phát triển bền vững, điều kiện tiên quyếtt là chúng ta cần phải xây dựng một cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động DLST. Có thể ban hành bốn (04) nhóm chính sách sau: - Xây dựng nhóm các chính sách liên quan đến việc triển khai quy hoạch, pháttriển các vùng, các điểm DLST trọng điểm. - Nhóm các chính sách liên quan đến việc phát triển DLST gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa. - Nhóm các chính sách liên quan đến công tác quản lý khách du lịch; phối hợp giám sát các điểm tài nguyên DLST; chính sách liên quan đến cộng đồng địa phương trong phát triển DLST. - Nhóm các chính sách liên quan đến khai thác hoạt động DLST, phát triển nguồn nhân lực; công tác quảng bá; phát triển các sản phẩm DLST. 5.2 Đẩy mạnh công tác quy hoạch cho du lịch sinh thái Cần sớm xúc tiến và hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển DLST tại các vùng du lịch như, trên cơ sở đó xây dựng các quy hoạch DLST cho từng địa phương và các quy hoạch chi tiết cho từng cụm và từng điểm tài nguyên. Quy hoạch phát triển DLST phải đảm bảo hợp lý về mặt không gian; đảm bảo cân đối về môi trường và sức chứa của điểm tài nguyên. Trong quy hoạch không gian của vùng, tiểu vùng và tuyến du lịch cần tính đến sự hài hòa, có thể kết nối với các điểm tài nguyên khác; khai thác được lợi thế so sánh của từng điểm tài nguyên, từng 13
  16. khu vực nhằm tạo hiệu quả và sự phát triển đồng bộ, bền vững cho DLST của vùng và từng địa phương. 5.3 Tăng cường và đẩy mạn đầu tư, phát triển hoạt động du lịch sinh thái Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư về cơ sở hạ tầng (CSHT) cho DLST, đặc biệt là CSHT dẫn đến các điểm tài nguyên nhằm tạo điều kiện lôi kéo các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào khu vực này. Ngoài ra, việc đầu tư CSHT thiết yếu như hệ thống đường nội bộ, đường mòn ngắm cảnh, hệ thống thông tin, bảng chỉ dẫn... cần được đầu tư hoàn thiện. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình và sản phẩm DLST tại các điểm tài nguyên, đặc biệt là các loại hình, sản phẩm DLST không tiêu dùng tài nguyên (nonconsumptive ecotourism) (Nguyễn Quyết Thắng, 2010). Tuy nhiên, việc xây dựng các cư sở lưu trú và ăn uống tại các điểm tài nguyên cần phù hợp với cảnh quan và tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt là ưu tiên việc sử dụng vật liệu địa phương, áp dụng công nghệ “xanh” nhằm hạn ch việc tác động môi trường đẩm bảo cho việc phát triển bền vững. 5.4 Thúc đẩy công tác quảng bá cho du lịch sinh thái Để làm tốt công tác này, theo chúng tôi, các địa phương trong VDLBTB cần sửdụng các kinh nghiệm lồng ghép như việc cung cấp các thông tin dư i dạng tập gấp, tờrơi, sách hư ng dẫn, bản đồ… phân phối miễn phí cho du khách thông qua các hãng, đạilý du lịch, các tổ chức môi trường, các trung tâm thông tin, các cửa khẩu đón khách... Cầnđưa nội dung giới thiệu về tài nguyên du lịch tự nhiên, các chương trình và sản phẩm DLST lên mạng internet; tổ chức các cuộc hội thảo, họp báo giới thiệu về tiềm năng DLST… Cũng cần áp dụng nhiều biện pháp khác như tổ chức nhiều tour du lịch làm quen cho các đối tượng là cán bộ điều hành, các nhân viên hãng lữ hành; các tổ chức môi trường... tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiềm năng và hoạt động 14
  17. DLST tại các điểm tài nguyên…Trong công tác quảng bá cần nhấn mạnh đến các nguyên tắc cho sự phát triển DLST bền vững tại các địa phương này. 5.5 Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho hoạt động du lịch sinh thái Để thúc đẩy hoạt động DLST phát triển bền vững thì một y u tố rất quan trọng cần phải có đó là nguồn cán bộ cho DLST. Để làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cho VDLBTB, cần ti n hành đồng bộ nhiều công tác như có chính sách chuẩn bị và khuyến khích việc đào tạo cán bộ cho ngành DLST ngay từ bây giờ. Việc đào tạo có thể từ nhiều nguồn (cả trong nước lẫn nước ngoài) bằng nhiều hình thức. Ngoài ra, DLST là loại hình du lịch có “diễn giải môi trường” (Simon McArthur, 1998). Do đó, đòi hỏi nguồn cán bộcó chuyên môn sâu về môi trường, tự nhiên, sinh học... Vì vậy, chúng ta cần có giải pháp và chính sách thỏa đáng cho việc phối hợp để đào tạo cán bộ có chuyên môn của các ngành khác như thủy sản, kiểm lâm, nông nghiệp... nhằm bổ sung một đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao phục vụ cho DLST, đặc biệt là cán bộ chuyên môn và hư ng dẫn viên DLST. Bên cạnh đó, cần mở những l p bồi dưỡng cho các cán bộ đang làm công tác liên quan đến DLST và quản lý tài nguyên được đào tạo từ những ngành khác mà chưa qua các khóa học về lĩnh vực này. 5.6 Ban hành và đẩy mạnh việc quản lý tài nguyên và giáo dục môi trường Cần đề ra một cơ chế giám sát và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên nhằm hạn chế các tác động xấu đối với môi trường.  