Xem mẫu

PhầnJ
CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐƯỜNG RUỘT

@ Dựa vào đâu để chẩn đoán ỉrẻ bị lồng ruột?
Nếu như bốn triệu chứng chủ yếu của bệnh lồng ruột
là đau từng cơn, nôn mửa, đại tiện ra máu và nổi u ổ bụng
đều xuâ"t hiện thì dễ chẩn đoán. Khi thiếu một hoặc hai
ưong các triệu chứng chủ yếu như thời kỳ đầu, chưa xảy
ra đại tiện ra máu, hoặc do bụng trướng không sờ thấy
khối u, nghi ngờ lồng ruột thì cần kiểm tra trực tràng, nếu
bao tay dính máu hoặc tiêu ra máu, hoặc đụng phải khôi
u là có thể chẩn đoán chính xác. Nếu lâm sàng không
thể hiện rõ thì cần kiểm tra bằng X quang. Kiểm tra lồng
ruột bằng X quang có biểu hiện rất đặc ưưng. Thụt ruột
bằng bơm hơi hoặc bari có giá ưị quyết định đôl với việc
chẩn đoán lồng ruột. Kiểm tra bằng X quang thây mấy
loại bóng đặc ưưng sau: hình cái kìm, hình vòng hoặc
.145

hình trụ; dạng tiền xếp lên nhau. Nếu có tình hình trên
thì xác định chắc chắn là lồng ruột.

^

Lồng ruột ở trẻ em cẩn phân biệt với bệnh gì?

Bệnh lồng ruột ở trẻ em cần phân biệt với mấy bệnh
thường gặp sau:
1. Viêm ruột hoại tử cấp tính: hầu hết các ưẻ bệnh
đều kèm theo tiêu chảy, lúc đầu phân như nước,
về sau phân lẫn máu, giông như nước rửa thịt: nôn
liên tục, khi bị nặng thì nôn ra chất như cà phê,
trạng thái toàn thân xấu đi nhanh hớn lồng ruột,
triệu chứng nhiễm độc nghiêm trọng.
2. Bệnh lỵ trực khuẩn cấp: do khởi bệnh gấp, kèm
theo nôn mửa và đau bụng, đồng thời tiêu ra máu,
dễ nhầm lẫn với lồng ruột. Nhưng trẻ bệnh lỵ thì
sô" lần tiêu chảy nhiều hơn, phân chứa nhiều châ"t
nhầy và máu mủ, thời gian đầu có sô"t cao, đau
bụng không dữ dội như lồng ruột, không sờ thây
khôi u ổ bụng, xét nghiệm phân thây nhiều tế bào
bạch cầu và tế bào bảo vệ, còn xét nghiệm phân
lồng ruột chỉ thây tế bào hồng cầu là chính.
3. Tắc ruột với giun đũa: đau bụng từng cơn, nôn
mửa, nổi u ở bụng, râ"t giô"ng với triệu chứng lồng
ruột, nhưng không đại tiện ra máu, hơn nữa khôi
u phần lớn có dạng sỢi ỏ dưới rô"n, khác vơi hình
146

.

đáng u lồng ruột. Tắc ruột do giun thường xảy ra
ở trẻ 3 tuổi trỏ lên, còn lồng ruột ở nhóm tuổi này
rất ít gặp. Nếu thường ngày, thỉnh thoảng trẻ nôn
ra giun hoặc tiêu ra giun thì càng có cơ sở chẩn
đoán là bệnh tắc ruột do giun.
4. Biến chứng viêm túi thừa meckel: khi viêm túi thừa
cấp tính hoặc loét có thể xuất huyết đường tiêu
hoá, đa sô"xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, thường không có
triệu chứng trước, có thể đột ngột đi tiêu nhiều máu,
không niêm dịch, lúc đầu là phân đen, sau đó là
máu tươi, bụng không có u, hơn nữa có tiền sử chảy
máu nhiều lần, nên dễ phân biệt với lồng ruột.
Ngoài cần phân biệt với mây loại bệnh trên, còn
phải phân biệt với tiêu chảy trẻ em, xuâ"t huyết dưới da,
u thịt thừa đại tràng chảy máu. Nếu lâm sàng không thể
loại trừ lồng ruột, có thể thụt ruột bằng không khí hoặc
bằng bari để chẩn đoán chính xác.

