Xem mẫu

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 54 – 62

Part A: Social Sciences, Humanities and Education

ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA NGUYỄN ĐỔNG CHI TRONG PHẦN KHẢO DỊ
“KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM”
Trần Tùng Chinh
ThS. Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 01/10/15
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
09/12/15
Ngày chấp nhận đăng: 03/16
Title:
The contribution of Nguyen
Dong Chi to“Vietnamese Fairy
Tales”
Từ khóa:
Kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam, khảo dị
Keywords:
Vietnamese Fairy Tales,
the variant

ABSTRACT
Via understanding the variant session in “Vietnamese Fairy Tales” by Nguyen
Dong Chi, the purpose of this study is to assess the author’s contribution in
collecting and compiling variants of Vietnamese fairy tales. The study employed
approaches of surveys, statistics, collation and analysis to raise scientific
arguments in order to prove that the above-mentioned variant session has
foundational value inspiring new approaches in studying Vietnamese fairy
tales. Thereof, this study suggests there should be a study of larger scale about
helpful contributions by Nguyen Dong Chi in aspect of variants in fairy tales.

TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là, thông qua việc tìm hiểu phần Khảo dị trong
“Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi, đánh giá về những
đóng góp của Nguyễn Đổng Chi trong việc sưu tầm, tập hợp các dị bản truyện
cổ tích dân gian Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát, thống
kê, đối chiếu, phân tích để nêu ra những luận điểm khoa học nhằm chứng minh
rằng phần Khảo dị nêu trên có giá trị nền tảng gợi mở những hướng tiếp cận
mới cho việc nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất
cần có một công trình nghiên cứu nghiêm túc và quy mô hơn về những đóng
góp hữu ích của Nguyễn Đổng Chi về vấn đề dị bản truyện cổ tích.

Các thể loại văn xuôi (tự sự) dân gian có nhiều
khả năng biến đổi (nhiều dị bản) hơn văn vần.
Điều này bị chi phối bởi đặc điểm thi pháp của
từng thể loại.

1. PHẦN MỞ ĐẦU
Một trong những thuộc tính đặc trưng của văn học
dân gian là tính dị bản. Dị bản là những văn bản
truyền miệng có những điểm biến thể, khác biệt
của cùng một tác phẩm văn học dân gian. Sự khác
nhau đó thể hiện ở nhiều phương diện như đề tài,
nội dung, nghệ thuật, thể loại; ở nhiều yếu tố như
chi tiết, tình tiết, sự kiện, không gian, thời gian,
nhân vật, ngôn ngữ, hình ảnh, các motip vừa lặp
lại vừa không lặp lại… Nói đến dị bản, ta thấy có
hai điểm nổi bật. Đó là những yếu tố cố định
không thay đổi và những yếu tố mới. Điều này thể
hiện mối quan hệ giữa ứng tác và truyền thống.

Tính dị bản làm cho tác phẩm văn học dân gian
không đứng yên cố định (như văn học viết) mà dễ
thích ứng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của nhân
dân các địa phương, các thời kỳ lịch sử cụ thể
khác nhau trong quá trình diễn xướng, lưu truyền.
Nhờ thế, tính dị bản đã có những tác động tích
cực cho sự tồn tại và phát triển của văn học dân
gian.

54

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 54 – 62

Part A: Social Sciences, Humanities and Education

Nghiên cứu truyện cổ tích không thể tách rời khỏi
việc sưu tầm, khảo sát các dị bản của truyện cổ
tích. Trong lời tựa Truyện cổ nước Nam, Nguyễn
Văn Ngọc (1957) có nhận xét: “…cũng cùng một
truyện thường có khi sai lạc khác nhau xa. Người
kể thế này, người nói thế nọ. Đây ngắt nửa chừng,
đó dài thêm vài ba đoạn…” (Nguyễn Văn Ngọc,
1957, 10). Tuy nhiên, đó không chỉ là sự “dài
ngắn khôn đo, thêm bớt khó liệu, đầu Ngô mình
Sở…” như chính Nguyễn Văn Ngọc đánh giá; mà
ở các dị bản khác nhau của một đơn vị truyện, ta
còn tìm thấy ở đó tính tập thể và tâm lý tập thể chi
phối các dị bản được truyền miệng. Và sự đồng
sáng tạo dù có hay chưa có ý thức ấy cũng là một
kho cứ liệu cho ta tìm hiểu đặc trưng thể loại của
truyện cổ tích với các lớp trầm tích như văn hóa,
dân tộc, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ…

