Xem mẫu

TRỊ BỆNH HIẾU ĐỘNG ở TRẺ EM

99

Chương bốn
CÁCH PHÂN BIỆT BỆNH HIẾU ĐỘNG VỚI
CÁC BỆNH KHÁC ở TRẺ BÌNH THƯỜNG
Làm thế nào để phân biệt trẻ bị bệnh
hiếu động và trẻ hoạt bát bình thường?
Những trẻ có triệu chứng bệnh hiếu động điển
hình rất dễ phân biệt với trẻ hoạt bát bình thường.
Trẻ hoạt bát trí lực bình thường có biểu hiện hiếu
động và thời gian tập trung sức chú ý ngắn, hơn nữa
có thể kết quả học tập giảm sút, lúc đó rất dễ nhận
ra đó là trẻ bị bệnh hiếu động. Giữa 2 nhóm trẻ này
có những hành vi đặc trưng nào khác nhau? Chúng
ta có thể phân biệt từ mấy điểm dưới đây;
- Tuổi phát bệnh và giới tính: Hoạt động nhiều
của trẻ hoạt bát bình thường thường xảy ra ở độ tuổi
từ 3 - 6, gặp nhiều hơn ở trẻ nam, bệnh hiếu động ở
trẻ có thể từ nhỏ đã phát bệnh, đến hơn 10 tuổi vẫn
có thể tồn tại, cả ở trẻ nam và trẻ nữ đều có thể gặp.
- Hoạt động nhiều và trở ngại sức chú ý liệu có
khả năng tự khống chế? Hoạt động nhiều và sức chú
ý không tập trung ở trẻ không bình thường do ngoại

100

PHAN THANH ANH

cảnh không liên quan kích thích quá nhiều, sức chú
ý thiếu rèn luyện gây nên. Sau khi được rèn luyện và
giáo dục đúng đắn trẻ có thể tự mình điều khiển, sửa
đổi nhanh mà có hiệu quả. Trẻ bị bệnh hiếu động
không t hể tự điều khiển mình, dạy nhiều lần mà
không sửa đổi, hỏi chúng có muốn sửa đổi không thì
đều bày tỏ mong muốn được sửa đổi, có thể chính
bản thân chúng không thể khống chế nổi mình,
thường là rõ ràng biết rõ nhưng cố tình phạm phải.
Sự phân biệt giữa trẻ hoạt bát bình thường với trẻ bị
bệnh hiếu động là đặc điểm lâm sàng rất quan trọng.
- Liệu có trở ngại nhận biết: Trẻ hoạt bát bình
thường trong quá trình học tập không xuất hiện
thường xuyên hoặc lặp lại các lỗi sau: Viết lộn chữ,
viết ngược, hoặc tuần tự các nét bị đảo lộn, đối lập
nhau... như không thường xuyên viết “b” thành “d”,
viết “6” thành “9”, còn trẻ bị bệnh hiếu động
thường xuyên xuất hiện những hiện tượng trên.
- Xuất hiện các hiện tượng như tùy tiện, xung
động, nói dối, thậm chí có những hành vi có tính sát
thương, đây cũng có thể là điểm để phân biệt giữa 2
nhóm trẻ. Hoạt động nhiều của trẻ bình thường có
một mức độ nhất định, không nổi bật, còn trẻ
mắc bệnh hiếu động thì thường xuyên tuỳ tiện,
xung động, nói dối, thậm chí còn có những hành
vi sát thương.

TRỊ BỆNH HIỂU DỘNG ở TRẺ EM

101

- Thành tích học tập: Việc học tập của trẻ hoạt
bát đương nhiên cũng có sự sai khác, nhưng sự sai
khác này trong cùng một thời gian hoặc cùng một
đề thi thì không phản ánh được. Trẻ bị bệnh hiếu
động thì không như vậy, ví dụ như: khi kiểm tra
cùng với cả lớp kết quả kiểm tra tính toán chỉ được
4 - 5 điểm, nhưng sau giờ học cũng cùng một đề thi
này để cho trẻ một mình trong phòng của giáo viên
làm lại một lần nữa thì có thể đạt 9 - 1 0 điểm, rõ
ràng có sự dao động rất lớn.
Có lúc, trong thực tiễn lâm sàng gặp một số
trường hợp rất khó phân biệt, khi đó dùng biểu
lượng chẩn đoán bệnh hiếu động và cách trắc định
sức chú ý để trợ giúp cho việc chẩn đoán sẽ có vai
trò quan trọng rõ rệt.

