Xem mẫu

  1. Dùng thuốc đông y – Phần 3 Một số bài thuốc Nam đơn giản Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, chó đẻ răng cưa 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60g, hạt bo bo 40g, đường đỏ 40g. Sắc uống ngày một thang. Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40g, rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, chó đẻ răng cưa 30g, nhân trần 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
  2. Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, kim tiền thảo 20g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40g, nhân trần 40g, kim tiền thảo 40g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật… Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, rau sam 20g, lá mơ tam thể 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược). Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, bèo cái 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm. Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, bồ công anh 20g, bèo cái 20g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
  3. Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống. Lưu ý: Không dùng Bạch hoa xà cho phụ nữ mang thai, vì sẽ bị ra thai. Linh dược từ ngải cứu Báo Sức khoẻ và Đời sống Ngải cứu là một loại rau dân dã được trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á. Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó chữa được nhiều bệnh nhất là các bệnh của phụ nữ. Canh từ ngải cứu Canh suông lá ngải cứu tươi non: Chữa đau tức ngực, ho do khí trời lạnh giá. Canh bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh 15 -20 ngày: Lá ngải cứu tươi 100g rửa sạch. Gà giò 1 con đủ 1 bữa. Chọn được gà ác càng tốt. (lông trắng da thịt đen) mổ moi bỏ lòng, nhồi ngải cứu vào bụng gà, hấp cách thuỷ. Cách ngày 1 con, cả liệu trình 7- 9 con. Canh trứng gà ngải cứu, chữa đau bụng kinh do lạnh: Lá ngải cứu 30g, trứng gà 2 quả. Nấu chín trứng với ngải cứu. Lá y trứng ra bóc vỏ, rồi bỏ lại
  4. vào, nấu lại với ngải cứu 10 phút. Ăn trứng hàng ngày trong 7 ngày. Nếu thêm ít hồi hương có tác dụng sẽ mạnh. Công thức này cũng được chỉ định bồi bổ sức khoẻ cho trường hợp ung thư tử cung (cổ và thân). Canh trứng gà Ngải cứu, gừng, chữa bế kinh, chậm kinh, thống kinh: Lá ngải cứu 9g, trứng 2 quả, gừng 15g. Nấu như bài trên. Dùng 7 ngày trước khi có kinh. Canh ngải cứu chữa sẩy thai liên tiếp: lá ngải cứu lâu năm 6g. Trứng gà 2 quả. Vò nát lá ngải cứu cho vào túi nấu lấy nước bỏ túi bã, lấy nước đạp trứng vào đánh đều nấu chín. Ăn cả cái và nước. Liên tục 3 lần. Hoặc lá ngải cứu 40g, trứng gà 1 quả nấu chung cho đến khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước. Ngày 1 thang, liên tục 7 ngày. Về sau cứ 1 tháng ăn 1 lần, mỗi lần 2 quả, liên tục cho đến khi sinh. Cháo ngải cứu Chữa động thai: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày. Cháo ngải cứu chữa thấp khớp: lá ngải cứu 100g, lá lốt 200g, gạo xay 200g, rửa sạch hai loại lá xay lấy nước 300ml hoà vào gạo. Đun lửa nhỏ, quay đều
  5. không để vón. Ăn nóng lúc đói. Bã lá xào dấm nóng, đắp chườm chỗ sưng đau. Cháo ngải hoa cúc: lá ngải cứu 100g, hoa cúc 50g, gạo tẻ 200g. Cách làm như trên. Chào ngải cứu bìm bịp chữa đau liên sườn, đau khớp: lá ngải cứu 50g, bìm bịp 1 con, gạo nếp 200g. Gia vị vừa đủ. Bìm bịp bóp chết, bọc đất bên ngoài dùng củi đốt cho đến khi đất đỏ. Bóc đất, gỡ thịt ướp gia vị, còn (xương, đầu, cánh, chân...) thì giã nát lọc lấy 40ml nước. Nấu chào nhừ rồi cho thịt, nước xương chim, lá ngải cứu đã thái chỉ vào cháo quấy đều. Cháo sôi lại là được. Ăn nóng ngày 1 lần, liền 3 ngày (kinh nghiệm cho thấy hiệu quả cao). Làm thức uống Trà: Các tiệm trà ở Nhật Bản bán lá ngải cứu khô để hãm uống bồi bổ sức khoẻ (dùng cho cả sản phụ cho con bú). Để điều kinh cũng dùng cách này uống 6g – 12g chia 3 lần/ngày. Sách Tây y hướng dẫn dùng lá ngải cứu chống mỡ máu, xơ cứng thành mạch, hạ huyết áp cao. Lá ngải cứu hái trước 10 giờ sáng rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, dùng cốc sứ để uống. Nếu khó uống cho thêm một chút mật ong. Có thể hái sẵn cho vào túi nylon để trong tủ lạnh. Ngày khoảng 100g ngải cứu chia 3 lần uống trước bữa ăn chính.
