Xem mẫu

  1. Số 08. Tháng 04.2008 Khóa 3 Giải bóng sọt nữ sinh viên Đại học FPT 10 Chương trình PDP – Thế giới phẳng và toàn cầu hóa Bóng sọt là môn thể thao yêu thích và đầy 12 Tham gia kỳ thi Olympic toán Toàn quốc 2008 sáng tạo của sinh viên 13 Giải bóng sọt nữ sinh viên ĐH FPT FPT khi luật chơi được kết hợp bởi hai bộ môn bóng 14 FPT xây dựng khu làm việc cho 8000 nhân viên chuyền và bóng rổ... 15 Bài toán cung – cầu trong ĐT nguồn nhân lực CNTT
  2. Dành cho phụ huynh Kính gửi các bậc Phụ huynh sinh viên Đại học FPT, Quý vị đang cầm trên tay Bản tin Phụ huynh số 8 – tháng 4/2008, tổng hợp thông tin về các hoạt động của Trường, của sinh viên các khóa, cùng thông báo về tình hình học tập của sinh viên trong một tháng vừa qua. Khóa 1 và khóa 2 sẽ bắt đầu thi cuối kỳ từ 21/4 đến hết 9/5/2008, trong khi khóa 3 chuẩn bị bước vào học kỳ mới tập trung vào các môn ngoại ngữ, Toán cao cấp và Toán rời rạc. Chương trình học có cường độ và khối lượng khá cao, đòi hỏi sinh viên phải thực sự nỗ lực cố gắng. Rất mong gia đình cùng động viên và khích lệ sinh viên, để các em có được sự chuẩn bị tốt nhất cho những thử thách trong học tập. Với mong muốn Bản tin có thể đến tay Phụ huynh qua những kênh nhanh nhất và hiệu quả nhất, song song với việc gửi Bản tin qua đường bưu điện Trường đã mở chuyên mục “Bản tin Phụ huynh” trên Website www.fpt.edu.vn. Quý vị Phụ huynh có thể truy cập vào webiste của Trường để tải Bản tin dưới định dạng PDF. Quý vị Phụ huynh có mong muốn được nhận Bản tin và phiếu Thông tin sinh viên qua email, xin vui lòng gửi email đăng ký với chúng tôi qua địa chỉ daihoc@fpt.com.vn. Trân trọng BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT 2
  3. Số 8. Tháng 04.2008 HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRONG THÁNG 1.1 Đào tạo chính quy • Khóa 3 thi cuối kỳ từ ngày 03/3 đến ngày 08/3; thi lần 2 vào 17 và 18/3. 1.2 Các hoạt động khác: • 06/3: Chương trình chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam • 15/3: Buổi nói chuyện của TS. Nguyễn Quang A “Thế giới phẳng và toàn cầu hóa” KẾ HOẠCH HỌC TẬP ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHÓA 3 HỌC KỲ 2 A. LỊCH HỌC A.1 Thời gian học • Tổng cộng 13 tuần học từ 31/3 đến 05/7/2008 và 2 tuần thi. • Nghỉ học tuần từ 28/4 đến 03/5/2008 nhân dịp các ngày lễ 30/4 và 01/5. • 04 lớp SE0301 đến SE0304 học buổi sáng (7h-12h). • 02 lớp SE0305 đến SE0306 học buổi chiều (12h30-17h30). A.2 Lịch thi Kỳ thi Ngày Thứ Thời gian Môn thi Lớp 8:30-10:30 Tiếng Anh (viết) 24/5/08 7 Thi giữa kỳ 13:30-17:30 Tiếng Anh (nghe - nói) 31/5/08 7 8:30-10:00 Triết 2 3
