Xem mẫu

  1. Giao tiếp tinh tế với cách nói cường điệu hóa thuật
  2. Giao tiếp tinh tế với cách nói cường điệu hóa Trong khi giao tiếp để tăng hiệu quả diễn đạt, một số người rất hay sử dụng pương pháp phóng đại hay thu hẹp hình tượng, đặc trưng, mức độ, số lượng và tác dụng… của sự vật trên cơ sở hiện thực khách quan nhằm gây kinh ngạc, gây chú ý ở đối phương. Để lấy dẫn chứng rõ nhất cho bạn đọc gockynang.vn xin đưa ra ví dụ sau: Vào một ngày đẹp trời, nhà văn Mark Twain ngồi xe lửa đến một trường đại học ở thủ đô để giảng dạy. Ông cảm thấy sốt ruột do phải có mặt đúng thời gian dự định mà xe lửa lại chạy chậm như rùa. Người soát vé đến hỏi Mark Twain: “Ông có vé không?” Mark Twain đưa vé cho anh ta xem, người soát vé phát hiện đó là tấm vé dành cho trẻ em, nên nói: “Thật thú vị, tôi không ngờ ông vẫn còn là một đứa trẻ!” Mark Twain ung dung trả lời: “Giờ thì tôi không còn là đứa trẻ nữa, nhưng lúc mua vé tôi chỉ là một đứa trẻ. Anh thấy đấy, xe lửa chạy chậm quá!” Mark Twain thể hiện tâm trạng sốt ruột và trách xe lửa chạy quá chậm bằng cách nói cường điệu rất hài hước của ông.
  3. Kỹ năng nói cường điệu – nói quá để gây kinh ngạc sau đó mới đưa ra sự thật để đối phương không thể nào chối cãi. Khi dùng phương pháp này, cần nắm rõ nguyên tắc: nghe có vẻ như nói quá sự thật nhưng xét nghĩa lại rất hợp tình hợp lý. Vậy, bạn đã vận dụng phương pháp nói cường điệu trong mọi hoạt động giao tiếp của bạn bao giờ chưa? Bạn có băn khoăn và muốn biết cách vận dụng nó tinh tế và hiệu quả nhất không? Và đây, hãy tham khảo phương pháp mà gockynang.vn đưa ra: Mượn vật gì đó để ví dụ: Thầy giáo nọ dẫn học sinh xuống thôn quê phụ giúp nông dân tỉa nhánh cây bông gòn. Do không có kinh nghiệm, các học sinh tỉa bừa bãi làm hư hại giống cây.
  4. Thầy giáo nhắc nhở nhiều lần nhưng không ăn thua, thầy giáo liền mời một bác nông dân đến nói chuyện. Bác nông dân diễn giải bằng ví dụ: “Khi tỉa nhánh cho cây, nếu tỉa nhiều quá sẽ giống như chặt bỏ luôn tay chân của con người vậy.” Học sinh nghe xong rất có ấn tượng nên bắt đầu chú ý đến công việc mình đang làm. Nói những điều khác thường: Thường khi giải thích một điều gì đó, người ta luôn cố gắng nói sao cho chính xác những điều hoang đường rồi khôn khéo giải thích sẽ làm người nghe kinh ngạc hơn. Một lần nhà vua hỏi Ngô Túc: “Nếu bảo ngươi chọn giữa vàng và chính nghĩa, ngươi chọn cái nào?” Mọi người kinh ngạc khi nghe Ngô Túc trả lời chọn lấy vàng. Câu giải thích của anh: “Thường ai thiếu thứ gì sẽ chọn thứ đó”. Câu trả lời này đã NGẤM NGẦM châm chọc đức vua là người không có chính nghĩa. Đưa ra những câu hỏi kỳ quặc: Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, một nhà máy nọ cho thực hiện một loạt biện pháp: làm ra sản phẩm tốt thì khen thưởng, sản phẩm kém thì kỷ luật, quản lý chặt chẽ mỗi khâu và kiểm tra đột xuất định kỳ. Những biện pháp này đã giúp nâng cao
