Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH ĐIỀN KINH BẬC TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Tp. HCM – 2018
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH ĐIỀN KINH THÔNG TIN NHÓM BIÊN SOẠN Chủ biên Nguyễn Ngọc Linh Học vị Thạc sỹ TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI Huỳnh Thị Tuyết Hồng Trương Hiền Nguyễn Ngọc Linh HIỆU TRƯỞNG DUYỆT TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, để thực hiện mục tiêu đào tạo một cách toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và Giáo dục thể chất nói riêng. Qua nhiều năm giảng dạy môn học Giáo dục thể chất, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan cùng với tổng kết kinh nghiệm của bản thân và các đồng nghiệp. Chúng tôi tiến hành biên soạn cuốn giáo trình Điền kinh phục vụ dạy - học cho theo chương trình Giáo dục thể chất dành cho học sinh - sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của cuốn giáo trình Điền kinh gồm 2 chương được bố trí sắp xếp cân đối giữa lý luận và thực hành các môn thể thao. Với nội dung đã được chọn lựa đảm bảo tính cơ bản, khoa học và thực tiễn. Hy vọng rằng cuốn giáo trình này sẽ giúp ích cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, học sinh - sinh viên trong trường nói chung về lĩnh vực giáo dục thể chất. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, cùng bạn đọc để chỉnh sửa hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Chương 1 GIỚI THIỆU KỸ THUẬT ĐIỀN KINH …………………….….…...1 1. GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH ..................................................................... 1 1.1. Khái niệm…………………………………………………………………….1 1.2. Phân loại môn điền kinh……………………………………………………...2 1.2.1 Thể thao đi bộ ............................................................................................. 2 1.2.2 Chạy............................................................................................................. 2 1.2.2.1 Chạy trong sân vận động ...................................................................... 2 1.2.2.2 Chạy trên địa hình tự nhiên .................................................................. 2 1.2.2.3 Chạy vượt chướng ngại vật .................................................................. 2 1.2.2.4 Chạy tiếp sức ........................................................................................ 3 1.2.3 Nhảy ............................................................................................................ 3 1.2.4 Ném đẩy ...................................................................................................... 3 1.2.5 Nhiều môn phối hợp .................................................................................... 3 2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH.................................. 5 2.1. Sự ra đời và phát triển....................................................................................... 5 2.2. Sự phát triển về kỹ thuật ................................................................................... 6 2.3. Nguyên lý kỹ thuật các môn điền kinh ............................................................. 6 2.4. Sự phát triển điền kinh việt nam ....................................................................... 7 3. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CÁC MÔN CHẠY ................................................. 8 3.1. Khái niệm và đặc điểm chung .......................................................................... 8 3.2. Chạy cự ly trung bình ..................................................................................... 10 3.2.1 Đặc điểm.................................................................................................... 10 3.2.2 Phân tích kỹ thuật ...................................................................................... 11 3.2.3 Xuất phát và tăng tốc xuất phát ................................................................. 11 3.2.4 Chạy giữa quãng ........................................................................................ 12 3.2.5 Hoạt động của chân ................................................................................... 12 3.2.6 Hoạt động của tay ...................................................................................... 13 3.2.7 Về đích và dừng lại sau khi chạy .............................................................. 13
