Xem mẫu

  1. DU LỊCH VÕ THUẬT VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàng Ngọc Hùng(*) VIETNAM MARTIAL ARTS TOURISM - THE CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS Abstract The topic is showing current situation of martial arts tourism activities in Vietnam by studying demands of travelers. It not only supplies, explains with guiding to produces tangible products but also consults to managers and business owners in business management. The initial information can help managers and business owners in assessing tourism service quality to provide solutions that meet demands of customers, to contribute to development of martial arts tourism industry in Vietnam. * 1. Đặt vấn đề Võ Việt là những phong cách chiến đấu của người Việt; di sản truyền thống võ Việt ảnh hưởng lối sống người Việt. Như các nền võ thuật Hàn, Nhật, Trung, Thái,… võ Việt là một trong các loại hình văn hóa, du lịch. Từ những năm 70 thế kỷ trước, Trung, Nhật, Hàn, Thái,… đã hình thành và phát triển du lịch võ thuật (DLVT); các môn võ Thiếu Lâm, Sumo, Muay, Taekkyeo,… được du khách ưa thích. Chính phủ các nước cấp visa DLVT tạo điều kiện cho du khách đến tìm hiểu và học tập tại các võ đường nước mình. Tại Việt Nam, võ thuật đã có từ lâu, thủ đô Hà Nội có nhiều võ đường (VĐ): Y võ Thiên Phúc (Thiếu lâm Vĩnh Xuân) ở quận Tây Hồ, VĐ Võ Lâm Phật Gia ở khuôn viên đền Hai Bà Trưng, VĐ Nam Hồng Sơn Khắc Trịnh ở quận Thanh Xuân. Các huyện thị ngoại thành có Trường phổ thông võ thuật Bảo Long (Thị xã Sơn Tây), xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) là cái nôi của Vovinam, VĐ Bách Linh phái Thiên môn đạo ở xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa,…Tỉnh Bình Định, Thừa Thiên - Huế, có nhiều võ phái cổ truyền. Về võ vật, có nhiều đất võ vật ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Huế (vật làng Thủ Lễ, vật làng Sình). Riêng môn võ Vovinam của Việt Nam, hiện đã truyền đến hơn 40 quốc gia trên thế giới. Cùng với các loại hình du lịch khác, võ thuật cũng là một sản phẩm du lịch đầy tiềm năng và đang là sự lựa chọn của nhiều du khách đến Việt Nam. Tuy vậy, DLVT ở Việt Nam chưa được các bên liên quan chú ý đúng mức. 2. Thực trạng 2.1. Phân loại sản phẩm du lịch võ thuật Việt Nam Nhu cầu DLVT của du khách vẫn rất phong phú, cụ thể và rất khác nhau: xem, quay film (bài quyền tay không, bài vũ khí, kỹ thuật tấn công, kỹ thuật phản công,…), mua hàng lưu niệm (mô hình vũ khí, võ phục,…), tập trực tiếp (bài quyền tay không, bài vũ khí, kỹ thuật tấn công, kỹ thuật phản công,…), phỏng vấn (nhân vật, nhân chứng các sự kiện,…). Mỗi nhu cầu có nhiều đặc điểm - kỹ thuật: bài võ vật, bài võ tay không, bài vũ khí…); thời gian (trước 45, trước 54, trước 75, sau 86,...); không gian (Bắc, Trung, Nam - nôi võ: Bắc Hà, Thanh Nghệ, Huế, Nam Ngãi, Bình Định, Sài Gòn, Miệt Vườn, Bảy Núi, Gò Công,…, nôi vật (Bắc Bộ, cố đô Huế); nguồn ngoại nhập: Trung (Thiếu lâm Nam phái, Bắc phái; Vịnh Xuân, Tung (*) Võ sư.
