Xem mẫu

  1. Câu1: Phân tích kỹ thuật chuyền bóng 1. CHUYỀN BÓNG CAO TAY Chuyền bóng là một kĩ thuật cơ bản trong thi đấu, chuyền bóng không đơn thuần là kĩ thuật phòng thủ mà nó còn mang tính tấn công, nhất là giữ vai trò chính trong phối hợp tấn công. a. Chuyền bóng cao tay bằng hai tay Trước khi chuyền bóng, người chuyền bóng đứng ở TTCB chân trước, chân sau, tr ọng lượng cơ thể dồn vào chân trước. Nếu đồng đội chuyền bóng đến từ phía trái thì b ước chân phải lên trước và ngược lại. Người chuyền bóng khi di chuyển t ới v ị trí đón bóng b ằng b ước thường, bước chạy…ở đây điều quan trọng là động tác xuất phát phải nhanh, tăng nhanh t ốc độ ở một phần ba quãng đường đầu tiên, rời sau đó từ từ dừng lại để chọn vị trí đón bóng để chuyền bóng tới địa chỉ cần thiết. Ở TTCB, hai chân hơi khu ỵu ở kh ớp gối (góc g ập kh ớp gối không nhỏ hơn 900). Khi bóng tới gần thì hai chân bắt đầu động tác phối hợp chuyền bóng b ằng cách du ỗi mạnh khớp gối, đẩy người lên hơi chếch ra phía trước. Sau đó là đ ộng tác c ủa hai tay, v ươn duỗi mạnh khớp khuỷu để tạo hướng tay cơ bản c ủa bóng khi chuyền đi. Ho ạt đ ộng v ươn duỗi tay đẩy bóng được thực hiện nhờ chuyển động thẳng nhờ trục khớp c ổ tay so v ới tr ục khớp vai. Khi thực hiện động tác đẩy bóng đi, hai chân đ ạp du ỗi m ạnh và nhanh chóng k ết hợp với hai tay vươn duỗi khớp khuỷu nhưng chậm hơn. Để điều chỉnh hướng bóng, hai lòng bàn tay phải vuông góc v ới h ướng bóng chuy ền đi, khi tay chạm đẩy bóng thì bàn tay hơi ưỡn ra sau. Chức năng th ực hi ện đẩy bóng c ủa các ngón tay cũng khác nhau. Các ngón cái ưỡn ra sau ch ịu l ực hoãn xung chính và cùng v ới các ngón tay khác bật đẩy bóng theo hướng chuyền. Các ngón trỏ và ngón gi ữa là b ộ ph ận b ật đẩy chính của bàn tay còn các ngón đeo nhẫn và ngón út ch ỉ gi ữ phía bên c ủa bóng và đi ều chỉnh hướng bóng đi. Sau khi bóng rời tay, cả chân và tay ti ếp tục vươn du ỗi h ết r ồi d ừng l ại, đ ộng tác này gọi là chuyển động tay vươn theo bóng (Hình 1) Hình 1
  2. Khi bóng đến trên cao ở phía sau đầu, thì có thể dùng động tác nhảy chuyền bóng. Chạy đà và nhảy chuyền bóng gần giống với đập bóng. Ở thời điểm dừng trên không hai tay đưa lên trên đầu cao hơn chuyền bóng bình thường, hai tay tham gia đẩy bóng tích cực kết hợp với các hoạt động của lưng và chân. Động tác nhảy chuyền chỉ có thể áp dụng khi chuyền bóng nhanh. Hiệu quả tốt nhất của chuyền bóng là bật nhảy ở điểm cao nhất. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay thường được vận dụng ở 3 tư thế chính là : tư thế thấp, tư thế trung bình và tư thế cao. hinh 2 a.1. Chuyền bóng ở tư thế thấp: Chuyền bóng ở tư thế thấp khác với kĩ thuật chuyền bóng ở tư thế trung bình và cao, vì ở tư thế này trọng tâm người chuyền bóng phải thấp hơn và thường áp d ụng đ ộng tác khu ỵu chân về trước hoặc về bên phải hay trái. Chuyền bóng ở tư thế thấp thường áp d ụng v ới đường bóng đến thấp, do đó khi chuyền vai người chuyền phải h ơi đ ưa v ề sau m ột chút và chú ý để các ngón tay chạm vào bóng ở phía dưới c ủa qu ả bóng. Chuyền bóng ở t ư th ế