  5. 3.3. Chạy cự ly ngắn .............................................................................................. 14 3.3.1 Xuất phát ................................................................................................... 14 3.3.2 Chạy lao sau xuất phát .............................................................................. 16 3.3.3 Chạy giữa quãng ........................................................................................ 18 3.3.4 Về đích ...................................................................................................... 20 3.4. Các kỹ thuật tập luyện bổ trợ .......................................................................... 20 3.4.1 Chạy bước nhỏ .......................................................................................... 20 3.4.2 Chạy nâng cao đùi ..................................................................................... 21 3.4.3 Chạy đạp sau ............................................................................................. 21 3.4.4 Chạy bước vượt ......................................................................................... 22 3.4.5 Chạy guồng bánh xe .................................................................................. 22 3.4.6 Chạy hất gót chân chạm mông .................................................................. 22 3.4.7 Chạy tốc độ cao ......................................................................................... 23 3.4.8 Bài tập chạy với độ dài bước quy định...................................................... 23 3.4.9 Chạy nhịp điệu........................................................................................... 24 3.4.10 Chạy liên tục ............................................................................................ 25 3.4.11 Bài tập chạy “lặp lại” .............................................................................. 25 3.4.12 “Fartlek” .................................................................................................. 25 3.4.13 Bài tập chạy “biến tốc”............................................................................ 25 3.4.14 Bài tập kiểm tra ....................................................................................... 26 3.4.15 Bài tập thi đấu.......................................................................................... 26 3.4.16 Kỹ thuật đánh tay tại chỗ......................................................................... 28 3.5. Kỹ thuật đẩy tạ vai hướng ném ....................................................................... 29 3.5.1 Chuẩn bị .................................................................................................... 29 3.5.2 Tư thế chuẩn bị .......................................................................................... 29 3.5.3 Trượt đà ..................................................................................................... 30 3.5.4 Ra sức cuối cùng ....................................................................................... 30 3.5.5 Giữ thăng bằng .......................................................................................... 31 3.6. Kỹ thuật nhảy cao bước qua ........................................................................... 31 3.6.1 Xác định điểm giậm nhảy – Cách đo đà – Điều chỉnh đà ......................... 31
