Xem mẫu

  1. VÌ SAO NGƯỜI CAO TUỔI BỊ GIẢM TRÍ NHỚ? Nhờ những tiến bộ trong Y học tuổi thọ con người ngày càng cao, dân số người cao tuổi ngày càng nhiều. Ngày nay trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi người ta không những lưu ý đến tuổi thọ mà còn phải quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi là sự suy giảm trí nhớ trong quá trình lão hóa. Quá trình phát triển của hệ thần kinh từ khi phôi thai đến năm 25 tuổi thì hoàn chỉnh. Trong quá trình phát triển cho đến cuối đời hằng ngày có 3.000 tế bào thần kinh bị hủy đi. Ông bà ta có câu" 49 chưa qua 53 đã tới", vào lứa tuổi chuyển tiếp đã bắt đầu xuất hiện những biểu hiện bệnh của các cơ quan chức năng, trong đó chức năng chung của tế bào thần kinh bị suy giảm, chuyển hóa cơ bản giảm. Do đó thúc đẩy việc lão hóa các tế bào thần kinh dẫn tới rối loạn các phản xạ, nhất là các phản xạ có điều kiện qua các hoạt động tâm lý ví dụ chậm chạp, trí nhớ suy giảm... Trong các tế bào não có loại tế bào thần kinh có tên là Purkinje là cấu trúc cơ bản của tiểu não bị thoái triển theo thời gian, đến tuổi già sẽ xuất hiện run, động tác kém chính xác thường xuất hiện cùng lúc với sự suy giảm trí nhớ. Thường gặp ở những người trên 70 tuổi. Tại vỏ não thay đổi trong quá trình lão hóa trước hết những biểu hiện của quá trình thoái hóa ở vỏ não, teo vỏ não ở các vùng khác nhau với những mức độ khác nhau. Mạch máu não cũng có nhiều thay đổi và xơ mỡ động mạch gây ra những biểu hiện thiếu máu đến nuôi não cũng góp phần làm tiến triển nhanh hơn sự suy giảm trí nhớ. Lưu lượng máu qua não bình thường khoảng 750ml - 1.000ml trong một phút tức là 14% - 20% lưu lượng của tim. Tức là khoảng 50 - 52ml/ 100g não/ phút. Khi dưới 30ml/ phút
  2. sẽ bị thiếu máu não cục bộ. Suy giảm trí nhớ là tiến triển tự nhiên trong quá trình lão hóa vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não teo não, vừa do tình trạng thiếu máu đến nuôi não tức là tình trạng giảm tưới máu não. Giảm tưới máu não lâu dài có các biểu hiện : ? Giảm sút quá trình hưng phấn ức chế dẫn đến thay đổi tính tình trở nên khó tính, người thận trọng trở nên do dự, dễ kích động, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ... ? Giảm khả năng tư duy, tập trung tư tưởng, chậm hiểu, hay quên, quên ngược chiều tức là quên những chuyện mới xảy ra nhưng lại nhớ những chuyện thời xa xưa. ? Rối loạn tâm thần ? Nhức đầu, chóng mặt sau khi suy nghĩ nhiều ? Run nguyên phát, chứng Parkinson. PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ : ® Phát hiện và điều trị sớm các chứng bệnh: xơ mỡ động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ trong máu... đây là các bệnh góp phần thúc đẩy tình trạng thiếu máu não cục bộ. ® Lao động trí não thường xuyên: Lao động trí óc dưới những hình thức học tập như học ngoại ngữ hay nghiên cứu về ngôn ngữ, lịch sử, cây kiểng non bộ... là những hình thức rất tốt giúp não được hoạt động thường xuyên giảm được quá trình suy giảm trí nhớ. ® Rèn luyện thân thể - Rèn luyện thân thể thật sự quan trọng cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy thể dục thể thao làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh khớp, loãng xương...
