Xem mẫu

  1. DU LỊCH SÀNH ĐIỆU THỜI HẬU HIỆN ĐẠI Nguyễn Ngọc Thơ(*) INTELLECTUAL TOURISM IN THE CONTEXT OF POSTMODERN PERIOD Abstract Postmodern World has required increasingly higher intellectual capacity shown via humans’ daily activities. Accordingly, Tourism activities, due to their specific interactions with various tourists at different social classes, different cultures, has been demanding much more intellectual investment. The era of exploiting natural beauty ended, tourists today has been more and more intellectual,i.e. asking for more cultural experiences than enjoying the beauty of nature and culture. * 1. Đặt vấn đề Chúng ta đang sống trong một thế giới chuyển động vô cùng mạnh mẽ và hầu như không một ai có thể dự đoán trước tương lai. Mọi mặt đời sống đang thay đổi, nhu cầu du lịch và đặc trưng khách du lịch đang thay đổi. Mặc dù vậy, những thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu du khách vẫn chưa được điều tra, phân tích và đánh giá đầy đủ về mặt học thuật. Những biến động xã hội trên thế giới hơn một trăm năm qua đã dẫn đến những tăng trưởng mạnh về trí tuệ, điều kiện kinh tế và lối sống, chính vì thế giá trị trách nhiệm xã hội của từng cá nhân thay đổi đã kéo theo sự chuyển biến trong cách thức chúng ta nhìn nhận và đánh giá về thế giới (Zahra và Macintosh, 2007). Những thay đổi ấy thể hiện rõ nét nhất trong thái độ của du khách thời hậu hiện đại, và tất nhiên điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch. Trong suốt nhiều thời kì, nghiên cứu cho thấy hoạt động du lịch đôi khi bị đánh giá thấp vì cho rằng nó thiếu chiều sâu học thuật và nền tảng lý luận (Veal, 2002; Botterill, 2003), thậm chí được mô tả là “một khoảng trống trí tuệ” (Jones, 2004), hay chỉ đơn thuần thiên về quản lý (Taylor và Edgar, 1999) chứ không sâu sắc và thẩm thấu trí tuệ. Ở thời điểm Chủ nghĩa Hậu hiện đại(1) đang lên và có ảnh hưởng nhất định trên thế giới thì tác giả Urry nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “nhãn quang du lịch" (tourist gaze) hoặc theo cách gọi của Foucault là “nhãn quang y tế" (medical gaze) (Foucault, 1980; Urry, 2002). Cách tiếp cận hậu hiện đại này giúp cung cấp những kiến giải sâu về lý thuyết và đóng góp nhiều hơn cho nghiên cứu du lịch học bằng cách làm nổi bật tính chất biến đổi theo thời đại và tình huống kinh nghiệm du lịch (Hottola, 2004). Chủ nghĩa hậu hiện đại tìm kiếm một cam kết quan trọng với kỷ nguyên hiện đại, ở đó ý nghĩa của nó được đúc kết từ thế giới khách quan mà khách du lịch có tương tác đến (Hottola, 2004). “Trong bối cảnh này, du lịch không chỉ đơn giản là một hoạt động thương mại hay một bài học của nghiên cứu kinh doanh mà là một sự theo đuổi sâu sắc, có ý nghĩa và lạc quan". Cho đến nay, “chủ nghĩa khoái lạc (mindless hedoism) và việc tìm kiếm thú vui không còn là mốt thời thượng nữa" (Singh, 2004). Tương tự, mô hình du lịch "chủ nghĩa hưởng phúc (fordism)" dần đã trở nên lạc hậu (Haanpaa, 2005). Du khách thời hậu hiện đại hoàn toàn khác, họ chủ trương tìm kiếm ý nghĩa của hoạt động sống qua lăng kính mà ở đó các thực hành văn hóa phức tạp có thể được thể hiện và tổ chức trước mắt họ (Zahra và Macintosh, 2007), xung quanh họ, trong đó bản thân khách du lịch đôi khi là “diễn viên” thực thụ trong các “vở diễn” cuộc sống đầy tính trải nghiệm ấy. (*) TS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