  4. Dành cho phụ huynh 8:30-10:30 Tiếng Anh (viết) SE0301- 7/7/2008 2 13:30-17:30 Tiếng Anh (nghe - nói) SE0306 Thi cuối kỳ 9/7/2008 4 8:30-10:00 Triết 2 11/7/2008 6 8:30-10:30 Toán Cao cấp 2 14/7/08 2 8:30-10:30 Toán Rời rạc 1 • Môn Toán Cao cấp 2 chỉ tổ chức kiểm tra thường xuyên 3 bài (tuần 5, 8, 11 tại phòng máy). • Môn Toán Rời rạc 1 chỉ tổ chức kiểm tra thường xuyên 5 bài (tuần 3, 5, 8, 11, 13 tại phòng máy). A.3 Môn học Số Số tín Lớp Môn học Điều kiện tiết/tuần chỉ SE0301 đến Đã hoàn thành Tiếng Anh Tiếng Anh sơ cấp 20 13 SE0302 cơ bản SE0303 đến Đã hoàn thành Tiếng Anh Tiếng Anh trước trung cấp 20 13 SE0304 sơ cấp SE0305 đến Đã hoàn thành Tiếng Anh Tiếng Anh trung cấp 20 13 SE0306 trước trung cấp Toán Cao cấp 2 4 3 Đã học Toán Cao cấp 1 Toán rời rạc 1 4 3 Đã học Toán Cao cấp 1 Triết phần 2 2 2 Đã học Triết phần 1 Tất cả các lớp Vovinam (10 tuần) 4 2 Theo lịch riêng Kỹ năng mềm 2 1 Theo lịch riêng Ngoại khóa, nghe nói Thường vào sáng Thứ 7, chuyện theo thông báo riêng 4
  5. Số 8. Tháng 04.2008 B. CÁC MÔN HỌC B.1 Tiếng Anh Sơ cấp (20 tiết/tuần) a) Mô tả Chương trình được thiết kế nhằm giúp sinh viên có thể tự tin sử dụng tiếng Anh một cách lưu loát, bổ sung những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập thông qua các bài tập giao tiếp mang tính tương tác cao. Mục tiêu chính của chương trình là giúp sinh viên làm giầu thêm vốn từ vựng và củng cố các kỹ năng. Các bài tập về viết luận và ngữ pháp sẽ được liên tục bổ sung trong khóa học. b) Đánh giá: Đánh giá thường xuyên: 20% Thi giữa kỳ : gồm thi nghe - nói: 30% (15%/ bài) và thi viết: 70% 20% Thi cuối kỳ : gồm thi nghe - nói: 30% (15%/ bài) và thi viết: 70% 60% B.2 Tiếng Anh – trước Trung cấp (20 tiết/tuần) a) Mô tả Chương trình được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên các kỹ năng giao tiếp và thực hành tiếng Anh. Chương trình không chỉ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản mà còn giúp sinh viên tăng tính chủ động và tự tin khi sử dụng tiếng Anh. Mục đích chính của khóa học là tăng cường vốn từ vựng, củng cố các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên. b) Đánh giá: Đánh giá thường xuyên: 20% Thi giữa kỳ : gồm thi nghe - nói: 30% (15%/ bài) và thi viết: 70% 20% Thi cuối kỳ : gồm thi nghe - nói: 30% (15%/ bài) và thi viết: 70% 60% B.3 Tiếng Anh – Trung cấp (20 tiết/tuần) a) Mô tả Chương trình tiếp tục củng cố và mở rộng kỹ năng cho sinh viên thông qua việc bổ sung thêm các bài tập về viết luận và đọc hiểu, giúp sinh viên đạt được trình độ Trung cấp trong tiếng Anh. b) Đánh giá: 5
  6. Dành cho phụ huynh Đánh giá thường xuyên: 20% Thi giữa kỳ : gồm thi nghe - nói: 30% (15%/ bài) và thi viết: 70% 20% Thi cuối kỳ : gồm thi nghe - nói: 30% (15%/ bài) và thi viết: 70% 60% B.4 Toán Cao cấp 2 a) Mô tả: Cung cấp cho sinh viên nền tảng Giải tích cần thiết cho các môn Toán nâng cao (như Xác suất Thống kê) và mở rộng cơ hội cho sinh viên tiếp cận với các chủ đề ngoài chuyên ngành Kỹ nghệ Phần mềm sau này (như Xử lý Tín hiệu, Điện tử học, Toán học Tài chính, Kinh tế học,...). Sau khi kết thúc khóa học sinh viên cần biết được các kiến thức sau: • Kiến thức về khái niệm giới hạn, đạo hàm và tích phân hàm một và nhiều biến. • Kiến thức về dãy và chuỗi. Và thực hiện được các kỹ năng sau: • Tính được giới hạn, đạo hàm và tích phân hàm nhiều biến, có hỗ trợ bởi các công cụ máy tính. • Ứng dụng các kiến thức về dãy và chuỗi cho một số bài toán b) Đánh giá: • Kiểm tra thường xuyên: 