th ấp, nên sự phối hợp và sự hỗ trợ của hai chân khi chuyền rất ít, chỉ hơi duỗi và không có s ự ph ối hợp toàn thân. Vì vậy khi chuyền bóng đi, động tác vươn thẳng c ủa hai tay đẩy bóng đi ph ải tích cực hơn nhiều so với tư thế khác. Khi chuyền bóng ở tư thế thấp, sau khi chuyền thường kết hợp với ngã tr ước, sau ho ặc sang bên. Khi chuyền bóng bằng hai tay kết hợp với ngã ngửa, ng ười chuy ền h ầu nh ư ở t ư thế ngồi vào chân sau, chuyền xong do mất thăng bằng nên phải ngã người ra sau, mông chạm đất trước, tiếp đến là lưng. Người lúc này co l ại, đ ầu g ập vào ng ực, chân co lên (Hình3). Khi chuyền bóng bằng hai tay ở dưới thấp với tư thế ngã nghiêng là khi bóng ở xa phía bên cạnh. Người chuyền di chuyển sang ngang, bước cuối cùng b ước dài h ơn, tr ọng tâm d ồn vào chân trước và hạ thấp để đảm bảo bóng ở trước mặt trong phạm vi tay kh ống ch ế ti ếp cận với bóng. Khi chuyền muốn điều chỉnh hướng bóng đi thì dùng bàn chân tr ụ xoay v ề hướng định chuyền bóng đi (Hình4).
  3. Hình 3 Hình 4
  4. a.2. Chuyền bóng ở tư thế trung bình: TTCB: Người tập đứng ở tư thế trung bình. Khi bóng đến gần, người chuyền bóng b ắt đầu di chuyển đón bóng bằng việc nâng cánh tay lên cao, đ ồng th ời hai g ối b ắt đ ầu du ỗi thẳng lên, người hơi ngửa về sau, thân người ngửa đến khi tay ch ạm bóng thì d ừng, khi tay tiếp xúc bóng ở cao hơn một chút. Chú ý mọi chuyển động phải được liên tục, nhanh dần. Khi thực hiện hai bàn tay lúc đầu đón bóng hơi khum (ngửa về sau) đến lúc ti ếp xúc với bóng thì bắt đầu vươn thẳng ra. Khi chạm bóng hai bàn tay th ẳng còn các ngón tay thì lên gân và hơi cong, các ngón tay bao quanh quả bóng m ột cách v ững ch ắc, t ạo hình gi ống nh ư cái phễu với mục đích không cho quả bóng lọt qua. Hai bàn tay ti ếp xúc bóng ph ải g ọn, d ứt khoát và không chạm lòng bàn tay. Phạm vi của các ngón tay chạm vào bóng cũng ở m ức đ ộ khác nhau : ngón cái chỉ được chạm vào một đốt phía trên; ngón gi ữa, ngón tr ỏ và m ột ph ần ngón đeo nhẫn chịu lực chính chuyền bóng đi. Hình 5 Kĩ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt Sau khi chạm bóng, hai tay và thân người phối hợp lực để chuyền bóng đi. Đ ể tăng được tốc độ đưa bóng đến vị trí đã định thì hai tay ph ải th ẳng còn hai bàn tay và các ngón tay phải có sự phối hợp chuyển động dứt khoát về hướng chuyền bóng. M ức đ ộ th ẳng c ủa hai tay và biên độ chuyển động của các ngón tay phụ thuộc vào tính chất chuy ền bóng (Hình 10). Ví dụ: Khi chuyền để đập thì hai tay phải được ổn định ở tư thế ban đầu sớm hơn, còn việc chuyền bóng thì lực chủ yếu dựa vào cánh tay còn các bàn tay không chuy ển đ ộng nhiều, các ngón tay trong lúc này phải lên gân như khi đập bóng. • Chuyền bóng bằng hai tay ra sau đầu + TTCB : Đứng chân trước, chân sau (thường là chân trái ở tr ước), hai tay đ ưa lên cao, hai bàn tay ở trên đầu (phía trên hình chiếu của trọng tâm cơ thể). + Lúc chuyền bóng: Hai chân duỗi mạnh ở khớp gối nâng cơ thể lên, cùng lúc ưỡn ngực và thắt lưng, tiếp theo đến hoạt động của tay hai tay đưa lên cao và duỗi mạnh ở kh ớp khuỷu (Hình6.
