Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: ĐỊA LÝ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM NGÀNH/NGHỀ: HƯỚNG DẪN DU LỊCH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam của khoa Du lịch – Khách sạn thuộc Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, là tài liệu lưu hành nội bộ của ngành hướng dẫn du lịch, nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo trong họat động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên của khoa Du lịch – Khách sạn trong trường . Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Tài liệu Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam là một tài liệu lưu hành nội bộ dùng cho việc học tập và giảng dạy môn Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam của thầy và trò ngành hướng dẫn du lịch, thuộc khoa Du lịch – Khách sạn trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn. Giáo trình này viết dựa vào những bài giảng, giáo trình của các trường cao đẳng và đại học thuộc ngành du lịch ở trong nước và có một phần dựa vào các tài liệu chuyên ngành du lịch và chuyên ngành văn hóa. Với mong muốn có một tập tài liệu sát với thực tế, sát với chương trình chi tết để thuận lợi trong việc học tập và giảng dạy. Được khoa du lịch – khách sạn của trường Cao Đẳng bách khoa Nam Sài Gòn phân công, chúng tôi đã cố gắng hoàn thành giáo trình này. Chúng tôi mong muốn nhận được sự góp ý để tập tài liệu này ngày càng hoàn thiện, mong góp phần vào công việc dạy và học được tốt hơn nữa. Qua đây chúng tôi xin cảm ơn nhà trường và khoa đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành tài liệu giáo trình này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Th.s.Lưu Văn Sơn 2
  4. Mục lục Trang Lời giới thiệu......................................................................................................... 2 Bài1. Khái quát chung về địa lý du lịch Việt Nam ............................................. 7 1. lịch sử hình thành và phát triển ngành du lịch ................................................ 7 2. Đặc điểm địa lý du lịch Việt Nam ................................................................ 13 3. Vai trò và ý nghĩa của địa lý du lịch Việt Nam ............................................ 15 4. Phân loại tài nguyên du lịch trong mối quan hệ với địa lý du lịch VN ....... 18 Bài 2. Tài nguyên du lịch Việt Nam .......................................................... 20 1.Tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................................... 20 2. Tài nguyên du lịch nhân văn .................................................................. 33 Bài 3. Tổ chức không gian du lịch................................................................................................... 41 1. Quan niệm......................................................................................................................................... 41 2.Vai trò tổ chức không gian du lịch ................................................................................................ 42 3. Các cấp độ trong không gian du lịch ................................................................. 43 Bài 4. Vùng du lịch Trung Du và miền núi Bắc Bộ ................................... 49 1. Khái quát ................................................................................................. 49 2. Tài nguyên du lịch .................................................................................. 50 3.Thực trạng phát triển du lịch.................................................................... 52 4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm ......................... 54 5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia .......... 54 Bài 5. Vùng du lịch đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc .......... 70 1. Khái quát ................................................................................................. 70 2. Tài nguyên du lịch .................................................................................. 71 3.Thực trạng phát triển du lịch.................................................................... 77 3