3 bài 45% • Thi cuối kỳ: 55% B.5 Toán rời rạc 1 a) Mô tả Giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản của toán học về lôgíc, đại số Boole, số học, các phương pháp chứng minh toán học; khái niệm thuật toán, độ phức tạp và tính đúng đắn của thuật toán. Cung cấp cho sinh viên kỹ năng đếm và ứng dụng kỹ năng này trong xác suất rời rạc. Chuẩn bị kiến thức nền tảng cho môn Toán rời rạc 2. Sau khi kết thúc khóa học sinh viên cần biết được các kiến thức sau: • Kiến thức về đại số Boole và số học. • Kiến thức về những thuật toán thông dụng và độ phức tạp của chúng. và thực hiện được các kỹ năng sau: • Biến đổi các biểu thức lôgíc. • Chứng minh toán học bằng phương pháp quy nạp, phản chứng. • Đếm và tính xác suất của các sự kiện. • Sử dụng công cụ máy tính để triển khai các thuật toán đơn giản 6
  7. Số 8. Tháng 04.2008 b) Đánh giá: • Kiểm tra thường xuyên: 5 bài 50% • Thi cuối kỳ: 50% B.6 Triết học phần 2 a) Mô tả: • Tiếp tục Triết học phần 1, giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về triết học; Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin và sự phát triển của nó trong thời đại ngày nay; Xây dựng quan điểm duy vật và tư duy biện chứng; Tạo cho sinh viên khả năng lý luận và phân tích các vấn đề kinh tế xã hội theo cách tiếp cận của triết học. • Từ những kiến thức cơ bản của triết học Mác - Lênin, sinh viên biết vận dụng vào việc xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội nước ta nói riêng và thế giới nói chung. b) Đánh giá: • Kiểm tra giữa kỳ: 20% • Thi cuối kỳ: 80% Điểm tổng kết môn Triết bằng trung bình cộng điểm tổng kết Triết phần 1 và Triết phần 2. B.7 Giáo dục thể chất (10 tuần, 2 buổi/tuần) a) Mục tiêu: • Củng cố và phát triển hệ thống kỹ thuật căn bản và nền tảng thể lực. • Trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hiện các động tác kỹ thuật trong điều kiện và tình huống có sự thay đổi, làm quen với thi đấu. • Bước đầu xây dựng khái niệm đúng và đẹp của một bài quyền. b) Địa điểm: Nhà thi đấu Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. c) Hệ thống kỹ thuật: • Kỹ thuật cơ bản: Đấm; đá di động. • 12 thế phản đòn căn bản đấm: thẳng, lao, móc, múc, thấp, tự do. • Quyền: Bài nhập môn quyền. • Chiến lược: Các thế chiến lược 6 > 10. • Thể lực. d) Đánh giá: • Tham dự tối thiểu 80% số buổi tập. • Thi cuối kỳ chỉ tính Đạt hay Không đạt. 7
  8. Dành cho phụ huynh B.8 Kỹ năng mềm (Kỹ năng thuyết trình) a) Mô tả: • Thời gian học trong 06 tuần • Sau khóa học sinh viên có thể: - Phân tích được bố cục và cách thức thiết kế của một bài thuyết trình - Tự chuẩn bị một bài thuyết trình ngắn theo đúng bố cục. - Áp dụng được các cấu trúc một bài thuyết trình vào trình bày khi học tập. b) Kỹ năng: • Có khả năng sử dụng các yếu tố phi ngôn từ tự nhiên và phù hợp nhất. • Có khả năng tự tin thuyết trình những bài thuyết trình ngắn (3 phút) trước lớp. c) Đánh giá: - Đánh giá các hoạt động thường xuyên: Thuyết trình trên lớp - Thi cuối kỳ: - Thuyết trình trước lớp (có chấm điểm). - Thi hùng biện sau khoá học (tùy chọn). C. LỊCH HỌC KHÓA 3 HỌC KỲ 2: Lớp SE0301 Giảng viên : Nguyễn Thị Minh Nguyệt 7:00-8:30 8:45-10:15 10:30-12:00 T2 Toán Rời rạc Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 2 T3 Toán Cao cấp Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 2 T4 Tiếng Anh 2 Triết Tiếng Anh 2 T5 Toán Cao cấp Kỹ năng mềm Tiếng Anh 2 T6 Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 2 Toán Rời rạc T7 Tiếng Anh 2 Hoạt động ngoại khóa Lớp SE0302 Giảng viên : Đinh Gia Hưng 7:00-8:30 8:45-10:15 10:30-12:00 T2 Toán Rời rạc Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 2 T3 Toán Cao cấp Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 2 T4 Tiếng Anh 2 Triết Tiếng Anh 2 T5 Tiếng Anh 2 Toán Cao cấp Kỹ năng mềm T6 Tiếng Anh 2 Toán Rời rạc Tiếng Anh 2 T7 Tiếng Anh 2 Hoạt động ngoại khóa 8
  9. Số 8. Tháng 04.2008 Lớp SE0303 Giảng viên : Đặng Thị Thanh Vân 7:00-8:30 8:45-10:15 10:30-12:00 T2 Tiếng Anh 3 Toán Rời rạc Tiếng Anh 3 T3 Tiếng Anh 3 Toán Cao cấp Tiếng Anh 3 T4 Tiếng Anh 3 Tiếng Anh 3 Triết T5 Tiếng Anh 3 Toán Cao cấp Toán Rời rạc T6 Tiếng Anh 3 Tiếng Anh 3 Kỹ năng mềm T7 Tiếng Anh 3 Hoạt động ngoại khóa Lớp SE0304 Giảng viên : Lê Hoàng Mai Linh 7:00-8:30 8:45-10:15 10:30-12:00 T2 Tiếng Anh 3 Toán Rời rạc Tiếng Anh 3 T3 Tiếng Anh 3 Toán Cao cấp Tiếng Anh 3 T4 Tiếng Anh 3 Tiếng Anh 3 Triết T5 Toán Rời rạc Tiếng Anh 3 Tiếng Anh 3 T6 Tiếng Anh 3 Kỹ năng mềm Toán Cao cấp T7 Tiếng Anh 3 Hoạt động ngoại khóa Lớp SE0305 Giảng viên : Nguyễn Thị Hoàng Mai 12:30-14:00 14:15-15:45 16:00-17:30 T2 Toán Rời rạc Tiếng Anh 4 Tiếng Anh 4 T3 Toán Cao cấp Tiếng Anh 4 Tiếng Anh 4 T4 Tiếng Anh 4 Tiếng Anh 4 Tiếng Anh 4 T5 Triết Toán Cao cấp Tiếng Anh 4 T6 Tiếng Anh 4 Kỹ năng mềm Toán Rời rạc T7 Tiếng Anh 4 Hoạt động ngoại khóa Lớp SE0306 Giảng viên : Vũ Thị Hoài Thu 12:30-14:00 14:15-15:45 16:00-17:30 T2 Toán Rời rạc Tiếng Anh 4 Tiếng Anh 4 T3 Toán Cao cấp Tiếng Anh 4 Tiếng Anh 4 T4 Tiếng Anh 4 Tiếng Anh 4 Tiếng Anh 4 T5 Triết Tiếng Anh 4 Toán Rời rạc T6 Kỹ năng mềm Toán Cao cấp Tiếng Anh 4 T7 Tiếng Anh 4 Hoạt động ngoại khóa 9
  10. Dành cho phụ huynh CÁC HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU CHƯƠNG TRÌNH PDP – THẾ GIỚI PHẲNG VÀ TOÀN CẦU HÓA Sau thời gian nghỉ Tết và thi cử, PDP (Chương trình phát triển cá nhân) đã trở lại với sự mong đợi của sinh viên Đại học FPT. Chương trình PDP lần này là buổi nói chuyện của GS. TSKH Nguyễn Quang A về cuốn sách “Thế giới Phẳng” và vấn đề toàn cầu hóa vào ngày 15/3/2008. GS. TSKH Nguyễn Quang A là chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực về CNTT, kinh tế quốc tế, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và là dịch giả của những cuốn sách nổi tiếng thế giới, tiêu biểu là cuốn “Thế giới phẳng” của Thomas L.Friedman. Ông đã dành thời gian mô tả cho sinh viên nội dung cuốn sách nổi tiếng “The world is flat”- Thế giới phẳng, đồng thời kể lại những trải nghiệm và suy nghĩ của mình khiến tất cả sinh viên đều thán phục về sự hiểu biết uyên thâm của ông. Phần hai của chương trình – phần