  5. Hình 6 Kĩ thuật chuyền bóng cao tay ra sau đầu. 1.3. Chuyền bóng ở tư thế cao: Kĩ thuật chuyền bóng ở tư thế cao khác với kĩ thuật chuyền bóng ở tư thế trung bình là : TTCB : Đứng trên hai chân, đầu gối khuỵu ít hơn, thân người hầu nh ư th ẳng và hai tay ở vị trí gần ngang mặt. Khi tiếp xúc bóng thì hai tay cao hơn đầu một chút, hai chân hầu nh ư th ẳng. Bóng đ ược chuyền đi chủ yếu là nhờ vào sự hoạt động tích cực, dứt khoát c ủa cánh tay và c ủa hai bàn tay. Động tác chuyền bóng này chỉ áp dụng khi tốc độ của bóng bay không nhanh l ắm và thường được vận dụng để chuyền bước 2 trong tổ chức tấn công (Hình7). Hình 7 chuyền hai để tấn công
  6. 2. CHUYÊN BÓNG THẤP TAY (ĐỆM BÓNG) Chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) là kỹ thuật sử dụng c ẳng tay, bàn tay d ể chuy ền bóng đi, diện tiếp xúc giữa tay với bóng rộng nhưng đi ểm ti ếp xúc lại ít h ơn chuyền bóng cao tay, do đó hạn chế được phạm lỗi kỹ thuật như dính bóng, hai ti ếng ... Đ ệm bóng là k ỹ thuật phòng thủ dùng chủ yếu để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng. Đệm bóng trong bóng chuyền có tác dụng : - Đỡ được những đường bóng nhanh, mạnh, thấp và khó khi đối phương tấn công sang. - Phạm vi khống chế rộng, đỡ được những đường bóng ở xa thân người. - Cấu trúc kỹ thuật đơn giản, dễ tiếp thu và thực hiện thuận lợi h ơn k ỹ thu ật chuyền bóng cao tay. Đệm bóng gồm các kỹ thuật chính: + Đệm bằng hai tay. + Đệm bằng một tay và lăn ngã cứu bóng. + Ngoài ra còn có thể dùng thân người, dùng chân đỡ bóng. a. Đệm bóng bằng hai tay : Đệm bóng bằng hai tay là kỹ thuật dùng khi thực hiện bóng đi và h ướng bóng đ ến ở phía trước mặt, gần như cùng quỹ đạo chuyển động nhưng ngược chiều. - Tư thế chuẩn bị: Người đứng ở tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng hoặc hơn vai, hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát bóng, thân hơi gập. Khi người tập xác định chính xác được điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp thì hai tay đưa ra đỡ bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau và n ắm lại, bàn tay n ọ b ọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề nhau. - Đánh bóng: Khi bóng đến ở tầm ngang hông, cách thân người kho ảng gần m ột cánh tay thì thực hiện đánh bóng. Lúc này chân đạp đất, du ỗi kh ớp gối, nâng tr ọng tâm thân th ể và nâng tay. Hai tay được chuyển động từ dưới lên và dùng phần gi ữa cẳng tay đ ệm phía d ưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết. Khi hai tay chạm bóng cũng là lúc gập c ổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay, kết hợp với hóp bụng và gi ữ chắc b ả vai v ới khớp khuỷu. Hai tay thẳng - chắc, hai bàn tay nắm và ép chặt vào nhau, toàn thân h ơi lao v ề trước (Hình8).