  5. 4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm .......................... 77 5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia .......... 78 Bài 6. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ ............................................................... 91 1. Khái quát ................................................................................................. 91 2. Tài nguyên du lịch .................................................................................. 92 3.Thực trạng phát triển du lịch.................................................................... 95 4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm .......................... 96 5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia .......... 97 Bài 7. Vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ........................................... 108 1. Khái quát ............................................................................................... 108 2. Tài nguyên du lịch ................................................................................ 109 3.Thực trạng phát triển du lịch.................................................................. 112 4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm ........................ 112 5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia ........ 113 Bài 8. Vùng du lịch Tây Nguyên ............................................................... 125 1. Khái quát ............................................................................................... 125 2. Tài nguyên du lịch ................................................................................ 126 3.Thực trạng phát triển du lịch.................................................................. 130 4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm ....................... 131 5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia ........ 132 Bài 9. Vùng du lịch Đông Nam Bộ ............................................................ 140 1. Khái quát ............................................................................................... 140 2. Tài nguyên du lịch ................................................................................ 141 3.Thực trạng phát triển du lịch.................................................................. 144 4
  6. 4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm ........................ 145 5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia ........ 145 Bài 10. Vùng du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long ..................................... 157 1. Khái quát ............................................................................................... 157 2. Tài nguyên du lịch ................................................................................ 158 3.Thực trạng phát triển du lịch.................................................................. 162 4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn trọng điểm ....................... 162 5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch quốc gia ........ 163 Tài liệu học tập ............................................................................................. 171 5
  7. Tên môn học/mô đun: Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam Mã môn học/mô đun: MH15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Là môn học thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo cao đẳng ngành hướng dẫn du lịch - Tính chất: Là môn học lý thuyết quan trọng làm kiến thức nền tảng để học tốt các môn chuyên ngành khác, đánh giá kết quả bằng kiểm tra hết môn. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: Người học hiểu được các kiến thức cơ bản về địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam - Về kỹ năng: + Người học có kỹ năng phân tích, đánh giá về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam trong mối quan hệ với địa lý du lịch. + Người học vận dụng được kiến thức địa lý tài nguyên du lịch vào nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, và áp dụng vào công việc của một hướng dẫn viên sau này. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học có năng lực phân tích, đánh giá nguồn tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam, qua đó góp phần tích cực truyên truyền quảng bá và bảo vệ tài nguyên du lịch đó. Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Giúp cho học sinh – sinh viên năm được địa lý du lịch các vùng miền trên đất nước Việt Nam, để làm cơ sở tiếp tục học các môn chuyên nghành du lịch và áp dụng thực tế công việc hướng dẫn sau này. 6
