Xem mẫu

  1. DU LỊCH VỀ MIỀN TRUNG QUA NHỮNG VẦN CA DAO Lê Tiến Dũng(*) TOURISM IN THE CENTRAL OF VIETNAM VIA VIETNAMESE FOLK-SONGS Abstract Globalization and Localization in tourism has been a proper, in-depth orientation. This article has just been named "Localisation in Central Tourism" based on statistics of three central provinces of Quang Binh, Thua Thien Hue, and Quang Nam. Coming to Central areas of Vietnam, famous for «shiny sand dunes», tourists have got a strangely wishful thinking when travelling to numerous beautiful landscapes: Đèo Ngang (Horizontal Gap), Ba Đồn – one of Quang Binh towns, Lũy Thầy (Đào Duy Từ rampart), Nuis Ngự (Mount Ngự Bình), sông Hương (Hương River), Cầu Ngói Thanh Toàn (Thanh Toàn Tile-Roofed Bridge), cầu Tràng Tiền (Trang Tien Bridge), Kim Long, Núi Hải Vân (Hải Vân Mountain Pass), Hội An (Hoi An Ancient Town), Hòn Kẽm Đá Dừng (Hòn Kẽm Đá Dừng landscape), Tam Kỳ (Tam Ky City). However, many other landscapes have not been explored: Phong Nha Cave, Quang Binh quan (upgraded Dong Hoi Citadel), Non Temple – Mount Thần Đinh, phá Hạc Hải (Hạc Hải Lagoon), rào Sen (Lotus fence), Điện Hòn Chén (Hòn Chén Sanctuary), Thien Mu Pagoda, Núi Ngũ Hành Sơn (Marble Mountains), sông Tho Bồn (Thu Bồn River),etc. Every places have been kept in the tourists’ mind about the land and people there. The people has been caring, hardworking, forthright, frank, loyal and heroic. * 1. Toàn cầu hóa Du lịch và Địa phương hóa du lịch là một chủ trương đúng, có tầm ảnh sâu, rộng. Trong bài viết này chúng tôi chỉ nói “địa phương hóa miền Trung” trên cơ sở khảo sát ba tỉnh miền Trung: Quảng Bình (QB), Thừa Thiên Huế (TTH) và Quảng Nam (QN).Trung Việt Nam còn gọi là Trung Bộ, nằm ở phần giữa lãnh thổ và là một trong ba vùng chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam. Lịch sử Trung Bộ được gọi bằng các tên khác nhau như Trung Kỳ (thời thuộc Pháp), An Nam (theo cách người Pháp gọi). Về miền Trung du lịch là về với miền đói nghèo. Có một câu ca dao mà khi đọc lên có lẽ khó quên được câu hát chua cay cho một vùng đất: Quảng Bình là đất Ô Châu Ai đi đến đó quảy bầu về không Câu ca dao là một lời nhắc về cái đói nghèo của cả tỉnh Quảng Bình. Tỉnh Quảng Bình nghèo lắm. Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình, Tân Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam. Tỉnh này giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên. 2. Nhưng về miền Trung còn là về với xứ sở của những danh thắng. Đến với miền Trung là ta đến với xứ mộng mơ, đến với mảnh đất xinh đẹp. Mãnh đất đẹp tựa «tranh họa (*) PGS.TS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
  2. đồ». Đó là những câu ca dao nói về đoạn đường gian khổ, khó khăn, khi từ Bắc vào Nam. Ngày nay, phá Tam Giang được bồi đắp dần dần và trở thành những mảnh đất màu mỡ cho con người canh tác. Còn Truông nhà Hồ đã quan tán “cấm nghiêm”: Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Thương em anh cũng muốn vô Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang Và đây là hình ảnh của : Phá Tam Giang ngày rày đã cạn Truông Nhà Hồ nội tán cấm nghiêm Đường vô Nam đã được khơi thông. Người đọc không khỏi hồi hộp với một vùng đất đẹp như một bức tranh. 