  2. Sơn, Trung Sơn, Phật Gia, Hồng Gia,…), Pháp (Boxing,…), Nhật (Judo, Karate Do, Aikido, Kendo,…) Hàn (Hapkido, Taekwondo ITF, Taekwondo WTF,…), Thái (Muay, Kickboxing,…), boxing (quyền Anh truyền thống, Indonesia [AA Boxer:Tarung Derajat], Thái [kickboxing], Việt [quyền tự do – đấu đài]); tính chất (võ cổ truyền, Vovinam); vũ khí (kiếm tre [Kendo Nhật], côn nhị khúc [Trung, Nhật, Việt - Đức Nam Nhị khúc côn, đoãn côn [Arnis của Philipines], trường côn [Bình Định, Vovinam, Thiếu lâm] và nhiều bài vũ khí khác thuộc các võ phái cổ truyền, Vovinam và một số vũ khí thuộc các võ phái ngoại nhập (KarateDo Nhật, Wushu Trung Quốc),…rất phong phú. Việc xác lập từng loại hình sản phẩm vẫn chưa được chú ý đúng mức, người hướng dẫn chưa giúp du khách chọn đúng sản phẩm, chưa đủ thông tin để giới thiệu, tạo nhu cầu cho du khách về tiềm năng phong phú của sản phẩm DLVT tại Việt Nam. 2.2. Vật hóa - thiết kế, định danh từng loại sản phẩm du lịch võ thuật Chưa xác định tên, mã số từng sản phẩm DLVT nên hướng dẫn viên (HDV) lúng túng khi thuyết minh, phiên dịch, giải đáp về các thuật ngữ, khái niệm liên quan (thiệu, thảo, thơ, văn vần; Bài múa, bài quyền; Gậy, roi, côn; côn mẹ con, côn dài ngắn, côn thiết lĩnh; Song sỉ, song xỉ; cặp cá, song ngư; Khăn, dải khăn; Vovinam, Vô-vi-nam; Công phu, kungfu, ủ su; Cương, nhu; Võ tự do, kickboxing, Muay Thái; Võ phục, đồ võ, kimono; Võ khí, vũ khí, binh khí; Võ kinh, võ trận; Vật cổ truyền, vật tự do; Trận, hiệp; Thuốc, toa thuốc, bài thuốc, vị thuốc; Hướng dẫn viên, huấn luyện viên, võ sư; Truyền nhân, hậu duệ; Gia truyền, tộc truyền, bí truyền; Học chung với võ sinh, học ở góc riêng võ đường, học riêng với võ sư; đẳng cấp/ đẳng hiệu; Giấy chứng nhận, bằng đẳng cấp; trận/hiệp/keo;…) Thiếu thống nhất thuật ngữ thuần Việt, Hán Việt,… về sản phẩm DLVD (võ phái / hệ phái; đòn/ thế/ miếng; chiêu/ thức; bài / phổ; Thái Cực quyền/ Thái Cực đạo; Karate/ Karate Do; Nhu đạo/ Nhu thuật/ Nhu quyền; Việt Võ đạo/ Việt Quyền đạo; chưởng môn/ trưởng môn/ sư trưởng/ trưởng tràng; hướng dẫn viên/ huấn luyện viên/ phụ tá huấn luyện viên/ phụ tá võ sư / trợ giảng/ võ sư; bí truyền/ gia truyền/ tộc truyền/ thất truyền; hiệp/ trận; huy chương vàng/ vô địch; sới/ sàn/ sân/ đài/ võ đài; trường bắn/ xạ đình; hổ quyền /Long Hổ quyền; Điện Giảng võ/ Giảng Võ đường/ Võ đường/ Đạo đường),.. làm du khách hiểu sai về văn hóa, lịch sử Việt Nam nói chung và về võ Việt nói riêng; mặt khác, còn làm giảm sự tò mò, khát khao tìm hiểu sâu rộng về các sản phẩm DLVT nước nhà. 2.3. Về các sản phẩm show diễn võ thuật Thực tế, du khách có (hoặc chưa có) nhu cầu về show diễn võ thuật nhưng luôn vui lòng với sản phẩm show diễn võ nếu HDV có thông báo (xem trực tiếp, gián tiếp (qua màn hình) về: diễn bài quyền [tay không, vũ khí]; diễn chậm một (hoặc một số) kỹ thuật tấn công, phản công; quy trình chế tác vũ khí (kim loại, gỗ, tre, mây,…), như: - Kỹ thuật chế tác bộ phận của vũ khí: mài (mũi giáo, lưỡi gươm), khoét chuôi và buộc dây (đoạn côn, tam đoạn côn), chạm khắc (lưỡi kiếm, đại đao),… Ở lĩnh vực này không chỉ khá nhiều sản phẩm phổ thông mà còn có bài bản, những quy trình công nghệ,… thuộc dạng bí quyết, gia truyền, tộc truyền. Do HDV chưa xác định vai trò (thông báo, mời gọi, giới thiệu, hướng dẫn, môi giới,…) với du khách và chưa chuẩn bị đủ để tư vấn cho du khách (tập thể, cá nhân) khi phát sinh nhu cầu - về thời gian, địa điểm,… về thủ tục hợp đồng, giá cả, tặng phẩm,… khi đến với mỗi loại sản phẩm sau: - Xem trực tiếp không ghi hình; xem và có chụp ảnh, quay film; - Xem gián tiếp qua màn hình (chỉ xem hoặc có mua album, DVD];