  8. Nội dung của môn học/mô đun: Bài 1. Khái quát chung về địa lý du lịch Việt Nam Giới thiệu: Bài 1 giới thiệu khái quát về lịch sử phát triển ngành du lịch lịch; giới thiệu các đặc điểm cơ bản nhất về địa lý du lịch Việt Nam như: vị trí địa lý, địa hình Việt Nam, khí hậu, động thực vật ở Việt Nam,…; giới thiệu vai trò của địa lý tài nguyên du lịch đối với ngành du lịch nói riêng và ngành kinh tế Việt Nam nói chung. Mục tiêu: Giúp cho sinh viên hiểu khái quát về địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam, lịch sử hình thành ngành du lịch, vai trò của địa lý tài nguyên du lịch đối với hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế của nước nhà. Qua bài này học sinh – sinh viên vận dụng được những kiến thức trong bài vào bài thuyết trình và hoạt động hướng dẫn du lịch sau này. Nội dung chính: Bài 1. Khái quát chung về địa lý du lịch Việt Nam 1.lịch sử hình thành và phát triển ngành du lịch Cũng như nhiều ngành ngành kinh tế, khoa học – kỹ thuật, ngành du lịch được hình thành sớm trong bối cảnh lịch sử nhất định, được chia làm mấy giai đoạn sau: a.Thời kỳ cổ đại đến trước năm 1840 7
  9. Trong giai đoạn này có những phát minh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, đó là sự xuất hiện thuyền buồm của người Ai Cập vào khoảng thiên niên kỷ thứ 4 tr.CN. Cũng thời gian này, súc vật được thần hóa không những là nguồn thức ăn dự trữ, mà còn được sử dụng để chuyên chở lương thực, vũ khí và chính con người. Phát minh ra bánh xe của người Sumeri vào khoảng 3500 tr.CN là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc đi lại của con người. Theo lịch sử du lịch cổ đại, khoảng 3000 năm Tr. CN, Ai Cập là một điểm thu hút khách du lịch trên thế giới. Họ đến để chiêm ngưỡng Kim tư tháp, và các kỳ quan khác của đất nước văn minh, thịnh vượng này. Ngoài các nhà hoạt động trính trị, các thương gia, giới quý tộc thường xuyên phải đi lại trong và ra ngoài nước, còn hầu hết những người có nhu cầu đi lại là những người có tín ngưỡng sùng bái tôn giáo. Trong những ngày lễ, hàng ngàn người đã hành hương đến các nhà thờ, tu viện… để cầu nguyện và lễ bái. Cuộc hành trình kéo dài từ ngày này sang ngày khác, có khi tới hàng tháng. Trong thời gian này, khi chưa có hoạt động kinh doanh ăn, nghỉ, họ thường phải ăn nghỉ nhờ những người quen. Dần dần dọc theo những con đường đến khu Thánh địa, các nhà trọ, quán ăn đã được xây dựng để phục vụ khách bộ hành ăn nghỉ và bắt đầu hình thành hoạt động kinh doanh trong du lịch tôn giáo. Từ thế kỉ IV trước Công Nguyên, Hi Lạp trở thành quốc gia cường thịnh, giai cấp chủ nô đã đi đến các vùng đất ở Địa Trung Hải để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh và nằm mục đính nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở một số vùng nước khoáng. Du lịch công vụ cũngđược phát triển trong thời kì Hi Lạp cổ đại, các chính khách, thương gia thường xuyên đi lại để thực thi các nhiệm vụ của mình. Họ được cung cấp các loại dịch vụ về ăn uống, nghỉ ngơi, thậm chí có cả người dẫn đường, bảo vệ. 8
  10. Năm 776 trước Công Nguyên, đại hội thể thao Olympic đầu tiên tổ chức ở Hi Lạp đã thu hút nhiều người tham dự. Xung quanh những khu vực thi đấu, người ta xây dựng nhiều cơ sở vật chất để phục vụ ăn nghi, vui chơi cho các vận đọng viên và khán giả. Và loại hình du lịch thể thao đã xuất hiện ở bán đảo này. Trong giai đoạn cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 khoa học tự nhiên, đặc biệt là khoa học về toán học, vật lý học, hóa học, địa lý, thiên văn, hải dương học tại Châu Âu rất phát triển. Nhờ có kiến thức sâu rộng về tự nhiên, từ năm 1492 đến năm 1504, Christoophe Colombo - nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã tiến hành cuộc hành trình thám hiểm sang lục địa mới, đó là châu Mỹ. Sau đó Vasco deGama người Bồ Đào Nha bằng đường biển đã tìm đến vùng đất châu Phi, sau đó vòng đến Ấn Độ. Tiếp theo Magenllan đã thực hiện thành công cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Từ năm 1768 đến 1779, đoàn thám hiểm do Joseh Cook làm thuyền trưởng 3 lần thực hiện hành trình