  7. Hình8 Nếu bóng đến với lực nhẹ, vừa phải thì kết hợp với đạp chân, nâng nhanh tay để đẩy bóng đi. Nếu bóng đến với tốc độ nhanh, lực mạnh thì hạn chế nâng tay mà ghìm tay đ ể bóng bật đi theo ý muốn. Góc độ đường bóng đi phụ thuộc góc độ tay đệm bóng. Góc c ủa tay đ ệm bóng là góc tạo bởi mặt phẳng đất và cánh tay đệm bóng. Góc độ c ủa tay đ ệm bóng còn ph ụ thu ộc góc độ của đường bóng đến. Góc độ bóng đến là góc tạo b ởi m ặt ph ẳng m ặt đ ất và đ ường bóng đến (Hình9). Hình 9 Nếu góc độ của đường bóng đến lớn thì góc độ của tay đệm bóng nhỏ. Nếu góc độ của đường bóng đến nhỏ thì góc độ của tay đệm bóng lớn. Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, trong điều ki ện c ần vận dụng c ụ th ể, tuỳ thuộc đặc điểm góc độ của đường bóng đến và độ cao của đường bóng muốn chuyền đi mà quyết định góc độ của tay đệm bóng cho phù hợp.
  8. CÂU 2: Sai lầm thường mắc phải khi tập luyện bóng chuyền và biện pháp khắc phục 1.Sai lầm thường mắc phải a.chuyền bóng thấp tay (đệm bóng): - Người tập không kịp di chuyển đến đón bóng (chậm). Sau khi di chuyển không d ừng ngay để đón bóng (đệm bóng khi đang di chuyển). - Tư thế chuẩn bị hai chân khuỵu gối chưa đạt mức cần thiết. - Tư thế thân ngã nhiều về trước hoặc ra sau. - Hai tay đặt lệch nhau (tay cao tay thấp). Hai bàn tay không bọc lấy nhau, hai ngón cái rời xa nhau. - Khi đệm bóng không phối hợp nhịp nhàng các bộ phận của c ơ th ể : Tay đánh bóng quá nhanh, mạnh, không điều chỉnh được lực tác động vào bóng. - Tay thả lỏng, hai cẳng tay không tạo thành m ặt ph ẳng nh ất là khi đ ệm bóng bên trái (phải) làm ảnh hưởng đến độ chuẩn xác đường bóng bay. - Tiếp xúc bóng ở mu bàn tay. - Đường bóng bay lao ngang. - Sau khi đệm bóng, hai tay gập lại ở khuỷu tay. : b.chuyền bóng cao tay: -Điều chỉnh góc độ bay của bóng bằng độ ưỡn thân của người chứ không phải chỉ bằng động tác của tay -Khi chuyền bóng đi ngón tay cái hầu như không tham gia, ngón út và ngón đeo nhẫn chủ yếu là làm nhiệm vụ hỗ trợ, còn ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón đeo nhẫn phải hực hiện nhiệm vụ chính là tạo lực để chuyền bóng đi. Ngược lại, khi ở giai đoạn bắt đầu tiếp xúc giữa bàn tay và bóng (lúc ghìm bóng) thì chính ngón đeo nhẫn và ngón cái lại phải chịu một trọng lực lớn hơn cả so với các ngón khác. 2.Biện pháp khắc phục: -Nâng cao thể lực với các bài tập khởi động chuyên môn. Nắm vững kỹ thuật,phối hợp nhịp nhành các bộ phận cơ thể. -Bắt chướt kỹ thuật động tác của giáo viên hướng dẫn -Phối hợp di chuyển các đông tác chuyền