  2. Nóm tóm lại, tri thức nhân loại càng tăng, nhu cầu và thị hiếu du khách biến đổi theo xu hướng chuộng chiều sâu và sự can dự của tự ngã trong hoạt động sống tại địa phương mà họ đến. 2. Những giá trị mới của du lịch hậu hiện đại Từ trước đến nay, giới nghiên cứu thường tranh luận xung quanh câu hỏi liệu du lịch là một hoạt động lợi ích cơ bản hay một dạng hoạt động sống thứ cấp thường diễn ra ở ba lĩnh vực chính gồm kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. Xét ở khía cạnh kinh tế, du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, nó giúp tạo ra hàng triệu công ăn việc làm, góp phần to lớn vào tăng trưởng GDP và hiện đang là một trong những ngành phát triển nhanh nhất thế giới (World Travel and Tourism Council, 2012; Hassan, 2008). Du lịch kích thích sự phát triển của các sản phẩm (hoạt động) văn hoá địa phương và các tác động khác trong cộng đồng, nhất là sự tiếp xúc đa văn hoá, sự mở rộng tầm nhìn hai chiều (cư dân bản địa, khách du lịch), cuối cùng đích đến thường là sự tăng trưởng của lối sống văn minh. Ngành du lịch llàm tăng doanh thu nhà nước và địa phương, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng xã hội (giao thông, thị trường, cơ sở dịch vụ, viễn thông v.v.). Từ quan điểm xã hội và văn hóa, du lịch có thể làm tăng cơ hội giáo dục, giúp mở rộng tư duy đa chiều, giúp bảo tồn văn hóa địa phương, củng cố bản sắc và ở một chừng mực nhất định nâng cao khả năng thể hiện bản thân và nhận thức về quyền con người. Xét ở góc độ môi trường, khách du lịch thời hậu hiện đại đặc biệt có ý thức về môi trường, hệ sinh thái và các biện pháp để giảm bớt ô nhiễm (Coathup, 1999), có ý thức về môi trường sống không chỉ của riêng con người mà còn của các loài sinh vật đang chia sẻ chung môi trường sống với con người. Chính du khách với những nhu cầu, sở thích và thị hiếu mới sẽ thúc giục chính quyền sở tại tích cực hơn trong thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường sống và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (Leonard Barnett&Edward G. L. Carter, 2013). Hoặc chí ít, du khách hậu hiện đại sẽ mang đến cho con người những nơi mà họ đi qua những ý niệm tốt lành về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng ngành du lịch cũng có những nhược điểm quen thuộc, bao gồm việc khai thác quá mức các điều kiện kinh tế và văn hóa tại địa phương, tàn phá và hủy diệt môi trường, đặc biệt là ở những điểm đến du lịch cộng đồng (Singh, 2005). Đó là những gì mà McCannell (1992) gọi là sự mất đi của những điều thú vị bởi sự tàn phá của du khách vốn đã và đang rất trầm trọng ở Đông Nam Á do số khách du lịch tăng đột biến (Shankhar, 2012; Hassan, 2008). Thêm vào đó, để đáp ứng các điều kiện thuận tiện cho du khách, nhiều yếu tố văn hoá địa phương mang tính bản sắc đã phải biến đổi cho phù hợp, từ đó dẫn đến nguy cơ biến dạng văn hoá hay biến chất bản sắc. Tương tự, khi so sánh với nhiều vùng đất còn hoang sơ hơn, người dần ở các khu vực phát triển du lịch có thiên hướng coi trọng chủ nghĩa vật chất, và nếu chính quyền sở tại không có những biện pháp giáo dục và quản lý hữu hiệu quả tích cực mà du lịch mang lại không đủ để bù đắp cho những mất mát về lối sống và đức hạnh xã hội. Xét ở góc độ kinh tế, ngành du lịch có thể làm mất nguồn vốn và các nguồn lực từ các địa phương do nhiều hàng hoá phục vụ du lịch bị thay thế bằng nhập khẩu, nhất là ở các địa phương, quốc gia còn chậm phát triển, và do vậy nó làm suy yếu hay phá vỡ các ngành nghề dân gian địa phương, kỹ năng nghề và tiềm lực kinh tế, giá lương thực và hàng hoá trở nên đắt đỏ, và cuốn cùng là hiện tượng người dân địa phương bị phụ thuộc vào du khách. Nói một cách khác đi, một số địa phương có thể sẽ là “nơi buôn bán thuê” cho hàng hoá du lịch sản xuất ở những địa phương, quốc gia giàu có hơn. Cư dân địa phương tham gia vào ngành du lịch về cơ bản không được đảm bảo tính bền vững, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên do hiện tượng thương mại hoá của lối sống dẫn đến đói nghèo, tệ nạn mại dâm và tệ nạn ăn mày (Leonard Barnett&Edward G. L. Carter, 2013). Xét về mặt xã hội, ngành du lịch thường dẫn đến các hiện tượng quan liêu, sự di chuyển của người dân bản địa, sự phai nhạt dần của văn hóa địa phương, kèm theo sau đó là đánh mất bản sắc, sự bóc lột sức phụ nữ và trẻ em, sự gia