vòng quanh trái đất để thực hiện các nghiên cứu về hàng hải, hệ động thực vật và địa chất. Từ một nước châu Á, câc chuyến đi lại bằng đường biển cũng xuất hiện khá sớm, điển hình là Trung Quốc. Tại Trung Quốc thời nhà Ngô, Việt, Tề, Tần và Đường đã thực hiện các chuyến vượt biển tới Nhật Bản, Triều Tiên, Inđênôxia, Việt Nam …để buôn bán nghiên cứu, phát triển quan hệ bang giao. Các chuyến đi xuyên châu lục đã mở hướng khám phá và đặt nền móng cho hoạt động lữ hành quốc tế. Vào thế kỷ XVII – XVIII các hoạt động ngoại giao kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu học tập nâng cao, hiểu biết phát triển mạnh ở các nước châu Âu. Nhiều gia đình quí tộc đã tham gia các tour du lịch dài tới 3 năm đến các thành phố của châu Âu, đến các thành phố nổi tiếng để học tập nâng cao hiểu biết của họ. Các hành trình đó được gọi là Grand tour. Một trong những khía cạnh quan trọng của 9
  11. Grand tour đó là được tổ chức thường xuyên với nhiều loại chương trình khác nhau. Chương trình được nhiều người lựa chọn nhất là đi đến Pháp và ở lại đó (chủ yếu là ở thủ đô Paris) với thời gian dài nhất; tiếp theo là nước Italia với khoảng thời gian là 1 năm, chủ yếu ở các thành phố Genoa, Milan, Fiorence, Rome và Venice; sau đó trên đường về ghé thăm Đức và Thụy Sĩ Đến thế kỉ XVIII, du lịch phục hồi sức khỏe bắt đầu hình thành. Những người giàu có ở Châu Âu đi đến các vùng có nước khoáng để hưởng các dịch vụ ngâm tắm, nghỉ dưỡng và thưởng thức nước khoáng với mục đích phục hồi sức khỏe. Đến giữa thế kỉ XVIII, vào đầu thời kì của tư bản chủ nghĩa, du lịch “về với thiên nhiên” phát triển và trở thành mốt của giới quý tộc, gia đình giàu có cũng như giới văn nghệ sĩ thời bấy giờ. Du lịch khám phá đỉnh núi Anpơ được bắt đầu bằng khách du lịch người Anh, sau đó nơi đây trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều du khách ưa mạo hiểm từ Châu Âu. Cuối thế kỉ XVIII, biển cả trở thành phương thuốc phục hồi sức khỏe màu nhiệm, ngày càng được ưa chuộng. Vì vậy, tại nhiều vùng biển, các làng đánh cá nhỏ được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng ven biển. b.Thời kỳ cận đại (từ 1840 – 1945) Từ những năm 40 của thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX nhờ thành tựu cách mạng công nghiệp, của quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế du lịch bắt đầu phát triển nhanh và trở nên phổ biến đố với cả những người dân thường. Các cuộc các mạng công nghiệp ở Anh đã tạo ra tầng lớp có thu nhập cao, đủ khả năng để thực hiện các chuyến du lịch nghỉ ngơi giải trí. Hơn nữa thời gian rảnh rỗi để đi du lịch tăng lên nhờ có qui định tăng lương giảm giờ làm. Tăng thời gian nghỉ nghơi, đặc biệt là các qui định ngày nghỉ được hưởng lương. Mặt khác thành 10
  12. tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là phát minh về máy hơi nước đã dẫn tới sự thay đổi to lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải. Sự xuất hiện các loại phương tiện vận chuyển được nhiều người, tốc độ cao và rẻ như tàu hỏa, tàu thủy đã thúc đẩy du lịch phát triển khá nhanh. Cuộc hành trình tập thể đàu tiên ở Anh do Thomas cook tổ chức vào năm 1841 cho 575 người đi bằng tàu hỏa từ Liecerter đến dự hội nghị tại Laouhborounh, với quãng đường 12 dặm đánh dấu một bước ngoặt trong kinh doanh du lịch. Một năm sau ông thành lập văn phòng du lịch đầu tiên ở Anh nhằm tổ chức cho người dân đi du lịch trong và ngoài nước. Thế là xuất hiện những chuyến du hành trong phạm vi hẹp ở nước Anh phục vụ cho học sinh, phụ huynh, các cặp vợ chồng…tới những nơi mà họ chưa có nhịp tới. Nắm bắt nhu cầu đi nghỉ hè và tham quan du lịch ở Pháp. Năm 1854 Thomas cook và các con bắt đầu tổ chức các chuyến du lịch sang một số nước châu Âu. Thành công của ông đạt được là do năm bắt được nhu cầu về du lịch và những đòi hỏi, mong muốn và những yếu tố thúc đẩy du lịch để triển khai trong các tour của mình. Năm 1786 Thomas cook cho ra mắt một loại hóa đơn đặc biệt gọi là Phiếu Thanh Toán, tiền thân của sec du lịch ngày nay. Nhờ có hóa đơn này, du khách có thể thanh toán tại hàng trăm khách sạn trong danh mục của Cook. Công ty lừ hành của ông trong giai đoạn 1850 – 1900 là dấu hiệu cho một thời đại du lịch thực sự dành cho số đông dân chúng, và Thomas Cook được suy tôn là ông tổ của ngành lữ hành. c.Thời kỳ hiện đại Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thật trong ngành giao thông vận tải đã mở ra kỷ nguyên mới cho ngành du lịch. Số lượng người đi đông hơn, nhanh hơn, tiết kiệm thời gian nên hành trình xa hơn và đến được nhiều nơi hơn. 11