Làm thế nào để phân biệt trẻ bướng
bỉnh vối trẻ bị bệnh hiếu động?
Trẻ bướng bỉnh và trẻ bị bệnh hiếu động đều
hiếu động, không nghe lời, khi lên lớp học thì tư
tưởng không tập trung, không tuân thủ kỷ luật lớp
học, làm bài tập thì không tự giác hoàn thành, kết
quả học tập không tốt, thường hay gây chuyện rắc
rối. Làm thế nào đề phân biệt giữa 2 nhóm trẻ này?
Chúng ta hãy bắt đầu từ những hành vi xấu của trẻ
bướng bỉnh.

102

PHAN THANH ANH

Những hành vi xấu của trẻ bướng bỉnh là chỉ
những hành vi không thích hợp được biệu hiện ra
trong một điều kiện không gian và thời gian nào đó,
như những hành vi và lời nói công kích giáo viên
hoặc bạn bè, bắt nạt, ăn trộm đồ, vui trên nỗi đau
khổ của người khác, có sự phản đối trái với tâm lý
đối với sự đối xử của giáo viên, phá rối kỷ luật lớp
học, nói to, kêu gào to, luồn lách lung tung trong
lớp học, học những trò xấu, ném đồ lung tung. Chỉ
số thông minh của trẻ nhóm này bình thường, có
khả năng tự điều khiển bản thân, thông qua sự giáo
dục nghiêm túc của gia đình và giáo viên có thể
nâng cao nhận thức và có thể sửa đổi.
Như chúng tôi đã từng đề cập, trẻ bị bệnh hiếu
động biểu hiện nổi bật là không thể tự điều khiển,
không tập trung sức chú ý và hoạt động nhiều, rõ
ràng là biết mà vẫn phạm phải, nhiều lần chỉ bảo
không sửa, không phải là không muốn sửa mà không
thể kiểm soát được. Còn trẻ bướng bỉnh khi muốn
sửa thì rất dễ điều khiển mình để sửa đổi, đây là sự
khác biệt rất quan trọng. Trẻ bị bệnh hiếu động
thường có trở ngại về nhận biết, hay viết nhầm chữ
như chữ “b” viết thành chữ “d”, rõ ràng biết 8 + 6 =
14 nhưng lại viết kết quả thành 41, hoặc viết phép
cộng thành phép trừ và ghi kết quả là 2. Thành tích
học tập dao động lớn, cùng một đề thi, khi ở trên lớp

TRỊ BỆNH HIẾU DỘNG ở TRẺ EM

103

do các nguyên nhân như tư tưởng không tập trung,
trở ngại nhận thức trẻ chỉ làm vài câu, thậm chí bỏ
trắng bài, hoặc là làm sai bét, nhưng dưới sự giám
sát của giáo viên thì kết quả có thể đạt 9-1 0 điểm.
Nếu như dùng các thuốc như Ritalin để điều trị thì
có thể làm cho các trở ngại tâm lý như sức chú ý và
khả năng tự điều khiển, sửa chữa trở ngại nhận thức
trở thành một người hoàn toàn bình thường, nhưng
đối với trẻ bướng bỉnh dùng thuốc Ritalin để điều trị
là không có tác dụng. Trẻ bị bệnh hiếu động thường
quên hoặc làm sót bài tập ở nhà, nhưng lại không
phản đối hoặc có tâm lý chống đối sự sắp xếp của
người khác hay các bài tập của giáo viên.
Thông qua các kiểm tra bằng máy thử nghiệm
sức chú ý, thị giác và biểu lượng hành vi trẻ em
conners mà giáo viên và các bậc phụ huynh sử
dụng, càng có lợi cho việc kiểm tra giám định xem
trẻ có thiếu hụt sức chú ý. Đày là một đặc trưng của
tâm lý để phân biệt rõ ràng hơn trẻ bị bệnh hiếu
động và trẻ bướng bỉnh.

ỏ Trung Quốc có tiêu chuẩn chẩn đoán
trẻ bị bệnh hiếu động không?
Từ năm 1976, thành phố Thượng Hải của
Trung Quốc bắt đầu xuất hiện “cơn sốt bệnh hiếu
động” sau đó đã nhanh chóng lan rộng ra khắp nơi.
Vì vậy, một thời gian người ta nhầm lẫn trong nhận

nguon tai.lieu . vn