  3. tăng bất bình đẳng, tình trạng tội phạm và xung đột về đất đai, sự mâu thuẫn truyền thống và hiện đại v.v. (Leonard Barnett&Edward G. L. Carter, 2013). Xét ở khía cạnh môi trường, du lịch bền vững đã có ba ảnh hưởng lớn gồm gia tăng áp lực lên tài nguyên thiên nhiên, tình trạng ô nhiễm và sự thiệt hại đến hệ sinh thái (Singh, 2005). Một khi số lượng du khách đại chúng tăng lên quá nhanh, sở thích và mục tiêu giá trị du lịch không được cân bằng sẽ dẫn tới tình trạng chuẩn mực xã hội bị hạ thấp, trong khi khách du lịch tri thức vốn có khả năng giúp nâng cao giá trị sống thường ít đến những nơi dành cho đại chúng hoặc không có giá trị nhân văn cao (Choibamroong, 2003). Để tránh những tác động có hại đến kinh tế, xã hội và môi trường du lịch, việc tìm kiếm một mô hình du lịch bảo tồn cùng với phong trào phát triển bền vững sinh thái và văn hoá đã dẫn đến sự ra đời của du lịch bền vững lấy phối hợp giữa sinh thái và văn hoá làm tâm điểm, vừa đáp ứng nhu cầu giải trí vừa nâng cao giá trị cuộc sống. 3. Du lịch bền vững và du lịch sành điệu a. Du lịch bền vững Theo thuyết du lịch đạo đức hiện hành của Tribe (2006), du lịch bền vững sẽ là xu thế cơ bản trong tương lai. Tác giả Eber (1992) thì định nghĩa một cách kinh điển rằng “du lịch bền vững là loại hình du lịch và cơ sở hạ tầng hoạt động dựa trên tài nguyên tạo năng suất bền vững cho nhiều thế hệ hiện tại và tương lai, có sự đóng góp to lớn của người dân và cộng đồng, phong tục và lối sống đối với quá trình phát triển kinh nghiệm du lịch; tất cả các bên tham gia gồm khách du lịch, người dân địa phương và cộng đồng đều được chia sẻ lợi ích kinh tế công bằng". Còn Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch bền vững phải đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch và cũng như các địa phương cung cấp dịch vụ du lịch hiện tại, đồng thời bảo vệ và tăng cường cơ hội cho sự phát triển tương lai (Viện Du lịch, năm 2010). Cách giải thích này bổ sung cho hệ giá trị hậu-vật chất của xã hội hậu hiện đại, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc phát huy giá trị đạo đức, hướng đến sự lựa chọn bền vững (Haanpaa, 2005). Thuyết hậu hiện đại quan trọng này chi phối hoạt động du lịch đạo đức, và là không thể thiếu cho sự phát triển và quản lý của ngành công nghiệp du lịch đương đại. Hầu hết các nghiên cứu sâu về khai thác du lịch đều nhấn mạnh mối đe dọa của nó đối với môi trường, trong khi chỉ một số ít tác giả thảo luận đến tổng thể sự phát triển bền vững trên các khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường (Butler, 1999). Điều thú vị là hầu hết các tác giả xác định “du lịch bền vững” và “du lịch” là hai khái niệm khác biệt nhau, giả định rằng “du lịch bền vững” là một phần của khái niệm “du lịch” (Leonard Barnett&Edward G. L. Carter, 2013). b. Du lịch sành điệu Tác giả Perionova (2005) cho rằng đây là loại hình du lịch có định hướng giới hạn số du khách trong tổ chức các hoạt động nhằm mục tiêu đạt được hiệu quả và lợi ích cao nhất (đối với người dân địa phương và môi trường). Theo phân loại của Choibamroong (2003), du lịch sành điệu thường dành cho du khách là trí thức cao, tức du khách sành điệu. Haanpaa (2005) thì ghi nhận xu hướng chiếm ưu thế trong du lịch sành điệu là chủ nghĩa hưởng phúc (fordism) gắn liền với chủ nghĩa hậu hiện đại, có trách nhiệm về sinh thái và đạo đức xã hội. Tepalus (2000) nhận xét rằng nhiều khách du lịch, nhất là tầng lớp thượng lưu hoặc cao cấp, ngày càng ý thức rõ ràng hơn về tính bền vững của hoạt động. Nhiều người cho rằng du khách lớn tuổi "là những du khách của những năm 1960 và 1970, còn du khách sành điệu và tầng lớp trí thức là những tầng lớp tiêu biểu ngày nay" (Tepalus, 2000). Đối với khách du lịch loại này, mối quan tâm chính là trải nghiệm chứ không phải là tiêu dùng sản phẩm du lịch, trong đó họ mong muốn tìm kiếm các điểm đến cung cấp văn hóa, bức tranh sinh hoạt cộng đồng, điều kiện an ninh, điều kiện giải trí, sự yên tĩnh, điều kiện học tập hoặc tinh thần