  13. Trước chiến tranh thế giới thứ I , du lịch quốc tế đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Nhưng trong cuộc chiến tranh du lịch hầu như đã tê liệt. Trong những năm giữa 2 cuộc chiến tranh thế gới, các khu du lịch nghỉ biển được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là ở Pháp, Tây Ban Nha, Hi Lạp…Ở những nước này đã thành lập cơ quan du lịch về nhà nước và một số nước có bộ du lịch. Năm 1925 liên minh quốc tế của các tổ chức du lịch được thành lập Trong chiến tranh thế giới thứ II, các hoạt động du lịch quốc tế hầu như bị tê liệt. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phần thì bị tàn phá phần thì biến thành cơ sở phục vụ chiến tranh. Cơ sở hạng tầng như hệ thống giao thông, đường sắt, đường bộ bị tàn phá nặng nề Những năm sau chiến tranh du lịch quốc tế phục hồi chậm, bởi vì các nước phải hàn gắn chiến tranh, phục hồi kinh tế. Trong khoảng 4 thập kỷ (từ những năm 1950s đến nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ và làm ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Ngày 02/01/1975 tổ chức du lịch thế giới được thành lập (UVWTO) đánh dấu bước phát triển to lớn của ngành công nghiệp không khói này. Đại hội đồng du lịch thế giới đã quyết định lấy ngày 27/9 hằn năm là ngày du lịch thế giới kể từ đầu năm 1980. Ngày du lịch thế giới thực sự đã trở thành một sự kiện đáng nhớ trên toàn cầu, khẳng định những đóng góp quan trọng của du lịch thời đại mới; góp phần nâng cao mức sống cho người dân; đồng thời là cầu nối quan trọng đem lại hòa bình và thịnh vượng cho các quốc gia trên toàn thế giới. 12
  14. Trong khoảng 2 thập niên đàu thế kỷ XXI cho tới nay, du lịch thế giới có những bước phát triển nhanh chóng, qui mô số khách và doanh thu liên tục tăng và ngày càng xuất hiện nhiều loại hình du lịch mới. Tuy nhiên có những thăng trầm do khủng khoảng, do dịch bệnh Cô Vít. Nhưng du lịch sẽ phát triển mạnh mẽ trở thành mũi nhọn kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 2.Đặc điểm địa lý du lịch Việt Nam 2.1.Vị trí địa lý - Bộ phận đất liền: Việt Nam nhìn trên bản đồ giống như hình chữ S, với diện tích là 331.150,4 km vuông, nằm rìa bán đảo Đông Dương tựa lưng vững chắc vào lục địa Châu Á mêng mông về phía Tây bắc, nhìn ra Thái Bình Dương. Chiều dài đường bờ biển là 3.260 km về phía Đông Nam. Phần đất liền nước Việt nam chiều dài gấp khoảng 4 lần chiều rộng. Phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây: Lào và Cam Phu Chia; phía Đông giáp biển Đông. *Điểm cực Bắc: xã Lũng Cú, huện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang *Điểm cực Nam thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi- huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau *Điểm cực Tây: xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên *Điểm cực Đông: trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa *Chiều ngang nơi rộng nhất đất liền từ Đông (Móng Cái - Quảng Ninh) sang Tây ( Mường Nhé - Điện Biên) rộng khoảng 600km, nơi hẹp nhất 50km (trên lãnh thổ Quảng Bình) 13
  15. - Bộ phận lãnh hải: diện tích rộng trên 1 triệu km vuông, bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, thềm lục địa. Nhiều quần đảo và đảo lớn nhỏ khác nhau (khoảng 4.000 đảo). Gần đất liền có các đảo thuộc vịnh Hạ Long, Cát Bà, Cù Loa Chàm, Phú Quốc…, xa nhất là quần đảo Trường Sa, Hoàng sa. - Khí hậu: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Khí ậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại điều kiện cho thảm thực vật quanh năm ra hoa kết trái, ruộng đồng làm được từ 2 đến 3 vụ, hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi, đặc biệt là phía Nam nước ta. Nhiệt độc trung bình là 20 đên 25 độ, số ngày nắng trên 200 ngày trong năm, trong đó có khoảng 180 ngày phù hợp cho sức khỏe con người, phù hợp cho loại hình chữa bệnh, an dưỡng. + Đặc điểm khí hậu nhiệu đới tạo cho cảnh quan thiên nhiên cả nước như những công viên khổng lồ với màu sắc của cỏ cây hoa lá. Sự ưu ái thiên nhiên đã tạo cơ sở cho nước ta phát triển loại hình du lịch thể thao, vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái, tham quan, dã ngoại… + Khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng gây ra nhiều phiền phức không nhỏ cho hoạt động du lịch ven biển, đảo như các vùng ven biển vào mùa mưa bão, gió mùa Đông Bắc ở phía Bắc, giói bụi về mùa khô ở Tây Nguyên, lũ lụt về mùa mưa… + Khí hậu phía Nam mang sắc thái khí hậu cận xích đạo nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình trên 25 độ, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch quanh năm như: du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… 14