bóng cao tay,thấp tay -Từng đôi một tung bóng,chuyền bóng và thay phiên nhiệm vụ -Thay đổi khoảng cách, lúc đầu chuyền gần, càng về sau khi đã quen động tác thì chuyền ra xa - Đệm bóng đi theo các hướng khác nhau : Ra trước - sau, sang hai bên. - Đệm bóng đi với các khoảng cách khác nhau : Dài - vừa - ngắn. - Đệm bóng đi với tầm cao khác nhau : Cao - trung bình - thấp. - Đệm bóng đi với tốc độ khác nhau : Chậm - vừa - nhanh. -Tập búng các ngón tay,tránh dinh bóng
  9. Câu 3: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NHẢY CAO Người ta chia kỹ thuật nhảy cao ra làm 4 giai đoạnkỹ thuật sau: • Giai đoạn chạy đà • Giai đoạn giậm nhảy • Giai đoạn trên không • Giai đoạn tiếp đất(nệm) 1. CHẠY ĐÀ VÀ CHUẨN BỊ GIẬM NHẢY a. Mục đích : Tạo ra tốc độ nằm ngang lớn để chuẩn bị tốt cho giậm nhảy . b. Tư thế chuẩn bị chạy đà : Mỗi vận động viên thường có một tư thế và một thói quen riêng. Nhưng đa số thường xử dụng Kỹ thuật xuất phát cao trong chạy đà c. Chạy lấy đà: Tốc độ chạy tăng nhanh dần và các bước chạy cuối cùng đạt tốc độ tối ưu hợp với tình trạng thể lực , Kỹ thuật , giới tính , lứa tuổi của vận động viên . d. Chuẩn bị giậm nhảy : Chân giậm nhảy đặt vào điểm giậm
  10. 2. Giậm nhảy c. Với tốc độ giậm nhảy thích hợp , thời gian giậm nhảy càng rút ngắn càng tốt. Do tính chất đàn hồi để tăng áp lực lên mặt đất nên lúc hoãn xung chân giậm nhảy cần gấp gối tích cực, trọng tâm thân thể hạ thấp . Động tác khuỵu gối càng ngắn và nhanh thì phản xạ co duổi cơ bắp càng nhạy dẫn đến kết quả giậm nhảy càng tốt . d. Động tác lăng chân nhằm để tăng cường sức mạnh cho chân giậm nhảy. e. Động tác đánh tay phối hợp nhịp nhàng đồng bộ với hai chân cũng có tác dụng tốt trong việc nâng trọng tâm cơ thể lên cao. 3.GIAI ĐOẠN BAY TRÊN KHÔNG a. Sau khi cơ thể rời khỏi mặt đất : bắt đầu bay trong không gian theo một quĩ đạo nhất định và phụ thuộc vào tốc độ bay và góc độ bay ban đầu cùng với lực cản của không khí, gió và lực hút trái đất. b. Khi bay trên không : mọi động tác đều không có tác dụng làm thay đổi quĩ đạo bay của trọng tâm cơ thể đã đạt được lúc giậm nhảy. Mọi sự thay đổi vị trí của cơ thể trong không gian theo luật bù trừ cho nhau. c. Nhiệm vụ : Hợp lý hoá mọi chuyển động khi bay để nâng cao kết quả qua xà . 4.GIAI ĐOẠN RƠI XUỐNG ĐẤT Xảy ra rất ngắn và gây chấn động lớn cho cơ thể . Do vậy để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra chấn thương cho cơ thể . Cần chú ý kéo dài giai đoạn hoãn xung bằng cách gập sâu gối , hông và vật liệu đàn hồi ở điểm rơi.
