Xem mẫu

  1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÁCH XỬ SỰ KHI THAM GIA DỰ TIỆC HOẶC TỔ CHỨC MỘT BUỔI TIỆC TRONG KINH DOANH 1. Mục đích: Cũng là một trong những hình thức giao tiếp trong kinh doanh, nhằm mục đích tăng sự hiểu biết và tính thân thiện trong quá trình hợp tác, làm ăn với nhau. phục vụ cho lợi ích chung. Trong quá trình vui vẻ trong bữa tiệc, khách và chủ có thể kết hợp bàn bạc những vấn đề có quan hệ với kinh doanh một cách tự nhiên và cởi mở, nhiều trường hợp có thể dẫn tới ký kết các hợp đồng kinh tế có lợi cho cả đôi bên. Trong quá trình ăn uống, tính cách của con người cũng được thể hiện một cách rõ nét: tế nhị hay thô lỗ, lịch sự hay vụng về, điềm đạm hay hung hãn v.v.. 2. Nếu bạn là người được chiêu đãi: Nên tế nhị để ý đến dự tính của chủ bữa tiệc. Ý định chiêu đãi của họ. Nếu là người thân quen, có thể hỏi rõ ý đồ của chủ tiệc để gọi thức ăn, đồ uống phù hợp với khả năng thanh toán của chủ tiệc. 3. Khách mời: Cần chú ý để tránh những khác biệt về trình độ văn hóa, địa vị xã hội trong thành phần khách dự tiệc để họ có thể hòa đồng với nhau trong câu chuyện, làm cho bầu không khí của bữa tiệc thêm vui vẻ, tự nhiên... 4. Thủ tục ngồi vào bàn tiệc: Nếu là bữa tiệc trong ngày vui, người chủ tiệc sẽ hướng dẫn chỗ ngồi cho khách. Người đàn ông sẽ kéo ghế mời phụ nữ bên tay phải của mình. Chờ cho chủ tiệc mở khăn ăn xong thì bạn mới mở khăn ăn của mình và đặt lên đùi. Cuối bữa tiệc, xếp gọn gàng khăn ăn lại và nhẹ nhàng đặt lên trên bàn ăn, bên trái hoặc bên phải đĩa ăn. 5. Tiệc nguội: Khi chủ tiệc tuyên bố bữa tiệc đã sẵn sàng, hãy bước vào nhà hàng và tự phục vụ. Khi vào nên nhường cho những người lớn tuổi, phụ nữ đi trước. Chỉ nên lấy thức ăn vừa đủ. Nếu cần bạn có thể lấy thức ăn nhiều lần, không nên ngần ngại, vì đó cũng là một lời khen kín đáo đối với thức ăn trong bữa tiệc. 6. Trình tự tiếp thức ăn: Tiếp thức ăn có thể bắt đầu từ người khách danh dự bên tay phải của chủ tiệc, hoặc từ người phụ nữ ngồi bên tay phải của chủ tiệc, rồi theo thứ tự xung quanh bàn ăn. Thức ăn được tiếp từ tay bên trái người được phục vụ. Ngược lại, khi rót đồ uống thì từ bên tay phải. Không cần thiết phải cảm ơn người phục vụ khi đang tiếp thức ăn cho mình. Nếu cần từ chối một món ăn nào đó, bạn chỉ cần nói: “Không, xin cảm ơn” (no, thanks) là đủ.
  2. 7. Trên bàn ăn: Khi đang ăn không nên tỳ khuỷu tay lên bàn. Không nên bẻ vụn bánh mì hay bánh quy nhặt cho vào đĩa xúp. Khi dùng món xúp phải nhẹ nhàng, không nên gây tiếng động lớn. 8. Phải tự nhiên nhưng lịch sự khi ăn uống: Bạn có thể tự nhiên khi dùng món ăn mà mình ưa thích, không nhất thiết phải chừa lại một ít để chứng minh mình là người lịch sự, nhưng cũng không nên vét sạch thức ăn trên đĩa. 9. Khi vô ý đánh rơi dụng cụ ăn: Trường hợp bạn đánh rơi thìa, đũa... bạn không nên tự mình cúi xuống nhặt. Việc này đã có người phục vụ quán xuyến hoặc người chủ tiệc quán xuyến cho bạn. Trường hợp đặc biệt, Bạn có thể hỏi: “Xin vui lòng cho tôi xin một chiếc thìa khác”. 10. Khi cần thiết phải chuyển bình đựng đồ uống cho người khác, phải đưa tay cầm đồ vật về phía người ấy. 11. Nếu không may gặp món ăn quá cay, mặn, hoặc không hợp khẩu vị của mình phải kiên trì chịu đựng, tránh tỏ thái độ cau có khó chịu. 12. Cố gắng hạn chế không nên hút thuốc sau bữa ăn, nếu bạn có nhu cầu hút thuốc lá, nên hút ở nơi quy định. Trường hợp đặc biệt ở trên bàn có gạt tàn, bạn có thể xin phép hút thuốc. 13. Khi thấy món ăn ngon, nên tỏ lòng khen ngợi, nhưng nếu bữa ăn kém chất lượng cũng không nên nịnh hót lộ liễu mà nên tìm các chi tiết tốt để động viên, để không là phiền lòng chủ bữa tiệc. 14. Kết thúc bữa tiệc, chủ tiệc đứng dậy cảm ơn, khách sẽ lần lượt đứng dậy theo; nam giới cần kéo ghế giúp cho người phụ nữ ở bên phải bước ra trước, sau đó, xếp ghế vào rồi mới bước ra khỏi phòng tiệc. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH 1. Một số nguyên tắc chung trong giao tiếp: Giao tiếp lịch sự, trung thực phải được xuất phát từ cái tâm. Trên cơ sở đó mới có sự tôn trọng người khác, mới thực hiện được nguyên tắc bình đẳng trong giao tiếp, đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh và uy tín cho cá nhân. Một con người dù có thông hiểu các nghi thức xã giao, nhưng thiếu cái “tâm” trong giao tiếp thì người ngoài sẽ cảm thấy sự gượng gạo, thiếu chân thực trong quá trình giao tiếp. Phải tôn trọng không chỉ các cụ già, phụ nữ, người tàn tật mà là với tất cả mọi người, kể cả các em nhỏ.