  16. + Sự phân hóa khí hậu theo dọc cao cũng tương đối rõ nét. Trên vùng núi cao, không khí mát mẻ quanh năm, rất phù hợp cho du lịch nghỉ mát, như: Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Mẫu Sơn… - Ở Việt Nam: khí hậu kết hợp với địa hình, hình dạng lãnh thổ tạo ra cảnh sắc thiên nhiên nhiệt đới độc đáo. Giao thoa của các luồng di cư thực vật và động vật thuộc hệ: Himalaya, Malaixia, Indonexia, Ấn độ, Mianma tạo hệ động thực vật phong phú, đặc hữu tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch tự nhiên . - Việt Nam nằm ở vị trí gần như là trung tâm khu vực Đông Nam Á rất thuận lợi giao lưu, phát triển du lịch với các nước trong khu vực. 3.Vai trò và đặc điểm của tài nguyên du lịch Việt Nam 3.1. Vai trò - Tài nguyên du lịch Việt Nam là cơ sở tạo thành sản phẩm du lịch: + Sản phẩm du lịch Được cấu thành bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải kể đến tài nguyên du lịch (trong sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch chiếm giá trị 80% - 90%). Để đáp ứng nhu cầu của du khách, sản phẩm du lịch không thể nghèo nàn, đơn điệu mà luôn phải đang dạng phong phú, đặc sắc và đổi mới. Chính sự đang dạng của tài nguyên du lịch tại nên sự phong phú của sản phẩm du lịch. + Tài nguyên du lịch càng đặc sắc, độc đáo bao nhiêu thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn du khách càng tăng cao bấy nhiêu. Nói cách khác, tài nguyên du lịch là cơ sở để kích thích động cơ du lịch và từ đó tạo nên cầu du lịch, thúc đẩy ngành này phát triển. Như vậy, có thể khẳng định số lượng, chất lượng, sự phân bố của các dạng tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số 15
  17. lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động du lịch. Về mặt lãnh thổ có thể dễ dàng nhìn thấy sự giàu có về tài nguyên du lịch của địa phương này có khả năng thú hút nhiều khách hơn các địa phương khác và do đó, quy mô cũng như cơ cấu ngành du lịch của mỗi địa phương có sự khác nhau tương đối. - Tài nguyên du lịch là cơ sở thiết yếu để phát triển các loại hình du lịch: Trong quá trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách, các loại hình du lịch mới không ngừng xuất hiện và phát triển. Tài nguyên du lịch là cơ sở hình thành các loại hình du lịch. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa vào các tài nguyên du lịch và cũng chính sự xuất hiện các loại hình du lịch đã làm cho nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Chẳng hạn sẽ không có loại hình du lịch sinh thái nếu không có các hệ sinh thái đặc trưng, các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển hay các khu bảo tồn thiên nhiên. Không có loại hình du lịch văn hóa nếu nơi đó không tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, các dân tộc các nghề thủ công truyền thống. - Tài nguyên du lịch là bộ phận cấu thành của hệ thống lãnh thổ du lịch: + Tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong nghiên cứu du lịch, bởi vì nó không thể tổ chức quản lí có hiệu quả hoạt động này nếu không xem xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. Hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo thành bởi nhiều thành tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, trong đó phân hệ tài nguyên du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng. + Du lịch là ngành có sự định hướng tài nguyên. Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu chuyên môn hóa của vùng du lịch. Qui mô hoạt động du lịch của một lãnh thổ được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên và nó 16