  6. 3.6.2 Kỹ thuật chạy đà ........................................................................................ 32 3.6.3 Giai đoạn giậm nhảy.................................................................................. 32 3.6.4 Giai đoạn trên không ................................................................................. 33 3.6.5 Giai đoạn tiếp đất ...................................................................................... 33 3.7. Thể dục tay không .......................................................................................... 33 Chương 2: LUẬT ĐIỀN KINH .............................................................................. 37 1. LUẬT THI ĐẤU CÁC MÔN CHẠY ................................................................ 37 1.1. Những quy định về dụng cụ sân bãi ................................................................ 37 1.2. Luật thi đấu các môn chạy ............................................................................... 39 2. LUẬT THI ĐẤU MÔN NHẢY CAO ................................................................ 40 2.1. Những quy định về dụng cụ sân bãi ................................................................ 40 2.2. Luật thi đấu nhảy cao ....................................................................................... 41 3. LUẬT THI ĐẤU MÔN ĐẨY TẠ....................................................................... 41 3.1. Những quy định về dụng cụ sân bãi ................................................................ 41 3.2. Luật thi đấu đẩy tạ ........................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 46
  7. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh Chương 1 GIỚI THIỆU KỸ THUẬT ĐIỀN KINH  Giới thiệu chương Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm đi bộ, chạy các cự ly, nhảy cao, nhảy xa, ném lao, ném đĩa, ném búa, đẩy tạ và thể dục nhiều môn phối hợp khác. Với việc cần ít các thiết bị đi kèm và tính đơn giản của các môn này đã khiến điền kinh trở thành các môn thể thao được thi đấu nhiều nhất trên thế giới. Điền kinh chủ yếu là môn thể thao cá nhân Cơ sở của môn điền kinh chính là các động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể lực và tăng cường sức khỏe. Chính vì vậy, điền kinh được xem là rất quan trọng trong giáo dục thể chất cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khoẻ của mọi người.  Mục tiêu chương - Hiểu biết sự phát triển điền kinh thế giới và trong nước, khái niệm, cách phân loại các môn Điền kinh, nguyên lý kỹ thuật đi và chạy. Ý nghĩa, tác dụng của luyện tập kỹ thuật đi và chạy cự ly ngắn đối với học sinh- sinh viên. - Phân tích được các động tác bổ trợ kỹ thuật môn Điền kinh, các trò chơi và bài tập phát triển sức nhanh của học sinh- sinh viên. - Thực hiện khá chính xác kỹ thuật cơ bản của các giai đoạn kỹ thuật trong đi và chạy cự ly ngắn, các bài tập bổ trợ kỹ thuật và các bài tập phát triển sức nhanh, kỹ thuật đẩy tạ, nhảy cao và thể dục tay không. - Phát triển các tố chất thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo; nâng cao ý thức phát triển thể lực chuyên môn.  Nội dung 1. GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH 1.1. Khái niệm Điền kinh là một môn thể thao đa dạng, nó bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Điền kinh, từ chính thức được dùng ở nước ta, thực chất là một từ Hán – Việt dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đường chạy (kinh). Nó có nghĩa tương ứng với từ Aletic trong KHOA CÁC MÔN CHUNG 7
  8. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh tiếng Hy Lạp cổ, Athletics trong tiếng Anh. Một số ít nước trên thế giới (Nga, Bungari…) còn dùng từ “Điền kinh nhẹ” để phân biệt với môn cử tạ “Điền kinh nặng”. 1.2. Phân loại môn điền kinh Điền kinh được phân loại theo hai cách chủ yếu sau: - Cách thứ nhất: phân loại theo nội dung. Điền kinh được chia thành 5 nội dung chính gồm: đi bộ - chạy – nhảy – ném đẩy và nhiều môn phối hợp. - Cách thứ hai: phân loại theo tính chất hoạt động Dựa theo tính chất hoạt động của môn Điền kinh, người ta phân thành: Hoạt động có chu kỳ (gồm đi bộ và chạy) và hoạt động không có chu kỳ (gồm các môn nhảy – ném đẩy và nhiều môn phối hợp). Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể được phân biệt theo cự ly hoặc theo đặc điểm vận động. 1.2.1 Đi bộ thể thao Cự ly tập luyện và thi đấu từ 3km -50 km là những môn thi trong các đại hội thể thao. 1.2.2 Chạy 1.2.2.1 Chạy trong sân vận động - Chạy cự ly ngắn: bao gồm các cự ly từ 20m đến 400m. Trong đó: chạy 100m, 200m, 400m là các môn thi trong các đại hội thể thao Olympic. - Chạy cự ly trung bình: bao gồm các cự ly từ 500m đến 2.000m. Trong đó, các môn chạy 800m đến 1.500m là các môn thi của đại hội thể thao Olympic. - Chạy cự ly dài: bao gồm các cự ly từ 3.000m đến 30.000m. Trong đó, các môn chạy 3.000m (nữ), 5.000m và 10.000m (nam) là các môn thi của đại hội thể thao Olympic. 