Xem mẫu

  1. Đòn cùi chỏ Một cú đánh trực diện vào mặt đối phương bằng cùi chỏ. Với lối đánh áp sát, mạnh mẽ, uyển chuyển và có sức tấn công cũng như phòng phủ tốt, đòn cùi chỏ được đánh giá là một trong những miếng đánh sở trường của võ cổ truyền Việt Nam nói chung và võ phái Bình Định Gia nói riêng. Nhằm phát huy lợi thế thể hình nhỏ bé, nhanh nhẹn, khéo léo của người Việt, từ xưa, các võ sư võ cổ truyền Việt Nam, trong đó có môn phái Bình Định Gia, đã sáng tạo ra nhiều lối đánh hiểm hóc, hiệu quả. Một trong những lối đánh sở tr ường
  2. của võ cổ truyền là đánh “nhập nội”, tức áp sát đối thủ để ra đòn. Lối đánh này vừa có thể khắc chế được chiều cao cũng như tầm với của đối phương, vừa có thể giúp tiếp cận được tới những vùng yếu huyệt trên cơ thể của đối thủ. Để phát huy tối đa lối đánh “nhập nội”, các võ sĩ võ cổ truyền thường sử dụng nhiều biện pháp như tấn thấp, di chuyển nhanh, luồn lách khéo léo, lợi dụng c ơ hội để nhanh chóng tung ra nh ững đòn đánh nhanh và hiểm bằng cùi chỏ, đầu gối, cạnh bàn tay, các đầu mũi ngón tay… nhằm hạ gục nhanh đối phương. Trong tư thế hạ thấp người, đòn cùi chỏ có thể dùng để tấn công vào vùng hông của đối phương.
  3. Một cú xoay người thúc cùi chỏ vào thái dương đối phương. Thế đánh hiểm bằng cùi chỏ vào vùng gáy của đối phương.
  4. Đòn cùi chỏ là một trong những miếng đánh sở trường của môn phái Bình Định Gia. Lối đánh cùi chỏ được xem là phương thức hiệu quả nhất trong cách đánh “nhập nội”. Khi lâm trận, người võ sĩ có thể dùng hai cùi chỏ cứng như hai thỏi thép nguội của mình để tấn công đối phương. Lúc áp sát, đòn cùi chỏ có thể được sử dụng linh hoạt để đánh vào nhiều vùng nguy hiểm trên cơ thể như: hông, bụng, lưng, cổ, gáy, đầu… Với sức công phá lớn gấp nhiều lần đòn đấm và lại thường được sử dụng để đánh vào những chỗ hiểm cho nên đòn cùi chỏ được ví như một cú đánh “chí tử”, có thể tước đi mạng sống của đối phương ngay tức thì. Có lẽ vì
  5. thế mà trong làng võ cổ truyền Việt Nam cho tới nay vẫn còn lưu truyền nhiều giai thoại bí hiểm về lối đánh kì lạ này. Ngoài sức tấn công và hủy diệt dữ dội, đòn cùi chỏ còn có một khả năng phòng thủ hết sức ưu việt. Bằng khả năng sử dụng khéo léo, các võ sĩ giỏi sẽ biến hai cùi chỏ của mình thành một tấm màn “thép” che chắn kín đáo cơ thể trước sức tấn công của đối phương. Nhờ đó mà những đòn đấm, đá… của đối phương khi vấp phải tấm lá chắn này không những bị đánh bạt ra ngoài, mà còn phải chịu nhiều tổn thất đáng kể khi va chạm trực tiếp với phần cùi chỏ cứng như thép. Để sử dụng thuần thục đòn cùi chỏ, người võ sĩ đòi hỏi phải có thời gian và sự khổ luyện. Ngoài việc luyện cho hai cùi chỏ của mình cứng như thép có thể đánh vỡ cả một tảng đá hay quả dừa tươi, người võ sĩ còn phải biết cách luyện cho cơ thể có một khả năng di chuyển linh hoạt, biến hóa để có thể phát huy hết khả năng lối đánh cận chiến của mình.
nguon tai.lieu . vn