  11. KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU ÚP BỤNG - Cự ly chạy đà từ 7 đến 11 bước - Hướng chạy đà : theo phía chân giậm nhảy gần xà, góc độ chạy đà tạo với mặt phẳng thẳng đứng của xà ngang từ 250 - 400 . - Tốc độ chạy đà và kỹ thuật chạy đà giống như kỹ thuật nhảy cao bước qua . - Kỹ thuật giậm nhảy : Cũng được phân tích giống như kỹ thuật nhảy cao bước qua a. Kỹ thuật qua xà kiểu bằng Tay cùng bên với chân lăng duỗi dọc theo chân lăng ; tay cùng bên với chân giậm co tư nhiên , chân giậm co ở gối bàn chân thu lên gần gối chân lăng . Khi qua xà tay bên chân lăng thả xuống dưới , vai bên chân lăng chủ động ép xuống dưới xoay quanh xà ngang . Chân lăng duổi thẳng và ép mũi bàn chân vào trong . Châm giậm khi qua xà vừa thực hiện động tác duổi thẳng chân vừa "mở hông" Cùng lúc thân trên và hông xoay dọc theo xà tạo điều kiện thuận lợi cho chân giậm qua xà. b. Kỹ thuật qua xà kiểu lặn Khi thân trên đã cao hơn xà thì tay cùng bên với chân lăng chủ động chúi xuống dưới phía bên kia xà . Cùng lúc chân lăng đang ở cao hơn xà nhanh chóng xoay mũi chân xuống dưới một cách tích cực ( thân trên và chân lăng không nằm song song trên xà như kiểu bằng ) , tay cùng bên với chân giậm co tự nhiên và ép vào sát ngực . Đầu và thân trên cũng tích cực hạ xuống bên kia xà . Do các chuyển động trên đưa cơ thể nằm úp sấp trên xà ngang Xà ngang cắt trục dọc cơ thể theo hình chữ thập ( + ) . Cùng với động tác xoay ép của chân lăng , tay , vai cùng bên với chân lăng xuống dưới , chân giậm nhảy chủ động duổi chân và mở hông người tư thế úp sấp bật nghiêng qua xà và rơi xuống hố cát đầu tiên là chân lăng và tay cùng bên với chân lăng , sau đó tay gập lại để giảm chấn động , tiếp theo là chạm vai , lưng lúc này thân người cuộn tròn lại .
  12. Kỷ lục nhảy cao  Kỷ lục nhảy cao đầu tiên của Thế giới được công nhận vào tháng 5/1912 với thành tích 2m00 của vận động viên O Rin (Mỹ) bằng kiểu nhảy nằm nghiêng.  7/1957 vận động viên Stê - Pa - Nốp ( Liên Xô cũ ) qua xà 2M16 , và cho ra đời Kỹ thuật mới " Nhảy úp bụng " . Thời đó người ta gọi kiểu nhảy Stê - Pa - Nốp. - Kỷ lục nhảy cao thế giới hiện nay là 2m45 của vận động viên Stomayo (Cu Ba). - Kỷ lục của Nữ Thế giới hiện nay là Nữ VĐV người Thụy Điển Kajsa Bergqvist:2m08 - Kỷ lục Nhảy cao Nam của Việt Nam hiện nay là : 2m25 của vận động viên Nguyễn Duy Bằng ( Bến Tre ) . - Kỷ lục Nhảy cao Nữ của Việt Nam hiện nay là : 1m94 của vận động viên Bùi Thị Nhung ( Hải phòng )