  5. chất lượng sản phẩm, lợi nhuận nhờ thế cũng tăng lên. Có người cho rằng không thể tránh khỏi một vài lần có sản phẩm kém nên đừng làm to chuyện những chuyện nhỏ ấy. Xưởng trưởng nghe được nhưng không nói gì. Một hôm anh ta đưa ra bài toán khá đặc biệt: 100 -1 = 0. Mọi người bàn tán xôn xao khi nhìn thấy bài toán này được viết trên tấm bảng treo ở trước cổng. 100 -1 làm sao bằng 0 được? Xưởng trưởng nói với mọi người: 100 – 1 = 99 nhưng đối với xưởng chúng ta kết quả đó sẽ bằng 0. Nhà sản xuất cho rằng nếu chất lượng sản phẩm đạt đến 99% thì xem như đạt chỉ tiêu, 1% còn lại có thể bỏ qua. Đây chính là 100 – 1 = 99. Nhưng đối với những người tiêu dùng, chỉ cần họ nhận thấy 1% sản phẩm kém chất lượng, họ sẽ nghi ngờ 99% chất lượng còn lại dù 99% chất lượng ấy đạt tiêu chuẩn. Như vậy cũng đủ ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm công ty. Vì vậy mới có câu trả lời 100 – 1 = 0 Hy vọng bài viết có thể giúp bạn đọc tinh tế vận dụng cách nói cường điệu hợp hoàn cảnh và đạt được mục đích giao tiếp.
  6. 5 bí quyết ứng xử thông minh với những phản hồi tiêu cực Tạm dừng – không phản ứng Lúc nhận được những phản hồi tiêu cực thì thông thường chúng ta sẽ có phản ứng phòng vệ, và những cách nói đầu tiên là: “ không, không phải như vậy..”, “bạn nhầm rồi…”, “không, đó là vì…” Tuy nhiên, không có gì là nghiêm trọng trước những lời phản hồi tiêu cực, bạn có thể chọn cho mình những phản ứng và thái độ khác nhau.
  7. Bất cứ khi nào nhận được một phản hồi tiêu cực, đừng nên phản ứng ngay lập tức. Nếu đó là một cuộc trò chuyện,hãy dừng lại vài giây để xử lý các thông tin phản hồi trong tâm trí của bạn. Nếu đó là một thông tin liên lạc không cần xử lý gấp, chẳng hạn như qua email hay một câu bình luận tại blog của hãy để nó ở đó trong một vài ngày trong khi dành thời gian suy nghĩ. Khi đọc cùng một thông điệp phản hồi vào các thời điểm khác nhau, nó gợi lên suy nghĩ và cảm xúc khác nhau. Do đó, suy nghĩ thông điệp phản hồi vào các thời điểm khác nhau và liên kết những cảm xúc sẽ giúp bạn phản hồi thích hợp hơn. Đôi khi việc giải thích một lời nhận xét hiểu sai về bạn vào lúc khác giúp bạn xem xét chúng từ một góc độ khác. Hiểu những gì được quan tâm Mỗi phản hồi, có thể là tích cực và cũng có thể là tiêu cực, đến từ nhiều hình thức khác nhau, có người nói, có người hành động. Sử dụng lắng nghe chủ động và hiểu ý người đó muốn nhắm tới. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi như: Tại sao anh ta quan tâm đến điều đó? Vấn đề ở đây là gì? Tại sao anh / cô ấy phản ứng theo cách này? Bạn đã làm gì hay nói gì khiến cô ấy phản ứng như thế? Viết ra những câu trả lời để bạn có thể đánh giá chúng trong bước 3.