Các công tác triển khai khuôn khổ quản lý tại các điểm tài nguyên  Nghiên cứu tiềm năng, xác định giá trị đặc biệt điểm tài nguyên: Xem xét giá trị đặc biệt, các khu vực nhạy cảm, sức chứa, khu vực cần được bảo vệ…  Xác định việc tổ chức dịch vụ cho từng vùng điểm tài nguyên: Xác định vùng tổ chức dịch vụ, loại hình, sản phẩm DLST… 15
  18.  Lựa chọn các tiêu chí nguồn lực và điều kiện xã hội: Xem xét các nguồn lực và điều kiện xã hội như vật liệu xây dựng, người kinh doanh dịch vụv.v…  Cụ thể hóa các tiêu chuẩn đối v i các nguồn lực và điều kiện xã hội: Các tiêu chuẩn được xây dựng cụ thể cho từng khu vực, từng loại hình DLST như vật liệu, sức chứa, điều kiện cụ thể…  Xác định những phương án thay thếphát sinh như: tổ chức thêm loại hình, sản phẩm DLST…  Nghiên cứu các phương thức tổ chức quản lýđối với từng khu vực điểm tài nguyên  Xác định ngân sách cụ thể cho việc thực hiện  Tổ chức thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp (Nguồn: Đề xuất của Nguyễn Quyết Thắng và Lê Hữu Ảnh, 2012) Đối với công tác giáo dục môi trường phải được triển khai không chỉ dừng lại ở du khách và cộng đồng cư dân địa phương mà còn phải tiến hành cho các nhà lập chính sách, các nhà quản lý; các đơn vị và đối tượng kinh doanh du lịch tại các điểm tài nguyên bằng rất nhiều phương thức lồng ghép. Cần phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường nhằm làm DLST tại các địa phương trở nên bền vững hơn. Phát triển hoạt động DLST hiệu quả và bền vững sẽ đóng vai trò tích cực đối với các địa phương. Nó không chỉ đóng vai trò “cộng hưởng” và bổ sung với các loại hình du lịch khác, thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch nói chung; mà còn góp phần bảo vệ môi trường, khai thác lợi th tài nguyên, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Để làm được điều này, bên cạnh các giải pháp vừa nêu cần triển khai hiệu quả các mặt công tác khác như huy động nguồn vốn đầu tư cho DLST; phát triển DLST gắn với cộng đồng; phát triển các sản phẩm DLST đặc thù; xây dựng cơ chế giá hợp lý v.v… Trong quá trình tổ chức và phát triển hoạt động DLST, bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm của các nơi khác cần tiếp tục nghiên cứu các phương pháp 16
  19. quản lý phù hợp với từng điều điều kiện cụ thể của từng khu vực, từng điểm tài nguyên. Có như vậy việc phát triển hoạt động DLST tại các địa phương mới đảm bảo đựơc tính bền vững và đạt được những mục tiêu đề ra. 6. Đánh giá tính bền vững của du lịch sinh thái Tháng 10/2008, nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên hợp quốc (United Nations Foundation), ông Ted Turner, đã tập hợp Liên minh Rừng nhiệt đới, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hợp quốc (UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN. Bộ tiêu chí mới này được xây dựng dựa trên cơ sở hàng nghìn các tiêu chí đã được áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp thế giới.  Các tiêu chuẩn du lịch bền vững - Quản lý hiệu quả và bền vững: Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn. Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế. Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn. Cấn đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh. Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: (i) Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương; (ii) Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu 17
  20. được; (iii) Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương; (iv) Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt. Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa. - Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương: Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước. Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đối với vị trí quản lý. Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể. Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản). Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hay địa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục. Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em. 18
nguon tai.lieu . vn