  3. 2. Coi khách hàng là đối tượng của doanh nghiệp: nụ cười là tấm bảng quảng cáo đẹp nhất để mời mọc là giữ chân khách hàng. Phải làm sao để khi khách hàng bước vào cửa tiệm của bạn, họ cảm thấy mình là người quan trọng nhất, thông minh nhất. Người trung hoa có câu: “người nào không biết mỉm cười, đừng nên mở tiệm”. Fletcher phân tích như sau: - Một nụ cười chẳng mất vốn, mà lời thật nhiều. - Một nụ cười không làm nghèo người phát ra nó, mà làm giàu người nhận nó; - Một nụ cười chỉ nở trong một khoảnh khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ suốt đời. - Nụ cười gây hạnh phúc trong gia đình, nó là nguồn gốc của những hảo ý trong thương mại và là dấu hiệu của tình bè bạn. - Kẻ phú quý mà không có nó thì vẫn nghèo, còn kẻ nghèo hèn mà có nó thì vẫn còn cái vốn vô tận; - Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, là hình ảnh bình minh cho kẻ ngả lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu, là lá thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu. - Nụ cười không thể mua được. Nếu ta khư khư giữ nó thì nó chẳng có giá trị gì, nhưng nếu chúng ta dung nó một cách hào phóng thì nó có giá trị vô cùng. - Khi bạn gặp một người mệt nhọc không còn sức tươi cười với bạn, thì bạn hãy mỉm cười với người đó đi, vì nếu người nào không còn lấy một nụ cười để tặng kẻ khác, người đó cần nhận một nụ cười hơn ai hết. 3. Bắt khách chờ đợi lâu không phải là cách tốt nhất trong kinh doanh. Trường hợp bất đắt dĩ, khách phải chờ, phải cố gắng làm cho họ được thoải mái, đỡ sốt ruột bằng cách mời họ đọc các tạp chí hoặc sách báo mới trong thời gian chờ đợi, nhưng không nên để họ chờ đợi quá lâu và đừng để đến phút cuối mới cho thư ký ra hủy cuộc hẹn. Cần thực hiện ba chữ S như lời khuyên của nhà kinh doanh mỹ: Smile: nụ cười Speed: tốc độ Sincerity: sự thật thà, chân thành. 4. Khi thực hiện các cuộc giao tiếp trong kinh doanh cần phải chú ý đến cách ăn mặc: sạch sẽ, lịch sự, chỉnh tề. Nếu có sử dụng nước hoa thì phải thật kín đáo và có mùi thơm dễ chịu. 5. Phải thanh lịch và khiêm tốn: Cố gắng loại bỏ những cử chỉ, thói quen “hồn nhiên” sau đây: - Nói tục, chửi bậy - Gãi giữa nơi đông người - Nói chuyện trước phụ nữ mà tay đút túi quần
  4. - Khạc nhổ bừa bãi - Cài bút chì hoặc thuốc lá trên tai - Hắt xì, xỉ mũi, ngáp công khai. - Xỉa răng trước mọi người. - Tranh thủ bước nhanh trước mọi người để tìm chỗ ngồi tốt. Cần nhớ rằng: địa vị, quyền thế, chức tước, trương mục ở ngân hàng, sắc đẹp, sức mạnh, tài năng cũng không cho phép ai có quyền được tự đặt mình trên những người khác. Bổng lộc của những đặc quyền ấy cũng giống như người hành khất, sẽ mau chóng tan thành cát bụi. 6. Quản lý việc giao tiếp, ứng xử với khách hàng: - Lãnh đạo là người đại diện cho doanh nghiệp để giao tiếp với khách hàng trong những trường hợp cần thiết. - Khi khách hàng phàn nàn điều gì, phải hết sức lắng nghe, trước hết là xin lỗi, sau mới bình tĩnh kiểm tra, xem xét lại và tìm cách giải quyết ổn thỏa, đừng gây phiền hà cho khách. - Nếu có khách hàng vi phạm hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, tài sản của doanh nghiệp, cần phải bình tĩnh, tìm mọi biện pháp giải quyết êm đẹp, phù hợp với pháp luật mà vẫn giữ được tình cảm với khách. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ PHÁN ĐOÁN TÂM LÝ CON NGƯỜI KHI GIAO TIẾP 1. Quan sát điệu bộ, cử chỉ. Điệu bộ, cử chỉ hay còn gọi là ngôn ngữ biểu cảm là một trong những phương tiện mà con người dùng kết hợp với ngôn ngữ nói để diễn tả tình cảm, tư tưởng của mình trong giao tiếp. Điệu bộ, cử chỉ của con người vô cùng phong phú, thường dùng hỗ trợ thêm cho ngôn ngữ nói. Như khi cảm ơn, tiễn khách ra về mà có thêm một nụ cười hoặc bắt tay chặt chẽ thì khách hàng sẽ nhớ mãi, mối quan hệ giữa khách hàng và nhà hàng cũng nhờ đó mà phát triển thêm. Dưới đây, nêu lên một số kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của điệu bộ, cử chỉ của con người với những biểu hiện trạng thái tâm lý: - Khi giao tiếp, đôi lông mày của đối tượng co lại là dấu hiệu của sự không đồng tình hoặc đang suy nghĩ do dự.
