Xem mẫu

  1. Dùng con mắt soi mói để tìm người kế thừa
  2. Có những ông chủ công ty lớn đã tâm sự: “Tôi thấy mình cần phải nghỉ hưu, không biết nên giao quyền kinh doanh lại cho con tôi hay cho người đồng nghiệp đã cùng tôi đồng cam cộng khổ trong một thời gian dài?”. Dùng con mắt soi mói để tìm người kế thừa Đúng vậy, việc lựa chọn người kế thừa không phải là dễ. đặc biệt là đối với những người đã gây dựng sự nghiệp, việc giao lại cho con cái hay người tâm phúc đó là lẽ tự nhiên. Thế nhưng nếu chỉ xét về tình cảm để chọn người kế nhiệm thì không phải là việc tốt đối với một công ty. Việc lựa chọn người kế nhiệm không đơn thuần chỉ là tình cảm. Người kế nhiệm có năng lực kinh doanh để gìn giữ thành quả mà mình đã vất vả gây dựng hay không, đó mới là tiêu chuẩn phán đoán quan trọng. Nếu có ý định muốn giao quyền cho con cháu hoặc cho người tâm phúc thì cần phải đào tạo bồi dưỡng rèn luyện sớm để người kế nhiệm có thể độc lập đảm đương được nhiệm vụ. bất kể bạn yêu quý con cháu mình đến mức nào, nếu họ không đạt được như vậy thì không nên giao quỳên kinh doanh cho họ.
  3. Nhân viên của công ty giao sinh kế của họ và gia đình họ cho công ty. Công ty cũng cần phải có đóng góp cho xã hội, đó là trách nhịêm cơ bản của người chủ công ty. Vậy đối với người kế nhiệm cần phải giáo dục, đào tạo như thế nào? Đối với những ông chủ sáng tạo nên sự nghiệp mà nói, thì con em họ khó có thể tin tưởng được. vì chúng không có kinh nghiệm thực tế. Người không tự tin thì không thể có những phán đoán ngày từ đầu được, sẽ làm cho những người hợp tác với họ không yên tâm. Chỉ có những người đã từng nếm trải những gian nan khi xây dựng cơ nghiệp thì mới có thể tự tin. Chỉ những người đã từng không đòi được công nợ vì đối tác phá sản; Vì quá hạn, những người quản lý mà mình tin tưởng lại phản bội mình … Chỉ có những người đã được rèn luyện qua những khó khăn gian khổ như thế mới có thể tự tin và có những phán đoán nhạy bén. Thế nhưng nhiều ông chủ khi đào tạo bồi dưỡng con cháu hoặc người tâm phúc để họ tự tin thì lại làm ngược lại, thường để con cháu hoặc người tâm phúc của mình tránh xa những nơi phải rèn luyện, để họ có thành tích ở những vùng an toàn yên ổn. Thực ra trong lòng họ cũng biết, những thành tích đó chẳng phải là do thực lực của họ nên dù có to lớn tới mức nào cũng làm cho họ cảm thấy không yên tâm. Nếu muốn bồi dưỡng cho con cháu hoặc người tâm phúc có lòng tự tin, thì tốt nhất hãy đưa họ đến làm việc tại một cơ sở mới tự mình lo liệu, hoặc giao cho họ phụ trách một công ty làm ăn sa sút, hoặc giao cho họ chấn chỉnh lại một chi nhánh nào đó đang thua lỗ … Chỉ có tự mình trải qua việc tôi luyện trong
  4. các môi trường khó khăn gian khổ, tự mình phải tìm cách giải quyết thì mới có được niềm tự tin cần thiết để đảm nhiệm vai trò ông chủ công ty trong tương lai. Nếu bạn có nhiều con cháu, bạn cần phải lựa chọn cẩn thận giao kế nhiệm cho người nào ưu tú nhất. Có những gia đình anh hiền, em đần hoặc ngược lại, nếu cứ theo ý mình mà giao quyền cho người cho người không có năng lực thì công ty chẳng sớm thì muộn cũng thành ra năm bè bảy mảng, đến khi đó sợ rằng không phải là bi kịch “nồi da nấu thịt” “cốt nhục tương tranh” thì cũng rơi vào tình thế khách hàng ngày một vắng bóng. Nếu bạn thất bại trong việc đào tạo con cháu hoặc người tâm huyết để kế nhiệm sự nghiệp thì bạn nên thành lập công ty cổ phần do gia đình bạn khống chế (Holding company) con cháu bạn là cổ đông. Còn việc kinh doanh của công ty giao cho một người quản lý đáng tin cẩn là được. Đây là một hình thức tổ chức tách quyền kinh doanh và quyền sở hữu riêng ra. Bạn muốn cố gắng giao quyền thừa kế sự nghiệp cho con cháu đó là điều mọi người có thể hiểu được không có gì phải bàn, thế nhưng bạn cần phải có con mắt và tâm thái đúng đăn công bằng để xử lý vấn đề.
nguon tai.lieu . vn