1.2.2.2 Chạy trên địa hình tự nhiên Chạy trên địa hình tự nhiên có thể từ 500m đến 50.000m. Trong đó, môn chạy Marathon (42.195m) là môn thi trong đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra, các cuộc thi chạy việt dã, chạy Marathon còn được tổ chức riêng cho các khu vực hoặc các quốc gia trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế. 1.2.2.3 Chạy vượt chướng ngại vật KHOA CÁC MÔN CHUNG 8
  9. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh Chạy vượt chướng ngại vật bao gồm chạy vượt rào từ 80m đến 400m và chạy 3.000m vượt chướng ngại. Trong đó, các môn chạy vượt rào 100m (nữ), 110m (nam), 200m và 400m rào, 3.000m vượt chướng ngại vật là những môn thi đấu trong đại hội thể thao Olympic. 1.2.2.4 Chạy tiếp sức: chạy tiếp sức bao gồm Chạy tiếp sức cự ly ngắn (từ 50m đến 400m), tiếp sức cự ly trung bình (từ 800m đến 1.500m) và chạy tiếp sức hỗn hợp (800m + 400m + 200m + 100m; 400m + 300m + 200m + 100m…). Trong đó, các môn chạy tiếp sức 4 x 100m và 4 x 400m là các môn thi của đại hội thể thao Olympic. 1.2.3 Nhảy Bao gồm các môn: nhảy xa, nhảy 3 bước, nhảy cao, nhảy sào. Các môn này đều có trong chương trình thi đấu của đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra, còn có các môn nhảy xa, nhảy cao không đà (tại chỗ nhảy xa, nhảy cao) được dùng để tập luyện và kiểm tra thể lực. 1.2.4 Ném đẩy Ném đẩy bao gồm các môn: ném bóng, ném lựu đạn, ném đĩa, ném lao, ném tạ xích và đẩy tạ. Trong đó, ném lao, ném đĩa, ném tạ xích và đẩy tạ là những môn thi của đại hội thể thao Olympic. 1.2.5 Nhiều môn phối hợp Là nhóm môn có nhiều môn phối hợp trong thi đấu và đánh giá thành tích bằng cách cộng điểm các nội dung thi đấu với nhau. Có thể có 3, 4, 5, 7 và 10 môn phối hợp, trong đó 7 môn phối hợp của nữ (chạy 100m rào, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 200m, nhảy xa, ném lao, chạy 800m) và 10 môn phối hợp của nam (chạy 100m, nhảy xa, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 400m, chạy 110m rào, ném đĩa, nhảy sào, ném lao và chạy 1.500m) là những môn thi chính thức trong đại hội thể thao Olympic. CÁC NỘI DUNG ĐIỀN KINH CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THI ĐẤU CỦA CÁC GIẢI QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ Nội dung thi đấu Ngoài trời Trong nhà Nam Nữ Nam Nữ KHOA CÁC MÔN CHUNG 9
  10. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh Nội dung thi đấu Ngoài trời Trong nhà Nam Nữ Nam Nữ Đi bộ thể thao 1 20 km X X 5 km 3 km 2 30 km X X X X Chạy 3 100 m X X 60 m 60 m 4 200 m X X X X 5 400 m X X X X 6 800 m X X X X 7 1.500 m X X X X 8 3.000 m X X X 9 5.000 m X X 10 10.000 m X X 11 42.198 km X X Chạy vượt rào 12 100 m X 60 m 60 m 13 110 m X 14 400 m X X Chạy vượt chướng ngại vật 15 3000 m X X Chạy tiếp sức 16 4 x100 m X X 17 4 x 400 m X X X X Nhảy 18 Nhảy cao X X X X 19 Nhảy sào X X X X 20 Nhảy xa X X X X 21 Nhảy tam cấp X X X X Ném đẩy 22 Ném lao X X 23 Ném đĩa X X 24 Ném tạ xích X X 25 Đẩy tạ X X X X KHOA CÁC MÔN CHUNG 10
  11. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh Nội dung thi đấu Ngoài trời Trong nhà Nam Nữ Nam Nữ Nhiều môn phối hợp 26 7 Môn phối hợp X 27 10 Môn phối hợp X 2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH 2.1. Sự ra đời và phát triển Các hoạt động đi, chạy nhảy và ném đẩy là những dạng hoạt động vận động tự nhiên quen thuộc của con người ngay từ thời xa xưa. Nếu như ban đầu các hoạt đọng này chỉ coi là phương thức di chuyển, cách săn bắt con mồi, tự vệ hoặc tấn công, cách chạy trốn hay đuổi bắt kẻ thù..thì về sau, cùng với sự phát triển của xã hội loại người, các dạng hoạt động vận động đó ngày càng được hoàn thiện, nâng cấp và ngày càng có vị trí ý nghĩa cao đối với cuộc sống của con người. Dưới thời nô lệ phong kiến, các nội dung chạy nhảy, ném đẩy đã là những