  13. CÂU 4: Các hình thức thi đấu bóng chuyền Căn cứ vào tính chất, quy mô của giải, số lượng các đội tham gia, điều kiện sân bãi, thời gian thi đấu, kinh phí ... mà quyết định hình thức thi đấu cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Trong thi đấu bóng chuyền thường áp dụng 3 hình thức sau : - Đấu loại trực tiếp. - Đấu vòng tròn. - Đấu hỗn hợp (kết hợp của hai loại hình thức trên). 1. Đấu loại trực tiếp : Đấu loại trực tiếp thường được áp dụng 2 hình thức : + Trực tiếp một lần thua. + Trực tiếp hai lần thua. a. Đấu loại trực tiếp một lần thua : Đấu loại trực tiếp một lần thua là 2 đội gặp nhau, đội nào thua bị loại ngay. Đây là hình thức đơn giản, dễ tổ chức, dễ theo dõi thành tích, thời gian thi đấu ngắn, có nhiều đội tham gia. Tuy nhiên, hình thức thi đấu này có mặt hạn chế là do số trận đấu ít nên không đánh giá được chính xác trình độ của các đội, trường hợp may rủi dễ xảy ra. Hình thức này có 2 cách vạch biểu đồ thi đấu như sau : n - Nếu số đội tham gia = 2 thì cho bốc thăm và các đội thi đấu với 3 nhau. Ví dụ: Có 8 đội (= 2 ) thì thi đấu theo biểu đồ như sau : 1 2 1 3 1 4 3 7 vô địch 5 6 5 7 7 8 7 n - Nếu số đội tham gia không = 2 thì ta phải tính số đội phải thi đấu trước theo công thức sau : n X = 2 . (a - n ) Trong đó : X : là số đội thi đấu trước. a : là tổng số đội tham gia thi đấu. n n : là số tự nhiên sao cho 2 nhỏ hơn và gần bằng tổng số đội tham gia. Ví dụ : Có 11 đội tham gia thi đấu.
  14. 3 Theo công thức ta có : X = 2 . (11 - 2 ) = 6 đội Như vậy có 6 đội thi đấu trước. Các đội còn lại bắt đầu thi đấu sau 6 đội này. Biểu đồ thi đấu của 11 đội như sau : 7 8 8 1 2 3 2 3 3 3 4 3 Vô địch 5 5 6 9 9 9 10 11 11 Muốn tính số trận thi đấu theo thể thức trực tiếp 1 lần thua, ta lấy tống số đội tham gia trừ đi 1. Ví dụ : - Có 8 đội tham gia, số trận đấu là 8 - 1 = 7 trận. - Có 11 đội tham gia, số trận đấu là 11 - 1 = 10 trận. b. Đấu loại trực tiếp 2 lần thua : Đấu loại trực tiếp 2 lần thua đảm bảo độ chính xác cao hơn đấu loại trực tiếp 1 lần thua, đội nào thua 2 lần mới bị loại ra khỏi giải. Theo phương thức này, đầu tiên các đội nào thắng sẽ tiếp tục thi đấu ở một bảng chính, các đội thua sẽ gặp nhau trực tiếp ở một bảng phụ, nếu lại thua sẽ bị loại ra khỏi giải. Cả hai bảng cứ thế thi đấu chọn ra đội nhất của mỗi bảng để tiếp tục thi đấu với nhau ở trận chung kết. Trong trận chung kết, nếu đội ở bảng chính thua thì phải đấu thêm một trận nữa (vì đội này mới thua một lần). Trận đấu lại đội nào thắng sẽ vô địch. Tổng số trận đấu của giải theo phương thức này là : X = 2 (a - 1) Trong đó : - X : là tổng số trận đấu. - a : là số đội tham gia thi đấu. Ví dụ : Có 8 đội tham gia thì tổng số trận đấu là : X = 2 (8 - 1) = 14 trận Biểu đồ thi đấu được sắp xếp như sau :