3. Du lịch về miền Trung là về quê hương có điệu hát, lời ru quê mẹ thấm biết bao ân tình. Trên đường thiên lý ta nhặt được biết câu câu ca nặng bao nghĩa tình. Trong đó có câu hát về Đèo Ngang, ví Đèo Ngang như một người gánh nặng: Đèo Ngang nặng gánh hai vai, Một vai Hà Tĩnh, một vai Quảng Bình Hà Tĩnh (HT) ở đây là một tỉnh có địa giới giáp với QB ở phía Nam chính là Đèo Ngang. Người HT và người QB có một câu hát khác, thấm đượm tình nghĩa thủy chung: Trèo đèo hai mái chân vân Lòng về Hà Tĩnh, dạ ái ân Quảng Bình. 4. Trên con đường vào Nam người ta gặp con sông lớn đầu tiên là con Gianh. Đây là con sông mang nỗi đau chia cắt của một thời. Cho nên đến QB không ai không nhớ câu ca dao: Lũy Thầy ai đắp mà cao Sông Gianh ai bới, ai đào mà sâu Lũy Thầy tức là lũy Trường Dục hiện đang còn ở Đồng Hới, QB. Lũy này do Đào Duy Từ quân sư cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên xây nên từ 1630 với chiến lược “phàm mưu đồ vương bá, cốt yếu phải tìm cách vẹn toàn” (Văn bia Cầu Dài). Năm 1627, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gặp và trọng dụng Đào Duy Từ, một người học rộng tài cao quê Thanh Hóa. Nguyễn Phúc Nguyên gọi Đào Duy Từ là thầy để tỏ lòng kính trọng. Năm Canh Ngọ 1630, ông chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình phòng thủ quan trọng là Lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (1630) và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). 5. Đi từ Bắc vào Nam, thị trấn ta gặp đầu tiên là thị trấn Ba Đồn.Vừa qua thị trấn Ba Đồn được chính phủ nâng lên thành thị xã (nghị quyết 125/NQ-CP ngày 20-12-2013 của Chính phủ). Thị xã nằm sát bờ sông Gianh lịch sử. Đây là huyện lỵ của huyện Quảng Trạch, tỉnh QB. Nơi đây có chợ Ba Đồn nổi tiếng. Chợ mở đều các ngày. Mỗi tháng có ba ngày chợ phiên. Đó là các ngày mồng sáu, mười sáu và hai mươi sáu âm lịch. Đây là những phiên chợ đông vui, sầm uất, nhộn nhịp kẻ bán, người mua. Dân gian xưa đã có câu: Ba Đồn là chợ xưa nay
  3. Tụ nhân, tụ hóa mười ngày một phiên Ba Đồn là tên gọi của ba cái đồn do quân Trịnh lập ra ở phía bắc sông Gianh. Ban đầu chợ là nơi để quân lính các đồn gặp gỡ, vui chơi, trao đổi. Dần dần thân nhân của nhiều binh lính cũng lặn lội vượt núi, băng đèo tìm đến. Ca dao xưa có những bài thật cảm động : Chợ Đồn bán đắt cau khô Một đoàn con gái chạy vô thăm chồng. Gặp trộ mưa dông Đường trơn gánh nặng Mặt trời đã lặn Đèo Ngang chưa trèo Kháp (gặp) hòn đá cheo leo Chân trèo, chân trượt Hỏi o (cô) gánh nước Hỏi chú chăn trâu Ba Đồn quân lính đóng đâu ? Chợ Ba Đồn lúc dầu đóng dưới cây cổ thụ cao hàng chục mét, có tán lá rộng. Bây giờ là 2 khu phố. Về sau, chợ dời về sát mạn bờ sông, trên một cồn đất nổi, dưới miếu Cá Ông, kéo dài đến khu lâm sản và bãi tràn của xưởng mộc. Đến thời kỳ Pháp thuộc, chợ đã hình thành phố của người Nam, của người Khách (Tàu). Cho nên ở đây dân đã có câu hát: Phố phường Nam, Khách hai bên Phiên đông cũng dến mấy nghìn người ta Vào khoảng những năm 1938 – 1940 năm đình lớn được xây dựng ở chợ Ba Đồn, mỗi đình rộng từ 20-25 m, dài từ 60 – 80 m. Ngày nay chợ Ba Đồn vẫn tấp người bán, kẻ mua như xưa. Khách du lịch ghé thăm chợ, mua những thứ đặc sản của Ba Đồn nổi tiếng cả nước như cau khô, nón lá, bánh tráng, mắm ruốc, lâm sản… 6. Không chỉ cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, miền Trung trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ, trong đó có ca dao. Đi mô cũng nhớ quê mình Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh" Huế là một thành phố đẹp. Cái đẹp của