bài tập phổ biến để rèn luyện thể lực, khả năng chiến đấu cho chủ nô, quan lại và binh lính, đồng thời đó cũng là nội dung sử dụng trong các lễ hội (gồm cả lễ hội Olympic cổ đại). Trong xã hội tư bản, các nội dung của điền kinh có trong chương trình giáo dục toàn diện toàn phần Giáo dục Thể chất. Từ nửa sau thế kỷ XIX, Điền kinh mới thục sự phát triển như một môn thể thao, có vai trò định hướng không chỉ trong trường học mà còn cả ở trong việc rèn luyện thể lực cho quân đội. Môn thể thao Điền kinh phát triển sớm nhất ở Anh, từ năm 1837 đã có cuộc thi chạy gần 2km ở thành phố Legbi, từ năm 1851 các cuộc thi điền kinh ở Anh còn có các nội dung bật xa tại chổm nhảy xa có đà, và cũng thời điểm này câu lạc bộ Điền kinh London thành lập và cũng là câu lạc bộ Điền kinh đầu tiên trên thế giới. Năm 1880 Hội Điền kinh Anh được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức về điền kinh của đế quốc Anh Tại Pháp, môn Điền kinh bắt đầu phát triển vào những năm 70 của thế kỷ XIX. Từ năm 1880, các cuộc thi chạy được tổ chức thường xuyên ở các Trường Trung học phổ thông. Cuối những năm 80 của thế kỷ XIX. Tổng hội Điền kinh Pháp cũng được thành lập. KHOA CÁC MÔN CHUNG 11
  12. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh Tại Mĩ, năm1868, câu lạc bộ New York được thành lập, các trường đại học là trung tâm mạnh của Điền kinh của Mĩ. Trong những năm 1880 – 1890, nhiều liên đoàn Điền kinh nghiệp dư của nhiều nước đã được thành lập. Đặc biệt năm 1896 Đại hội Olympic được tái tổ chức theo chu kì 4 năm –1lần. Năm 1912, Liên đoàn Điền kinh Nghiệp dư Quốc tế đựơc thành lập (International Amateur Athletic Federation; viết tắt là IAAF). Đây là một tổ chức quốc tế có chức năng điều hành sự phát triển môn thể thao Điền kinh trên toàn thế giới. Hiện nay IAAF đã có 209 nước thành viên (Châu Phi 53, Châu Âu 49, Châu Mĩ 45, Châu Á 44, Châu Đại Dương 18). 2.2. Sự phát triển về kỹ thuật Kỹ thuật là một trong những yếu tố quyết định thành tích của vận động viên, tuy đi bộ và chạy, nhảy và ném đẩy đều là các hoạt động phổ biến quen thuộc của con người; nhưng trong thi đấu nếu dùng kỹ thuật như trong cuộc sống thì không thể đạt thành tích cao. Chính vì vậy, kỹ thuật các môn Điền kinh luôn được các vận động viên, Huấn luyện viên và cả các nhà khoa học cải tiến. Mặt khác, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, và luật lệ thi đấu, trang phục, sân thi đấu đòi hỏi phải có những kỹ thuật phù hợp. Đó là 3 động lực chính để có sự cải tiến về kỹ thuật các môn Điền kinh. 2.3. Nguyên lý kỹ thuật các môn điền kinh Nhiều môn Điền kinh như chạy, nhảy xa, ném lựu đạn…đều mang tính chất của các hoạt động tự nhiên. Vì vậy thực hiện các động tác của các môn này không khó khăn lắm, ngay cả những người mới tập. Nhưng muốn đạt được thành tích cao ở bất cứ môn nào, người tập cũng phải nắm vững và hoàn thiện kỹ thuật. Kỹ thuật hoàn thiện là một hệ thống chuyên môn của các hoạt động đồng thời và liên tục, nhằm tổ chức hợp lý khoa học mối quan hệ hoạt động của nội và ngoại lực với mục đích sử dụng một cách có hiệu quả và đầy đủ nhất của nội lực và ngoại lực đó để đạt thành tích cao hơn. Kỹ thuật chạy, nhảy, ném đẩy…được hình thành trên cơ sở sinh cơ học ( KHOA CÁC MÔN CHUNG 12
  13. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh phương hướng, biên độ, nhịp điệu, tốc độ động tác…) phải thuận lợi nhất cho các vận động viên thể hiện sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ linh hoạt trong các khớp và trạng thái tâm lý thích hợp được sử dụng một cách tiết kiệm nhất. Một hoạt động hoàn chỉnh về chạy, nhảy, ném đẩy có thể chia thành nhiều giai đoạn (như chạy đà, giậm nhảy…). Mỗi giai đoạn lại gồm nhiều bộ phận cấu thành (như mỗi bước chạy trong lấy đà của các môn nhảy) và các thời điểm xác định tư thế riêng của cơ thể vận động viên (thời điểm kết thúc đạp sau trong chạy). Sự phân chia như vậy nhằm mục đích thuận lợi cho việc mô tả và phân tích kỹ thuật để giảng dạy động tác có hiệu quả. 2.4. Sự phát triển điền kinh việt nam Lịch sử phát triển Điền kinh ở Việt nam đã có từ rất lâu, nhưng biểu hiện ở dưới các dạng khác nhau, qua các thời kì khác nhau. Phong