  5. Mắt nhìn lên trời là biểu hiện của sự mệt mỏi, chán ngấy, vì độ tin cậy của thông tin không cao. Mặt đối tượng cúi gằm xuống, hơi đỏ, khép nép, tay mân mê một thứ gì đó là biểu hiện của sự bối dối, hay sự e thẹn, xấu hổ. Đối tượng bĩu môi thể hiện sự phật ý hoặc thiếu tin tưởng, cười mỉa thể hiện sự khinh rẻ. Tự nhiên trên trán xuất hiện nếp nhăn ngang biểu thị sự ngạc nhiên, nếp nhăn dọc, biểu thị sự quả quyết. - Người cười gượng, dáng đứng lom khom, nói ấp úng, gãi tai, có cái nhìn né tránh, báo cho ta biết người đang tiếp xúc có cái gì đó chưa thật. Theo tiến sĩ Vermon Colemer, tác giả cuốn sách: “People Watching” (người ta nhìn), đã viết rằng: “cứ nhìn cách bắt tay của một người, nếu họ nắm chặt tay bạn với lưng bàn tay ở trên thì người đó muốn chinh phục bạn; Nếu lật ngửa bàn tay lên khi bắt tay thì đó là người thành thật, cởi mở. Người hay để bàn tay phía sau gáy và ngửa đầu lên thì đó là người xốc nổi, tự cao, người nào đó thường nắm chiếc nhẫn cưới là biểu hiện sự băn khoăn về cuộc hôn nhân của họ. Người nói dối hay lấy tay xoa mặt, nhất là vùng quanh miệng.” Theo tiến sĩ David Levis: “Người nói dối thường hay gãi cổ mình, gãi 5 lần hoặc nhiều hơn, rất ít khi ít hơn.” - Nếu đối tượng hít một hơi dài hoặc tìm chỗ đứng cao hơn trong khi nói chuyện chứng tỏ họ đang lo lắng, sợ sệt. - Nếu đối tượng bậm môi chứng tỏ không tán thành hoặc đang tập trung tư tưởng vào một cái gì đó; liếm môi chứng tỏ thần kinh căng thẳng, mắm môi chứng tỏ tự trách mình. - Hai mắt nhìn xuống: không an toàn, chạy trốn, bỏ cuộc. - Hai mắt nhìn trân trân vào đối phương: thể hiện sự uy hiếp, công kích. - Gõ nhẹ chân thể hiện sự bồn chồn, nóng ruột, buồn phiền, bực bội. - Cắn móng tay: một hành động biểu thị sự khó chịu khi bị phê bình mãi về một chuyện gì đó, tự trách mình. - Ngồi tựa lưng về phía sau: thể hiện sự thư giãn, tâm hồn cảm thấy dễ chịu, thoải mái. - Đầu nghiêng về một phía: biểu thị sự đồng tình, hoặc chăm chú nghe. - Hai cánh tay bắt chéo hoặc khoanh tay: đang trong tư thế đề phòng, tự vệ. - Liếc ngang: Tỏ sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng. - So vai: biểu thị một trọng trách nặng nề, sợ hãi, thất vọng, chán nản.
  6. - Khi giao tiếp với ai mà thấy nét mặt của họ không vui với tư thế “vắt chân chữ ngũ” thì hãy liệu đường rút lui cho sớm để tránh những phiền phức có thể sảy ra. 2. Nghệ thuật dự đoán tâm lý qua hình thể và dáng đi Thân thể, dáng đi của con người là một quyển sách của tâm hồn và quyển sách đã lật ra, chỉ còn việc nhìn vào đấy. a. Căn cứ vào dáng đi: - Người mà đi ngửa mặt lên: thông minh, sáng suốt. - Người mà đi giật cục: uẩn khúc trong lòng. - Người đi ung dung, bệ vệ: cởi mở, vô tư, nhàn nhã. - Dáng đi lật đật, hai tay như bơi: vất vả, lận đận. - Dáng đi lao đầu về phía trước: hấp tấp, vội vàng. - Dáng đi nặng nề: vụng về, rối trí. - Dáng đi như chim chích: tháo vát, năng nổ. - Dáng đi nhanh, vững: tự tin. - Dáng đi nhanh, nhưng lập bập: hay thay lòng đổi dạ. - Bước chân dài: rất quả quyết. - Bước chân ngắn: rất tỷ mỉ, đắn đo, thận trọng. - Đi mà ngoáy mông: Đa tình. - Đi mà quét chân (giầy vẹt má ngoài): rất thích chuyện tình ái. b. Xem mặt mà bắt hình dong. Phương ngôn việt nam có câu: “Khôn ngoan nó dồn ra mặt”. Mặt là biểu hiện dung mạo, tinh tế hơn, nó còn biểu hiện sức khỏe và nội tâm của con người. Xem xét lịch sử tướng thuật thì tướng mặt là nguồn gốc của tướng thuật. Thời xuân thu (năm 770 đến 403 Tr CN) ở Trung Hoa khi xem tướng người, chủ yếu vẫn là nhận xét tướng mặt. - Khuôn mặt tròn: nhiệt tình, nhạy cảm, vui vẻ, dễ xúc động, đa tình, thiếu cương quyết, dễ bị ảnh hưởng và chiều theo ý người khác. - Khuôn mặt ô van (trái xoan): Hấp dẫn người khác, giàu cảm xúc, hay mơ mộng, thiếu kiên trì. - Khuôn mặt hình lục lăng (nhiều góc cạnh): không thích và không bị người khác kích động, làm việc theo ngẫu hứng, hơi nhát, tậm tâm với công việc, dễ thay lòng đổi dạ.