Huế không chỉ vì có thành quách, lâu đài, lăng tẩm, cung điện… Mà cái đẹp của sự hài hoà cao độ giữa nhân tạo và cảnh sắc thiên nhiên. Nhờ sự hài hoà ấy, Huế có phong cách riêng của một thành phố Á đông, một thành phố Việt Nam. Góp nên những đường nét rất riêng ấy cho Huế có phần của núi Ngự sông Hương. Tổng giam đốc UNESCO đã từng cho rằng “ Huế là một bài thơ đô thị tuyệt tác” (Báo Nhân dân ngày 27/11/1981). Sông Hương đẹp từ nguồn tới biển. Nó uốn lượn quanh co giữa núi rừng từ Thác Thủ cho tới bến Tuần, mang theo bao hương vị của thảo mộc rừng nhiệt đới, rồi toả hương cho những xom làng, vườn tược mà nó đi qua như Kim Long , Nguyệt Biều, cồn Hến, Vĩ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh… Sông Hương càng đẹp một cách diễm lệ bởi những chiếc cầu bắc qua và soi mình trong dòng nước trong xanh thướt tha. Và rồi những
  4. tà áo trăng, những chiếc nón bài thơ học trò dập dờn những cánh bướm bên bờ sông hay trên cầu Trường Tiền, cầu Phú Xuân càng tôn vẻ đẹp mộng mơ của dòng sông Trường Tiền biết mấy là yêu Tuổi thơ áo trắng, sớm chiều bướm bay… (Tố Hữu) 7. Ghé Huế,ta hãy ghé cầu Trường Tiền. Từ khi xây đến nay cầu đã hơn trăm tuổi. Và biết bao câu hát về cây cầu đã âm vang. Huế cũng có những câu ca dao mang phong cách riêng của mình, không thể lầm lẫn xuất xứ, như lời ca dao nói về cầu Tràng Tiền: Cầu Tràng Tiền 6 vài, 12 nhịp Anh qua không kịp, tội lắm, em ơi ! Nghĩa tào khang ai mà vội dứt Đêm nằm tâm tức, lụy nhỏ tuôn rơi Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời Dẫu có xa nhau đi nữa Cũng bởi ông trời mà xạ 8. Ca dao Huế còn có ý nghĩa gợi nhớ công lao của bậc tiền nhân, hay, ta thán về nhân tình thế thái. Huế ngày nay được xem là một bảo tàng lộ thiên với điện ngọc, đền vàng, lăng tẩm. Đó chính là di sản văn hoá vật chất về di tích cố đô, và là di sản văn hoá của cung đình Việt Nam. Những tố chất đó là nguồn cảm hứng cho con người. Bởi thế, ca dao xứ Huế không chỉ ngợi ca về thiên nhiên, nói về nhân tình thế thái, mà còn tìm thấy được hình ảnh của kiến trúc cố đô Huế trong ca dao. Ngọ Môn năm cửa, chín lầu Cột Cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng Chính những điệu hò, những câu ca dao nặng tình yêu thương quê hương đất nước, đã thấm đẫm vào con người Huế từ thuở ấu thơ. Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp, và từ đời sống thiên nhiên đó, ca dao đã được hình thành. Cứ mỗi địa danh, gần như có một câu ca dao. Có nhiều nhà thơ, nhà nho, cũng đã làm cho nền ca dao phong phú lên. Chẳng hạn Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã sáng những câu hò mái nhì, những câu ca dao. Những câu ca dao của ông đã di tâm khảm bao nhiêu thế hệ. Chẳng hạn như câu hò mái nhì rất nổi tiếng của ông, thấm đẫm một tấm lòng vói nước non: Chiều chiều, trước Bến Văn Lâu Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông Thuyền ai thấp thoáng bên sông Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non 9. Tương truyền vào khoảng đầu năm 1916, Trần Cao Vân thường đến ngồi câu cá ở Phú Văn Lâu để chờ gặp vua Duy Tân. Bên kia sông, con thuyền thấp thoáng để chờ đón vua rời khỏi kinh thành, ra đi khởi nghĩa. Không ngờ, âm mưu bại lộ, vua Duy Tân bị bắt và bị lưu đày. Ngày nay, lời ru cảm thán về vận nước vẫn còn in đậm trong lòng người dân Huế. Ca dao còn là nơi gửi gắm nỗi lòng uẩn ức trước những hà khắc của chế độ phong kiến. Vạn Niên là Vạn Niên nào Thành xây xương lính, hào đào máu dân"
