Xem mẫu

  1. DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẶC TRƯNG VÀ HỘI NHẬP Ngô Quang Láng(*) MEKONG DELTA TOURISM SPECIFIC CHARACTERISTICS AND INTERGRATION Abstract Tourism potential of Mekong Delta is great with a huge range of products, and good types of tourism. However, this potential has not been exploited and promoted properly in the last time. The number of foreign tourists coming here has not been large mainly because the infrastructure is poor and human resources do not meet the integration demands. In the upcoming time, there must be many possible solutions with other investment resources so that Mekong Delta can be one of the major tourist attractions in the integration process of the country. * 1. Đặt vấn đề Ðồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất mới trên bản đồ du lịch VN cũng như du lịch thế giới. Từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập, đến nay tuy có nhiều cố gắng từ nhận thức đến hành động của lãnh đạo các địa phương nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mủi nhọn của tỉnh nhưng “bài toán” cho du lịch ĐBSCL vẫn còn quá nhiều ẩn số. Xét về lợi thế so sánh thì du lịch ĐBSCL có nhiều thuận lợi hơn một số vùng miền của cả nước như điều kiện tự nhiên độc đáo, văn hóa dân tộc đa dạng, lực lượng lao động dồi dào… Nhưng xét cho đến cùng thì các nguồn lực đó hầu hết còn ở dạng tiềm năng mà cho đến nay vẫn chưa có một giải pháp nào mang tính đột phá nhằm làm thay đổi bộ mặt của “Chín con rồng” còn đang ngái ngủ để ĐBSCL trở thành điểm “ĐẾN” chứ không phải chỉ là điểm “GHÉ” của du khách quốc tế như hiện nay. Tiềm năng du lịch ĐBSCL trong thời gian qua được khai thác chủ yếu theo kiểu “săn, bắt, hái, lượm”, còn việc “nuôi, trồng’’ để phát triển du lịch bền vững thì có nhiều hạn chế dẫn đến thực trạng: kết cấu hạ tầng yếu kém, đặc biệt là giao thông; nguồn lực đầu tư dàn trải, thiếu tập trung; sản phẩm du lịch nghèo nàn, trùng lắp; thiếu liên kết vùng, miền; văn hóa du lịch chưa được coi trọng; chiến lược truyền thông, quảng bá tản mạn… Đó cũng là những nguyên nhân chủ yếu cản trở du lịch ĐBSCL phát triển bền vững, đồng thời cũng là những tác nhân làm hạn chế xu thế hội nhập của du lịch ĐBSCL trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy nhiên, đi sâu phân tích chúng ta còn thấy một vấn đề cơ bản chi phối, có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sự tồn tại của các nguyên nhân (hiện trạng) nêu trên. Đó chính là việc không hiểu rõ hoặc không nắm chắc những đặc trưng cơ bản củavùng đất ĐBSCL với vai trò là “quặng mỏ” của du lịch để có những biện pháp khai thác khoa học, hiệu quả. Mặt khác, ngành du lịch chưa tạo nhu cầu hoặc chưa nắm ỗ nhu cầu của khách quốc tế để tổ chức cho họ tham gia các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp cũng như chưa thỏa mãn được nhu cầu của khách quốc nội khi họ muốn hưởng những dịch vụ du lịch theo đúng ý thích mà không cần phải ra nước ngoài… 2. Những đặc trưng cơ bản (*) TS., GĐ Ban quản lý di tích Văn hoá Óc Eo, An Giang.
