Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN
CỦA ACID GAMBOGIC TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Trần Thanh Tùng1, Trần Thị Thu Thủy2, Nguyễn Thị Thanh Loan1
1

Trường Đại học Y Hà Nội
Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá độc tính bán trường diễn của acid gambogic đường uống trên
thực nghiệm. Nghiên cứu tiến hành theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới. Chuột cống trắng được uống
acid gambogic liều 20mg/kg/ngày và 30mg/kg/ngày trong 60 ngày liên tục và theo dõi chuột sau 15 ngày
ngừng uống thuốc thử. Kết quả nghiên cứu cho thấy, acid gambogic gây giảm hàm lượng huyết sắc tố,
hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu so với lô chứng và tăng hoạt độ AST và ALT trong máu chuột. Sau
15 ngày ngừng thuốc thử, các chỉ số huyết học và sinh hóa của lô uống thuốc thử không có sự khác biệt so
với lô chứng. Ngoài ra, acid gambogic không ảnh hưởng đến các chỉ số đánh giá chức năng gan và chức
năng thận.
Từ khóa: Acid gambogic, độc tính bán trường diễn, động vật thực nghiệm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Acid gambogic là thành phần chính trong
nhựa cây Đằng Hoàng (Garcinia hanburyi
Hook. f., thuộc họ Guttiferae), một cây thuốc
đông y phân bố đặc hữu ở vùng Đông Nam Á
trong đó có Việt Nam [1]. Các nghiên cứu in
vitro và in vivo đã chỉ ra acid gambogic có tác
dụng trên nhiều loại ung thư như ung thư gan,
ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư vú [2
- 7]. Cơ chế tác dụng của acid gambogic có
liên quan đến gây độc tế bào, ức chế tăng
sinh, thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào
bằng cách hoạt hóa enzym caspase 3, ức chế
sự gắn kết của protein anti - apoptotic với
peptid [7 - 9]. Hiện trên thế giới chưa có công
trình nào công bố về công nghệ phân lập acid
gambogic ở qui mô công nghiệp mà chỉ có
một số phương pháp chiết xuất ở qui mô

phòng thí nghiệm. Trong nghiên cứu này, acid
gambogic được phân lập từ nhựa cây Đằng
Hoàng trồng ở Phú Quốc, Kiên Giang tại Viện
Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Đến nay, chưa có nghiên cứu nào tại Việt
Nam xác định độc tính của acid gambogic
được chiết xuất từ nhựa cây Đằng Hoàng.
Nhằm xác định tính an toàn của acid gambogic, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu
đánh giá độc tính bán trường diễn của acid
gambogic đường uống trên động vật thực
nghiệm.

II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Vật liệu nghiên cứu
Thuốc nghiên cứu
Acid gambogic được phân lập từ nhựa cây

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Loan, Bộ môn Dược lý,
Trường Đại học Y Hà Nội

Đằng Hoàng ở Phú Quốc, Kiên Giang vào

Email: thanhloanfr89@gmail.com

tháng 12/2015, với hiệu suất là 5% tại Viện

Ngày nhận: 12/4/2018

Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện Hàn

Ngày được chấp thuận: 28/5/2018

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Acid

16

TCNCYH 114 (5) - 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
gambogic được chiết xuất từ nhựa cây bằng

Chuột được uống nước cất/thuốc thử 60

dung môi methanol với độ tinh khiết là 92%.

ngày liên tục, mỗi ngày một lần vào buổi sáng.

Thuốc thử được hòa tan trong nước để cho

Sau đó, chuột được theo dõi 15 ngày sau khi

chuột uống.

ngừng uống thuốc thử.

Hoá chất và máy móc phục vụ nghiên
cứu
Kit định lượng các enzym và chất chuyển
hoá trong máu: ALT (alanin aminotransferase);

Các chỉ tiêu theo dõi: Tình trạng chung; Sự
thay đổi thể trọng chuột; Đánh giá chức phận

AST

(aspartat

aminotransferase);

bilirubin toàn phần; albumin; cholesterol toàn
phần; và creatinin của hãng Hospitex Diagnostics (Italy) và hãng DIALAB GmbH (Áo),
định lượng trên máy sinh hóa bán tự động
Erba của Ấn Độ. Các dung dịch xét nghiệm
máu của hãng Exigo, định lượng trên máy
Exigo - Boule Medical AB của Thụy Điển.
Các hoá chất làm tiêu bản mô bệnh học.

tạo máu thông qua số lượng hồng cầu, thể
tích trung bình hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, hematocrit, số lượng bạch cầu và số
lượng tiểu cầu; Đánh giá chức năng gan
thông qua định lượng một số chất chuyển hoá
trong máu: Bilirubin toàn phần, albumin và
cholesterol toàn phần; Đánh giá mức độ hủy
hoại tế bào gan thông qua định lượng hoạt độ
enzym trong máu: ALT, AST; Đánh giá chức
năng thận thông qua định lượng nồng độ
creatinin huyết thanh.