  15. 1 2 1 3 2 3 1 3 3 4 1 4 4 3 7 Chung kết 5 6 7 6 3 5 6 5 7 6 8 7 8 Bảng chính Bảng phụ 2.2. Đấu vòng tròn : Thi đấu theo hình thức vòng tròn tính điểm gồm 2 thể thức: + Gặp nhau 1 lượt. + Gặp nhau 2 lượt. Ưu điểm của thể thức này là xác định được chính xác về trình độ của các đội tham gia, xếp hạng được tất cả các đội tham gia. Đội thắng là đội đạt được số điểm cao nhất Nhược điểm là hạn chế số đội tham gia, thời gian thi đấu kéo dài và tốn kém. Do đó thường được áp dụng với giải có ít đội tham gia Khi tiến hành tổ chức thi đấu theo hình thức này phải xác định được tổng số trận đấu và số ngày cần cho thi đấu. Thi đấu theo thể thức gặp nhau 2 lượt phải tăng gấp đôi số trận đấu và số ngày thi đấu. - Công thức tính số trận đấu vòng tròn 1 lượt : A (A - 1) X= 2 X : là tổng số trận đấu. A : là tổng số đội tham gia. Ví dụ : Có 9 đội tham gia giải thì số trận đấu là : 9 ( 9 - 1) X= = 36 trận 2 - Tính số vòng đấu vòng tròn 1 lượt :
  16. 17 + Nếu tổng số đội tham gia thi đấu là số lẻ thì số vòng đấu bằng số đội tham gia . + Nếu tổng số đội tham gia thi đấu là số chẳn thì số vòng đấu bằng tổng số đội trừ đi 1 (A - 1) (Xem bảng 1 và 2). Bảng 1: Lịch thi đấu vòng tròn tính điểm cho 7 đội Vòng đấu Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Vòng 5 Vòng 6 Vòng 7 Trận 1-0 1-7 1-6 1-5 1-4 1-3 1-2 Trận 2-7 0-6 7-5 6-4 5-3 4-2 3-0 Trận 3-6 2-5 0-4 7-3 6-2 5-0 4-7 Trận 4-5 3-4 2-3 0-2 7-0 6-7 5-6 Chú ý : Đội nào gặp số 0 được nghỉ trận đó. Bảng 2: Lịch thi đấu vòng tròn tính điểm cho 6 đội Vòng đấu Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Vòng 5 Trận 1-6 1-5 1-4 1-3 1-2 Trận 2-5 6-4 5-3 4-2 3-6 Trận 3-4 2-3 6-2 5-6 4-5 Để đảm bảo công bằng, thứ tự các đội được thức hiện bằng cách rút thăm. Tuy nhiên, khi xếp lịch cũng cần tính tới thời gian nghỉ giữa hai trận đấu của mỗi đội và phải đảm bảo sao cho số lần thi đấu buổi sáng, buổi chiều và buổi tối của mỗi đội gần tương đương nhau. Để theo dõi kết quả thi đấu của các đội theo thể thức vòng tròn và làm căn cứ xếp hạng cho các đội tham gia, ta phải lập bảng thông kê kết quả thi đấu toàn giải. Trong thực tế, kết quả toàn giải sẽ có 2, 3 ... đội bằng điểm nhau. Vì vậy cần căn cứ biên bảng thi đấu của từng trận đấu để tổng hợp kết quả tổng số : Hiệp thắng, hiệp thua, quả thắng, quả thua của từng đội để làm căn cứ xếp hạng chính xác cho từng đội tham gia giải trên cơ sở dựa vào luật và điều lệ của giải đã quy định. Ví dụ : Có 5 đội tham gia giải, ta có bảng thống kê kết quả thi đấu như sau: Độ i Điểm X ếp A B C D E hạng A 3-0 2-3 3-1 3-1 3 2 1 0 1 1 B 0-3 2-3 3-1 3-2 2 3 0 0 1 1 C 3-2 3-2 3-0 3-1 4 1 1 1 1 1 D 1-3 1-3 0-3 3-2 1 4 0 0 0 1 E 1-3 2-3 1-3 2-3 0 5 0 0 0 0
  17. 18
nguon tai.lieu . vn