hỏi đáp, mới thật sự sôi nổi. Hàng loạt câu hỏi của các bạn sinh viên trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã được đặt ra và với cách trả lời mang tính mở cộng sự hóm hỉnh của diễn giả, phần hỏi đáp đã kéo dài hơn một tiếng rưỡi. Nhiều bạn sinh viên vẫn tiếc nuối vì chưa kịp hỏi những vấn đề mình quan tâm. PDP quen thuộc đã trở lại với sinh viên. Sau buổi nói chuyện của GS. TSKH Nguyễn Quang A, rất nhiều kiến thức đã được các bạn sinh viên bổ sung vào kho tàng của mình. Những hành trang kiến thức như thế chính là một yếu tố giúp các bạn thành công trong sự nghiệp sau này. 10
  11. Số 8. Tháng 04.2008 NIỀM TỰ HÀO LÊN ĐAI Chiều 13/3, tại nhà thi đấu Học Viện Chính Trị Quốc Gia - Cầu Giấy – Hà Nội đã diễn ra buổi nhập môn chính thức và lên đai cho sinh viên khóa 1 trường ĐH FPT. Đây là môn học Giáo dục thể chất bắt buộc cho toàn bộ sinh viên ĐH FPT. Tham dự buổi lễ có Võ sư Phạm Quang Long-Tổng thư k ý Liên đoàn Vovinam. Một không khí phấn chấn và tự hào bao phủ nhà thi đấu. Phát biểu trong không khí trang nghiêm, sinh viên Nguyễn Xuân Minh lớp SE0101 cho biết: “Ngày hôm nay em thực sự xúc động, xúc động vì em đã được chính thức trở thành môn sinh Vovi- nam ở một cấp độ cao hơn. Sau mỗi buổi tập, em luôn cảm thấy khỏe mạnh và sảng khoái. Em chân thành cảm ơn những giúp đỡ của các thầy cô trong thời gian vừa qua”. Đại diện các bạn nữ khóa 1 trường ĐH FPT, bạn Nguyễn Thị Kim Ngọc SE0102 chia sẻ: “Vovinam đã giúp em cũng như các bạn nữ trong trường thực sự tự tin khi ra đường. Bên cạnh đó là niềm tự hào với bạn bè trường khác về môn giáo dục thể chất mà chúng em đang được học”. Vovinam - Việt Võ đạo được chính thức đưa vào giảng dạy cho toàn bộ sinh viên khóa I từ ngày 2/7/2007. Ở trường ĐH FPT, Vovinam không chỉ là một môn thể thao rèn luyện thể chất mà còn là một trong những cương lĩnh quan trọng mà nhà trường đề ra ngay từ khi thành lập. Đó là tôn vinh và xây dựng các giá trị nhân bản, hướng về cội nguồn, rèn luyện tinh thần, đạo đức và lối sống cho sinh viên bên cạnh phát triển năng lực chuyên môn. Giáo dục và rèn luyện tinh thần, thể chất, nhân cách cho sinh viên luôn được xem là một trong những nội dung giảng dạy quan trọng của Trường 11
  12. Dành cho phụ huynh HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN THAM GIA KỲ THI OLYMPIC TOÁN TOÀN QUỐC 2008 Với mong muốn được giao lưu, học hỏi với các sinh viên trường bạn và thúc đẩy việc học toán trong trường, trường Đại học FPT đã thành lập đội tuyển Toán tham gia Olympic Toán học sinh viên toàn quốc 2008 được tuyển chọn từ những hạt nhân toán học trong trường. Các em sẽ tham gia thi hai nội dung là Đại số và Giải tích tại Học viện Hải quân (TP.Nha Trang - Khánh Hòa) từ ngày 11/4/2008 đến ngày 14/4/2008. Olympic Toán học toàn quốc được Hội toán học Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội sinh viên Việt Nam tổ chức Olympic Toán học sinh viên toàn quốc trong suốt 10 năm qua, với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học toán, đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng các sinh viên giỏi toán các trường đại học và cao đẳng. Hoạt động này những năm gần đây đã thu hút hằng trăm sinh viên tham gia, trở thành một trong những phong trào nhận được sự quan tâm sâu rộng của tất cả các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước. THAM GIA GIẢI CỜ XUÂN FPT 2008 Hưởng ứng Giải cờ xuân FPT mở rộng lần thứ 10, trường Đại học FPT sẽ tham gia thi đấu với 4 nội dung: cờ tướng, cờ vua, cờ caro và cờ vây. Đây là cơ hội cho Câu lạc bộ cờ ĐH FPT (FCC) và các bạn sinh viên yêu thích các bộ môn cờ được tham gia cọ sát, học hỏi, giao lưu với các kỳ thủ đến từ các đơn vị thành viên của FPT và các công ty khác. Cờ là một trong những môn thể thao trí tuệ rất được yêu thích tại Tập đoàn FPT. Năm 2007, FPT cũng đã ký hợp đồng tài trợ cho các tài năng trẻ cờ vua Việt Nam đi thi đấu quốc tế trong đó có Vũ Thị Diệu Ái đạt huy chương bạc lứa tuổi U8 và Lê Hữu Thái đạt huy chương đồng tại Giải vô địch Cờ vua các nhóm tuổi châu Á được tổ chức tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Dự kiến năm nay FPT sẽ tham gia tài trợ cho giải cờ Vua quốc tế được tổ chức tại Việt Nam. 12
  13. Số 8. Tháng 04.2008 GIẢI BÓNG SỌT NỮ SINH VIÊN ĐH FPT Bóng sọt là môn thể thao yêu thích và đầy sáng tạo của sinh viên FPT khi luật chơi được kết hợp bởi hai bộ môn bóng chuyền và bóng rổ. Với mong muốn được rèn luyện, giao lưu thể thao trước kỳ thi sắp đến, giải Bóng sọt nữ sinh viên đã được diễn ra tại Sân vận động Nhà văn hóa quận Thanh Xuân vào ngày 6/4 vừa qua. Thời tiết có mưa phùn nhưng cũng không làm ảnh hưởng tới tinh thần thi đấu của các đội. Sau vòng loại được thi đấu theo thể thức vòng tròn, trận chung kết đã được diễn ra giữa sinh viên Khóa 1 và khóa 3. 13
  14. Dành cho phụ huynh Kết quả đội nữ sinh viên khóa 3 đã giành giải nhất với tỷ số 3-5. Đây là Giải Bóng sọt nữa đầu tiên được tổ chức tại ĐH FPT xuất phát từ ý tưởng của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ FU Hyperlink và các nữ sinh viên yêu văn hóa, thể thao. Dự kiến đây sẽ trở thành giải đấu thường niên tại ĐH FPT. TỔ CHỨC CUỘC THI TIẾNG HÁT SINH VIÊN Nhằm tăng cường khả năng học Tiếng Anh của sinh viên FU, tổ Tiếng Anh sẽ tổ chức cuộc thi hát tiếng Anh mang tên “Melody Contest”. Đây là hoạt động ngoại khóa bổ ích của sinh viên được diễn ra từ 5/4 đến 12/5. Qua cuộc thi này, sinh viên không chỉ được rèn luyện Tiếng Anh qua các bài hát mà còn được giao lưu với các sinh viên trường bạn, và tham gia hoạt động từ thiện tại làng trẻ mồ côi Berla. THÔNG TIN VỀ TẬP ĐOÀN FPT VÀ NGÀNH CNTT FPT XÂY DỰNG KHU LÀM VIỆC CHO 8000 NHÂN VIÊN Mô hình Trung tâm Nghiên cứu CNTT-VT và Sản xuất phần mềm FPT tại TP.HCM 14