  5. Vạn Niên là một kiến trúc cầu kỳ nằm trong Lăng Tự Đức. Ngày nay, Lăng Tự Đức trở thành một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Lăng như một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một hồn êm thơ mộng. 10. Cách thành phố Huế 7 km, có cầu ngói Thanh Toàn. Cầu được phỏng theo cầu Nhật ở Hội An. Ở đây, ca dao không chỉ nói đến một địa danh, mà còn ghi nhớ đến một tấm lòng hào hiệp của con người. Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Qua ca dao, không những làm ta liên tưởng đến lịch sử, thắng tích của Huế, mà còn biết đến những địa danh với những đặc sản riêng của từng vùng. Ru em cho thét, cho muồi Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh Chợ Dinh bán áo con trai Triệu Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim Tuy ca dao xuất phát trong giới bình dân, nhưng nhiều câu rất nên thơ, và ý nghĩa đậm đà, dễ xúc cảm người nghe, nên được nhiều người yêu thích và sưu tầm. Cụ Ưng Luận là một trong những con người đó. Ca dao đã truyền tải được nhiều đền đài, thắng tích, kể cả cuộc sống của vua chúa, như là ca dao xứ Huế. Đọc ca dao xứ Huế, chúng ta sẽ thấy cả Ngọ Môn, Cột Cờ, Văn Thánh, Võ Thánh. Biết được Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Đào Duy Từ… Cụ Ưng Luận là một người rất từng trãi ở Huế. Là nhà giáo lâu năm, nhà hoạt động văn hoá. Có lẽ, nhờ những đặc điểm đó mà cụ đã gom góp lại được cái kho tàng trí tuệ này. Ca dao xứ Huế do cụ biên tập và bình giảng, đã giúp cho người dân xứ Huế, nhìn lại mình một cách kỹ hơn, soát xét lại kho tàng trí tuệ của cha ông. Huế từng là kinh đô của nước Việt trong thời gian dài, nên đã quy tụ nhiều danh nhân khắp các địa phương. Bởi thế, ca dao có câu xuất phát từ Huế, nhưng cũng có câu từ nơi khác đến. 11. Ai đi qua Quảng Nam mà bỗng nghe trong tâm thức một câu hát nói về miền đất này. Một câu hát sâu nặng nghĩa tình, nghe như một câu tổng kết cho cảnh và người của miền đất “trung dũng, kiên cường”: Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say Bạn về đừng ngủ gác tay Nơi mô nghĩa nặng, ân đầy thì theo. Câu trên còn có rất nhiều dị bản. Sinh viên Đại học Sư phạm Huế đã sưu tầm trên mười dị bản khác nhau. Sau đây chi nêu lên một vài câu tiêu biểu: Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say Ðối với ai ơn trọng, nghĩa dày Một hột cơm cũng nhớ, Một gáo nước đầy vẫn chưa quên.
  6. Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say Em thương anh cha mẹ không hay Như ngọn đèn giữa gió biết xoay phương nào? Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say Thuong nhau chưa đặng mấy ngày Đã mang câu ơn trọng nghĩa dày bạn ơi! Các câu trên tuy có khác nhau, nhưng câu nào cũng diễn tả rõ tính tình người dân đất Quảng bộc trực, bén nhạy, nhớ ơn, trọng nghĩa đối với các ân nhân của mình. Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền Văn hóa Chămpa. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam". Quảng Nam nằm ở chính trung điểm đất nước theo trục Bắc - Nam, là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền và giao lưu văn hóa với bên ngoài, điều này góp phần làm cho Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa. 12. Đèo Hải Vân trở thành con đường du lịch đẹp nhất VN như nó đã từng được phong tặng “Đệ nhất hùng quan”. Đèo Hải Vân (còn gọi là Ải Vân) dài 21km vắt ngang qua những ngọn núi cao ngất của dãy Trường Sơn nơi tiếp giáp với biển Đông. Đèo Hải Vân (có nghĩa là biển và mây vì sóng biển vỗ chân đèo và quanh năm mây mù bao phủ trên đỉnh) nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất VN trên hành trình vào Nam ra Bắc từ hơn 700 năm qua, với độ cao ở đỉnh đèo là 496m so với mực nước biển. Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông trong một lần vi hành đã dừng lại trên đỉnh đèo ngắm cảnh làm thơ. Ngạc nhiên trước cảnh đẹp và sự hùng vĩ của trời mây nơi đây, nhà vua đã đặt cho Hải Vân tên gọi “Đệ nhất hùng quan”. Trong những ngày nắng đẹp, từ đèo Hải Vân nhìn bao quát về phía bắc là cảnh đồi núi trập trùng với mây trắng bay là đà, xa xa là đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ. Phía nam, sóng biển vỗ quanh theo triền núi, thấp thoáng những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân rẽ sóng chạy ra khơi. Du khách có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh TP Đà Nẵng bên bờ sông Hàn. Xa hơn một chút là đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ với câu ca gợi cho người nghe nhớ về một mối tình trắc trở của một đôi trai gái ở hai bên đèo Hải Vân: "Chiều chiều mây phủ Sơn Trà. Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm". Đèo Hải Vân
  7. 13. Về Quảng Nam, chắc ai cũng nhớ vùng đất Hội An. Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Với yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là nơi giao thương của những thuyền buôn đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trong suốt hai cuộc chiến tranh, Hội An may mắn không bị tàn phá và tránh xa được quá trình đô thị hóa nhanh chóng vào cuối thế kỷ 20. Là vùng đất hội tụ nhiều nền văn hóa nên Hội An cũng mang nhiều dấu ấn của các nền văn hóa khác nhau. Điều này được thể hiện trong các công trình kiến trúc như hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa, nằm bên những ngôi nhà truyền thống của người Việt và những ngôi nhà được xây theo kiến trúc Pháp. Bắt đầu từ những năm 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được chú ý khiến nơi này dần dần trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Việt Nam. Ngày nay, đến với Hội An bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ đã có từ hàng trăm năm trước, và tận hưởng không gian êm đềm, cổ kính đặc trưng của thành phố này. Ca dao cũng nói về Hội An là đất hẹp, người đông: Hội An đất hẹp, người đông Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu . Phố Hội An nhỏ hẹp, nhưng ai đã ở Hội An một thời gian rồi, khi rời Hội an không làm sao quên được tình cảm nồng hậu của cư dân ở đây. Từ lâu lắm rồi Hội An xứng đáng là sầm uất, buôn bán. Hội An, là thương cảng nên buôn bán hàng hoá sang đẹp, còn Kim Bồng, Trà Nhiêu là vùng ngoaị ô, chuyên sản xuất rau cải đem qua bán ở Hội An: Hội An bán gấm, bán đièu Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành. Ngày xưa, Hội An là nơi hẹn hò của tình yêu. Trai gái tập trung về đất Hội An cũng về nơi đô hội của tình yêu. Tình yêu ở phố Hội An cũng lãng mạn dành cho thi nhân và khách vãng lai: Ai đi phố Hội, Chùa Cầu Ðể thương, để nhớ, để sầu cho ai, Ðể sầu cho khách vãng lai, Ðể thương để nhớ cho ai chịu sầu Phố cổ Hội An Tháng 12/1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Một vùng đất co vốn văn hóa lâu đời chúng ta tin sẽ ngày càng phát triển.