  7. - Khuôn mặt chữ điền: tự tin, bảo thủ, ít hào phóng nhưng hay ba hoa, khó đoán được tình cảm. - Khuôn mặt chữ nhật: thơ mộng, giàu trí tưởng tượng, nhạy cảm, nhưng ích kỷ và hay lo lắng. - Khuôn mặt hình tam giác: nhanh nhẹn, ham hiểu biết, có nghị lực phi thường, quả quyết, nhưng gian ngoan, thủ đoạn, hay tự ái, hay nổi cáu. - Khuôn mặt hình thang: yêu đời, hay cười, thích mua những thứ đắt tiền và rất tự hào về chúng. Không hề do dự để thõa mãn ý muốn của mình. c. Mắt: Mắt là cửa sổ tâm hồn. Những người ti hí mắt lươn, trai thì trộm cắp, gái buôn chồng người. Mắt trắng dã, môi thâm xì, còn gì nhân đức Theo quan niệm của nhân tướng học thì có các loại mắt sau đây: - Mắt chim sẻ (đen và sáng): sống chân thật, hòa thuận. - Mắt ếch (sáng và lồi): khéo léo, biết chiều người. - Mắt rùa (nhỏ và tròn, khi nhìn phải hơi rướn lên): tính nhút nhát, trách nhiệm không cao, sống lâu. - Mắt phượng: thông minh, lanh lợi, có nhiều tài năng. - Mắt hổ (to, lòng trắng nhiều): độc đoán, táo bạo, bất chấp mọi thứ, ham thành đạt. - Mắt khỉ (đen láy và tinh ranh): Khôi hài, thông minh, thiếu quy củ. - Mắt bồ câu ( tròn, đẹp): thùy mị, nết na, quyến rũ. - Mắt chó sói ( nhìn hay cau mày và cúi xuống): dịu dàng, chăm chỉ và đơn giản - Mắt rồng (đẹp như ngọc, trong như suối): cao thượng, quyền uy. - Mắt dê (vừa đen vừa vàng): hám danh và dâm dục. Tuy nhiên, những ví dụ nêu trên chỉ mới mô tả khái quát hình dạng, mầu sắc của đôi mắt và những phỏng đoán dựa vào kinh nghiệm, sự quan sát của nhiều thế hệ đi trước. Mắt người mới chỉ là một trong những giác quan của con người mà thôi. Vì vậy, không thể chỉ căn cứ vào cặp mắt để phỏng đoán một cách chính xác tính khí, tính cách, năng lực , nhu cầu... của con người, mà nếu có thì phải kết hợp đồng bộ và toàn diện các yếu tố khác có quan hệ đến con người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác: “Con người là một thực thể sinh học, văn hóa và xã hội”. Từ những quan điểm nói trên, những vấn đề nêu trong phần này chỉ là để tham khảo.
  8. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI GIAO TIẾP VỚI CÁC BẠN HÀNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 1. Người Thái Lan. Người Thái Lan rất coi trọng cái đầu. Sờ vào đầu coi như là một sự xúc phạm, một hành động làm nhục nặng nề. Nếu bề trên đang ngồi, kẻ dưới phải ngồi dưới đất hoặc quỳ để tránh cao hơn đầu của bề trên, nếu khống sẽ bị coi như là hỗn xược với bề trên. Lúc có người đang ngồi cũng kiêng có người khác cầm vật gì đưa qua đầu. Ngay ở cửa phòng, phía trên kiêng không treo quần áo, đặc biệt là quần áo lót càng tuyệt đối cấm. Kể cả đầu trẻ em cũng không được đụng đến, nếu vỗ vào đầu đứa bé, nó nhất định sẽ mắc bệnh. Người Thái lan lúc ngủ kiêng trở đầu về hướng tây, vì đó là hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho cái chết. Ở Thái Lan, nếu hội kiến với một nhân vật quan trọng mà để hai chân vắt chéo nhau là một cử chỉ thiếu lịch sự. Người Thái có phong tục vái chào nhau. Khi ta chào đáp lễ với họ thì hai tay chắp lại, đặt ở khoảng từ trán đến ngực. Người địa vị thấp hoặc ít tuổi hơn phải chắp tay lễ đối phương trước. Người Thái kiêng ký tên bằng bút đỏ, bởi vì chỉ sau khi chết người ta mới dùng bút đỏ ghi họ người chết trên nắp quan tài. Người Thái lan kiêng ăn hải sâm, cũng không thích ăn rau xào mầu đỏ và có vị ngọt. Nói chung họ kiêng ăn thịt bò tươi, cũng không thích ăn chuối tiêu. Thuốc chữa bệnh nhập từ bên ngoài vào nếu không có nhãn hiệu bằng chữ Thái lan thì bị cấm không được nhập. Tu viện Phật Giáo Thái lan có đến 227 điều răn, chủ yếu là răn không sát sinh, không trộm cướp, không ăn nói gàn rỡ, không gian dối, không uống rượu, không ca múa và xem kịch, không dùng đồ trang sức và nước hoa, không ngủ trên giường cao, không ngắm nhìn bốn phía khi trồng cây rừng, không đứng khi tiểu tiện, không tiếp xúc với đàn bà v.v... Nếu vi phạm những điều trên sẽ bị phạt tùy theo lỗi nặng hay nhẹ 2. Người Anh Đặc điểm của người Anh là trầm lặng, ít nói, đặc biệt là các nhân vật trung và thượng lưu. Họ nói năng lịch sự, kín đáo, khó biểu lộ cảm xúc và tình cảm. Họ thường chú ý đến cách ăn mặc, đầu tóc, thích ở phòng rộng, không thích ở chung với người khác. Người Anh rất tôn trọng phụ nữ. Khi đi đường, họ nhường cho phụ nữ đai trước, mời rượu và thức ăn đều phải mời khách nữ hoặc chủ nhân nữ trước.