Động vật thực nghiệm

Các thông số được đánh giá trước, sau 30
ngày, sau 60 ngày uống nước cất/thuốc thử

Chuột cống trắng chủng Wistar, cả hai

và sau 15 ngày ngừng uống thuốc thử. Mô

giống, trọng lượng 180g ± 20g, do Trung tâm

bệnh học: Sau 60 ngày uống thuốc thử, chuột
được mổ để quan sát đại thể toàn bộ các cơ

cung cấp động vật thí nghiệm Đan Phượng Hà Tây cung cấp. Động vật thí nghiệm được
nuôi 7 ngày trước khi nghiên cứu và trong
suốt thời gian nghiên cứu trong điều kiện
phòng thí nghiệm với đầy đủ thức ăn và nước
uống.
2. Phương pháp
Nghiên cứu thực hiện theo hướng dẫn của
Tổ chức Y tế Thế giới [10; 11].
Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên
làm 3 lô:
- Lô chứng (n = 10): Uống nước cất 1
ml/100g/ngày.
- Lô trị 1 (n = 10): Uống thuốc thử acid
gambogic liều 20 mg/kg/ngày.
- Lô trị 2 (n = 10): Uống thuốc thử acid
gambogic liều 30 mg/kg/ngày.
TCNCYH 114 (5) - 2018

quan. Kiểm tra ngẫu nhiên cấu trúc vi thể gan,
thận của 30% số chuột ở mỗi lô. Các xét
nghiệm vi thể được thực hiện tại Trung tâm
Nghiên cứu và Phát hiện sớm ung thư.
3. Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống
kê theo phương pháp t-test Student và test
trước - sau (Avant-après). Số liệu được biểu
diễn dưới dạng: X ± SD.
*: Khác biệt có ý nghĩa so với lô chứng
sinh học với p < 0,05;


: Khác biệt có ý nghĩa so với trước nghiên
cứu với p < 0,05.
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bộ môn
Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng
8/2017 đến tháng 12/2017.
17

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

III. KẾT QUẢ

so với trước nghiên cứu. Lô uống thuốc thử

1. Tình trạng chung và sự thay đổi thể
trọng chuột
Trong thời gian thí nghiệm, chuột ở lô
chứng sinh học hoạt động bình thường, nhanh
nhẹn, mắt sáng, phân khô. Trọng lượng chuột

acid gambogic cả 2 liều giảm vận động hơn so
với lô chứng. Acid gambogic không gây co giật,
không gây tiêu chảy trên động vật thực nghiệm.
Sau 60 ngày uống thuốc thử, trọng lượng 2 lô
trị không tăng so với trước nghiên cứu.
2. Đánh giá chức năng tạo máu

ở lô chứng sinh học tăng có ý nghĩa thống kê
Bảng 1. Ảnh hưởng của acid gambogic đến số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố,
hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu
Thời gian

Lô chứng

Lô trị 1

Lô trị 2

Trước uống

8,44 ± 0,39

8,30 ± 0,56

8,35 ± 0,42

Số lượng

Sau 30 ngày

8,51 ± 0,55

8,23 ± 0,61

8,28 ± 0,34

hồng cầu
(T/l)

Sau 60 ngày

8,52 ± 0,34

8,16 ± 0,51

8,19 ± 0,39

Sau 15 ngày
ngừng thuốc

8,46 ± 0,59

8,36 ± 0,43

8,25 ± 0,45

Trước uống

12,22 ± 0,65

12,46 ± 0,74

12,38 ± 0,51

Hàm lượng

Sau 30 ngày

12,11 ± 0,64

12,32 ± 0,87

11,99 ± 0,71

huyết sắc tố
(g/dl)

Sau 60 ngày

12,16 ± 0,67

11,11 ± 0,66*∆

11,08 ± 0,48*∆

Sau 15 ngày

12,10 ± 0,72

12,26 ± 0,57

12,19 ± 0,44

Trước uống

40,04 ± 1,79

40,28 ± 2,68

39,23 ± 2,21

Sau 30 ngày

39,03 ± 2,80

38,87 ± 1,28

38,41 ± 2,66

Sau 60 ngày

39,64 ± 2,67

34,18 ± 2,23*∆

34,83 ± 1,47*∆

Sau 15 ngày

40,10 ± 2,25

40,41 ± 1,15

39,96 ± 1,36

Trước uống

47,70 ± 1,42

47,30 ± 1,49

47,80 ± 0,79

Sau 30 ngày

47,20 ± 1,14

46,30 ± 1,64

46,80 ± 1,03

Hematocrit
(%)

Thể tích
trung bình
hồng cầu (fl)

18

Sau 60 ngày

46,70 ± 1,34

Sau 15 ngày

47,57 ± 0,98

*∆

43,90 ± 1,37

47,14 ± 1,46

44,00 ± 1,15*∆
47,43 ± 1,27

TCNCYH 114 (5) - 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Sau 30 ngày, 60 ngày uống thuốc thử và sau 15 ngày ngừng
uống, số lượng hồng cầu ở 2 lô trị đều không có sự khác biệt so với lô chứng. Sau 30 ngày uống
thuốc thử, hàm lượng huyết sắc tố, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu ở 2 lô trị không có sự
khác biệt so với lô chứng, sau 60 ngày, giảm có ý nghĩa thống kê và so với lô chứng. Sau 15
ngày ngừng uống thuốc thử, các chỉ số trên ở 2 lô trị không có sự khác biệt so với lô chứng.

Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của acid gambogic

Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của acid gambogic

đến số lượng bạch cầu

đến số lượng tiểu cầu

Kết quả ở biểu đồ 1 và 2 cho thấy: Sau 30 ngày, 60 ngày uống thuốc thử và sau 15 ngày
ngừng uống, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu ở cả 2 lô trị đều không có sự khác biệt có ý
nghĩa so với lô chứng.
3. Đánh giá mức độ hủy hoại tế bào gan và chức năng gan
Bảng 2. Ảnh hưởng của acid gambogic đến hoạt độ AST (GOT)
và ALT (GPT) trong máu chuột
Thời gian

Hoạt độ
AST (UI/l)

Hoạt độ
ALT (UI/l)

Lô chứng

Lô trị 1

Lô trị 2

Trước uống

100,90 ± 17,34

109,70 ± 13,28

108,30 ± 11,49

Sau 30 ngày

101,40 ± 17,33

106,00 ± 19,54

110,60 ± 13,19

Sau 60 ngày

103,60 ± 15,32

101,10 ± 13,19

124,80 ± 17,73*∆

Sau 15 ngày

101,14 ± 16,96

111,14 ± 18,29

113,86 ± 12,16

Trước uống

59,90 ± 10,75

61,00 ± 10,07

61,50 ± 9,03

Sau 30 ngày

60,40 ± 7,60

62,20 ± 12,35

83,50 ± 7,75*∆

Sau 60 ngày

59,90 ± 8,05

58,90 ± 9,49

79,90 ± 7,53*∆

Sau 15 ngày

61,86 ± 11,42

63,86 ± 7,56

66,57 ± 6,45

TCNCYH 114 (5) - 2018

19

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Kết quả ở bảng 2 cho thấy: Sau 30 ngày, 60 ngày uống thuốc thử và sau 15 ngày ngừng
uống, hoạt độ AST và ALT trong máu chuột ở lô trị 1 không có sự khác biệt so với lô chứng. Sau
30 ngày, hoạt độ AST trong máu chuột ở lô trị 2 không có sự khác biệt so với lô chứng, tuy nhiên,
hoạt độ ALT tăng có ý nghĩa thống kê. Sau 60 ngày, hoạt độ AST và ALT trong máu chuột của lô
trị 2 tăng có ý nghĩa thống kê. Sau 15 ngày ngừng uống thuốc thử, hoạt độ 2 enzym này trong
máu chuột của lô trị 2 không có sự khác biệt so với lô chứng.
Bảng 3. Ảnh hưởng của acid gambogic đến nồng độ bilirubin toàn phần, nồng độ albumin,
nồng độ cholesterol toàn phần trong máu chuột

Bilirubin toàn
phần (mmol/l)

Thời gian

Lô chứng (1)

Lô trị 1 (2)

Lô trị 2 (3)

Trước uống (a)

13,58 ± 0,57

13,50 ± 0,46

13,54 ± 0,46

Sau 30 ngày (b)

13,45 ± 0,52

13,47 ± 0,50

13,51 ± 0,40

Sau 60 ngày (c)

13,54 ± 0,56

13,66 ± 0,42

13,48 ± 0,38

Sau 15 ngày ngừng

13,49 ± 0,32

13,54 ± 0,31

13,56 ± 0,30

p2-1 > 0,05, p3-1 > 0,05, pb-a > 0,05, pc-a > 0,05, pd-a > 0,05

Albumin (g/dl)

Trước uống (a)

2,79 ± 0,22

2,67 ± 0,13

2,80 ± 0,18

Sau 30 ngày (b)

2,71 ± 0,29

2,68 ± 0,21

2,74 ± 0,22

Sau 60 ngày (c)

2,85 ± 0,20

2,73 ± 0,21

2,70 ± 0,27

Sau 15 ngày ngừng

2,73 ± 0,20

2,69 ± 0,16

2,73 ± 0,21

p2-1 > 0,05, p3-1 > 0,05, pb-a > 0,05, pc-a > 0,05, pd-a > 0,05
Trước uống (a)

1,29 ± 0,13

1,25 ± 0,13

1,26 ± 0,13

Sau 30 ngày (b)

1,26 ± 0,16

1,30 ± 0,09

1,27 ± 0,18

Cholesterol
toàn phần

Sau 60 ngày (c)

1,25 ± 0,14

1,31 ± 0,10

1,28 ± 0,17

(mmol/l)

Sau 15 ngày ngừng

1,29 ± 0,18

1,29 ± 0,17

1,27 ± 0,13

p2-1 > 0,05, p3-1 > 0,05, pb-a > 0,05, pc-a > 0,05, pd-a > 0,05
Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Tại tất cả các thời điểm nghiên cứu, nồng độ bilirubin toàn phần,
albumin, cholesterol toàn phần ở cả 2 lô trị đều không có sự khác biệt so với lô chứng.

20

TCNCYH 114 (5) - 2018

nguon tai.lieu . vn