  4. phiêu lưu. MacCannell (1999) mô tả các du khách sành điệu như "khách hành hương" để tìm kiếm các trải nghiệm đích thực và thậm chí là tìm kiếm một phong cách sống. Nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh đến các giá trị như chất lượng cuộc sống, văn hóa, lối sống, tự do và sức khỏe (Haanpaa, 2005), do đó du lịch trở thành không thể thiếu cho việc tìm kiếm các du khách của hậu hiện đại tìm kiếm trải nghiệm cá nhân (Zahra và Macintosh, 2007). Các du khách sành điệu hậu hiện đại "đang tìm kiếm những trải nghiệm mới, họ quan tâm đến môi trường, quan tâm đến việc tham gia vào một lối sống sức khỏe, hạnh phúc và mong muốn trải nghiệm văn hóa địa phương" (Yeoman, 2008). Boniface và Cooper (2005) cũng xác định rằng du khách sành điệu biết rất rõ những gì họ muốn, bao gồm chất lượng, dịch vụ và giá trị so với số tiền bỏ ra, họ quan tâm đến môi trường và tiêu thụ đạo đức du lịch, có kinh nghiệm, biết đánh giá các điểm đến và sản phẩm du lịch, rất linh hoạt và chủ động trong sắp xếp các chuyến du lịch, có kỹ năng của người tiêu dùng thời đại công nghệ và chú trọng kinh nghiệm chứ không phải sản phẩm du lịch, ví dụ như tìm hiểu văn hóa, lối sống, đạo đức v.v.. Thuyền du lịch sông nước ở Tô Châu – Trung Quốc (Ảnh Nguyễn Ngọc Thơ 2012)
  5. “Nhân vật lịch sử” đang giới thiệu về lịch sử - văn hóa thành phố Boston tại Công viên Boston Common. Ảnh Nguyễn Ngọc Thơ 2014. 4. Yếu tố thương hiệu và giá trị của tài nguyên văn hoá trong phát triển du lịch sành điệu thời hậu hiện đại Ngành du lịch hậu hiện đại phải đáp ứng nhu cầu của du khách dựa trên một số chức năng chính yếu: (1) thoả mãn nhu cầu được hưởng thụ, vui chơi, giải trí, các nhu cầu vật chất khác (ăn uống, nghỉ ngơi..); (2) giáo dục tâm lý - xã hội, như giảm stress, tăng cường giao tế xã hội, học hỏi kiến thức văn hoá - lịch sử - xã hội tại địa phương v.v., và cao hơn nữa là (3) trải nghiệm, tạo dựng hoặc củng cố phong cách sống. Trong đó, yếu tố văn hoá - lịch sử - xã hội tham gia vào quá trình du lịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ấn tượng và danh tiếng (uy tín) cho tuyến du lịch, góp phần trực tiếp để đạt đến mục tiêu số 3, tức nhắm đến thị trường du lịch sành điệu hậu hiện đại. Trong thời đại công nghiệp hoá hiện nay con người càng ngày càng xa rời những giá trị của lịch sử, của văn hoá; hoặc giả tri thức nhân loại đã phát triển mạnh mẽ và chuyên sâu, con người khó có thể bao quát hết được các lĩnh vực của đời sống, do vậy việc được tận mắt nhìn thấy, tự thân trải nghiệm văn hoá tại địa phương hay được trang bị thêm kiến thức lịch sử - văn hoá - xã hội khi đi du lịch là một món quà tinh thần vô cùng có ý nghĩa. Để tài nguyên văn hoá thực sự tham gia hữu hiệu vào quá trình phát triển vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách vừa đạt mục tiêu phát triển bền vững của du lịch, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó kiến tạo thương hiệu và tận dụng giá trị văn hoá truyền thống là hai nhiệm vụ cấp thiết. Đầu tiên, các địa phương cần xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chung cho vùng đất mình và cam kết chất lượng dịch vụ gắn với hệ thống biểu tượng ấy(2). Thường thấy nhất là biểu tượng đúc kết đầy đủ bề nổi của hoạt động văn hoá của vùng đất, ví dụ chọn tiêu điểm là nghề gốm sứ thì phải có ít nhất một loại biểu tượng gốm sứ đặc trưng, vùng làng nghề cũng phải chọn một loại sản phẩm tinh tuý nhất làm biểu tượng; còn nếu chọn nét đặc sắc văn hoá tộc người thì tóm gọn nét đẹp hình thức và ý nghĩa biểu trưng qua hệ thống hình