  9. Bữa ăn của người Anh rất ít dùng rượu, ít dùng gia vị, thức ăn thường được đặt lên bàn, mọi người tự lấy. Khi lấy thức ăn phải dùng dĩa hoặc xiên chắc, Bởi vì họ kiêng bất cứ thứ gì rơi vào đĩa. Trong sinh hoạt hàng ngày, nam giới khi chào hỏi nhau không bỏ mũ như người Pháp, chỉ dùng tay chào và ngả mũ một chút là được, vì họ cho rằng cách chào bỏ mũ của đại lục châu Âu là quá trịnh trọng. Ở Anh không có lễ tiết hôn tay. Người Anh rất thích uống trà. Khi cốc rượu chưa uống hết thì không được rót thêm. Ở Anh, ôm nhau nơi công cộng bị cho là không tốt, là biểu thị coi thường phía bị ôm. Người Anh sắp xếp chương trình làm việc trong ngày đặc biệt chính xác và họ tuân thủ tuyệt đối. Vì thế, khi làm việc với người Anh, kiêng nhất là không theo chương trình và sai hẹn hoặc sai giờ. Chữ “V” cũng được người Anh dùng tượng chưng cho thắng lợi, nhưng phải để lòng bàn tay hướng về phía đối phương, không được hướng mu bàn tay về phía người nghe. Người Anh không thích bàn việc công trong khi ăn, mà họ cũng không mời người bàn việc công về nhà ăn cơm. Món quà quan trọng tặng nữ chủ nhân là hoa tươi và tặng phẩm nhỏ xinh đẹp, nhưng kiêng tặng hoa bách hợp, vì nó mang nghĩa chết tróc. Bữa tốt chính thức, chủ nhân có khi đọc lời chúc trước bữa ăn, chúc nữ hoàng khỏe mạnh. Chỉ có sau khi chúc nữ hoàng, những người tham gia hội tiệc mới được hút thuốc, uống rượu. Họ kiêng nhất là làm việc này trước. 3. Người Pháp Tính cách của người Pháp rất khác so với người Anh. Họ nhiệt tình, thoải mái, thích nói chuyện, rất lạc quan, yêu chuộng âm nhạc, nhảy múa. Họ thích đẹp, chú ý nhiều đến quần áo, đặc biệt là phụ nữ. Người Paris vốn thích đẹp đẽ, hoa mỹ và nổi tiếng thế giới về thời trang. Quần bò, quần áo vận động viên, quần áo bãi biển là phục trang không có địa vị ở thành phố. Người Pháp kiêng hoa màu vàng vì họ cho là biểu thị sự không trung thành. Họ cũng kiêng hoa cúc, hoa đỗ quyên, hoa giấy. Họ cũng không dùng khăn trải bàn màu vàng. Trong đời sống hàng ngày, khi hai người cùng đội mũ gặp nhau thì họ ngã mũ kính chào, nếu không đội mũ thì họ biểu thị bằng cách gật đầu. Ở Pháp, việc dùng tay để tỏ tình hữu nghị sẽ bị coi là thái độ không lịch sự, phải cầm mũ vẫy chào khi tiễn khách mới là thể hiện rõ ràng sự kính trọng. Không được hôn tay đeo găng, không được hôn tay nơi công cộng, cũng không được hôn tay thiếu nữ. Người Pháp kiêng việc hỏi việc tư, nên nêu ít việc cá nhân. Ở Pháp, Châm thuốc trong bữa ăn là hành động bất lịch sự. Tập quán của người Pháp là sau khi ăn xong mới châm cafe.
  10. Những sản phẩm của Pháp lưu hành đều đóng gói và có nhãn hiệu thương phẩm, bắt buộc dùng chữ pháp, thuyết minh ngoài bao gói nếu chưa viết bằng chữ pháp thì phải chú giải ở trên. Món ăn pháp nổi tiếng thế giới. Quan niệm của họ là: đã là con người ở đời cần phải ăn các thứ ngon, vậy thì tại sao không ăn tốt, ăn ngon. Người Pháp thích ăn những món ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, chất lượng tốt. Họ thích ăn rau tươi và các loại hải sản tươi sống. Về đồ uống, họ cũng có những quy định nghiêm ngặt: loại nào uống trước; loại nào uống trong hay sau bữa ăn đều được thực hiện một cách chặt chẽ; rượu nhạt uống trước rượu có nồng độ cao, uống rượu không có vị ngọt trước rượu có vị ngọt, uống rượu nho đỏ trước nho trắng. Người pháp yêu hoa, trong đời sống cũng gắn liền với hoa, đặc biệt, khi đi thăm bạn bè, trong cuộc họp đều có bó hoa tươi. Khi tặng hoa cho người Pháp phải chú ý, không nên tùy tiện, phải theo đúng phong tục, tập quán mà chọn hoa đem tặng. Ví dụ: Thu hải đường biểu thị “tình hữu nghị sâu đậm”, hoa lan biểu thị sự “kính trọng”, hoa đinh hương biểu thị sự “thuần khiết”, hoa kim chung biểu thị sự “nhiệt tình”, hoa thái lê biểu thị sự “cảm động”, hoa hồng biểu thị “tình yêu”, hoa báo xuân biểu thị “mới yêu”, hoa cúc biểu thị “em muốn gặp anh”, đinh hương tím biểu thị “lòng em thuộc về anh”, đinh hương trắng biểu thị sự “ vô tình lãnh đạm”. Hoa trà tùy màu sắc khác nhau cũng có sự biểu thị khác nhau. Như hoa trà trắng biểu thị “anh coi nhẹ tình yêu của em”, hoa trà đỏ biểu thị “ em cảm thấy anh là đẹp nhất”, hoa trà phớt hồng biểu thị “ em tự hào có được tình yêu của anh”, hoa cúc dùng để viếng thăm người chết. Người Pháp kiêng nhất việc cảm thấy bị xúc phạm, khi người khác nói nhại tiếng Pháp. Nếu không thông thạo tiếng pháp thì hãy dùng tiếng Anh. Với người Pháp nên tránh bàn luận chính trị và tiền bạc, họ cũng không muốn can dự vào đời tư của đối tác. Người Pháp thích những tặng phẩm mang yếu tố văn hóa và thẩm mỹ, nhưng không nên trao tặng những tặng phẩm mang dấu ấn rõ ràng của công ty bạn. Một số người Pháp còn ghét người khác uống uyt-ky Scotland và kiêng uống rượu martin trước bữa ăn. 4. Người Nhật Tính cách dân tộc: Thông minh, cần cù, khôn ngoan, thủ đoạn và trưởng giả. Bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân. Người nhật yêu thiên nhiên, tình cảm thẩm mỹ phát triển cao, trung thành với truyền thống dân tộc. Người Nhật thích cụ thể, có hình khối rõ ràng, họ có ý thức kỷ luật cao, trung thành với nhân vật có uy quyền, chu toàn bổn phận với nhóm.