  2. 2.1. Địa hình thiên nhiên hấp dẫn, cây trái xanh tươi bốn mùa, sản vật tự nhiên phong phú, môi trường tự nhiên trong lành…ĐBSCL có thể phân ra 3 vùng địa hình: miệt ruộng vườn, miệt đồi núi, miệt biển đảo qua sự liên kết tự nhiên của sông, rạch… 2.2. Văn hóa vùng miền đa dạng, phong phú với 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm , thể hiện qua những nét tiêu biểu của phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo; văn hóa dân tộc, lễ hội dân gian; kiến trúc, y phục, ẩm thực, phương tiện đi lại… 2.3. Môi trường xã hội ổn định, yên bình do tốc độ đô thị hóa chậm nên những tiêu cực của đời sống thành thị chưa ảnh hưởng lớn đến các vùng nông thôn sông nước 2.4. Giao thương quốc tế thuận lợi với các cửa khẩu biên giới VN-CPC, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế thủy, bộ ở An Giang; thủy lộ chính qua các cửa sông Tiền, sông Hậu; cảng và sân bay Cần Thơ, Rạch Giá, Phú Quốc; sân bay Cà Mau, cảng Hà Tiên… 2.5. Nguồn nhân lực: Dân số ĐBSCL nhiều nhất so với các vùng khác của cả nước; đội ngũ lao động tham gia lĩnh vực du lịch khá đông, kể cả khu vực nông thôn… Đó là những đặc trưng mang tính “thuận’’. Còn những đặc trưng có tính “nghịch’’ cũng không phải ít: Thứ nhất: Hệ thống giao thông thủy bộ chắp vá, các tuyến di chuyển không ổn định; phương tiện giao thông không đồng bộ với cầu đường; Thứ hai, những tiểu vùng du lịch có điều kiện hội nhập với các loại hình: du lịch sinh thái, khảo cứu khoa học, thể thao mạo hiểm… hầu như bị ngăn cách với các trung tâm đô thị lớn nên thiếu các phương tiện, dịch vụ thiết yếu cho các hoạt động đặc thù của du khách Thứ ba, các sản phẩm du lịch có điều kiện hội nhập còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp như du lịch miệt vườn thì nhiều địa phương tổ chức quanh quẩn các loại hình như: bơi xuồng, ăn, hái trái cây; trồng lúa, hái rau; tát mương bắt cá, nướng cá; đờn ca tài tử (nhưng chủ yếu là nghe hát cải lương)… Tham dự lễ hội thì khách du lịch làm khán giả thụ động vì thiếu các loại hình vui chơi, giải trí sau phần lễ để họ tham gia, thí dụ như cưỡi bò, ngồi xe bò diễu hành sau Lễ hội đua bò Bảy Núi hoặc cùng chèo ghe ngo với vận động viên… Thứ tư, nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu hội nhập còn thiếu và yếu: Ðây là nhược điểm lớn nhất của du lịch ÐBSCL vì hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào các công ty lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ nâng giao tiếp cũng như trình độ tổ chức tua, tuyến còn quá nhiều hạn chế, đăc biệt là vấn đề không am tường ngoại ngữ cũng như sự kém hiểu biết về văn hóa , tập quán của du khách ngọai quốc là rào cản lón cho du lịch ÐBSCL cất cánh. 3. Những gải pháp hướng tới hội nhập 3.1. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ tạo sự liên kết vùng miền, đặc biệt là các tiểu vùng du lịch có nhiều tiềm năng hội nhập: - Tiểu vùng duyên hải nối Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; - Tiểu vùng Đồng Tháp Mười (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp); - Tiểu vùng Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu; - Tiểu vùng biên giới Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang; - Tiểu vùng duyên hải Cà Mau, Kiên Giang nối vùng Bảy Núi An Giang. 3.2. Đầu tư xây dựng, phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng: - Du lịch Tâm linh: Đền thờ, Miếu, Chùa, Thánh đường, Tổ đình…; - Du lịch Sinh thái, nghỉ dưỡng,: miệt vườn, miệt biển, miệt núi, miệt rừng; - Du lịch Thể thao mạo hiểm: leo núi, dù lượn, vượt địa hình; thám hiểm hang động, rừng ngập mặn; lặn biển; - Du lịch Mua sắm, vui chơi giải trí, ẩm thực: làng nghề thủ công, mỹ nghệ (gốm, chiếu, tơ lụa, thổ cẩm, khô mắm, đường thốt nốt, mộc, mây, tre, lá…); trung tâm thương mại, khu du lịch lớn, chợ nổi…; - Du lịch Văn hóa: Lễ hội dân gian, văn hóa vật thể (các di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc) và phi vật thể (nghi lễ, âm nhạc, vũ điệu, ẩm thực, trang phục)…;