kiến: Phục vụ cho việc huấn luyện binh sĩ của triều đình, phục vụ cho hoạt động lao động sản xuất, các hoạt động văn hoá, lễ hội… Thời kỳ thực dân pháp xâm lược: - Phục vụ cho nhiệm vụ đấu tranh vũ trang , giành độc lập dân tộc, phục vụ lao động sản xuất, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. - Thời kỳ này đựơc chia thành các giai đoạn; + Trước năm 1945 + Sau năm 1945 đến 1954 + Từ năm 1954 đến trước năm 1975 + Từ sau 1975 đến nay Mỗi một giai đoạn thì phong trào phát triển môn Điền kinh đều thể hiện riêng. Trước năm 1945: thì nhiệm vụ và phong trào môn Điền kinh chủ yếu để đấu tranh vũ trang tiến tới giành chính quyền, phục vụ lao động sản xuất… Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ ra đời, và Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập thanh niên Thể dục và ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục thì phong trào Thể dục thể thao nói chung và Điền kinh nói riêng phát triển sâu rộng khắp cả nước. Và đã có các cuộc thi đấu trong các tầng lớp lực lượng vũ trang, nhân dân, công nhân. KHOA CÁC MÔN CHUNG 13
  14. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh Giai đoạn sau khi giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp thì đánh dấu sự pháp triển và phong trào môn Điền kinh là việc thành lập liên đoàn Điền kinh Việt Nam (VAF) “ Viet Nam athletic Federation”. (01/9/1962) Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay: Nhiệm vụ và phong trào Điền kinh Việt nam phát triển và hoà nhập theo phong trào chung của khu vực Đông Nam Á và, Khu vực, Châu lục và Thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ chiến lược của môn Điền kinh phải đáp ứng các nhiệm vụ sau: 1. Đẩy mạnh phong trào tập luyện các môn Điền kinh trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong tuổi trẻ, tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực phục vụ mục tiêu chiến lược đất nước. 2. Hoàn thiện hệ thống quản lý và bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, giáng viên, Huấn luyện viên. Trọng tài. Đồng thời, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị cơ sở vật chất cho tập luyện, thi đấu và nghiên cứu khoa học Thể dục thể thao. 3. Hoàn thiện hệ thống bồi dưỡng, đào tạo tài năng Điền kinh trẻ, đạt thứ hạng cao trong các cuộc thi Khu vực, Châu lục và Thế giới. 3. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CÁC MÔN CHẠY 3.1. Khái niệm và đặc điểm chung Chạy là phương pháp tự nhiên để di chuyển của con người, là dạng phổ biến nhất trong các bài tập thể lực. Nó có tác dụng hộ trợ tích cực hầu hết các môn thể thao. Khi chạy hầu như tất cả những nhóm cơ của thân thể đều tham gia làm việc, hoạt động của hệ thống tim mạch, hô hấp và những hệ thống khác tăng lên nhiều so với đi bộ. Chạy với tốc độ cao hơn, đòi hỏi hệ thống tim, mạch, hô hấp và hệ cơ tăng cường làm việc hơn là một biện pháp ưu việt để phát triển sức bền. Chạy với tốc độ cao trên các đoạn đường ngắn nhằm phát triển sức nhanh. Ngoài ra chạy còn biện pháp tốt giúp người tập rèn luyện ý chí, biết xác định đúng khả năng của bản thân, biết khắc phục chướng ngại vật . Trong Điền kinh, chạy được chia nhiều loại: Chạy trên đường bằng, chạy vượt chướng ngại vật, chạy tiếp sức và chạy trong điều kiện tự nhiên. KHOA CÁC MÔN CHUNG 14
  15. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh Chạy trên đường bằng được tiến hành trên đường chạy của sân vận động. Chạy theo các cự ly ngắn, trung bình, dài hoặc chạy theo thời gian quy định. Chạy vượt chướng ngại: Chạy vượt rào, chạy 3000m vượt chướng ngại. Chạy tiếp sức là dạng chạy mang tính chất đồng đội. Mục đích của tiếp sức là chuyển gậy từ tay của người này sang người khác và về đích sớm nhất (cự ly 4x100 .4x1500m.....) có thể như nhau và khác nhau. Tiếp sức hỗn hợp (100-200 -300-400m). Chạy trong điều kiện tự nhiên: Được tiến hành trên địa hình không bằng phẳng (việt dã). Chạy trên đường nhựa, đường làng, cự ly dài nhất trong thi đấu là chạy Maratons 42,195 km. Tuy nhiều cự ly, thể loại nhưng các môn chạy có nguyên lý và cơ sở kỹ thuật chung. - Chạy là một hoạt động mang tính chất có chu kỳ: (Sự lặp đi lặp lại luân phiên liên tục một cử động hay một động tác). Một chu kì trong chạy bao gồm 2 bước (của chân phải và chân trái) Trong một bước chạy được chia thành 2 thời kì (chống tựa và bay). Ở thời kì chống tựa bao gồm 03 giai đoạn. a) Xét chân chống trước: bao gồm; + Đặt chân chống trước + Thẳng đứng + Đạp sau Hình 1.1. Chu kỳ bước chạy b)Xét chân lăng sau: bao gồm; + Co gấp sau + Thẳng đứng + Đưa lăng trước –đạp sau KHOA CÁC MÔN CHUNG 15