  11. Nguyên tắc sống của người Nhật là: “biết được chỗ cần dừng tất sẽ tránh được hiểm nguy, thấu hiểu được thân phận mình, tất khỏi bị sỉ nhục”. Vì vậy, họ có tính tự chủ cao, điềm tĩnh và ôn hòa. Nụ cười của người Nhật có nhiều ý nghĩa: cả trong hoàn cảnh vui vẻ, thanh thản và trong cả những trường hợp nặng nề, đau đớn. Người ta thường nói: dân tộc Nhật là dân tộc cười. Lúc nào cũng cười, nụ cười của họ mang nhiều ý nghĩa khác nhau, nên rất khó phán đoán, xử lý! Người Nhật sợ nhất là khi bị “mất mặt, mất thể diện, tai tiếng”. Trong giao tiếp người Nhật cố tìm cách lẩn tránh các từ “không”, “tôi không biết”, “tôi không thể”. Khi từ chối một cái gì đó, người Nhật thường hay nói vòng vèo, bóng gió. Ngay cả khi từ chối chén nước thứ hai, họ cũng không nói “thôi, đủ rồi” mà lại nói là “ngon quá”. Tập quán nói vòng vèo, bóng gió được rèn luyện và truyền từ đời này qua đời khác, chính là để tránh những va chạm trực tiếp, tránh làm mất thể diện hay chạm lòng tự ái của đối tượng mà họ giao tiếp. Tập quán này cũng được áp dụng trong kinh doanh. Khi gặp gỡ lần đầu, họ cũng tặng danh thiếp để giới thiệu. Khi chào nhau, đầu càng cúi thấp bao nhiêu càng thể hiện sự tôn trọng và bái phục bấy nhiêu. Con gái Nhật rất sung sướng khi bạn tặng cho họ lời khen: “mỹ nhân tuổi tỵ”. Người Nhật rất tin tưởng vào tướng số và có nghệ thuật cắm hoa độc đáo (Ikebana). Họ thích hoa anh đào “sakura”. Đây là nét thẩm mỹ rất đáng tự hào của người Nhật: Những gì đẹp trong thiên nhiên cũng như trong cuộc đời hiếm khi tồn tại lâu. Chính sự tàn phai sớm cũng là nét đẹp và nỗi luyến tiếc vì cuộc đời đã tắt lụi ở đỉnh cao rực rỡ của nó (hoa anh đào biểu trưng cho sự cao đẹp đó). Hoa cúc cũng được người nhật ưa thích và quan niệm rằng, nó biểu tượng cho tình bạn thắm thiết, tri kỷ và tôn trọng. Trong trang trí, người Nhật chủ yếu dùng hai màu tương phản đỏ đen, biểu hiện tính cách mạnh mẽ của người Nhật. Về ăn uống, người Nhật thích các món ăn chế biến từ hải sản. Món đặc sản của người Nhật là cá sống. Như món gỏi cá, gỏi tôm, uống với rượu Sake hâm nóng khoảng 15 độ. Khi ăn có bát nước chè thả thêm một bông hoa Cúc để rửa tay. Trước khi ăn, dùng khăn mặt bông quấn chặt dài khoảng 15-20 cm, hấp nóng để cho khách lau mặt. Món ăn nổi tiếng của người Nhật là món Sushi. Người nhật cũng thích ăn các món ăn nhanh kiểu Mỹ (fast food), các loại bánh kẹo Mỹ của các hãng Hragen, Das, famous Amos... Họ cũng thích loại rượu vang vùng California và nước giải khát Coca-cola. Người Nhật có thói quen ngồi ăn cùng bàn với khách lạ. Trong nhà hàng, họ thích chia ra các khoảng không gian nhỏ để tạo sự ấm cúng, gần gũi và giữ được khoảng cách cần thiết.