  18. quyết định tính mùa vụ du lịch. Sức hấp dẫn của một lãnh thổ du lịch nó phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch. + Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng, một lãnh thổ. Một lãnh thổ có nhiều tài nguyên du lịch có chất lượng cao, mức độ liên kết càng phong phú thì sức thu hút du khách càng mạnh. 3.2.Đặc điểm - Tính đa dạng: Tài nguyên du lịch là một khái niệm có hàm ý rộng, bao gồm các yếu tố có sức hấp dẫn với du khách thì đều có thể trở thành tài nguyên du lịch. Về hình thức biểu hiện có thể là các yếu tố tự nhiên hay các yếu tố nhân văn, hoặc các yếu tố lịch sử , các yếu tố đương đại, có thể hữu hình hay vô hình. Cũng với sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu du lịch, không gian du lịch ngày càng được mở rộng. Hình thức và nội dung du lịch mới sẽ không ngừng làm phong phú thêm phạm trù tài nguyên du lịch. Tuy nhiên cũng cần lưu ý nhiều khi tài nguyên du lịch không phải dành riêng cho du khách. Ngoài các khu nghỉ dưỡng trong đó du lịch chiếm ưu thế về sử dụng đất, ngành du lịch cũng chia sẻ nguồn tài nguyên này với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và cư dân sử dụng các dịch vụ địa phương. Ở nhiều nơi trên thế giới, các bãi biển là nguồn tài nguyên quan trọng cho cộng đồng cư dân địa phương thay vì là nguồn tài nguyên cho ngành du lịch. Du lịch sử dụng khá nhiều đất nhưng không phải là ngành có tiếng nói quan trọng và từ đó dẫn tới xung đột. Du lịch giống như kẻ đến sau, cần phải hòa hợp với tất cả các ngành sử dụng đất 17
  19. khác. Hoạt động này được gọi là đa dụng và cần có sự quản lí, phối hợp khéo léo giữa các mục đích sử dụng để có thể có hiệu quả cao nhất. - Tính hấp dẫn và biến hóa: Tính hấp dẫn là đặc trưng cơ bản nhất của tài nguyên du lịch. Tính hấp dẫn rất đang dạng, ngoài các phong cảnh đẹp của tự nhiên, các đối tượng về kinh tế, văn hóa, lịch sử, đều có thể thu hút khách du lịch. Tài nguyên du lịch không phải là bất biến. Phạm vi của nó có xu hướng ngày càng mở rộng, phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học - công nghệ và nhu cầu của khách du lịch ở từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển khác nhau. Ví ụ trước thế kỷ XVII người ta coi núi non là những rào cản đáng sợ chứ không phải là tài nguyên du lịch. Năm 1920 thì nắng, cát và biển được coi là tài nguyên du lịch có giá trị. - Tính cố định không thể di chuyển: Đa số các loại tài nguyên du lịch (cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn) đều có đặc tính là không thể di chuyển khỏi vị trí địa lí nhất định. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, tuy tài nguyên du lịch có thể mô phỏng, nhưng nếu nó thoát khỏi nguyên mẫu thì chắc chắn mất đi tính hấp dẫn vốn có của nó. - Tính dễ bị tổn thất: Tài nguyên du lịch rất dễ bị xuống cấp. Chúng không chỉ dễ bị thay đổi và lụi tàn do áp lực từ du khách, mà còn từ các tác nhân khác về tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó cần phải quản lý và bảo vệ một cách hiệu quả và bền vững tài nguyên du lịch kể cả tài nguyên du lịch tiềm năng. 4.Phân loại tài nguyên du lịch trong mối quan hệ với địa lý du lịch Việt Nam - Ở Việt Nam: cuối những năm 80 đầu 90 thế kỷ xx nhóm tác giả đã phân thành 2 nhóm: + Tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật,… 18
  20. + Tài nguyên du lịch nhân văn: di tích các loại, lễ hội, làng nghề, văn hóa- văn nghệ dân gian, ẩm thực… Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm: - Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Học sinh – sinh viên đã học các môn cơ sở ngành du lịch. - Các bước và cách thức thực hiện công việc: Học sinh - sinh viên học trên lớp, đọc tài liệu, thảo luận nhóm, thuyết trình. - Bài tập thực hành của học sinh sinh viên: Thuyết trình: + Đặc điể về địa lý du lịch Việt Nam: diện tích, vị trí địa lý, biển đảo, sông ngòi, địa hình, khí hậu. đặc điểm này có ảnh hưởng như nào tới hoạt động du lịch? + Việt nam có những loại tài nguyên du lịch nào? Liên hệ thực tế? - Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Nội dung đánh giá: + Lịch sử hình thành và phát triển của ngành du lịch. + Đặc điểm về địa lý du lịch Việt Nam: diện tích, vị trí địa lý,.. + Vai trò và ý nghĩa của địa lý du lịch Việt Nam. + Cách phân loại tài nguyên du lịch - Ghi nhớ: + Đặc điểm về địa lý du lịch Việt Nam: diện tích, vị trí địa lý, biển đảo, sông ngòi, địa hình, khí hậu. đặc điểm này có ảnh hưởng như nào tới hoạt động du lịch. 19
nguon tai.lieu . vn