  6. vẽ súc tích, dễ bắt mắt và dễ lưu giữ ấn tượng. Biểu tượng ấy có thể làm bằng gỗ hay các chất liệu thân thiện với môi trường, có thể được in trên quà lưu niệm mà du khách có thể mua về (in trên móc khoá, vật trang trí trong nhà, ly cốc sứ, đồ gốm trang trí, tượng gỗ v.v..), còn nếu tiêu điểm là truyền thống văn hoá phi vật thể thì phải lựa chọn một vài biểu tượng đặc trưng nhất để làm đại diện. Chẳng hạn, làng Hahoe (Andong, Hàn Quốc) nổi tiếng là làng văn hoá dân gian, chính vì thế những chiếc mặt nạ dùng trong loại hình kịch nghệ Pansori được làng này lựa chọn làm biểu tượng. Trong khi đó, làng gốm Bát Tràng ở Bắc Bộ nổi tiếng xưa nay vẫn chưa xây dựng cho mình một hệ thống biểu tượng nào. Ở Tây Nguyên, nhiều địa phương đã cố xây dựng các biểu tượng dựa vào nét đẹp tự nhiên, chứ chưa thể hiện được tính hấp dẫn của nhân văn (như biểu tượng cà phê Buôn Mê Thuột, cây thông Đà Lạt v.v.). Mặt nạ Hàn Quốc bày bán ở làng Hahoe Đi đôi với biểu tượng là slogan du lịch đẹp mắt và có ý nghĩa. Ở phần trên chúng tôi bàn nhiều về chủ nghĩa hậu hiện đại và thị hiếu cảm thụ văn hoá của du khách thời nay, slogan du lịch cần đạt các tiêu chí (1) ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ ý nghĩa muốn thể hiện, (2) trình bày đẹp mắt, nhiều màu sắc phù hợp với tính chất mỹ thuật hậu hiện đại, (3) không trùng lắp với các slogan khác đang tồn tại; (4) phù hợp với chuẩn mực văn hoá bản địa. Ngoài slogan còn phải thiết kế các poster quảng bá du lịch đẹp mắt và thú vị. Kinh nghiệm từ Đài Loan, Malaysia và Thái Lan có thể giúp chúng ta phần nào hình dung tính chất hậu hiện đại của poster du lịch. Slogan du lịch Sơn Đông, Trung Quốc Slogan du lịch Malaysia (nguồn internet)
  7. (Ảnh Nguyễn Ngọc Thơ 2013) Poster du lịch Malaysia (nguồn internet) Poster và slogan du lịch Ấn Độ (nguồn internet) Poster quảng bá du lịch Đài Loan mang phong cách hậu hiện đại tại Singapore: “Đài Loan – trái tim châu Á” (Ảnh Nguyễn Ngọc Thơ, 2013) Ở mỗi địa phương du lịch đều phải có những điểm du lịch trung tâm, bao gồm cả Trung tâm thông tin du lịch để thuận tiện hướng dẫn và phục vụ du khách. Ở đó thường có khu phố du lịch được trang trí độc đáo và mang phong cách truyền thống địa phương, để ngay khi để mắt tới, du khách sẽ bị lôi cuốn và luôn trong tâm thế muốn khám phá. Thành phố Chiang Mai (Thái Lan) đã tương đối thành công khi bố trí các điểm du lịch theo từng chủ đề khác nhau rải rác khắp thành phố, và như vậy khi đến một điểm du lịch mới du khách được tiếp xúc với một nét văn hoá mới. Ngay khi du khách chuẩn bị rời Thái Lan tại sân bay Suvarnabhumi (Bangkok), mô hình rắn thần Naga cùng quần thể thiện thần, ác thần được đặt tại sảnh đi của sân bay này đã thật sự lôi kéo du khách trở lại Thái Lan ở những lần sau. Để tạo phong cách cho điểm du lịch, người ta không cần xây dựng nhà cửa tốn kém, mà chỉ tận dựng những con phố rộng vừa đủ đi bộ, dùng những kết cấu trang trí dạng bệ đỡ gắn lên tường để trang trí tạo không gian. Ở khu lưu niệm Vương Phủ Tỉnh (Bắc Kinh), người ta dùng con hẻm chỉ gắn thêm bệ trang trí là đã tạo ra một khu phố hết sức có phong cách và hiệu quả trong khi chi phí đầu tư ít ỏi. Hoặc giả tại Hua Hin, miền nam Thái Lan, người ta dùng mô hình và màu sắc của ga xe lửa để trang trí cho đường phố, từ bảng tên đường, lan can công sở cho đến con lươn giao thông ngoài phố. Hết thảy các yếu tố này hợp thành một hệ thống giá trị nhận diện thương hiệu và lưu giữ ký ức trong mỗi du khách. Tất cả những yếu tố này đều có thể thực hiện tại Đà Lạt(3), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Gia Nghĩa, Đak Min (Đak Nông), Pleiku (Gia Lai) hay Kon Tum.