  12. Người Nhật cũng không có thói quen nhận và cho Pookboar, vì họ cho làm như vậy là bị xúc phạm. Khi tặng quà cho người Nhật cần chú ý: giấy gói mầu trắng, đỏ thắm cho gặp mặt thông thường, màu vàng bạc: cho đám cưới, màu đem và xám: cho tang lễ. Với người Nhật, không nên bóc quà trước mặt người tặng quà. Người Nhật kiêng con số 4 – tiếng nhật “shi” có nghĩa là 4 và cũng có nghĩa là chết. Người Nhật thích số lẻ 3,5, 7, 9, chọn buồng số lẻ, ngồi ghế số lẻ, phòng số lẻ, tặng hoa, quà số lẻ. Người Nhật thích đi du lịch ở những nơi có nắng, cảnh sắc hấp dẫn, nước biển trong xanh, cát trắng, có thể tắm được quanh năm, có phương tiện sinh hoạt thuận tiện, hiện đại. Thanh niên Nhật dân dã, nhưng thích phiêu lưu. Thương gia thì đòi hỏi tính chính xác cao như: thời gian, địa điểm, đưa, đón, chủng loại phương tiện, người điều khiển, chương trình, nội dung, con người cụ thể khi làm việc, chương trình tham quan, giải trí... 5. Người Trung Quốc, Đài Loan Nói chung, người Trung Quốc lục địa và người Đài Loan có những phong tục, tập quán cơ bản gần giống nhau. Khi tiếp xúc cần chú ý những điểm cơ bản sau đây: Họ thích tìm hiểu những phong tục lạ, thích có bầu không khí thoải mái như trong gia đình. Họ kiêng cầm đũa tay trái. Phụ nữ Trung Quốc, đặc biệt là phụ nữ đài loan có ảnh hưởng đến quyết định trong gia đình. Họ rất thận trọng, chu đáo trong công việc, hay mê tín, đặc biệt là trong những chuyến đi xa. 6. Người Đức Để chào hỏi, rất phổ biến người Đức cúi người xuống và nện gót chân. Cử chỉ đặc biệt này có tên là der Diener. Đây không phải là một sự quá đáng mà là một sự cúi mình rõ nét, ngay cả giữa đàn ông với nhau, thể hiện sự tôn trọng người minh chào hỏi. Người ta cũng thường hay bắt tay. Đáng lưu ý là cái hôn tay không chỉ dành riêng cho phụ nữ đã có chồng như ở Pháp mà cho tất cả phải yếu nói chung, dù đã có chồng hay chưa. Về tên tuổi và chức vụ: Họ thường nói sau từ Herr: ông, Frau: bà và Fraulein: cô. Còn về “ông bà” đọc là Meine Herrschaften, đây là một khái niệm rất trang trọng tương đương với “các ngài”. Ở Đức, người ta gắn chữ Doktor cho tất cả mọi người có học vị đại học, dù là tiến sỹ luật, bác sỹ hay tiến sỹ về kinh tế chính trị học. Người Đức cũng như người Ý thích các chức vị.
  13. Hoa được tặng cho chủ nhà khi đến và sau khi đã bỏ giấy bọc ra. Không bỏ giấy bọc là một sự sỉ nhục, hay ít ra là một dấu hiệu của sự kém giáo dục. Nếu được mời ăn, trước khi uống lần đầu, bạn phải chờ chủ nhà nâng cốc chúc mừng sức khỏe hoặc tuyên bố. Nếu trong bữa ăn, bạn được nâng cốc chúc mừng, hãy cảm ơn mỗi người khách bằng một cái gật đầu nhẹ. Về ăn uống, ở Đức sự đa dạng và tinh tế không giống như ở Pháp – người ta luôn miệng ăn và ăn rất nhiều. Người Đức, được mọi người biết đến như những người thích uống bia. Sau một bữa ăn, uống bia hay nước có gaz, chủ nhà sẽ cho bạn nhấm nháp rượu Moselle hay Johannisberg. Gọi điện thoại, họ không “alo”, Người gọi, khi nhấc máy lên họ nói ngay tên mình và đọc số điện thoại của mình. Ví dụ: Danile, 62334. Vì vậy, người ta tránh được vô số sai lầm thường sảy ra ở Pháp, nơi người ta đọc số trăm và số chục. Trong dịp mừng năm mới, khi đồng hồ chỉ 12 giờ đêm, người dân Đức thường nấu chì cho chảy trong một cái thìa rồi đổ vào nước lạnh. Tùy theo hình thù của chì mà người ta tiên đoán vận mệnh của mỗi người trong năm mới. 7. Người Mỹ. Cái bắt tay cũng như hôn tay không phổ biến thường xuyên ở Hoa Kỳ. Bạn hãy để tay bạn ở nguyên chỗ của nó và hãy nở một nụ cười thật tươi, thế là đủ. Ở Mỹ, sau từ Mister phải là họ: Mr. Dopont hay Mr. Ford, nếu không họ cho là một sự nhục mạ. Về chức vị, nên nhớ là từ “Doctor”, chỉ được dùng cho giáo sư đại học, trừ những trường nổi tiếng như Havard, Yale – nơi mà từ Sir (ông) được dùng đến. Còn về các chàng thầy thuốc, người ta thường gọi thân mật là Doc. Những lời chào hỏi đầu tiên mà người ta trao đổi là: Nice to meet you (hân hạnh được biết anh chị...), hay đơn giản hơn: Hello. Có cả ước lệ: How do you do? của Anh, nhưng người Mỹ, dân vội vàng và vua của các sự thu gọn sẽ nói: How dy (ở Texas) hay sơ sài hơn nữa: Hi đọc là “ail”. Chiêu đãi, trang phục: Người Mỹ tổ chức một party, bạn được mời thì phải ăn mặc quần áo ra sao? Nếu được mời qua điện thoại, bạn sẽ hỏi chủ nhà: Formal or in formal? Formal: nghi thức. Đàn ông thường mặc Smoking, phụ nữ: áo dạ hội. informal: không nghi thức, áo vét hàng tuýt, áo vét màu cho đàn ông (cà vạt tùy ý); váy áo cho phụ nữ ( váy và áo cùng một thứ vải). Khi đàm thoại, ở Hoa kỳ cũng như ở nhiều nước khác, chính trị là một đề tài phải nói thật tế nhị. Cần tránh hai đề tài nóng bỏng ở nước này là chủng tộc và tôn giáo. Một nhà