  3. - Xem (trực tiếp, gián tiếp) kèm mua các sản phẩm khác (võ phục, vũ khí); - Chụp ảnh với người diễn (võ sinh, HL viên, võ sư, sư trưởng, chưởng môn); huấn luyện vật cho du khách du khách thi đấu vật 2.4. Về kiểm định chất lượng các loại sản phẩm du lịch võ thuật Chưa có tiêu chuẩn, tiêu chí (cấp quốc gia, cấp võ phái,…) về chất lượng từng sản phẩm DLVT; điều này làm HDV chưa mạnh dạn giới thiệu sản phẩm DLVT với du khách. Tuy có nhiều nơi phát xuất các võ phái (Bình Định, Huế, Hà Nội,…) nhưng ngoài việc chưa liệt kê đủ các sản phẩm DLVT ở từng địa phương, vẫn còn một hạn chế nữa là chưa khẳng định đặc trưng (từ việc so sánh - vùng miền, võ phái, hệ phái,…) giúp du khách nhận ra bản sắc riêng trong từng sản phẩm DLVT - dễ bị nhàm chán, đơn điệu. 2.5. Hướng dẫn du khách thưởng thức sản phẩm DLVT - Chưa giúp du khách hiểu và thưởng thức sâu rộng về từng loại sản phẩm DLVT là không dễ. Khi du khách cần tìm một vũ khí (sản phẩm mô hình hoặc vũ khí thật) HDV cần hiểu ít nhiều về sự hình thành sản phẩm với góc nhìn của nhà sản xuất (nguyên liệu, công nghệ chế tác, mẫu mã,..), của phía sử dụng (chi tiết lắp ghép, bao bì,…) và của du khách (có nhu cầu riêng khi đến với tour, đến với sản phẩm, với vũ khí cụ thể). - Nhiều bài thuyết minh (trao cho du khách những thông tin về sản phẩm DLVT, phục vụ sư ưa lạ của du khách) chưa xuất phát từ du khách, chưa trực tiếp tìm hiểu các cảnh quan DLVT, các di tích lịch sử văn hóa DLVT, chưa nắm bắt kịp thời những đổi thay theo thời gian và sự tác động từ nhiều phía đến sản phẩm DLVT, chưa xem xét trực tiếp đối tượng tham quan, phỏng vấn tại chỗ với những người có hiểu biết về các sản phẩm du lịch võ thuật,… Mặt khác, khi đưa du khách tham quan (nghe hoặc nhìn) sản phẩm DLVT cụ thể, HDV thiếu chú ý chọn vị trí quan sát phù hợp với sản phẩm. Không hiếm HDV các tour DLVT tự cho mình có quyền thiếu sót thông tin ở lĩnh vực này vì bản thân chưa là võ sinh (?); chưa chuẩn bị đủ thông tin liên quan cho bài thuyết minh theo yêu cầu của khách; chưa trả lời thỏa đáng các câu hỏi cho du khách. 2.6. Thực trạng dịch vụ huấn luyện võ thuật cho du khách - Chưa tổ chức tốt các khóa dạy nhanh (một số chiêu thức cơ bản thi đấu đối kháng, tự vệ tay không, tự vệ vũ khí); - Chưa tổ chức tốt việc giới thiệu, tiếp thị sản phẩm các bài tập nâng cao, các khóa học võ 1 ngày, các trại huấn luyện; - Với một số nơi chịu nhận huấn luyện võ thuật cho du khách, vẫn vướng thủ tục hành chính (visa du lịch, đăng ký tạm trú, chứng nhận huấn luyện,…), các dịch vụ kèm theo (chỗ nghỉ,
  4. phương tiện đi lại, an toàn thực phẩm, …), hợp đồng (chương trình, thời khóa biểu huấn luyện, sản phẩm vật thể, …). 