Thành ruột thay đổi thế nào khi viêm dạ dày
câ'p tính?
Viêm dạ dày câ"p chủ yếu là biến chứng ở niêm mạc
dạ dày, sô" ít có thể liên luỵ đến lớp cơ dưới niêm mạc.
Người viêm dạ dày câ"p tính nhẹ thì niêm mạc dạ
dày xung huyết, phù nề, tàng tiết niêm dịch, bề mặt
niêm mạc phủ lớp niêm dịch dày, đặc dính. Người viêm
.147

nặng hơn thì tế bào thưỢng bì niêm mạc hoại tử thành
mảng, bong tróc, hình thành ổ loét chảy máu nhỏ rải
rác, soi kính hiển vi thấy niêm mạc xung huyết, phù nề,
thẩm thấu tế bào bạch cầu trung tính, tế bào bạch cầu
xâm nhập thượng bì tuyến, tạo thành ổ chảy máu. Người
bệnh nặng nghiêm trọng thì lớp hoại tử niêm mạc sâu
xuông dưới niêm mạc hoặc lớp cơ, hình thành vết loét
nông, tức là loét dạ dày cấp. Lúc này chảy máu dạ dày
nhiều, dương tính với xét nghiệm, xuât huyết ngầm.
Nếu lại nhiễm trùng thứ phát trên cơ sở viêm sẵn, thì sẽ
hình thành viêm mô tổ ong hoặc mưng mủ cục bộ thành
dạ dày. Nếu biến chứng nhẹ thì sau khi hết viêm, niêm
mạc dạ dày sẽ khôi phục binh thường, nhưng thường có
xơ hoá lớp dưới niêm mạc với mức độ khác nhau.

Làm sao chẩn đoán sớm viêm ruột thừa cấp tính
ở trẻ em?
Chẩn đoán sớm viêm ruột thừa cấp tính ở trẻ em rất
khó khăn, nhất là trẻ sơ sinh. Vì thế, lâm sàng râ"t cảnh
giác đôi với trẻ quấy khóc hoặc đau bụng trên ba giờ.
Cần chú ý mấy điểm sau:
1. Trẻ quấy khóc: trẻ lớn có thể nói bị đau bụng, còn
hài nhi thể hiện qua quấy khóc. Nếu trẻ quấy khóc
dữ dội và lâu, sắc mặt trắng bạch, đổ mồ hôi, cuộn
người lại, tay ôm bụng, kèm theo buồn nôn, nôn
148.

J

mửa. Một sô' trẻ còn tiêu chảy, tiêu ra máu đều là
những biểu hiện viêm ruột thừa câp.
2. Đau bụng: thấy trẻ đau bụng, bô" mẹ có thể dùng
lòng bàn tay và bụng ngón tay sờ bụng con, từ từ
â"n từ nông đến sâu, từ bụng trên đến bụng dưới,
trước tiên tiến hành bên trái, sau bên phải. Khi
sờ, chú ý quan sát sự phản ứng của trẻ, như sờ ấn
bụng dưới phải mà trẻ khóc hoặc nhăn mặt, cho
thây đau bụng dưới phải, là căn cứ để chẩn đoán
viêm ruột thừa.
3. Bảng phân tích máu: hầu hết là sô" tê" bào bạch cầu
của các ca bệnh đều tăng lên trên 10 X 109/L; tê"
bào hạt trung tính lên trên 80%. Nhưng sô" tê" bào
bạch cầu tăng không rõ rệt cũng không thể loại
trừ viêm ruột thừa câ"p mà cần kiểm tra, quan sát
trạng thái động để chẩn đoán sớm.

^ L à m sao chẩn đoán bệnh loét ở trẻ em?
Bệnh loét ở trẻ em không có triệu chứng lâm sàng
điển hình, tuổi càng nhỏ thì triệu chứng lâm sàng càng
không điển hình, dễ bỏ sót, hoặc chẩn đoán sai. Vì thê",
nếu phát hiện trẻ đau bụng, phát đi phát lại, hoặc đau
khi đói, đau ban đêm, ăn vào thì đỡ, hoặc kèm theo
nôn, chán ăn, thì cần nghĩ đến khả năng loét. Nếu nôn
ra máu, đi tiêu ra máu không rõ nguyên nhân cũng cần
nghĩ dến bị loét.
.149

nguon tai.lieu . vn