  8. Nhà ga Hua Hin và bảng tên mang phong cách cổ điển của thành phố du lịch sành điệu Hua Hin (Prachuap Khankiri, Thái Lan). (Nguồn internet) Con lươn và bảng tên cùng phong cách trên đường phố Hua Hin (Ảnh Nguyễn Ngọc Thơ 2013)
  9. Rắn thần naga và thần thoại tạo thiên lập địa ở sân bay Suvarnabhumi, Bangkok, Thái Lan (Ảnh Nguyễn Ngọc Thơ 2014) Trường Cao đẳng SP Đà Lạt – một biểu tượng tiềm năng cho du lich Đà Lạt – Lâm Đồng (nguồn internet) Mô hình máy bay thay hình chiếc thuyền Bình gốm và bộ ấm trà Ni Hưng mang bên nấm mồ dân tộc Bahnar ở Mang hình dáng và hoa văn trống đồng ở Yang (Gia Lai) thay cho chiếc thuyền Khâm Châu, Quảng Tây, Trung Quốc truyền thông đưa vong hồn tổ tiên về (Ảnh Nguyễn Ngọc Thơ 2012) đất tổ hay lên thiên đàng: một thay đổi bất ngờ thú vị thời hiện đại (Ảnh Nguyễn Ngọc Thơ 2012) Trong các khu làng nghề phục vụ du lịch, cần tái dựng khung cảnh làm nghề xưa (không phải chỉ đơn thuần là hình ảnh có thuyết minh) mà phải bằng những mô hình đắp nổi (nếu tạo được không gian thật thì càng tốt) cộng với video giới thiệu nhằm tạo thêm không gian cho du khách tham quan và học hỏi, hiểu biết về làng nghề truyền thống và cuộc sống người dân bản địa. Tại Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) du khách được tự tay nhào nặn hình tượng mình thích, sản phẩm của mình sẽ được nung tại chỗ để mang về sau khi trả một số
  10. tiền vừa phải. Tại Hội An (Quảng Nam), du khách có thể trải nghiệm cuộc sống người nông dân châm lắm tay bùn để hiểu cuộc sống tha nhân, hay tự mình đạp xe quanh cánh đồng lúa hiền hoà, thơ mộng để cảm thụ cuộc sống tha nhân. Còn tại Làng gốm Ni Hưng (Khâm Châu, Trung Quốc), du khách được tận mắt nhìn thấy cảnh người nghệ nhân gọt tỉa, khắc vạch gốm. Trong khi tại khu Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng (Thiểm Tây, Trung Quốc), người ta tận dụng tượng binh mã dũng và chiến xa cổ để cho phép du khách hoá trang thành quân tướng của vua Tần để chụp ảnh lưu niệm, mỗi lần chụp ảnh như thế họ thu gần 70.000đ (máy ảnh của du khách). Tại Chiang Mai (Thái Lan) du khách tự tay có thể thực hiện các công đoạn tương đối đơn giản để làm những chiếc ô truyền thống mang phong cách Lán Na, rồi mang cả sản phẩm mình làm ra về nhà làm kỷ vật. Tương tự, hãng hàng không Virgin America Airlines(4) đã thay thế những đoạn video clip giới thiệu thông tin an toàn hàng không trước khi máy bay cất cánh bằng một bài hát sôi động kết hợp với các điệu nhảy và các mô hình hướng dẫn an toàn một cách thuyết phục và đầy tính nghệ thuật. Những hoạt động này tuy chỉ là phụ trợ nhưng nó có ý nghĩa rất lớn về tâm lý, khi ấy người du khách đã phần nào gắn mình với người trong cuộc, tự mình trải nhiệm cuộc sống, không còn cảm giác của người bàng quan, chỉ đến thăm, nhìn thấy rồi quay về. Đi dọc đất nước Việt Nam có biết bao làng nghề truyền thống, mỗi làng nghề là một điểm sáng văn hoá, mỗi làng nghề là một điểm dừng chân, mà ở đó du khách không chỉ được tìm hiểu kỹ năng nghề hay tiện tạy mua vài thứ mang về, cái mà thời hậu hiện đại cần chính là cách nghĩ, cách sống, cách làm nghề, tâm tình của người làng nghề gửi gắm vào từng sản phẩm của họ. Làng tranh Đông Hồ nức tiếng với dòng tranh dân gian đầy tính nhân văn sâu sắc, thế nhưng không phải người làm du lịch nào cũng hiểu hết hệ thống giá trị của nó. Còn tại Đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta thường quen với cách cung cấp sản phẩm du lịch đã hoàn chỉnh hơn là cung cách, quá trình tạo ra các sản phẩm ấy để du khách tự thân tham gia trải nghiệm. Nói chung, hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh để nắm bắt sự chú ý của du khách, đồng thời giúp du khách lưu giữ ký ức, kỷ niệm của vùng đất mà họ đi qua. Bên cạnh, các sản phẩm văn hoá chính là các yếu tố du khách có thể “nắm trong tay được”, “với tới được” khi trải nghiệm các nền văn hoá mà họ đến.