  15. Số 8. Tháng 04.2008 23/3/2008, Công ty Bất động sản FPT (FPT Land) sẽ chính thức khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu CNTT-VT và Sản xuất phần mềm FPT tại TP.HCM với tổng đầu tư hơn 144 tỷ đồng. Đây sẽ là nơi làm việc và nghiên cứu với những điều kiện cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế của Tập đoàn FPT, phục vụ cho mục tiêu phát triển và xuất khẩu phần mềm, thu hút số lượng lớn nguồn nhân lực kỹ thuật cao trong khu vực. Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ thông tin Viễn thông và Sản xuất phần mềm FPT sẽ được tổ chức theo mô hình hiện có của Tập đoàn FPT với sự tham gia đóng góp nhân lực từ các công ty thành viên trong Tập đoàn hoạt động theo từng phân khúc thị trường trong và ngoài nước. Trung tâm sẽ có các phòng thí nghiệm, khu nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực phần mềm với hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay. Công trình bao gồm các khu chức năng như khu văn phòng, khu triển lãm hội thảo, khu kỹ thuật chuyên ngành, khu giải trí thể thao cho nhân viên… BÀI TOÁN CUNG – CẦU TRONG ĐT NGUỒN NHÂN LỰC CNTT Có một thực trạng là các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam cần rất nhiều nhân lực ngành công nghệ thông tin nhưng không tuyển dụng được vì chất lượng thấp. Theo các chuyên gia CNTT-TT, tổng cung và tổng cầu lao động CNTT đều tăng mạnh và cung vẫn vượt cầu. Do vậy, lời giải cho nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam không phải về số lượng mà là về chất lượng. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam hiện nay đang bị coi là rất yếu kém, chưa theo kịp trình độ của một số nước tiên tiến trong khu vực, cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Hầu hết các doanh nghiệp, các đơn vị tiếp nhận, sử dụng nguồn nhân lực này đều đang phải “đỏ mắt” tìm nhân lực, mà nếu có tuyển được người thì cũng phải lo đào tạo lại! Renesas - công ty hàng đầu thế giới về thiết kế, sản xuất vi mạch đang có nhu cầu tuyển dụng 500 kỹ sư cho giai đoạn đầu, sau hơn 2 năm tìm 15
  16. kiếm, đăng quảng cáo khắp nơi, công ty này chỉ chọn được 60 người trong tổng số 1.000 hồ sơ tuyển dụng. Đã vậy, họ phải mất 3- 6 tháng đào tạo lại mới có thể sử dụng được. Công ty Intel dự định tuyển 4.000 lao động, nhưng qua kết quả kiểm tra 1.965 SV năm cuối thì chỉ có 320 SV đạt kết quả trung bình, 90 SV làm đúng hơn 60% trắc nghiệm, đạt yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, Tập đoàn Hồng Hải, Đài Loan (đầu tư 5 tỉ USD) sẽ cần hơn 50.000 lao động; Công ty Campal chế tạo máy tính xách tay của Đài Loan hiện đang cần tuyển 1.200 kỹ sư đưa đi đào tạo ở nước ngoài và hàng chục nghìn lao động... Hay như Tập đoàn IBM đang cần 2.000 kỹ sư; Tập đoàn FPT đang cần 3.000 kỹ sư; Hãng Boeing đang tìm đối tác tại Việt Nam, với yêu cầu mỗi hợp đồng cần tối thiểu 1.000 kỹ sư phần mềm; Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (Vinasa) năm 2008 cần khoảng 5.000 kỹ sư phần mềm... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đến năm 2010, với tổng kinh phí hơn 20 nghìn tỉ đồng. Trong đó, Chính phủ đặc biệt ưu tiên cho dự án đào tạo nguồn nhân lực CNTT - truyền thông. Như vậy, trong 3 năm tới, Nhà nước sẽ dành một khoản kinh phí đào tạo không nhỏ, để ngành GD-ĐT đáp ứng nguồn nhân lực CNTT-TT cho nhu cầu rất lớn của xã hội. (Theo Thế giới mới)
nguon tai.lieu . vn