  16. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh Hình 1.2. Chu kỳ chân lăng Giai đoạn lăng sau: Bắt đầu từ lúc chân rời khỏi đất đến lúc lăng qua phương thẳng đứng. khi đùi chân lăng bắt đầu đưa về trước, phần dưới cẳng chân theo quán tính nâng lên trên và chân gấp khớp gối, việc gấp của chân lăng làm giảm khoảng cách từ trọng tâm chân đến trục khớp chậu đùi (giảm bán kính quay) tạo điều kiện cho người chạy đưa chân về trước dễ dàng với tốc độ nhanh nhất. Lăng trước: Khi chân lăng qua phương thẳng đứng giai đoạn lăng trước được bắt đầu, đùi chân lăng tiếp tục đưa ra trước lên trên. Cẳng chân theo quán tính duổi vượt lên trước. Khi đùi gần vuông góc với thân thì những cơ phía sau đùi bị kéo căng làm kìm hạm việc tiếp tục đưa đùi lên cao, ra trước. Lúc này năng lượng động học của chân lăng sẽ truyền sang các bộ phận còn lại của thân. Chân lăng mất tốc độ chuyển động của mình về trước nhưng tốc độ các bộ phận còn lại của cơ thể tăng lên. Kết thúc thời kì trên cơ thể chuyển sang giai đoạn bay và đổi sang chân khác như vậy. Hình 1.3. Các giai đoạn chuyển động của chân trong chạy. KHOA CÁC MÔN CHUNG 16
  17. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh Hình 1.4. Chuyển động bước chạy một bước chạy của 2 chân 3.2. Chạy cự ly trung bình 3.2.1 Đặc điểm Chạy cự ly trung bình thuộc vùng công suất dưới cực đại. Một trong những chỉ số đặc trưng cho vùng này là mức độ nợ oxy tăng đến kết thúc cự ly thi đấu, tổng cộng 20 - 25 lít. Số lượng axit lactic trong máu tăng lên đáng kể (270 – 200 mg). Thường ở giai đoạn cuối cự ly chạy nhu cầu oxy đạt cực đại. Trong chạy cự ly trung bình, vận động viên cố gắng nhanh chóng đạt được tốc độ thi đấu, duy trì nó trong quá trình chạy giữa quãng và tạo điều kiện cần thiết để tăng tốc độ (hay giữ vững nó) khi về đích. Trên cơ sở tổng kết các tư liệu của các vận động viên chạy cự ly trung bình mạnh nhất, có thể thấy vận động viên chạy cự ly trung bình có những đặc điểm sau: - Chiều cao thân thể từ 175 – 180 cm. - Trọng lượng thân thể 60 -70 kg. - Tốc độ tới hạn 5,5 -5,8 m/giây. - Ở nữ các chỉ số này hơi thấp hơn. Vận động viên chạy cự ly trung bình cần có khả năng khắc phục khó khăn và chịu đựng trong nữa cự ly chạy do việc tích tụ với nồng độ cao các sản phẩm của quá trình trao đổi năng lượng dưới dạng axit lactic và sự chuyển biến độ pH. Kỹ thuật động tác chạy phải có hiệu quả, hợp lý và phối hợp được với chiến thuật chạy. 3.2.2 Phân tích kỹ thuật Kỹ thuật cự ly trung bình có thể chia thành các giai đoạn: tăng tốc độ xuất phát, chạy giữa quãng về đích và dừng lại sau khi chạy. Khác với chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình có độ dài bước nhỏ hơn, tư thế của thân trên thẳng hơn, chân lăng nâng gối thấp hơn, việc duỗi thẳng chân đạp sau không đột ngột, thở có nhịp điệu và sâu hơn. KHOA CÁC MÔN CHUNG 17
  18. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh 3.2.3 Xuất phát và tăng tốc xuất phát Trong chạy cự ly trung bình, các vận động viên thường sử dụng kỹ thuật xuất phát cao. Theo lệnh “vào chỗ” vận động viên bước đến vạch xuất phát và đặt chân thuận sát sát sau vạch còn vạch còn chân kia cách nửa bước về sau. Thân trên ngả về trước, chân gấp lại ở khớp gối, tư thế lúc này cần ổn định và thuận lợi. sau đó, vận động viên gấp chân và gập thân trên về phía trước nhiều hơn nữa, song phải bảo đảm chống tựa vững vàng. Tay để như trong tư thế chạy và mắt nhìn hướng hơi ra trước, vận động viên cũng có thể được phép tỳ một tay (tay khác bên với chân thuận) trên đất, ở phía sau vạch xuất phát. Sau khi súng nổ hay lệnh “chạy”, vận động viên bắt đầu chạy và cố gắng chiếm vị trí sát mép trong đường chạy. Sau xuất phát, vận động viên giữ tư thế nghiêng thân để tăng tốc độ, sau đó thân trên dần dần thẳng trở lại tư thế bình thường để chuyển sang chạy với nhịp điệu đều hơn ở giữa quãng. Khi chạy ở đường vòng thân trên cần nghiêng vào phía trong để khắc phục lực ly tâm, bàn chân cần đặt hơi xoay mũi chân vào trong. 