2.7. Điều hành tour du lịch võ thuật từ góc nhìn quản trị quy trình Ngày càng tăng nơi dùng phần mềm điều hành tour nhưng tour DLVT vẫn chưa được chú ý đúng mức. Phía điều hành dành sự quan tâm cho khâu tổ chức cho chương trình tour trở thành những sản phẩm cụ thể - tìm nơi lưu trú, ăn uống, dịch vụ khác hợp chuẩn tour đã thiết kế, tìm HDV “phù hợp với tour” và có khả năng thương thuyết với nhà cung cấp. Tuy nhiên mức độ “phù hợp với tour” vẫn thiếu quan tâm đối với tour (hoặc các du khách) DLVT Việt nam; do đó, vẫn tái diễn những hạn chế trên đây. 2.8. Việc đào tạo về DLVT Việt Nam Mục tiêu “Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội“ (giai đoạn 2008 – 2015) đã triển khai với sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch, được các cấp, ngành, đơn vị, cá nhân ngành du lịch nêu ra ở Hội thảo quốc gia tại TP Hồ Chí Minh (7.3.2008), Hà Nội (17.8.2010). Mục tiêu trên đã được sự phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với Bộ VH,TT&DL cùng Bộ LĐ&TBXH và đã đạt những kết quả nhất định trong những năm qua. 27/6/2011, Khoa Văn hóa Du lịch (Đại học Văn hóa) có HTKH “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội: những vấn đề đặt ra”. Tuy nhiên, chương trình đào tạo du lịch (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học) chưa có môn (học phần, chuyên đề, bài giới thiệu) về DLVT Việt Nam, giới thiệu DLVT Việt Nam 2.9. Điều hành tour du lịch võ thuật từ góc nhìn kinh doanh – hậu mãi Chưa chủ động thực hiện các hoạt động hậu mãi sau chia tay du khách, khâu không thể thiếu trong quy trình marketing của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ DLVT. Quá chú ý đến giao dịch mà chưa quan tâm quan hệ với khách hàng; chưa chú trọng giữ khách hàng cũ mà tập trung vào mục tiêu có khách hàng mới. Từ trực tiếp làm du khách và qua du khách đã dự các tour DLVT được biết việc hướng dẫn sử dụng sản phẩm (vật thể) từ các tour DLVT thường rất qua loa (thiếu tài liệu hướng dẫn bằng ngoại ngữ), HDV chưa chủ động giúp du khách kiểm tra (miễn phí) các sản phẩm du khách đã mua từ tour DLVT, chưa hướng dẫn du khách bảo dưỡng định kỳ, duy tu, sửa chữa; HDV chưa phối hợp với bên cung cấp để tặng miễn phí cho khách hàng những vật tư, linh kiện, vật liệu liên quan đến sản phẩm và các phục vụ miễn phí khác. Nhiều sản phẩm DLVT (vũ khí [mô hình], băng videp, DVD,…) bán ra và sau đó khi du khách cần giúp đỡ để tiếp tục sử dụng thì đã không biết hỏi ai – cúng vì thiếu cơ chế hậu mãi, thiếu xác định trách nhiệm đối với dịch vụ hậu mãi ở các tour DLVT. 3. Đề xuất 3.1. Về việc quản lý dịch vụ DLVT Qua việc tổ chức hội thảo giữa các tổ chức kinh doanh du lịch, các võ phái, các nhà sản xuất, các nhà ngôn ngữ để giới thiệu, thảo luận, kết luận và chỉ đạo thực hiện về mặt nhà nước một số nội dung liên quan: - Xác lập từng loại hình DLVT và các sản phẩm tương ứng dể phục vụ thỏa đáng nhu cầu du khách ở nhiều đặc điểm cụ thể (không gian, thời gian, tính chất,…). - Xác định danh mục sản phẩm DLVT và mã số từng sản phẩm – phục vụ giới thiệu, kiểm định chất lượng;
  5. - Biên soạn Từ điển, Sổ tay Du lịch Võ thuật Việt Nam; - Hình thành các sản phẩm show diễn võ thuật (trực tiếp, gián tiếp) và các sản phẩm vật thể kèm theo; - Xác định vai trò tư vấn, môi giới của HDV giữa du khách và các bên liên quan; - Xác định các thủ tục hợp đồng, giá cả, tặng phẩm,… - Xác định tiêu chuẩn, tiêu chí (cấp quốc gia, cấp võ phái,…) để kiểm định chất lượng từng sản phẩm DLVT; - Xác lập các đặc trưng (từ việc so sánh – vùng miền, võ phái, hệ phái,…) giúp du khách nhận ra bản sắc riêng trong từng sản phẩm DLVT; - Giới thiệu các mô hình dịch vụ huấn luyện võ thuật cho du khách (các khóa dạy nhanh, kinh nghiệm giới thiệu, tiếp thị sản phẩm các bài tập nâng cao, các khóa học võ 1 ngày, các trại huấn luyện; - Giới thiệu các mô hình DLVT đã tổ chức tốt thủ tục hành chính, các