  6. Nước uống: Cho người động thai đau bụng 4 -8g lá tươi giã vắt lấy nước cốt hoà vào chén mật ong đun sôi uống. Nước ngải cứu tươi: Chữa đau bụng kinh – 1 nắm lá ngải cứu tươi vắt lấy nước uống. Nước sắc ngải cứu: chữa kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, mệt mỏi suy nhược. Lá ngải cứu khô 10g thêm 200ml sắc còn 100ml uống 1 lần, cho ít đường cho dễ uống. Nước uống cho người cao huyết áp: ngải cứu khô 10g. Nấu trong đồ sứ (không dùng kim loại). Nấu ngày nào uống ngày đó (không để qua đêm). Nước sắc ngải cứu chữa chứng thương hàn (của Đông y) thời khí ôn dịch gây sốt cao, đầu nhức, mạch hồng thực. D ùng lá ngải cứu khô 3 lạng (120g),
  7. uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi (trửu hậu phương). Khi sắc thuốc ngải cứu có sách dặn “không để ngoài gió”... Rượu ngải diệp (Thánh tể tổng lục) để ôn kinh, chỉ thống, lá ngải cứu khô 30g, men rượu vừa dùng. Nấu ngải cứu lấy nước đặc cho vào 2kg cơm nếp và men rượu gầy. Sau khi ngâm xong, lọc bỏ bã, cất vào chai. Ngày uống vài lần. Thuốc ngải cứu Uống trong: Đã được một số công ty bào chế thành thuốc có chữa điều kinh có công thức: ích mẫu, hương phụ, ngải cứu với hàm lượng khác nhau, ở các dạng hoàn, cao lỏng, cao đặc, viên nang. Sách Đông y có nhiều cổ phương có ngải cứu, chủ yếu để chữa bệnh phụ nữ do rối loạn kinh nguyệt (sớm, muộn, bế kinh, thống kinh...) về thai sản (động thai, sẩy thai) bồi dưỡng sau sinh... thiên về thể hàn, khí trệ. Dùng ngoài: ngã tức ngực ngất xỉu. Lấy ngay ngải cứu tươi giã nhuyễn lấy nước hoà cùng một lít rượu để uống, bã xoa đắp ngoài. Trẻ em bị sốt cao cũng làm như trên nhưng chỉ để xoa khắp mình, trừ đầu mặt không xoa, không uống. Đau lưng lấy lá ngải cứu xào dấm đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp chườm ngải cứu lên vùng thắt lưng.
  8. Trị mụn ở mặt: Dùng lá non làm mặt nạ 20 phút sau đó rửa sạch. Dùng toàn thân thì sắc lấy nước cho vào bồn tắm, chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mỏi mệt. Đau họng: giã ngải cứu lấy nước cốt uống từ từ, ít một, bã với ít dấm đắp bên ngoài cổ, phía trước. Cấm kỵ Không nên dùng dài ngày. Người nhiệt âm hư không dùng, người cao huyết áp do âm hư hoả vượng, không có hàn thấp, thai sản bình thường không dùng. Bưởi giúp cầm máu chân răng Ăn 2 quả bưởi mỗi ngày trong vòng nửa tháng có thể làm giảm chứng chảy máu lợi. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng lượng vitamin C trong máu - vi chất giúp mau lành tổn thương do các phân tử gốc tự do gây nên - nhóm nghiên cứu
  9. Đại học Đại học Friedrich Schiller (Đức) cho biết trên tạp chí Dental của Anh. Trong nghiên cứu, 58 bệnh nhân nướu lợi mạn tính có lượng vitamin C trong huyết thanh thấp khi bắt đầu thử nghiệm. Trong đó, lượng trung bình ở nhóm hút thuốc lá thấp hơn 29% so với nhóm không hút. Sau khi ăn bưởi liên tiếp trong 2 tuần, tất cả đều có lượng vitamin C gia tăng. Nhóm hút thuốc tăng gần gấp đôi, song do mức khởi điểm thấp nên kết quả bổ sung vẫn thấp hơn so với người thường. Trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5 mg vitamin C. Theo giới chuyên môn, một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh cũng cung cấp đủ lượng cần thiết. Tuy nhiên, do cơ thể không có khả năng giữ vitamin C thừa nên cần bổ sung đều đều. Hút thuốc lá được xem là yếu tố hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh. Một lưu ý là không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axit nên dễ làm yếu men răng và gây mòn răng.
nguon tai.lieu . vn