3.2.4 Chạy giữa quãng Bước chạy giữa quãng được thực hiện với độ dài và tần số bước tương đối đều. Độ dài và tần số bước tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân, chiều cao cơ thể và độ dài chân của vận động viên. Hình 1.5. Bước chạy giữa quãng Khi kỹ thuật chạy tốt, thân trên hơi ngã về trước, vai xoay không nhiều, bảo đảm cho việc đưa hông ra trước, đầu giữ thẳng, cơ mặt và cơ cổ không bị căng. Tư thế KHOA CÁC MÔN CHUNG 18
  19. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh của đầu và chân trên như vậy tạo điều kiện cho vận động viên không có sự căng thẳng thừa và hoạt động tốt hơn. 3.2.5 Hoạt động của chân Lực giúp cơ thể chuyển động chủ yếu trong chạy là lực đạp sau, bởi vì tốc độ chạy phụ thuộc vào lực đạp và góc đạp sau của thân chống tựa Lực đạp sau cần hướng chủ yếu về phía trước và được phối hợp chặt chẽ với độ ngã thân trên hơi về phía trước. Khi đạp sau cần có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ đùi,cẳng chân, bàn chân để bảo đảm chân được duỗi thẳng hoàn toàn. Đùi chân lăng thoải mái dựa theo hướng về trước – lên trên và được kết thúc cùng lúc kết thúc đạp sau, tạo điều kiện làm tăng hiệu lưc đạp sau. Kết thúc đạp sau, chân đạp duỗi thẳng hoàn toàn, đùi chân đạp sau song song với chẳn chân và chân lăng, Nhờ đạp sau và lăng chân, cơ thể chuyển sang giai đoạn bay và vận động viên được nghỉ một cách tương đối. Khi kết thúc đạp sau, chân được thả lỏng và chẳn chân do ảnh hưởng của lực quán tính hơi “ hất” lên trên, chân co lại ở khớp gối và đưa đùi ra trước. Kết thúc đạp sau, chân chống tựa gập gối và tích cực đưa đùi ra trước, đồng thời chân lăng bắt đầu hạ xuống, chẳng chân hơi đưa về trước và chạm đất phần trước của bàn chân. Điều này cho phép thân thể của vận động viên theo quán tính chuyển nhanh tới thời điểm thẳng đứng. Chân chống tựa gập gối hoãn xung, sau đó lại thực hiện động tác đạp sau ở bước chạy kế tiếp. 3.2.6 Hoạt động của tay Động tác của tay phối hợp nhịp nhàng với động tác của chân. Hoạt động của tay góp phần giữ thăng bằng và tạo điều kiện tăng hay giảm nhịp điệu chạy. Trong lúc chạy, tay gấp ở khớp khuỷu gần vuông góc, ngón tay nắm hờ. Động tác đánh tay mềm mại và uyển chuyển, khi đánh ra trước hướng đến cằm, ra sau hơi ra ngoài. Biên độ động tác đánh tay tùy thuộc vào tốc độ chạy. Tốc độ càng cao tay đánh càng rộng và nhanh. Khi chạy trên đường vòng, vận động viên hơi nghiêng thân trên về bên trái một chút, tay phải vung mạnh hơn, chân phải đặt mũi chân hơi xoay vào trong. KHOA CÁC MÔN CHUNG 19
  20. Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật điền kinh Khi chạy giữa quãng cần giữ cho động tác thoải mái và có nhịp điệu. Tần số và độ sâu của nhịp thở có liên quan chặt chẽ với nhịp điệu chạy. Thường thì việc tăng tần số nhịp thở phù hợp với tăng nhịp độ chạy. 3.2.7 Về đích và dừng lại sau khi chạy Việc tăng tốc độ về đích được đặc trưng bởi việc tăng tần số bước, đánh tay mạnh hơn và hơi tăng tốc độ ngả của thân trên . Sau khi qua đường đích, vận động viên không được dừng lại đột ngột mà chuyển sang chạy chậm và sau đó là đi bộ để dần dần chuyển cơ thể vào trạng thái tương đối yên tỉnh. 3.3. Chạy cự ly ngắn Chạy cự ly ngắn được chia một cách quy ước thành 4 giai đoạn: xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích. 3.3.1 Xuất phát Trong chạy ngắn người ta áp dụng cách xuất phát thấp vì kỹ thuật này giúp vận động viên bắt đầu chạy nhanh hơn và sớm đạt được tốc độ cực đại trong khoảng thời gian ngắn. Để xuất phát nhanh, người ta sử dụng bàn đạp xuất phát, bàn đạp xuất phát bảo đảm cho vận động viên có điểm tỳ vững chắc để đạp sau, sự ổn định khi đặt chân. Có 3 cách bố trí bàn đạp xuất phát cơ bản Hình 1.6. Cách bố trí bàn đạp - Cách “thông thường”: bàn đạp trước đặt cách vạch xuất phát 1 – 1,5 bàn chân, còn bàn đạp sau cách bàn đạp trước một khoảng bằng độ dài cẳng chân (gần 2 bàn chân). KHOA CÁC MÔN CHUNG 20
nguon tai.lieu . vn