Chính vì thế, “giá trị của Kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi) tăng lên nhiều, một
phần quan trọng là nhờ sự phong phú dồi dào của
phần khảo dị” (Tạ Phong Châu, 1975). Phần khảo
dị là sự tập hợp một cách công phu những bản kể
khác mà tác giả đã sưu tầm và văn bản hóa chúng
với mục đích làm phong phú hơn câu chuyện
được kể. Các dị bản ấy được Nguyễn Đổng Chi
(1993) liệt kê một cách “chọn lọc và sắp đặt theo
một hệ thống riêng”. Tác giả cho rằng: “Trường
hợp những truyện có nhiều địa phương kể khác
nhau về chi tiết hay toàn phần, chúng tôi sẽ ghi
tóm tắt ở mục Khảo dị để tiện tham khảo. Nếu
truyện nào có nội dung tương tự với truyện của
các dân tộc khác ở trong nước hay nước ngoài,
chúng tôi cũng làm như vậy” (Nguyễn Đổng Chi,
1993, 12).

Vì lẽ đó, từ việc tập hợp, khảo dị, nhà nghiên cứu
văn học dân gian mới có cơ sở để đưa ra các luận
điểm về type, về motif, về các công thức truyền
thống, các hệ thống, các sơ đồ cấu trúc của truyện
cổ tích... Đặc biệt là làm rõ được tính quốc tế, tính
dân tộc, tính địa phương của văn học dân gian nói
chung và truyện cổ tích nói riêng.

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đi
vào khảo sát phần Khảo dị với các dị bản mà học
giả Nguyễn Đổng Chi đã công phu sưu tầm, tập
hợp. Từ đó, chúng tôi sẽ bước đầu thống kê một
cách khái quát nhằm đánh giá những đóng góp
khoa học của ông trong công việc nghiên cứu kho
tàng Truyện cổ tích Việt Nam.

“Truyện cổ tích Việt Nam có mối quan hệ tiềm ẩn
và giấu kín với truyện cổ các dân tộc trong khu
vực và trên toàn thế giới” (Nguyễn Tấn Đắc,
2001, 5). Cho nên, việc khảo sát, so sánh các văn
bản kể của truyện cổ tích là một phương pháp
khoa học cần thiết và hiệu quả để phát hiện những
giá trị mới mẻ có ý nghĩa của kho tàng truyện cổ
tích một dân tộc.

2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Đóng góp về số lượng văn bản khảo dị
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập – bản in
1993) của Nguyễn Đổng Chi là một công trình
đáp ứng vừa về lượng lẫn về chất trong việc tìm
hiểu và nghiên cứu văn học dân gian. Với dung
lượng 2740 trang, tác giả đã sưu tầm 201 đơn vị
truyện cổ tích thuộc nhiều nhóm truyện khác
nhau. Và điều làm nên tầm vóc của công trình đặc
biệt này chính là số lượng các dị bản mà tác giả
công phu tìm kiếm, phát hiện, chọn lọc và sắp xếp
chúng trong phần Khảo dị cuối mỗi đơn vị truyện.

Đã có không ít các công trình sưu tầm, các tuyển
tập truyện cổ tích mà người biên soạn đã chỉ chú ý
đến một văn bản (đơn bản) mà bỏ qua phần khảo
dị. Theo chúng tôi, phần khảo dị kèm theo văn
bản chính của truyện được kể có giá trị rất lớn,
nhằm tập hợp một cách khoa học các dị bản để
người đọc – đặc biệt là người nghiên cứu có cơ
hội đối chiếu, liên hệ và từ đó rút ra những luận
điểm quan trọng phục vụ cho việc tiếp cận truyện
cổ tích một cách có hiệu quả.

Trong năm tập truyện cổ tích, Nguyễn Đổng Chi
đã phân loại truyện cổ tích Việt Nam thành 10
nhóm truyện. Và ở mỗi đơn vị nhóm truyện, ông
đã có một kho tàng khảo dị rất đồ sộ và quy mô.
Chúng ta có thể xem bản thống kê sau đây:
55

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 54 – 62

Số phân
mục

Part A: Social Sciences, Humanities and Education

Số lượng truyện trong từng
nhóm

Tên nhóm truyện phân loại

Số dị bản đã sưu
tầm

I

25 truyện (từ 1  25)

Nguồn gốc sự vật

109 dị bản

II

10 truyện (từ 26  35)

Sự tích đất nước Việt

47 dị bản

III

26 truyện (từ 36  61)

Sự tích các câu ví

153 dị bản

IV

32 truyện (từ 62  93)

Thông minh tài trí và sức khỏe

141 dị bản

V

12 truyện (từ 94  105)

Sự tích anh hùng nông dân

19 dị bản

VI

10 truyện (từ 106  115)

Truyện phân xử

63 dị bản

VII

24 truyện (từ 116  139)

Truyện thần tiên, ma quỷ và phù
phép

216 dị bản

VIII

31 truyện (từ 140  170)