  8. 15. Hòn Kẽm, Đá Dừng cách TP Đà Nẵng khoảng 100 km về phía tây. Sương sớm ở vách núi quyện cùng hơi nước bốc lên từ mặt sông tạo nên màng sương lãng đãng che khuất ánh bình minh ló dạng. Cảnh vật thấp thoáng như bức tranh thuỷ mặc tao nhã. Có một câu mà cũng thuộc nằm lòng là câu hát về Hòn Kẽm, Đá Dừng. Tác giả dân gian đã hai trái núi đầu nguồn sông Thu Bồn, ở giữa hai huyện Quế Sơn và Ðại Lộc, làm hình ảnh quê mẹ mà những cô gái lấy chồng xa nhà, mỗi khi ngó lên rất nhớ nhà: Ngó lên Hòn Kẽm, Ðá Dừng Thương cha, nhớ mẹ, quá chừng bạn ơi, Chiều chiều, ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều. Hòn Kẽm Đá Dừng không chỉ thể hiện bởi cảnh quan sông núi hữu tình mà còn hấp dẫn bởi những dòng chữ cổ Chiêm Thành khắc ghi trên những phiến đá nặng hàng mấy chục tấn, đứng sừng sững soi mình xuống dòng sông Thu Bồn. Du khách sẽ đi qua miền quê với sông núi hùng vĩ, những bãi dâu, bãi bắp xanh tốt, những vạn đò mua bán tấp nập trên sông. Tận hưởng cái cảm giác yên bình mà không phải nơi nào cũng có, phong thuỷ hữu tình, con người hoà hợp với thiên nhiên. Những đụn cát cao và dài nằm dọc theo sông, thi thoảng là những triền dâu những nương ngô, những xóm làng trung du yên ả, những con người hiền hậu và hiếu khách, những dòng sông lấp loáng những mơ ước và hoài niệm. Lúc này du khách sẽ cảm nhận sự thanh bình và yên tĩnh đến lạ kì mà thiên nhiên mang lại. Không chỉ đơn thuần là những phiến đá, dòng nước mà có cả sự tự hào dân tộc về cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu. Những câu hát buồn gắn liền với những mảnh đời vất vả mưu sinh. Một góc Hòn Kẽm Dừng ở chợ Trung Phước, khách có thể qua sông ghé thăm Đại Bường - làng cây ăn quả nổi tiếng của Quảng Nam, nơi hội tụ những vị ngọt thanh khiết mà thiên nhiên ban tặng. 16. Trước kia, từ vị trí một ngã ba, nay Tam Kỳ trở thành thành phố với nhiều giao lộ lớn. Hạ tầng phố phường đã xây dựng khá nhiều và quy mô, nhất là khu hành chánh, quảng trường,... Thị xã Tam Kỳ là một đô thị được hình thành từ lâu, có bề dày lịch sử. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, Tam Kỳ luôn có sự phát triển không ngừng, gắn liền với vùng đất
  9. Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Văn Bổn (biên soạn), (1985), Văn nghệ dân gian Quảng Nam Đà Nẵng, Sở VH & TT QNĐN xuất bản 2. Lê Tiến Dũng (2008), Núi Ngự, sông Hương, Tạp chí Du lịch,Trường CĐ VHNT&DL, số 1 (Ký bút danh là Lê Diệu Minh). 3. Lê Tiến Dũng- Trần Hoàng (2000), Cụ Hồ ở giũa lòng dân, Bảo tàng HCM tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 4. Lê Văn Đang (Trưởng ban biên soạn)(1998), Lịch sử giáo dục- đào tạo Quảng Bình 1945 -1995, Sở Giáo dục – đào tạo Quảng Bình xuất bản, Đồng Hới. 5. Trần Hoàng, Lê Tiến Dũng, Lê Văn Hảo, Trần Thùy Mai, Phạm Bá Thịnh (1988), Ca dao, dân ca Bình Trị Thiên, Nxb Thuận Hóa, Huế. 6. Trần Hùng – Trần Hoàng (sưu tầm, biên soạn) (1990), Quảng Bình di tích và danh thắng, Tập 1, Sở VH và TT Quảng Bình xuất bản, Đồng Hới. 7. Lương Duy Tâm (sưu tầm, biên soạn), (1998), Địa lý – lịch sử Quảng Bình, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình xuất bản, Đồng Hới. TÓM TẮT Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch là một chủ trương đúng, có tầm ảnh sâu, rộng. Trong bài viết này chúng tôi chỉ nói “địa phương hóa miền Trung” trên cơ sở khảo sát ba tỉnh miền Trung: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Đi du lịch về miền Trung «chang chang cồn cát» ta thấy lòng bâng khuâng lạ lùng, ta đã đi qua bao nhiêu cảnh đẹp của đất nước: Đèo Ngang, Ba Đồn, Lũy Thầy, Núi Ngự, sông Hương, Cầu Ngói Thanh Toàn, cầu Tràng Tiền, Kim Long, núi Hải Vân, Hội An, Hòn Kẽm Đá Dừng, Tam Kỳ. Nhưng còn bao nhiêu cảnh đẹp của xứ này mà ta chưa đặt chân tới: động Phong Nha, Quảng Bình quan, núi Chùa Non, phá Hạc Hải, rào Sen, Điện Hòn Chén, chùa Thien Mụ, Núi Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn… Mỗi một địa danh vẫn để lại trong tôi những ấn tượng về mảnh đất và con người. Mảnh đất và con người miền Trung yêu thương, cần mẫn, thẳng thắn, bộc trực, thủy chung và anh hùng.
nguon tai.lieu . vn