  8. Đôi khi, những người đưa ra các ý kiến phản hồi có thể không hiểu ý bạn muốn thể hiện. Họ chỉ có thể nói rằng “Tôi nghĩ rằng báo cáo này chưa tốt lắm ‘hoặc’ Tôi không thích cách cô nói như vậy”, mà không đưa ra lý do. Điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua những thông tin phản hồi. Bạn hỏi thêm những lý do cụ thể. Có một mẹo nhỏ để hiểu hơn về nhận định của người khác là đặt mình trong vị trí của họ. Hãy tưởng tượng bạn là họ và suy nghĩ về việc bạn cảm thấy như thế nào. Điều này sẽ làm cho bạn biết được lý do tại sao họ ấy nhận xét như vậy. Đánh giá nếu thông tin phản hồi là đúng Đánh giá thông tin phản hồi khách quan. Bạn có đồng ý về các thông tin phản hồi? Cho dù có bất kỳ sự thật nào đằng sau nó, và điều này sẽ là một viễn cảnh thay thế những suy nghĩ trong đầu bạn? Đôi khi thật khó đón nhận một cách khách quan. Tuy nhiên đó là cách hiệu quả nếu bạn muốn cải thiện mình không ngừng. Bạn có thể hỏi họ: đánh giá tổng thể về sự kiện, Những gì họ nghĩ về những vấn đề bạn quan tâm. Nếu đó là bạn bè của bạn, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe và giúp bạn đánh giá. Bên cạnh đó, mỗi người có một quan điểm độc nhất vô nhị của riêng mình để giúp bạn cải tiến.
  9. Thông thường khi nhận được thông tin phản hồi tiêu cực, bạn nên chuyện với một số người bạn tốt của bạn và lắng nghe các thông tin phản hồi từ họ. Đó là cơ hổi để đón nhận những thông điệp khách quan. Hồi âm tích cực Người khác đã dành thời gian để chia sẻ phản hồi với bạn, bạn nên sắp xếp thời gian để trả lời. Bạn có thể tham khảo cách trả lời như sau: - Nhắc lại điều bạn và người đó quan tâm (điều được phản hồi) - Hãy để người đó biết quan điểm của bạn, cho dù bạn đồng ý hay không đồng ý, và lý do tại sao - Tạo một không gian mở để thảo luận - Đồng ý về kết luận và các bước tiếp theo để tiến về phía trước. Đôi khi có những điều không thể thỏa thuận, bạn hãy cho thấy quan điểm của mình và tôn trọng góc nhìn của người kia. - Cảm ơn những phản hồi của họ. - Thừa nhận những phản hồi tiêu cực là một điều tích cực Việc nhận được những phản hồi không tốt không hẳn là xấu vì điều đó cho thấy rằng có những người muốn bạn trở nên tốt hơn. Như Randy Pausch từng nói: Các
  10. nhà phê bình “ là những người cho bạn thấy họ vẫn còn quan tâm đến bạn”. Nếu không quan tâm đến bạn họ sẽ không đưa ra những góp ý cho bạn. Những phản hồi tiêu cực giúp bạn có cơ hội trưởng thành hơn. Cho dù bạn ở giai đoạn nào trong cuộc sống, tất cả chúng ta, ai cũng có những tiềm năng chưa được khai phá và những phản hồi tiêu cực có thể giúp bạn tìm ra chững tiềm năng đó từ mọi góc nhìn khác nhau. Bằng cách học hỏi từ những điểm khác biệt đó chúng ta sẽ trưởng thành nhanh hơn. Nếu khi nhìn lại, những lần nhận được những phản hồi tiêu cực thì chúng ta đã được học và trưởng thành hơn. Sẽ như thế nào nếu những người xung quanh bạn cứ đánh giá cao và khen ngợi bạn suốt? Điều đó có thể là 1 khởi đầu tốt nhưng sau một thời gian bạn sẽ không thể biết được những gì mình cần cải thiện. Điều này không có nghĩa là những phản hồi tích cực không quan trọng, phản hồi tích cực khích lệ và động viên mọi người. Phản hồi tiêu cực cũng thế, cũng có những vai trò khác nhau. Khi nhận được lời chỉ trích về công việc thì bạn sẽ trở nên ý thức hơn và những khả năng tiềm ẩn của bạn sẽ được phát huy trong thời gian tới. Bài học từ những phản hồi Có 1 vài điều chúng ta được học từ mỗi phản hồi. Hỏi chính bản thân mình:
  11. Tôi đã học được gì cho bản thân? Tôi đã học được gì từ người khác? Tôi có thể cải thiện như thế nào? Tôi sẽ làm gì khác ngay từ bây giờ?
nguon tai.lieu . vn