Truyện đền ơn trả oán

233 dị bản

IX

18 truyện (từ 171  188)

Tình bạn, tình yêu và nghĩa vụ

104 dị bản

X

13 truyện (từ 189  201)

Truyện vui tươi dí dỏm

69 dị bản

10 phân
mục

201 truyện

10 nhóm truyện

1154 dị bản

Trên đây chỉ là những thống kê sơ bộ, dựa trên
phần mục lục cuối mỗi tập mà tác giả liệt kê.
Trong đó, không ít những phần khảo dị, tác giả
chỉ ghi là “các dị bản” (ví dụ mục truyện 12 - Sự
tích con khỉ - tr. 502; mục truyện 60 - Nói dối như
Cuội – tr. 1039; mục truyện 79 - Bùi Cầm Hổ - tr.
1042; mục truyện 90 - Gái ngoan dạy chồng – tr.
1044…v.v…). Do đó, nếu thống kê đầy đủ thì con
số các dị bản truyện trong tập Kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam không chỉ dừng lại ở 1154 như đã
dẫn.

2.2 Đóng góp từ nguồn tài liệu sưu tầm điền
dã công phu
Trong khối lượng dị bản lớn như vậy, chúng tôi
chọn khảo sát cụ thể ngẫu nhiên một số truyện để
có thể hình dung công việc sưu tầm và tập hợp dị
bản cho phần khảo dị đã được tác giả dụng công
như thế nào, từ đó đạt được những giá trị khoa
học cụ thể ra sao.

56

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 54 – 62

Thứ
tự
đơn
vị
truyện

Tên truyện

Part A: Social Sciences, Humanities and Education

Dị bản từ nguồn truyện truyền
miệng dân gian được sưu tầm điền
dã và nguồn truyện đã được văn
bản hóa
Trong nước

Ngoài nước

Dị bản từ các công trình sử
học, các báo và tạp chí,
nguồn văn học viết…
Nguồn tôn
giáo, lịch sử,
báo chí…

2

Sự
tích
trầu cau và
vôi

Nghệ An, đồng
bào Cơ
tu,
người Thái

7

Sự
tích
chim quốc

Người Mường,
Nghệ An, Cổ
tích xứ An Nam,

11

Sự tích con
muỗi

Đồng bào Bắc
bộ

Grimm (Đức, Ý)
Pháp, Ả Rập,
Dân
gian
Campuchia

12

Sự tích con
khỉ

Đồng bào Thổ
(Thái Nguyên),
truyện cổ Ba
Na, người Thái,
Tày, Mèo, Nùng,
người Khơ me…

Truyện
cổ
Banladesh,
Truyện cổ Ấn Độ,
Na uy, Nhật,
Grimm,
Phần
Lan, Miến Điện,
Pháp, Hungary
và nhiều nước
khác

Tạp
Đông
Dương,

48

Cứu
vật
vật trả ơn,
cứu nhân
nhân
trả
oán

Đồng bào Hà
Tĩnh, Nghệ An

60

Nói
dối
như Cuội

Đồng bào Ja
rai, Xê Đăng,
Hơ rê, Người
thiểu số Khơ me,
Mường, Tày…

Văn học viết

Số dị bản
được liệt
kê trong
phần
khảo dị

Lĩnh
Nam
chích quái

8 dị bản

Điển
tích
Trung Quốc,

5 dị bản

Liêu trai chí
dị

8 dị bản

chí

Truyện Đời
xưa, Mỹ ấm
tùy bút,

38 dị bản

Truyện cổ Trung
Quốc, Lào, người
Xi xin, Ý, Châu
Phi, Ấn Độ, Triều
Tiên, Ta phi lét,
Thụy Sĩ, Anbani,
Đức, Hy Lạp

Lục độ tạp
kinh
(kinh
Phật)

Sưu thần ký
(Trung Quốc
– Thế kỉ V),
Dị uyển của
Lưu
Kính
Thúc (Tống)

24 dị bản

Truyện
Miến
Điện, Ấn Độ, Ả
Rập,
Trung
Quốc, Mông Cổ,
Pháp…

Đinh
Tiên
Hoàng

Nghìn lẻ một
đêm

30 dị bản

Báo Trung
Bắc chủ nhật

57

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 54 – 62

Part A: Social Sciences, Humanities and Education

Chính tính phong phú đa dạng của các tư liệu
tham khảo đã cung cấp cho Nguyễn Đổng Chi
chất liệu để sưu tầm một cách khá hệ thống và