  11. Điệu múa”Con đĩ đánh bồng” trong lễ hội làng Triều Khúc, Hà Nội đầu xuân Giáp Ngọ. Đằng sau điệu múa là cả một câu chuyện lịch sử về người anh hùng Phùng Hưng chống giặc Tống đầy thú vị (nguồn internet) Song ngư – sản phẩm mỹ thuật trang trí tại Biểu tượng văn hoá Malaysia (Ảnh Chiang Mai, Thái Lan (Ảnh Nguyễn Ngọc Nguyễn Ngọc Thơ 2013) Thơ 2014) Kết luận Thế giới hậu hiện đại đỏi hỏi năng lực và trí tuệ con người thề hiện qua các hoạt động sống ngày càng cao hơn. Hoạt động du lịch, do đặc thù tương tác với nhiều thành phần du khách thuộc nhiều tầng lớp, nhiều nền văn hoá khác nhau, càng là lĩnh vực đòi hỏi nhiều hơn sự đầu tư trí tuệ. Thời đại của việc khai thác nét đẹp tự nhiên trong du lịch đã đi qua, người du khách hôm nay ngày càng sành điệu hơn, họ đòi hỏi sự trải nghiệm văn hoá hơn là sự thưởng thức cái đẹp của tự nhiên và văn hoá. Muốn bắt kịp sự thay đổi ấy của thời đại, chủ động tiến sâu vào quá trình hình thành và phát triển ngành du lịch hậu hiện đại hướng đến mục tiêu bền vững, ngành du lịch Việt Nam cần xem xét, tái đánh giá toàn bộ hệ thống nguồn lực tự nhiên và văn hoá để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc nếu có. Ở khía cạnh tinh thần, giá trị nhân sinh quan, tinh hoa trí tuệ và các bài học đạo đức sống thể hiện qua các tục thờ, nghi lễ, thánh tích, Phật tích, thần thoại, truyền thuyết và phong tục – tập quán các cộng đồng bản địa sẽ là những “sản phẩm du lịch” thời thượng cho nền du lịch hiện tại và tương lai. “Trâu chậm uống nước đục”, quy luật thị trường lúc nào cũng khắc nghiệt, sự đầu tư có hệ thống và hợp lý từ hôm nay là hết sức cần thiết để hướng đến một mùa gặt hái thành công trong tương lai gần nhất. Chú thích: (1) Hậu hiện đại = bỏ qua hiện đại, vượt xa hiện đại, có nguồn gốc từ phương Tây, mang các đặc trưng phá cách truyền thống, đi tìm những cách thức phi chính thống, phi điển chế để thể hiện cái tôi cá nhân và giải phóng tư duy. Chủ nghĩa hậu hiện đại được khởi xướng và phổ biến trong giới trẻ, sau lan dần ra rộng khắp xã hội. Các điệu nhảy flashmob, harlem shake, gangnam style v.v. hay các loại âm nhạc, nghệ thuật, thơ ca cắt gián, giễu nhại (như tác phẩm Sát thủ đầu mưng mủ) v.v. là một số thể hiện chính.
  12. (2) Cần có sự liên kết toàn vùng Tây Nguyên trong tạo dựng thương hiệu và hiệu quả ngành nghề. (3) Ga xe lửa Đà Lạt, nhà thờ Con Gà đều có thể lựa chọn làm cơ sở xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho Đà Lạt. (4) Có thể xem tại https://www.youtube.com/watch?v=DtyfiPIHsIg. Tài liệu tham khảo 1. Boniface, B. and Cooper, C. (2005). ‘Worldwide Destinations Casebook – The geography of travel and tourism.’ Burlington, MA: Elesevier. 2. Botteril, D. (2003) An Autoethnographic Narrative on Tourism Research Epistemologies, Loisir et Societe 26(1) pp. 97 – 110 3. Butler, R. W. (1999). ‘Sustainable Tourism: a state-of-the-art review,’ Tourism Geographies, U.K., Routledge. 4. Coathup, D. C. (1999). "Dominant actors in international tourism," International Journal of Contemporary Hospitality Management, Vol. 11 Iss: 2/3, pp.69 – 72. 5. Choibamroong, T. (2003). ‘Knowledge of Tourists’ Behavior: A Key Success Factor for Managers in Tourism Business.’ Downloaded from: http://www.bu.ac.th/knowledgecenter/epaper/jan_june2006/Teardchai.pdf October 2, 2010. 6. Eber, S. (1992). ‘Beyond the Green Horizon: A Discussion Paper on Principles for Sustainable Tourism.’ Godalming, UK: Worldwide Fund for Nature. 7. Foucault, M. (1980). Power/Knowledge: Selected Interviews and Other Writings 1972 – 77, Brighton: Harvester Press 8. Haanpaa, L. (2005). “Postmodern and Structural Features of Green Attitudes and Consumption” Series Discussion and Working Papers 2005 from National, European, Global Research Seminars of Economic Sociology 2004 9. Hassan, N. (2008). ‘Understanding the ‘new tourists” of Asia: Developing a Global and Local Perspective.’ The Berkeley Electronic Press. 10. Hottola, P. (2004). ‘Culture Confusion: Intercultural Adaptation in Tourism’ Annals of Tourism Research, Vol. 31, No. 2. pp 447 – 466 11. Institute for Tourism - Centre of Sustainable Development, Down-loaded Oct 2, 2010. http://www.iztzg.hr/en/institute/aboutus/mission/. Source – Jamieson, Walter and Alix Noble, ‘A Manual for Sustainable Tourism Destination Management’ CUC-UEM Project, AIT, 2000. 