  14. chính trị Pháp nổi tiếng đã từng nói: “Nước Pháp có ba tôn giáo và hai trăm tám mươi loại pho mát, Hoa kỳ có ba loại pho mát và hai trăm tám mươi loại tôn giáo.” Ngược lại, thái độ tự do của người Mỹ và ý muốn bạn được thoải mái khi gặp lần đầu cho phép bạn đề cập đến nhiều đề tài, từ vô hại cho đến thân mật nhất. Người Mỹ rất kiêng con số 13. Về tầng lầu, thì tầng trệt chúng ta là First floor của họ. Vào thang máy, nó là số 1. Do đó, tầng 2 của người MỸ là tầng một của chúng ta và cứ thế... Dân tộc Mỹ tuy pha tạp, không đồng nhất, nhưng sáng tạo và năng động. Người Mỹ tin tưởng ở năng lực và “đạo đức thánh thiện” của từng nhân cách cá nhân. Họ quan niệm rằng: mọi người chỉ có thể phục vụ xã hội khi anh ta độc lập, tự do với xã hội và anh ta chỉ có thể có được giá trị khi sống tách biệt với mọi người trong xã hội đó. Chủ nghĩa cá nhân hiểu theo quan niệm của người Mỹ không đồng nhất với thái độ ích kỷ, vị kỷ. Người Mỹ thường khuyên “hãy tự làm lấy cho mình” và muốn thế thì phải lao động. Khoảng 60% tổng số người dân Mỹ là thành viên các hiệp hội tôn giáo, trong đó có khoảng 79 triệu người theo đạo tin lành, 55 triệu người theo đạo thiên chúa, 6 triệu người theo đạo do thái, 4,1 triệu người theo các giáo hội phương đông, 100 nghìn người theo đạo phật. Đa số họ tin rằng, việc theo đuổi tín ngưỡng là một công việc mang tính cá nhân. Món ăn truyền thống của người Mỹ là sườn rán và bánh mỳ cặp thịt gà (sandwich). Thích ăn mặn lẫn vị ngọt, đặc biệt là món táo nấu với thịt ngỗng, thịt xay nhỏ... tuy nhiên họ không cầu kỳ trong ăn uống, không thích nghe nói nhiều và những nghi lễ phiền toái trong giao tiếp. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ MẪU ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO (Đối tượng nghiên cứu là lãnh đạo các doanh nghiệp) 1. Xin ông bà cho biết, đối tượng quan trọng nhất của hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp hiện nay là gì? con người công việc cơ sở vật chất kỹ thuật. 2. Ông bà cho biết, những người lãnh đạo hiện nay rất cần những phẩm chất gì? có khát vọng cao
  15. Dám mạo hiểm Năng động, hoạt bát, nhạy cảm có trình độ chuyên môn giỏi biết tổ chức, giám sát công việc quan tâm chân thành đến mọi người Biết tin vào con người Tế nhị trong tiếp xúc, có giọng nói thuyết phục Luôn niềm nở và thân mật. 3. Người lãnh đạo tập thể cần thực hiện những chức năng quan trọng nào? Tổ chức hoạt độngt tập thể. Lựa chọn mục tiêu hoạt động của tập thể. Dự doán tình hình Lập kế hoạch hành động. Nắm bắt thông tin Kiểm tra giám sát Đánh giá kết quả công việc của mọi người 4. Người lãnh đạo hiện nay cần sử dụng phong cách quản lý nào là thích hợp? Độc đoán, gia trưởng Tự do dân chủ Quyết đoán Kết hợp giữa quyết đoán và dân chủ. 5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người lãnh đạo? Mục tiêu công việc Trình độ chuyên môn của người lãnh đạo Thông tin Trí tuệ của tập thể.
  16. 6. Những yếu tố nào tạo nên uy tín của người lãnh đạo? Các phẩm chất đạo đức Trình độ chuyên môn Quan hệ tốt với mọi người Có giọng nói thuyết phục Năng lực quản lý tập thể có hiệu quả. 7. Người lãnh đạo làm thế nào để kích thích người lao động làm việc có hiệu quả? Kích thích bằng vật chất; Luôn hiểu công việc của người thực hiện; Tìm điểm tốt của cấp dưới để khích lệ họ; Quan tâm đến đời sống riêng tư của người lao động; Tế nhị trong đối xử; Có nghệ thuật thuyết phục; Tạo mọi điều kiện cho người lao động tiến bộ. 8. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và người bị lãnh đạo như thế nào để công việc được thực hiện có hiệu quả? Áp đặt, mệnh lệnh, chỉ thị; Bình đẳng, cởi mở,cùng bàn bạc; Tôn trọng nhân cách của nhau. 9. Theo anh (chị) thì muốn trở thành một giám đốc kinh doanh hiện đại cần có những phẩm chất gì? Có diện mạo sáng sủa, phong cách chững chạc, không có dị tật Tính tình vui vẻ, hòa nhã, lịch thiệp. Biết cách ăn mặc phù hợp, có phong cách giao tiếp phù hợp với các đối tượng, hiểu cách xã giao quốc tế thông thường; Sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ;
  17. Phải thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong 5 loại công việc sau đây: + Lập kế hoạch: Tinh thông việc lập kế hoạch trước mắt và lâu dài. + Tổ chức: Biết tổ chức, sắp xếp hợp lý tiềm lực của con người, nắm được khả năng, đặc điểm từng người để bố trí công việc cho thích hợp trong doanh nghiệp. + Lãnh đạo: Duy trì được kỷ cương, nề nếp trong doanh nghiệp. + Phát triển: Suy nghĩ về những nhiệm vụ phát triển chủ yếu của doanh nghiệp để tạo ra những tiến bộ mới cho doanh nghiệp. + Kiểm tra: Xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành công việc, biết được các diễn biến sẽ sảy ra.
nguon tai.lieu . vn