Xem mẫu

296- Khi sốt nóng không nên uống nước chè đặc

Những người bị sốt cảm cúm mà uống nước chè nóng và đặc, rất không có lợi cho
việc phục hồi sức khoẻ.
Bởỉ vì trong lá chè có chất trà kiềm có thể làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Đồng
thời nước chè còn có thể làm giảm đi hoặc vô hiệu hoá tác dụng của thuốc bệnh. Cho
nên khi đang sốt thì không nên uống nước chè đặc, mà chỉ nên uống nước chè loãng
hoặc nước đun sôi mà thôi.

297- Người thiếu máu không nên uống nước chè

Thiếu máu là bệnh thường thấy, nhiều nhất là những người thiếu máu đo thiếu
chất sắt. Trong cơ thể thiếu chất sắt sẽ ảnh hường đến việc hợp thành chất hemoglobin
trong cơ thể, người bệnh sẽ có biểu hiện sắc mặt trắng bệch, choáng váng, kiệt sức,
thở mạnh, tim đập mạnh v.v... Người bị bệnh thiếu máu mà uống nước chè sẽ làm cho
bệnh càng nặng thêm.
Bởi vì chất sắt trong thức ăn nhập vào đường tiêu hoá, qua tác dụng của dịch vị,
chất sắt bậc cao chuyển thành chất sắt bậc thấp thì mới được cơ thể hấp thu. Trong chè
có một lượng nhu toan rất lớn, nhu toan rất dễ kết hợp với chất sắt bậc thấp, hình
thành chất nhu toan sắt không tan, do đó mà trở ngại cho việc hấp thu chất sắt, khiến
cho bệnh thiếu máu càng thêm trầm trọng. Cho nên người mang bệnh thiếu máu thì
không nên uống nước chè.

298- Không nên uống nước chè khi uống thuốc bổ máu có chất sắt.

Chè là một thứ đồ uống người ta dùng rất nhiều. Uống chè một cách thích đáng
thì có thể có lợi cho thần kinh và trí nhớ, có thể làm giãn gân cốt, bớt mệt mỏi, có thể
làm cho đỡ khát và giảm bớt phiền muộn, rất có lợi cho sức khoẻ. Hiện nay người ta
đã biết ở trong chè có rất nhiều thành phần hoá học, trong đó chất tananh chiếm từ 3
đến 13%, hàm lượng caphêin chiếm khoảng 2 đến 4%.
Những người thiếu máu thường là do thiếu chất sắt mà ra, bổ sung chất sắt là loại
thuốc chủ yếu để chữa bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Nếu trong khi uống thuốc bổ
máu có chất sắt mà lại đi uống nước chè thì chất tananh trong chè và chất sắt hợp
thành chất tananh sắt lắng xuống, do đó mà giảm mất hiệu quả của thuốc, và sẽ kích
thích cho dạ dày và ruột gây nên tác dụng phụ không có lợi cho dạ dày. Cho nên
những bệnh nhân thiếu máu đang dùng thuốc bổ máu có chất sắt thì không nên uống
nước chè. Một người bình thường mà uống chè nhiều trong một thời gian dài cũng có
thể dẫn đến thiếu máu.

299- Không nên nhai bã chè

Uống nước chè rất có lợi cho sức khoẻ. Nhưng có một số người sau khi uống
nước chè con nhai bã chè thì lại có hại. Bởi vì không khí và thổ nhưỡng bị ô nhiễm
bởi phân hoá học và thuốc trừ sâu ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời trong quá trình
gia công sản xuất chè, do tác dụng nhiệt giải của cacbit, chè bị ô nhiễm và có nhiều
chất làm giảm mùi thơm của chè. Những chất này khó tan trong nước, nhưng có thể
dẫn đến ung thư. Nếu nhai bã chè này, chất gây ung thư có thể đọng lại ở trong cơ thể.
Cho nên không nên nhai bã chè. Sau khi uống nước chè rồi thì đổ bã chè đi, cho dù
cánh chè có tươi non như thế nào cũng không nên ăn.

300- Rượu nhẹ không nên để lâu

“ Rượu càng để lâu càng thơm ”. Câu nói này đối với rượu trắng hoặc rượu vàng
thì cũng có lý lẽ nhất định. Nhưng đối với rượu nhẹ như bia, rượu nho v.v... thì không
như vậy.
Bởi vì trong quá trình cất giữ, rượu trắng có thể làm cho tạp cồn ở trong rượu dần
dần hoá thành ôxy sinh ra este rất thơm và làm cho chất axêtan đêhit ở trong rượu bốc
lên. Đồng thời những phân tử rượu và phân tử nước sinh ra tác dụng tụ hợp, làm cho
cồn rượu rất thơm, chất đắng của rượu hoặc giảm thiểu hoặc mất đi. Cho nên càng để
lâu càng thơm. Song thời gian cất giữ cũng có một hạn độ nhất định. Trong các loại
rượu nhẹ như bia, rượu nho, do hàm lượng chất đạm và chất đường rất nhiều, dễ trở
thành ổ sinh trưởng lý tưởng cho các loại vi sinh vật, làm cho rượu biến chất, trở nên
chua. Cho nên rượu nhẹ không nên cất giữ lâu. Nói chung bia đóng chai có thể cất giữ
được 4 – 5 tháng, còn bia tươi thì chỉ có thể cất giữ được 2 – 3 ngày.

nguon tai.lieu . vn