tiết, quá nhiều câu văn mô tả diễn tiến cốt truyện
và nhân vật, mượn công việc sưu tầm để “làm
văn”… xa rời phương pháp sưu tầm văn học dân
gian (việc làm này hoàn toàn không đúng với đặc
trưng của truyện tự sự dân gian). Để công trình
sưu tầm vẫn gần gũi với đặc điểm truyền miệng
của văn học dân gian, Nguyễn Đổng Chi không
chỉ tập hợp kho tư liệu khổng lồ là những tuyển
tập truyện cổ của các dân tộc Việt Nam và thế
giới mà ông còn phải chắt lấy cái cốt dân gian,
chọn ra những yếu tố tương đồng và dị biệt từ
những tác phẩm cụ thể. Điều đó cho thấy một cảm
quan nhạy bén của nhà Folklore học, sự nghiêm
túc và ý thức trách nhiệm của một nhà nghiên cứu
văn học dân gian thực thụ. Từ đó, ông có thể sử
dụng tư liệu ấy một cách hiệu quả phục vụ cho
phần Khảo dị của mình để nâng tầm cho công
trình đạt đến giá trị khoa học cao.

quy mô các dị bản nhằm thực hiện phần Khảo dị.
Đầu tiên phải kể đến kho tàng tác phẩm truyền
miệng mà tác giả trong quá trình điền dã đã trực
tiếp thu thập, tỉ mỉ ghi chép, phân loại cẩn thận tại
nhiều vùng địa danh từ Bắc chí Nam, từ miền
xuôi lên miền ngược. Trong quá trình sưu tầm, tác
giả đặc biệt chú ý đến không gian văn hóa của các
dân tộc ít người ở Việt Nam, nơi còn lưu giữ gần
như nguyên vẹn các tác phẩm dân gian trong sinh
hoạt của một cộng đồng chưa bị cuốn vào quá
trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Ở phần nguồn dẫn
các dị bản được nêu trong phần Khảo dị của ông,
chúng ta thấy có người Tiền Đông Dương trên các
cao nguyên miền Trung, đồng bào thiểu số Nghệ
An, đồng bào thiểu số Hà Giang Tuyên Quang,
nguồn truyện dân gian của người Nùng, người
Tày, người Thái, người Dao, người Cơ-tu… Hoặc
trong kho cứ liệu sưu tầm của ông (liệt kê ở phần
thư mục tham khảo), ta thấy cả những văn bản
viết bằng chữ Hán (Bội văn vận phủ, Thiếu vi
thông giám, Dân gian văn nghệ tuyển…), các
công trình của người Pháp sưu tầm khi họ có mặt
ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
(như các công trình của Cosquin, Landes,
Cesbron, Génibrel, Dumoutier…), các tài liệu của
các học giả đầu thế kỷ XX như Trương Vĩnh Ký,
Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Ngọc…. Trong
kho tư liệu đồ sộ ấy, còn có cả Gia phả các dòng
họ, các tác phẩm chính sử, dã sử, các tư liệu báo,
tạp chí đã và đang lưu hành trong bối cảnh thời
đó, khi nhà nghiên cứu thực hiện công trình này.

2.3 Đóng góp về phương pháp tiếp cận tư liệu
dưới góc độ thi pháp
Trong phần Khảo dị, ta thấy Nguyễn Đổng Chi đã
cẩn trọng chọn lọc các dị bản dựa trên nhiều cách
tiếp cận có tính gợi ý rất bổ ích cho các nhà
nghiên cứu văn học dân gian dưới góc độ thi pháp
như các công thức mở đầu và kết thúc, nhân vật
chính của truyện cổ tích, các chi tiết kết cấu, xung
đột, các yếu tố không gian và thời gian nghệ
thuật... Có thể kể đến các thành tựu nghiên cứu có
kế thừa phương pháp tiếp cận này như Nghiên cứu
truyện dân gian Việt Nam theo bảng mục lục tra
cứu type và motif truyện cổ dân gian (Nguyễn Thị
Hiền, 1996), Cổ tích thần kỳ người Việt - đặc
điểm cấu tạo cốt truyện (Tăng Kim Ngân, 1997),
Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ
Việt Nam và Đông Nam Á (Nguyễn Bích Hà,
1998), Thi pháp văn học dân gian (Lê Trường
Phát, 2000), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà
khoa học (Chu Xuân Diên, 2001), Truyện cổ dân
gian đọc bằng type và motif (Nguyễn Tấn Đắc,
2001), Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu

Kỳ công hơn nữa là sự chọn lọc, hay nói đúng
hơn là gạn lọc từ các văn bản truyện cổ trong và
ngoài nước được sưu tầm (được văn bản hóa) mà
không ít trong số đó, các tác giả nêu trên, trong
quá trình biên soạn đã để lại văn phong ghi chép
mang dấu ấn cá nhân đậm đà như thêm bớt tình
58

nguon tai.lieu . vn