  3. - Du lịch Khảo cứu khoa học: khảo cổ, sinh học (thực vật, động vật),địa mạo, địa tầng (rừng ngập nước, bán sơn địa, phù sa cổ, hang động…). 3.3. Xây dựng chiến lược quảng bá mang tính toàn cầu: - Bằng nhiều loại hình giao lưu quốc tế: Hội thảo, Carnaval, Farmstrip, xúc tiến thương mại, hôi chợ, giao lưu văn hóa…; - Bằng nhiều phương tiện: nghe nhìn, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ; tranh ảnh, quà lưu niệm; - Với nhiều đối tượng: Chính phủ, NGO, đối tác ngành du lịch các nước, vùng lãnh thổ; - Với nhiều thời gian, không gian: quảng bá mọi lúc, mọi nơi có thể… 3.4. Có chính sách đầu tư trọng điểm nhằm phát huy lợi thế của từng loại hình, sản phẩm du lịch độc đáo ở các địa phương: - Trọng điểm du lịch tâm linh: Tập trung phát triển vùng Bảy Núi An Giang thành trung tâm hành hương với các loại hình: tham quan, chiêm bái Lăng Miếu núi Sam; chùa, Tượng phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm, Nhà mồ Ba Chúc, các chùa Phật giáo Nam tông; - Trọng điểm du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng: Hà Tiên, Phú Quốc; - Trọng điểm du lịch sinh thái: rừng ngập nước Đồng Tháp Mười, U Minh; dừa Bến Tre…; - Trọng điểm du lịch lễ hội văn hóa: An Giang (vía Bà chúa Xứ núi Sam, Lễ hội đua bò Bảy Núi), Sóc Trăng (đua ghe Ngo), Trà Vinh (Lễ hội Óc- om- boóc), Bến Tre (Lễ hội Dừa)…; - Trong điểm du lịch khảo cứu khoa học: Tràm chim Đồng Tháp Mười, Di tích VH Óc Eo An Giang, Đồng Tháp, Long An; rừng U Minh Cà Mau, Kiên Giang…; - Trọng điểm du lịch mạo hiểm: Leo núi, dù lượn, lặn biển (Kiên Giang), thám hiểm hang động (Bảy Núi An Giang), vượt địa hình thủy, bộ…; - Trọng điểm mua sắm, vui chơi giải trí: TP Cần Thơ (như KDL Mỹ Khánh), Long An (như công trình Happy land), siêu thị miễn thuế Tịnh Biên (biên giới An Giang)… 3.5. Thu hút đầu tư quốc tế: - Có chính sách ưu đãi về cho thuê đất, mức thuế… cho các dự án phát triển du lịch xanh, bền vững, trúng với quy hoạch trọng điểm ở các tiểu vùng; - Ưu tiên vốn ODA phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông thủy, bộ… nối các trung tâm đô thị với các tiểu vùng du lịch trọng điểm. 3.6. Đào tạo nguồn nhân lực tập trung trên 3 lĩnh vực: - Nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; - Kỹ năng xây dựng tua, tuyến, sản phẩm du lịch độc đáo; quảng bá, kêu gọi hợp tác, đâu tư khai thác…; - Văn hóa giao tiếp: nâng cao ngoại ngữ, năng lực thuyêt minh, hướng dẫn; am hiểu tập quán sinh hoạt, thị hiếu của du khách… Tạm kết Tiềm năng du lịch Ðồng bằng sông Cửu Long rất lớn với nhiều sản phẩm, loại hình du lịch độc đáo. Tuy nhiên, thời gian qua tiềm năng này chưa được khai thác, phát huy đúng mức. Số lượng du khách ngoại quốc đến đây chưa nhiều, nguyên nhân chính là kết cấu hạ tầng yếu kém cũng như nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp nhu cầu hội nhập. Sắp tới cần có nhiều giải pháp khả thi cùng với các nguồn lực đầu tư đúng mức khác thì du lịch ÐBSCL mới xứng đáng là một trong những trọng điểm du lịch trong tiến trình hội nhập của cả nước. TÓM TẮT Tiềm năng du lịch Ðồng bằng sông Cửu Long rất lớn với nhiều sản phẩm, loại hình du lịch độc đáo. Tuy nhiên, thời gian qua tiềm năng này chưa được khai thác, phát huy đúng mức. Số lượng du khách ngoại quốc đến đây chưa nhiều, nguyên nhân chính là kết cấu hạ
  4. tầng yếu kém cũng như nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp nhu cầu hội nhập. Sắp tới cần có nhiều giải pháp khả thi cùng với các nguồn lực đầu tư đúng mức khác thì du lịch ÐBSCL mới xứng đáng là một trong những trọng điểm du lịch trong tiến trình hội nhập của cả nước…
nguon tai.lieu . vn