dịch vụ kèm theo, hợp đồng, quản trị quy trình DLVT. - Đối với quản trị quy trình DLVT: tiếp tục giới thiệu những kinh nghiệm về khâu tổ chức để cho chương trình tour DLVT trở thành nhiều nhóm sản phẩm cụ thể (từ việc tìm nơi lưu trú, ăn uống và nhiều dịch vụ khác phù hợp với tiêu chuẩn tour đã thiết kế, tìm hướng dẫn viên “phù hợp với tour” và có khả năng thương thuyết với nhà cung cấp. - Rút kinh nghiệm từ các đơn vị làm tốt khâu hướng dẫn sử dụng, kiểm tra miễn phí các sản phẩm du khách đã mua trong tour du lịch võ thuật, bảo dưỡng định kỳ, duy tu, sửa chữa; phối hợp với bên cung cấp sản phẩm để tặng miễn phí cho khách hàng những vật tư, linh kiện, vật liệu liên quan đến sản phẩm và các phục vụ miễn phí khác. 3.2. Đào tạo Tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu “Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội“ đã được Ban chỉ đạo quốc gia giai đoạn 2008 – 2015 triển khai và lập khung chương trình, đề cương, bài giảng (học phần, chuyên đề, bài giới thiệu) về DLVT Việt nam (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học). Để khung chương trình, đề cương, bài giảng về DLVT Việt nam thực sự có chất lượng, giới kinh doạnh DLVT có thể tài trợ để phía đào tạo được trực tiếp tham quan thực tế dịch vụ DVL không chỉ ở trong nước mà còn ở các nước - ít nhất là các nước Châu Á. Thi tài liệu giới thiệu sản phẩm DVLL (video, DVD và các tài liệu giấy; giao diện website các tour DVDL Việt Nam). 3.3. Về mở rộng, phát triển danh mục sản phẩm Bổ sung sản phẩm DLVT là các tour tham quan lễ hội có trò chơi thể lực gắn với võ vật (như: vật cầu, vật cầu bùn, cờ người,…) và một số sản phẩm truyền thống võ vật (như các loại tranh: thêu, khảm,…). Tài liệu tham khảo 1. Trần Thúy Anh (2012), Du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ (giáo trình), Nxb Giáo dục.
  6. 2. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2011), Quản trị kinh doanh lữ hành (giáo trình). Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Hoàng Ngọc Hùng (2009), Tài nguyên du lịch Gò Công. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia về "Phát triển bền vững Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Cần Thơ. 4. Hoàng Ngọc Hùng (2013), Môn võ Hapkido của Hàn Quốc ở Việt Nam (1967 – 2012), Tạp chí Khoa học - Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Số: 2(63). 5. Hoàng Ngọc Hùng: (2013), 50 năm môn võ Aiki Budo của Nhật Bản đến Việt Nam (1963 – 2013). HTKH quốc tế về “Quan hệ hợp tác Việt – Nhật và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực”. 6. Hoàng Ngọc Hùng (1012), Truyền bá các môn võ Hàn Quốc tại Việt Nam - phát triển và kinh nghiệm. HTKH quốc tế về “Quan hệ Hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc – từ quá khứ đến hiện tại” do Hội hữu nghị tp HCM + Hội Hữu nghị Việt Hàn + Đại học Young San + ĐH Ngoại ngữ Tin học TP. HCM tổ chức. TÓM TẮT Nghiên cứu này trình bày thực trạng du lịch võ thuật tại Việt Nam qua hoạt động tìm hiểu nhu cầu của du khách, cung cấp, giải thích, hướng dẫn, sản xuất các sản phẩm vật thể, tư vấn, quản lý, kinh doanh... Các thông tin ban đầu có thể giúp các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp khi họ cần đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch võ thuật để cung cấp giải pháp đáp ứng nhu cầu của du khách, góp phần phát triển ngành du lịch võ thuật ở Việt Nam.
nguon tai.lieu . vn