12. Jones, P (2004). ‘Finding the Hospitality Industry? Or Finding Hospitality Schools of Thought?’ Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism Education. Vol. 3, No. 1, pp. 33 – 45 13. Lâm Nhân (2012), Hôn nhân và gia đình của người Chơ-ro ở Đồng Nai: truyền thống và biến đổi, NXB Văn hoá – Thông tin. 14. Leonard Barnett&Edward G. L. Carter (2013), “A Critique of the discerning traveler: tourism, sustainability and discerning traveler”, Proceeding of the International Conference on 70th Anniversary of Silpakorn University, Bangkok. 15. MacCannell, D. (1999). ‘The Tourist. A New Theory of the Leisure Class,’ University of California Press. 16. MacCannell, D. (1992). Empty Meeting Grounds: The Tourist Papers, London, Routledge 17. Mowforth, M. and Munt, I (1998) ‘Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third World’ London: Routledge
  13. 18. Ngo Thi Thanh Tam (2013), Protestant conversion and ritual competitions among the Hmong in contemporary Vietnam, Proceeding of International Conference on Communal festivals and Social Boundaries, Hong Kong. 19. Nguyễn Hiếu Học 2009. Dầu xưa đất Thủ. – TP. HCM: NXB. Trẻ 20. Nguyễn Hiếu Học, Hoàng Anh Trường Dân 2008. Làng Nghề Bình Dương. - TP. HCM: NXB. Trẻ 21. Nguyễn Ngọc Thơ 2012: “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hoa Nam”, TC Phát triển Khoa học và Công nghệ, kỳ 4/2012. 22. Perionova, I. (2005). ‘Where Are You Going, Where Have You Been’, in Internet- Zeitschrift für Kultur-wissenschaften. No. 16. http://www.inst.at/trans/16Nr/05_6/perianova16.htm 23. Singh, K. K. (2005). ‘Green Travels: travelling through natural assets,’ Globally Managed Services, London. 24. Singh, T. V. (2004). New Horizons in Tourism: Strange Experiences and Stranger Practices, UK: Wallingford 25. Taylor, S. and Edgar, D. (1999). Lacuna or lost cause? Some reflections on hospitality management research’ in Brotherton, R. (1999) The Handbook of Contemporary Hospitality Management Research Chichester: Wiley 26. Tepalus, C. (2000). ‘Aiming for Sustainability in the Tour Operating Business,’ International Institute for Industrial Environmental Economics, Lund University, Lund, Sweden. IIIEE Reports: 16. 27. Tribe, J. (1997). ‘The Indiscipline of Tourism’ Annals of Tourism Research, Vol. 4, No. 3, pp. 638 – 657 28. Tribe, J. (2006). ‘The Truth about Tourism’ Annals of Tourism Research, Vol. 33, No.2, pp. 360 - 381 29. Uriely, N. (1997). ‘Theories of Modern and Postmodern Tourism’ Research Notes and Reports Journal 1997 30. Urry, J. (2002). The Tourist Gaze, London: Sage 31. Veal, A. J. (2002). ‘Leisure Studies at the Millenium: Intellectual Crisis or Mature Complacency?’ Journal of Hospitality and Tourism Management, 9(1) pp. 37-45 32. World Travel & Tourism Council (WTTC) (2012), The Economic Impact of Travel & Tourism 2012, http://www.wttc.org. London 33. World Travel & Tourism Council (WTTC) (2010), http://www.wttc.org/ 34. Yeoman, I. (2008). ‘Tomorrow’s Tourist: Scenarios and Trends,’ Oxford, U.K. Elsevier Ltd. 35. Zahra, A and MacIntosh, A. J. (2007). ‘Volunteer Tourism: Evidence of Cathartic Experiences’ Tourism Recreation Research, Vol. 32 (1) pp. 115 – 119. 36. Tài liệu điền dã, quan sát tham dự tại Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Malaysia và Hoa Kỳ 37. http://tapchitre.com/xa-hoi/ngang-nhien-ban-dong-vat-hoang-da-gan-tru-so-cong-an- chua-huong-20130228103929598.tct 38. http://www.thanhhoatourism.gov.vn/News.aspx?pid=344&lang=vi-VN 39. https://www.youtube.com/watch?v=DtyfiPIHsIg TÓM TẮT Thế giới hậu hiện đại đỏi hỏi năng lực và trí tuệ con người thề hiện qua các hoạt động sống ngày càng cao hơn. Hoạt động du lịch, do đặc thù tương tác với nhiều thành phần du khách thuộc nhiều tầng lớp, nhiều nền văn hoá khác nhau, càng là lĩnh vực đòi hỏi nhiều
  14. hơn sự đầu tư trí tuệ. Thời đại của việc khai thác nét đẹp tự nhiên trong du lịch đã đi qua, người du khách hôm nay ngày càng sành điệu hơn, họ đòi hỏi sự trải nghiệm văn hoá hơn là sự thưởng thức cái đẹp của tự nhiên và văn hoá.
nguon tai.lieu . vn