  3. Với hệ tim: Chống được quá trình xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch, giúp tim hoạt động tốt hơn. Ở hệ hô hấp: Giúp thông khí ở phổi tốt hơn, giảm ứ đọng đàm nhớt ở phổi. Ở hệ xương khớp: Giảm được quá trình hủy xương, tăng được quá trình tạo xương nên giảm phần nào tiến trình loãng xương, giảm được thoái hóa khớp. Ở hệ tiêu hóa: Giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ở hệ thần kinh: Giúp chống stress, tăng oxy lên não, giảm được quá trình lão hóa não. - Đối với sức khỏe người cao tuổi khi tập thể dục, chơi thể thao cần lưu ý khi nhịp tim tăng trên 110 lần/ phút nên ngừng lại nghỉ ngơi. - Các loại hình tập là chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, đi bộ, chạy tại chỗ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, thái cực kiếm, Yoga... - Tập mỗi lần tối thiểu 39 - 45 phút, 3 - 6 lần mỗi tuần thì mới có tác dụng tốt cho sức khỏe. - Khi cần dùng thêm thuốc nên xin ý kiến của bác sĩ. Hiện nay có một số loại thuốc có thể giúp cải thiện được tình trạng suy giảm trí nhớ như: Tanakan, Giloba, Duxin...
  4. DINH DƯỠNG PHÒNG NGỪA SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI GIÀ Chế độ dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở mỗi người. Bởi vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày chúng ta cần chú ý bổ sung đủ các nguồn dinh dưỡng sau. Các chất béo Các chất dinh dưỡng tạo thành những chất hoá học quan trọng trong não như Phosphatidyl choline và DMAE, phosphatidyl serine và pyroglutamate. Nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cho não là cá (đặc biệt là cá trích) và trứng, tiếp đến là gan, đậu nành, đậu phộng và các loại đậu khác. Chất béo thiết yếu trong một số thực phẩm có tác dụng cấu tạo màng tế bào thần kinh. Chất béo thiết yếu, đặc biệt là Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo (basa, trích, hồi, thu, cá ngừ). Ngoài ra, ăn 3 bữa cá béo trong 1 tuần sẽ giảm một nửa nguy cơ đau tim.
  5. Vitamin và chất khoáng Có vai trò tham gia các hoạt động chuyển hoá và chống ôxy hoá tế bào não. Khi thiếu vitamin B, đặc biệt là acid folic và vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, dẫn đến thiếu cung cấp ôxy cần thiết cho não. Vitamin B1, B2, B3 giúp não sử dụng ôxy để sinh năng lượng trong mỗi tế bào. Ba loại vitamin B liên quan đến trí nhớ là B3, B5, B12. Các vitamin B hoạt động cùng với nhau bằng nhiều cách để giúp cho não sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh. Điều cần nhớ, các vitamin B nên dùng chung với nhau, do đó, nếu muốn bổ sung một loại vitamin B thì cũng nên dùng dạng B complex hoặc multi-vitamin. Kẽm cũng có liên quan đến trí nhớ. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến giảm trí nhớ. Kẽm có nhiều trong thịt cá, hải sản (đặc biệt có nhiều trong hàu). Lưu ý, cần hạn chế uống rượu mạnh vì đó là tác nhân gây tổn thương não.
  6. Tập luyện trí não thường xuyên Thường xuyên rèn luyện trí não bằng cách giải câu đố, hoặc suy nghĩ những điều mới mẻ là cách tác động tích cực lên khả năng trí nhớ não. Tập thói quen đọc sách ngay từ lúc còn trẻ sẽ giúp củng cố nhận thức cho những năm về sau. Những người ít hoạt động thể lực và trí não khi ở vào độ tuổi trung niên có nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer cao gấp 3 lần so với những người thường xuyên có những hoạt động này. Do đó, tăng hoạt động trí não ở giai đoạn trưởng thành sẽ có tác dụng bảo vệ não lâu dài.
  7. Vận động cơ thể thường xuyên Thường xuyên vận động cơ thể sẽ giúp phát triển khối cơ, giảm khối mỡ, xương chắc, hạn chế mất cơ, giảm tích mỡ, hạn chế loãng xương khi có tuổi, giúp giữ dáng vóc trẻ trung. Vận động còn giúp cơ thể tăng tuần hoàn đến các cơ quan, làm da dẻ hồng hào, tăng khả năng hoạt động trí não. Mỗi người nên áp dụng các hình thức vận động phù hợp với sức khoẻ của mình.
nguon tai.lieu . vn